Giải quyết khiếu kiện hành chính- qua thực tiễn
thành phố Hải Phòng
Đặng Thị Tuyết
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;
Mã số: 60 38 01 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Khiếu kiện hành chính; Pháp luật Việt Nam; Hải Phòng
Content
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quyền ban hành các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính
là những đặc quyền của cơ quan Nhà nước (trong đó chủ yếu là cơ quan hành chính) và các cán bộ
công chức trong cơ quan đó nhằm thực thi quyền lực nhà nước để quản lý xã hội. Thông qua việc
ban hành các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính, cơ quan có
thẩm quyền thực hiện công vụ nhằm mục đích phục vụ nhân dân và quản lý, điều hành xã hội theo
trật tự, kỷ cương của Nhà nước. Tuy nhiên, chính bởi đó là đặc quyền của cơ quan có thẩm quyền
nên ranh giới giữa đúng thẩm quyền và sự lạm quyền, lẩn tránh trách nhiệm là rất mong manh và
chỉ cách nhau trong gang tấc. Bởi vậy, việc cơ quan hành chính Nhà nước có thể đưa ra các quyết
định hành chính, hoặc các nhà chức trách có các hành vi hành chính không phù hợp, trái với pháp
luật gây thiệt hại tới quyền, lợi ích chính đáng của người dân là điều không thể tránh khỏi. Đồng
thời, khi đó sẽ xuất hiện sự phản ứng đối với quyết định hành chính của cơ quan hành chính Nhà
nước hoặc hành vi hành chính các nhà chức trách không phù hợp, trái với pháp luật từ phía người
dân. Do vậy, cần phải có cơ chế để giải quyết vấn đề ban hành các quyết định hành chính, thực
hiện hành vi công vụ không phù hợp, trái với pháp luật và sự phản ứng từ phía công dân đối với
các quyết định hành chính, hành vi hành chính đó.
Ở nước ta hiện nay, có hai cơ chế để giải quyết vấn đề này, đó là cơ chế hành chính và cơ
chế tư pháp. Khi công dân có sự phản ứng đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính
không phù hợp, trái với pháp luật tới cơ quan hành chính thì cơ quan hành chính sẽ thực hiện giải
quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại - Đây chính là cơ chế giải quyết khiếu nại tại các cơ quan
hành chính hay còn gọi là cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính (cơ chế hành chính). Trong
trường hợp công dân không lựa chọn cơ quan hành chính để giải quyết yêu cầu của mình mà lại
lựa chọn Tòa án là cơ quan giải quyết, đây chính là cơ chế giải quyết thứ hai - cơ chế giải quyết
khiếu kiện hành chính (cơ chế tư pháp). Tòa án sẽ thực hiện giải quyết theo thủ tục tố tụng được
quy định tại Luật tố tụng hành chính, đây chính là thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính hay
còn gọi là tài phán hành chính.
Sự thiết lập cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính và cơ chế giải quyết khiếu kiện hành
chính ở nước ta như hiện nay nhằm mục đích tạo điều kiện và bảo đảm để người dân thực hiện các
quyền cơ bản của mình đã được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Mặt khác cơ chế đó cũng nhằm
bảo đảm mối quan hệ giữa nhà nước và công dân được bình đẳng, Nhà nước phải phục vụ lợi ích
của dân và bản thân Nhà nước phải đặt dưới khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, ý chí nguyện vọng
của người dân; đồng thời tạo ra các thiết chế giám sát việc thực hiện quyền lực của cơ quan hành
chính nhà nước, giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong hoạt động công quyền.
Tuy nhiên, nhìn lại hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính
trong giai đoạn hiện nay thì thấy rằng số lượng đơn khởi kiện hành chính được gửi đến Tòa án và
được thụ lý giải quyết trên thực tế còn rất ít, trong khi đó số lượng đơn khiếu nại gửi tới các cơ
quan hành chính rất nhiều. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm
bảo nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hướng tới mục tiêu pháp luật là tối thượng và sự bình đẳng trong
mối quan hệ giữa nhà nước và công dân thì việc bảo vệ công lý là vấn đề hết sức quan trọng và cần
thiết. Bảo vệ công lý chính là mọi tranh chấp phát sinh trong xã hội bao gồm tranh chấp giữa cá
nhân các công dân với nhau, tranh chấp cá nhân công dân với các tổ chức và đặc biệt là tranh chấp
giữa công dân với cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan công quyền), về nguyên tắc, đều có thể
được Tòa án xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật. Bởi vậy với thực trạng số lượng
các vụ kiện hành chính chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các khiếu nại tại cơ quan hành chính nhà
nước như hiện tại là một hạn chế rất lớn cần thiết phải được xem xét, tìm ra nguyên nhân và giải
pháp thích hợp để kịp thời khắc phục và hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính cũng
như nâng cao hiệu quả của việc giải quyết khiếu kiện hành chính.
Không nằm ngoài tình hình chung của cả nước trong việc giải quyết khiếu kiện hành
chính, Hải Phòng cũng là một trong những địa phương trong cả nước đang phải đối mặt với tình
trạng quá tải trong việc giải quyết khiếu nại tại các cơ quan hành chính, trong khi đó số lượng
đơn khởi kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính gửi Tòa án lại quá ít ỏi.
đâu là nguyên nhân của tình trạng này? và làm thế nào để khắc phục và nâng cao hiệu quả của
hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính cho Hải Phòng? đó là những câu hỏi cấp thiết đặt ra
cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong bối cảnh hiện tại.
Chính bởi vậy tôi lựa chọn đề tài “Giải quyết khiếu kiện hành chính - qua thực tiễn
thành phố Hải Phòng”, với mong muốn góp phần vào các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực,
cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính trên địa bàn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện về cơ sở lý luận của khiếu kiện và giải
quyết khiếu kiện hành chính, phân tích hệ thống pháp luật hiện hành và khảo sát tìm hiểu thực tế
tại địa phương để từ đó tìm ra những nguyên nhân của các bất cập trong tình trạng giải quyết
khiếu kiện hành chính hiện nay của địa phương.
Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn đưa ra một số giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu
quả của hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính cho thành phố Hải Phòng nói riêng cũng như
cả nước nói chung trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:
• Một số vấn đề lý luận và pháp luâ ̣t v ề khiếu kiện hành chính và giải quyết
khiếu kiện hành chính; So sánh cơ chế tài phán hành chính ở Việt Nam
với hệ thống tài phán, công lý hành chính của một số quốc gia trên thế
giới; Quá trình hình thành cũng như một số nội dung cơ bản của pháp
luật hiện hành về giải quyết khiếu kiện hành chính;
• Thực trạng giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay tại thành phố Hải
Phòng từ năm 2010 đến nay; Các thành công cũng như các khó khăn,
vướng mắc đang gặp phải trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính ở
địa phương;
• Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu kiện
hành chính cho thành phố Hải Phòng nói riêng cũng như cả nước nói
chung trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn vận dụng cơ sở lý luận của khoa học
pháp lý nói chung và khoa ho ̣c Luâ ̣t hành chiń h Viê ̣t Nam nói riêng ; sử dụng các phương pháp
nghiên cứu phân tích, đánh giá, thu thập và xử lý các dữ liệu và thông tin, thống kê, tổng hợp, so
sánh, tổng kết thực tiễn để lập luận, kiến giải các vấn đề đã đưa ra.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài này được phân thành
3 chương, đó là: Mô ̣t số vấ n đề lý luâ ̣n và pháp lu ật về khiếu kiện hành chính và giải quyết khiếu
kiê ̣n hành chính; Thực tra ̣ng giải quyế t quyế t khiế u kiê ̣n hành chính hiê ̣n nay qua thực tiễn thành
phố Hải Phòng và Các giải pháp nhằ m nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng giải quyế t khiế u kiê ̣n hành
chính với 23 mục và các tiểu mục chi tiết.
References
1.
Bô ̣ Chính tri ̣ (2012), Kế t luận 49-KL/TW ngày 16-10-2012 về tình hình kinh tế - xã hội, tài
chính - ngân sách nhà nước năm 2012, Hà Nội.
2.
Bô ̣ Chính tri ̣ (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 về chiế n lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
3.
Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam (1950), Pháp lệnh số 02 ngày 05
tháng 01 năm 1950 của Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miề n Nam.
4.
Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam (1950), Pháp lệnh số 38 ngày 09
tháng 11 năm 1954 của Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam sửa đổi Pháp lệnh số
02 ngày 05 tháng 01 năm 1950 của Chính quy ền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miền
Nam.
5.
Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam (1954), Pháp lệnh số 36 ngày 08
tháng 11 năm 1954 của Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam sửa đổi
Pháp lệnh số 02 ngày 05 tháng 01 năm 1950.
6.
Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam (1954), Pháp lệnh số 40 ngày 15
tháng 11 năm 1954 của Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam.
7.
Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miề n Nam (1967), Hiế n Pháp năm 1967 của
Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam.
8.
Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam (1968), Luật tổ chức Tòa án số
007/68 ngày 03 tháng 09 năm 1968 quy đi ̣nh về tổ chức, hoạt động của Tòa án tố i cao.
9.
Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam (1968), Đạo luật ngày 31 tháng
10 năm 1968.
10. Chính quyền Nhà nước Quốc gia Việt Nam ở Miền Nam (1971), Đạo luật số 010/71 ngày
29 tháng 06 năm 1971.
11. Chủ tịch C hính Phủ lâm thời Việt Nam (1945), Sắ c lê ̣nh số 41/SL ngày 03 tháng 10 năm
1945 về việc bãi bỏ các công sở và các cơ quan thuộc phủ Toàn quyền Đông Dương trước
đây.
12. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1949), Luật thuế trực thu Viê ̣t Nam kèm theo
Sắ c lê ̣nh số 49/SL ngày 18 tháng 6 năm 1949.
13. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1957), Sắ c luật số 004-SLT ngày 20 tháng 7
năm 1957 về Bầ u cử Hội đồ ng nhân dân và Ủ y ban nhân dân;
14. Frederic Rodgers, Thẩ m phán Bang Colorado, Hoa Kỳ (2002), “Xem xét lại theo thủ tục tư
pháp các quyết định của cơ quan hành chính” , Tài liệu tập huấn về Hiệp định thương mại
Viê ̣t Mỹ, (tháng 7/2002).
15. Học viện Hành chính Quốc gia (1995), Thiế t lập tài phán hành chính ở nước ta , Nhà xuất
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.
39.
bản Giáo dục 1995, Hà Nội;
Hô ̣i đồ ng Bô ̣ trưởng(1985), Quyế t đi ̣nh số 10/HĐBT ngày14 tháng 01 năm 1985 về viê ̣c chuyể n
Tòa án nhân dân xét xử những việc tranh chấp lao động
, Hà Nội.
Hô ̣i đồ ng T hẩ m phán Tòa án nhân dân tố i cao (1990), Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19
tháng 10 năm 1990, Hà Nội.
Hô ̣i đồ ng Thẩ m phán Tòa án nhân dân tố i cao (2011), Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP ngày
29 tháng 07 năm 2011 hướng dẫn thi hành một số
quy đi ̣nh của Nghi ̣ quyế t số
56/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng
hành chính, Hà Nội.
Hô ̣i đồ ng Thẩ m phán Tòa án nhân dân tố i cao (2011), Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày
29 tháng 07 năm 2011 hướng dẫn thi hành một số quy đi ̣nh của Luật tố tụng hành chính ,
Hà Nội.
Kattherine, Tòa hành chính ở Pháp , Tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành chính tại Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 06/04/2007.
Quố c hội nước CHXHCN Việt Nam (1980), Hiế n Pháp năm 1980, Hà Nội.
Quố c hô ̣i nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiế n Pháp năm 1992, Hà Nội.
Quố c hô ̣i nước CHXHCN Việt Nam (1995), Luật sửa đổ i, bổ sung một số điề u Luật tổ chức
Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tố i cao ngày 28 tháng 5 năm 1995, Hà Nội.
Quố c hô ̣i nư ớc CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Tố tụng hành chính số 64/2010/QH12
ngày 24/11/2010, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Quố c hô ̣i nư ớc CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị quyết 56/2010/QH12 ngày 24 tháng 11
năm 2010 về viê ̣c thi hành Luật tố tụng hành chính, Hà Nội.
Quố c hô ̣i nước CHXHCN Việt Nam Hô ̣i (2011), Luật sửa đổ i, bổ sung một số điề u của Bộ luật
tố tụng Dân sự số65/2011/QH12 ngày 29 tháng 03 năm 2011, Hà Nội.
Quố c hô ̣i nước CHXHCN Việt Nam Hô ̣i(2013), Hiế n Pháp năm2013, Hà Nội.
Quố c hô ̣i nước Việt Nam Dân chủ Cô ̣ng hòa (1946), Hiế n Pháp năm 1946;
Quố c hô ̣i nước Việt Nam Dân chủ Cô ̣ng hòa (1959), Hiế n Pháp năm 1959,
Phạm Hồng Thái - Đinh Văn Mâ ụ (1996), Tài phán hành chính ở Việt Nam , NXB Thành
phố Hồ Chí Minh;
Phạm Hồng Thái - Nguyễn Hoàng Anh (2012), Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt
Nam, NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i, Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao (2011), Công văn 220/TANDTC-HC ngày 30 tháng 12 năm 2011,
Hà Nội.
Tòa án nhân dân tối cao , Viê ̣n kiể m sát nhân dân tố i cao và Tổ ng cu ̣c Quản lý Ruô ̣ng đấ t
(1990), Thông tư liên ngành số 64/TTLN ngày 06 tháng 05 năm 1990, Hà Nội.
Tony Rodriguez (2007), Tòa hành chính ở Đức , Tài liệu tại Hội thảo về tài phán hành
chính tại Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 06/04/2007).
Trung tâm Đào ta ̣o , bồ i dưỡng Thẩ m phán và các chức danh tư pháp khác (1996), Tập bài
giảng Luật tố tụng hành chính Việt Nam
, (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
Đào Trí Ú c (2007), Ý kiến về đề án xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam hiện
nay”, Tài liệu tại Hội thảo khoa học về Đề án thành lập cơ quan tài phán hành chính ở Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 06/04/2007, Thành phố Hồ Chí Minh;
Ủy ban thường vụ Quốc hội (1995), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm
ngày 21 tháng 05 năm 1995, Hà Nội
Ủy ban thường vu ̣ Quố c hô ̣i (1998), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điề u của Pháp lê ̣nh
thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số 10/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 12 năm
1998, Hà Nội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội (2006), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điề u của Pháp lê ̣nh
thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số 29/2006/PL-UBTVQH11 ngày 05 tháng 04 năm
2006, Hà Nội.