Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

DSpace at VNU: Phân tích lý thuyết của Nonaka trong quản trị tri thức đối với doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam: Trường hợp công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.58 KB, 1 trang )

Phân tích lý thuyết của Nonaka trong quản trị tri
thức đối với doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam:
Trường hợp công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long
(Dragon Logistics)”
Thực hiện: Đào Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Diễm My, Hoàng Thị Tú Anh
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Anh Thu
Có thể nói, “Quản trị tri thức” là một lĩnh vực mới nhất trong quản trị nói chung và
ngày càng được nhắc đến nhiều hơn trong môi trường kinh doanh hiện đại. Nghiên cứu
này nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực quản trị này, để mô
tả và giải thích quá trình sáng tạo và vận dụng tri thức một cách năng động trong các
doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu dựa trên khung khổ lý thuyết
quản trị dựa trên tri thức của Nonaka. Trong đó, hai mô hình quan trọng nhất được sử
dụng để phân tích, đó là Mô hình SECI - quá trình tạo ra tri thức thông qua việc chuyển
hóa giữa tri thức ẩn và tri thức hiện và Mô hình sáng tạo tri thức năng động: mô tả những
nhân tố tác động đến quá trình quản trị tri thức của doanh nghiệp.Việc phân tích trường
hợp cụ thể của Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long (Dragon Logistics) đã cung cấp một
góc nhìn thực tế để minh chứng cho quá trình trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quản trị
tri thức đã bước đầu hình thành, tuy nhiên doanh nghiệp còn thiếu những nhận thức đầy
đủ và hệ thống về vấn đề này. Nhóm nghiên cứu nhận thấy môi trường sáng tạo tri thức
trong doanh nghiệp liên doanh phức tạp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác, thể
hiện qua sự đa dạng của các Ba, các cơ chế tương tác trong Ba và hệ sinh thái của tri
thức. Nghiên cứu cũng chỉ ra cách thức doanh nghiệp thay đổi và phát triển bản thân
mình dựa trên sức mạnh của tri thức và quản trị tri thức. Dựa trên những phát hiện trên,
nghiên cứu đề xuất những gợi ý để nâng cao hiệu quả quản trị tri thức đối vớidoanh
nghiệp liên doanh tại Việt Nam. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra những mặt hạn
chế thiếu sót của mình và các hướng phát triển về sau.



×