Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phát triển dịch vụ logictics trong giao nhận, vận tải biển của việt nam trường hợp công ty PNT chi nhánh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.47 KB, 13 trang )





Phát triển dịch vụ logictics trong giao nhận,
vận tải biển của Việt Nam trường hợp công
ty PNT chi nhánh phía Bắc


Dương Minh Nguyệt


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS. ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07
Người hướng dẫn: TS. Vũ Anh Dũng
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá
xuất nhập khẩu tại công ty PNT chi nhánh phía bắc. Tìm hiểu quá trình hình
thành, phát triển của công ty và thu thập những số liệu thực tế của công ty để đưa
ra những nhận xét và biện pháp khắc phục những khó khăn cũng như nâng cao
hiệu quả của dịch vụ Logistics trong giao nhận hàng hóa, vận tải biển.

Keywords. Kinh tế đối ngoại; Vận tải biển; Dịch vụ vận tải; Việt Nam

Content
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên gần đây, sự gia tăng thương mại một cách mạnh mẽ giữa các


quốc gia và giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức vận
tải hàng hóa. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, người kinh doanh dịch vụ vận tải không chỉ
đơn thuần là người vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cũng với người sản xuất để đảm
nhiệm thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hoá như: gia công, chế biến, lắp
ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu kho và giao nhận. Hoạt động vận tải thuần tuý đã dần
chuyển sang hoạt động tổ chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ
phận khăng khít của chuỗi mắt xích “cung – cầu”. Xu hướng đó không những đòi hỏi phải
phối hợp liên hoàn tất cả các phương thức vận tải, mà còn đòi hỏi phải kiểm soát được các
luồng thông tin, luồng hàng hoá và luồng tài chính. Chỉ khi tối ưu được toàn bộ quá trình này
thì mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các DN sản xuất hàng hoá,
vừa làm tăng lợi nhuận cho các hãng vận tải, thương mại, đảm bảo được lợi ích chung. Từ đó
đã hình thành nên vấn đề quản lý logistics nhằm đạt được mục tiêu trên.
Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình để hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Các DN Việt Nam cần phải tăng khả năng cạnh tranh, cung cấp cho thị trường các
loại hàng hoá phù hợp. Điều này đòi hỏi người vận chuyển phải đảm bảo chi phí vận tải
hợp lý, đúng thời điểm, chính xác và an toàn. Muốn như vậy, không có cách nào khác là




các DN giao nhận, vận tải của ta phải làm quen và áp dụng logistics trong hoạt động của
mình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, đặc biệt là trong hoạt động vận tải biển
vì khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn
bộ khối lượng hàng hoá XNK được chuyên chở.
Vậy các yếu tố tác động đến logictics trong giao nhận, vận tải biển của Việt Nam là gì? Sau khi
gia nhập WTO các DN logictics Việt Nam cần có những giải pháp nào để cạnh tranh tốt hơn?
Với mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc phát triển ngành dịch vụ
hàng hải Việt Nam ngày càng lớn mạnh và tiên tiến, phối hợp cùng những ngành khác
trong nền kinh tế nhằm nâng cao vị thế của đất nước trong lĩnh vực kinh tế nói riêng và
trong mọi lĩnh vực nói chung, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ Logistics

trong giao nhận, vận tải biển của Việt Nam trường hợp Công ty PNT chi nhánh phía
Bắc” cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn thông qua luận văn này và với
những kiến thức đã học cũng như những kinh nghiệm thực tế được tích lũy trong quá trình
làm việc tại công ty, tôi muốn góp phần giúp cho Chi nhánh phía Bắc của công ty PNT
thêm hoàn thiện, công việc kinh doanh ngày càng được mở rộng, tạo, cũng cố và nâng cao
uy tín của công ty trên tất cả thị trường trong và ngoài nước. Và giới thiệu những ưu việt
mà hoạt động logistics có thể đem lại cho ngành dịch vụ giao nhận, vận tải biển tại Việt
Nam và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ này.
2. Tình hình nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới trong quá trình phát triển. Xu hướng này ngày càng hình
thành rõ rệt mà nét nổi bật là nền kinh tế thị trường đang trở thành một sân chơi chung cho
tất cả các nước. Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn từ cam kết mở rộng thị
trường dịch vụ logistics khi gia nhập WTO. Chỉ còn vài năm nữa thị trường sẽ được tự do
hóa với bên ngoài. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng không hề cũ một chút nào. Nếu
ta cứ bình chân như vại, thì đến một lúc nào đó, khi bất ngờ bị đánh bật ra khỏi cuộc chơi
ta mới giật mình ngỡ ngàng.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì mối quan hệ giữa các quốc gia về
phương diện kinh tế ngày càng trở nên gắn bó với nhau hơn. Đặc biệt, là ngoại thương -
một hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, góp phần nâng
cao vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế. Việt Nam cùng với chính sách mở cửa nền kinh
tế đã từng bước hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng
thiết lập được nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trên thế giới, góp phần thúc
đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ, đa dạng. Khối lượng hàng hoá ngoại
thương trao đổi giữa các nước trên thế giới cũng tăng với tốc độ đáng kể.
Bên cạnh đó, nước ta là nước có bờ biển dài - 3.260 km với nhiều sông lớn như sông
Hồng, Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long và có vịnh tự nhiên kín gió như Vũng Tàu, Hạ
Long, Cam Ranh nên có rất nhiều điều kiện để xây dựng các cảng biển lớn. Mặt khác,
nước ta nằm trong tuyến vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, từ
biển Đông sang Thái Bình Dương nên vận tải biển của chúng ta là rất lớn. Tất cả những

yếu tố trên hứa hẹn Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về thương mại, đó cũng là cơ
hội phát triển cho ngành vận tải hàng hóa bằng đường biển. Xuất phát từ những lợi thế hiện
có và để phù hợp với tình hình, xu thế chung của nhu cầu vận tải hàng hóa bằng container
của thế giới, ở nước ta, trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công ty giao nhận
cũng như đại lý hãng tàu.




Trong xu thế hội nhập, các dịch vụ logictics trong giao nhận vận tải biển của Việt Nam còn
khá non nớt nên nước ta đang là một thị trường hẫp dẫn với giới kinh doanh và các công ty
logictics nước ngoài. .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là tập trung vào nghiên cứu những
vấn đề mà doanh nghiệp dịch vụ logistics cần cảm nhận, thực sự nhìn nhận lại chiến lược
kinh doanh của mình. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của dịch vụ
Logistics trong vận tải biển của nước ta. Việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp phát triển
hình thức này ở Việt Nam là rất cần thiết để phục vụ cho việc gia nhập WTO.
- Nhiệm vụ: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất
nhập khẩu tại công ty PNT chi nhánh phía bắc. Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển
của công ty và thu thập những số liệu thực tế của công ty để đưa ra những nhận xét và biện
pháp khắc phục những khó khăn cũng như nâng cao hiệu quả của dịch vụ Logistics trong
giao nhận hàng hóa, vận tải biển.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là sức cạnh tranh của dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải
biển hàng hoá quốc tế của công ty PNT chi nhánh phía bắc.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2002 – 2011
+ Phạm vi không gian: Các thị trường mà công ty đang khai thác như tại thị trường
trong nước và tại một số nước khu vực.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu dựa trên quan sát thực tế, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân
tích hoạt động của công ty PNT chi nhánh phía bắc. Từ đó đưa ra nhận xét và biện pháp
thích hợp để cải thiện những khó khăn mà công ty gặp phải. Bên cạnh đó, nguồn số liệu
được sử dụng trong bài nghiên cứu chủ yếu được tôi tham khảo từ các báo cáo của công ty
thông qua việc cung cấp của nhân viên các phòng ban.

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
Qua việc trình bày, phân tích và luận giải những nội dung đã được xác định, luận văn có
những đóng góp mới sau đây:
- Luận văn cung cấp những cơ sở lý luận và thông tin, tư liệu cần thiết nhằm phục vụ tốt
cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, việc quản lý và sử dụng phương pháp đào
tạo nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao
-Tổng hợp những cơ sở có tính hệ thống, luận giải góp phần bổ sung, phát triển những cơ
sở lý luận dịch vụ logictics nhằm hoàn thiện dịch vụ logictics của công ty PNT chi nhánh
phía Bắc.
-Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty PNT chi nhánh phía Bắc; chỉ rõ
những kết quả đạt được, nguyên nhân của những hạn chế trong các dịch vụ logictics của
Công ty trong thời gian qua.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường
thông qua việc nâng cao năng lực của nhân viên bằng phương pháp đào tạo theo khe hở
năng lực, hoàn thiện các dịch vụ của Công ty PNT chi nhánh phía Bắc.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn trình bày trong 3 chương, có phần mở đầu,phần kết luận, phần mục lục, phần tài
liệu tham khảo. Các nội dung cơ bản của luận văn được trình bày theo cấu trúc như sau:





Chƣơng 1: Cơ sở lý luận thực tiễn về logistics của Việt Nam.
Chƣơng 2: Nghiên cứu trƣờng hợp của công ty PNT chi nhánh phía bắc
Chƣơng 3: Một số hàm ý đối với sự phát triển logistics trong giao nhận, vận tải biển
của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ LOGISTICS CỦA VIỆT NAM.
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS
1.1.1.Khái quát về logistics
1.1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của logistics
a. Khái niệm:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục
hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng
để hưởng thù lao. (Trích Luật Thương mại - Điều 233).
b. Tầm quan trọng của logistics
Logistics là chìa khoá giúp cho các công ty, nhất là các công ty phải vận chuyển
nhiều nguyên vật liệu, tồn tại và kinh doanh có lãi.
Hoạt động logistics được thể hiện dưới các dạng sau:
 Thu gom và lưu trữ nguyên liệu cho sản xuất,
 Lưu trữ và phân phối vật chất hàng thành phẩm,
 Thu gom, quản lý và kiểm soát hàng hoá trong kho để hỗ trợ cho thiết bị sản xuất
hoặc hàng thành phẩm,
 Thiết lập các kênh logistics,
 Phát triển các khoá đào tạo đề hỗ trợ cho thiết bị sản xuất hoặc như một dịch vụ
khách hàng,
 Chuẩn bị các tài liệu cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động và bảo dưỡng sản phẩm.
Ông Bowersox và ông Closs đã đưa ra 6 mục tiêu hoạt động của một hệ thống
logistics như sau

7
:
 Phản ứng nhanh - một công ty cần có sự phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi
hay phát triển mới. Khả năng có thể cung cấp cho khách hàng cái mà họ muốn thường là
nhân tố giúp cho doanh nghiệp thành công.
 Tối thiểu hoá biến động.
 Tối thiểu hoá lưu kho.
 Kết hợp vận chuyển
 Chất lượng.
Hỗ trợ vòng đời sản phẩm
1.1.1.2. Một số cách tiếp cận về logistics
Logistics, hiểu theo nghĩa rộng nhất, có thể được coi là tổng hợp các hoạt động trong 3
khía cạnh chính là : logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống.
a. Tiếp cận logistics theo trục ngang




Hình 2: Logistics tiếp cận theo trục ngang
Logistics
sinh tồn
Logistics
hoạt động
Logistics
hệ thống




b. Tiếp cận logistics theo hình tháp




.











Hình 3: Logistics tiếp cận theo hình tháp
1.1.1.3. Đặc điểm của logistics
a. Logistics là một dịch vụ
Dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng. Dịch vụ logistics trong doanh
nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quản trị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân
phối vật chất.
b. Logistics có chức năng hỗ trợ
Nó tồn tại chỉ để cung cấp sự hỗ trợ cho các bộ phận khác của doanh nghiệp.
Logistics hỗ trợ quá trình sản xuất (là logistics hoạt động)
1.1.2. Mối quan hệ giữa vận tải biển và logistics
1.1.2.1 Tầm quan trọng của vận tải biển trong thương mại quốc tế hiện nay
 Vận tải đường biển có năng lực chuyên chở lớn
 Đặc biệt thích hợp và hiệu quả là các loại hàng rời có khối lượng lớn nhưng
giá trị thấp như than, quặng, ngũ cốc, phốt phát
 Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp

1.1.2.2 Logistics trong hoạt động giao nhận, vận tải biển
Giảm chi phí cho hàng hoá XNK đã được giải quyết nhờ ứng dụng quản lý hoạt
động giao nhận, vận tải biển theo logistics.
1.1.3. Các yếu tố tác động tới hoạt động logistics trong vận tải biển trong tƣơng
lai
1.1.3.1 Thương mại quốc tế được đẩy mạnh
1.1.3.2 Kinh tế dịch vụ ngày càng phát triển
1.1.3.3 Sự bùng nổ của trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data Interchange)
1.1.3.4 Mạng Internet
1.1.3.5 Công nghệ viễn thông
1.1.3.6 Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
1.1.3.7 Hệ thống vệ tinh
1.2 HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG CÁC DOANH NGHIỆP GIAO NHẬN,
VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1.2.1. Lợi ích do logistics đem lại cho các doanh nghiệp giao nhận, vận tải biển
Có thể tóm tắt chuỗi hoạt động logistics trong vận tải biển theo sơ đồ sau:
Logistics sinh tồn
Logistics
hoạt động
Logistics
hệ thống















Sử dụng các nghiệp vụ để liên kết thành chuỗi logistics
Hình 7: Chuỗi logistics trong vận tải biển
1.2.1.1 Giảm chi phí
Mục tiêu của logistics là tối thiểu hoá thời gian chờ đợi tại các điểm, người
vận tải sẽ không tốn chi phí lưu kho hay chi phí phạt chậm xếp dỡ hàng, những chi
phí ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành cung cấp dịch vụ giao nhận, vận tải.
1.2.1.2. Nâng cao mức độ linh hoạt trong hoạt động của các DN
Nếu áp dụng logistics, các DN sẽ nắm bắt kịp thời sự biến động của giá cả và
linh hoạt thay đổi cho phù hợp với thị trường chung.
1.2.1.3 Tăng cường chất lượng dịch vụ
Mục đích của logistics là đưa đúng hàng tới đúng nơi, đúng lúc.
1.2.1.4 Tăng doanh thu và lợi nhuận
Việc ứng dụng logistics trong vận tải biển đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho DN
kinh doanh giao nhận, vận tải như giảm chi phí, giảm thời gian làm hàng, nâng cao
sức cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ, tăng tính linh hoạt trong hoạt động
của DN.
1.2.2. Hoạt động logistics trong các DN giao nhận, vận tải biển tại Việt Nam.
1.2.2.1 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận, vận tải biển Việt Nam
Khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hoạt động giao nhận tại các
cảng biển đã có nhiều đổi khác. Sau năm 1990, do chính sách mở cửa kinh tế thị trường và
tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân, nên lượng hàng thông qua các cảng biển
của Việt Nam đã không ngừng được tăng lên. Số lượng tàu cập cảng để bốc dỡ hàng hoá
cũng nhiều hơn.
1.2.2.2 Nhận thức của các DN giao nhận, vận tải biển về logistics
Đứng trước thực trạng yếu kém của hoạt động giao nhận, vận tải biển ở Việt Nam

hiện nay, chúng ta thấy việc áp dụng các phương thức hoạt động mới, hiện đại là một nhu
cầu cấp bách. Nhận thấy được lợi ích do hoạt động logistics đem lại cho lĩnh vực giao
nhận, vận tải biển là rất lớn nên trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đã dần xuất hiện loại
hình dịch vụ này.
1.2.3. Các yếu tố tác động tới hoạt động logistics trong vận tải biển tại Việt Nam
những năm tới
1.2.3.1 Các yếu tố khách quan
Một số xu hướng phát triển vận tải biển trên thế giới
- Xu hướng sử dụng các loại tàu có tải trọng lớn
- Xu hướng sáp nhập của các hãng vận tải biển có tầm cỡ toàn cầu
- Tư nhân hoá trong kinh doanh khai thác cảng biển
- Xu hướng container hoá ngày càng tăng
Chủ
hàng
Người giao
nhận
Người
chuyên chở
Người giao
nhận
Chủ
hàng
Hải quan
Hải quan




- Chi phí vận tải có xu hướng ngày càng giảm
- Xu hướng giảm bớt khâu giấy tờ trong dịch vụ

- Xu hướng ứng dụng thương mại điện tử
1.2.3.2 Các yếu tố chủ quan
Chiến lược phát triển ngành vận tải biển Việt Nam
- Quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia
- Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển quốc gia
Xây dựng cảng trung chuyển container
Khuyến khích sử dụng vận tải đa phương thức

CHƢƠNG 2
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP CỦA CÔNG TY PNT
CHI NHÁNH PHÍA BẮC
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY PNT
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của chi nhánh công ty
Năm
SỰ KIỆN
1998
Bắt đầu đi vào hoạt động. Bắt đầu kinh doanh giao nhận quốc tế, đóng vai trò đại
lý của người chuyên chở không có tàu.
2003
Đặt văn phòng chi nhánh Hà Nội.



Các hoạt động kinh doanh gồm có:
+ Đại lý giao nhận hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Vận chuyển đường biển
(Cả hàng nguyên container và hàng lẻ)
+ Mua bán hàng hóa công nghệ phẩm, thủ công mỹ nghệ, bách hóa, thiết bị văn
phòng phẩm, hàng gia dụng.
+ Đại lý ký gởi hàng hóa, sản xuất gia công sản phẩm gỗ và hàng may mặc. Mua
bán sản xuất hàng gia công, đóng gói hàng nông-thủy-hải sản, muối, gốm.

+ Đại lý tàu biển.
+ Dịch vụ từ cửa đến cửa (door to door)
+ Vận tải đường bộ
+ Lưu kho
+ Gom hàng
+ Đóng container
+ Đóng gói
+ Mua bán máy móc, vật tư, xe ô tô và xe chuyên dùng các loại.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh công ty





SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PNT TRANS
BỘ PHẬN
CHỨNG TỪ
GIÁM ĐỐC
QUẢN LÝ KHO
BÃI
DỊCH VỤ
KHÁCH
HÀNG
KẾ TOÁN

MARKETING
Nhập khẩu
Xuất khẩu
Nước ngoài
Trong nước

Nội bộ
Xuất khẩu
Nhập khẩu





b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận nghiệp vụ
* Bộ phận bán hàng/ tìm nguồn hàng (sales-marketing)
Đảm nhận đầu vào trong hoạt động kinh doanh, bộ phận này thực hiện các hoạt động
sau:
- Lên kế hoạch bán hàng.
- Viết báo cáo sau mỗi lần gặp khách hàng, phối hợp với trưởng phòng để giải quyết
các vấn đề ngoài thẩm quyền.
- Phối hợp với mạng lưới giao nhận ở nước ngoài trong việc khai thác thông tin, tìm
nguồn hàng, khai thác danh sách khách - Trả lời, giải quyết các thư từ, telex, fax, thông tin
liên quan đến khách hàng.
- Khuyếch trương, giới thiệu các dịch vụ giao nhận của công ty
- Lập chương trình phần mềm để thống kê, lập danh sách phân loại khách hàng để có
đối sách và chế độ thích hợp.
- Dự báo và đề xuất với trưởng phòng về đối pháp Marketing thích hợp cho từng thời
điểm.
- Đặt chỗ (booking space) với hãng tàu và nhận xác nhận
- Lên bảng giá
- Dựa trên cơ sở hồ sơ vụ việc theo dõi tiến hành các bước giao nhận.
* Bộ phận kế toán
Nói chung, bộ phận kế toán có các nhiệm vụ:
- Thanh toán cước phí với các hãng tàu
- Thanh toán cước phí với hãng giao nhận

- Thanh toán cước phí với khách hàng
- Thanh toán cước phí nội địa và các nhiệm vụ phát sinh
- Báo cáo doanh thu, doanh chi hàng tháng, lập bảng lương, chấm công.

2.1.3. Đánh giá chung về tình hình hoạt kinh doanh của chi nhánh Công ty
Với sự phát triển của chi nhánh nay PNT trans Hà Nội đã góp phần không nhỏ trong
việc khẳng định công ty PNT trans là một pháp nhân được đánh giá là một doanh nghiệp
hàng đầu trong lĩnh vực này ở Việt Nam, có trình độ chuyên môn tương đương với các nước
trong khu vực.
2.2. THỰC TRANG VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY PNT
CHI NHÁNH PHÍA BẮC
2.2.1. Đại lý hãng tàu (Shipping Agent)
a. Các nghiệp vụ của đại lý hãng tàu:
Các đại lý hãng tàu có chức năng, nhiệm vụ gần giống nhau cho dù nó là đại lý hãng
tàu của Hapag- Lloyd hay đại lý cho hãng tàu Lloyd- Trriestino hay bất cứ một hãng tàu nào.
Trách nhiệm của mỗi một đại lý hãng tàu là:
- Làm đại lý vỏ container và các các dịch vụ liên quan đến việc giao nhận container
của hãng tàu mình xuất nhập khẩu qua Cảng Hải Phòng
- Thực hiện đầy đủ và đúng mọi quy định của hãng tàu.
- Lập đầy đủ các chứng từ có liên quan
- Giám sát mọi hoạt động dịch vụ của hãng tàu trong khu vực
- Giám sát theo dõi mọi hoạt động của cảng, người vận tải nội địa nếu sử dụng dịch vụ
của họ.
- Phát triển dịch vụ của hãng tàu
Công việc cụ thể của mỗi đại lý hãng tàu được chia thành nhiều chức năng: Người
làm hàng nhập, người làm hàng xuất, quản lý container rỗng, thu cước phí vận tải biển.





* Hàng nhập
* Hàng xuất
* Quản lý container rỗng
* Thu cước phí vận tải đường biển, đường bộ và các chi phí khác
2.2.2. Đại lý giao nhận (Freight Fowarder)
PNT trans HN hiện đang làm đại lý giao nhận cho một số những hãng giao nhận lớn
trên thế giới như Kuehne & Nagel, Panalpina, M&M….
2.2.3. Tổng sản lƣợng vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của chi nhánh
Bảng 5: Tổng hợp số liệu Vinatrans thông quan qua cảng HP
Năm 2011, công ty đã ký kết được 1625 hợp đồng giao nhận vận tải hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng container với các công ty trong nước và thực hiện được 1230 hợp đồng (số
còn lại được thực hiện tiếp vào năm 2012.)
2.3. ĐỐI VỚI CÔNG TY PNT CHI NHÁNH PHÍA BẮC
Phát triển khoa học công nghệ trong ngành giao thông vận tải nói chung và
trong logistics nói riêng
Ban hành các nghị định, thông tƣ , chỉ thị có liên quan tới dịch vụ giao nhận kho
vận đảm bảo tính khả thi.
2.3.1.Phát triển các dịch vụ logistics mũi nhọn của Công ty
2.3.1.1 Đầu tư phát triển dịch vụ cho thuê kho bãi
2.3.1.2 Phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức (VTĐPT)
2.3.2. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và khai thác
2.3.3. Hợp tác với các đối tác ở các nƣớc phát triển
3.2.4. Tăng cƣờng hoạt động Marketing nhằm thu hút khách hàng.
Thời gian qua, hoạt động marketing trong các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận
Việt Nam chưa được các doanh nghiệp quan tâm và phát triển thích đáng. Vì vậy cũng phần
nào hạn chế việc thu hút của doanh nghiệp. Để phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty,
thu hút được khách hàng thì việc tăng cường hoạt động marketing phải được xem là hoạt
động ưu tiên hàng đầu đối với Công ty hiện nay.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN,
VẬN TẢI BIỂN CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

3.1.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG LOGISTICS TRONG
VẬN TẢI BIỂN TẠI VIỆT NAM
3.1.1. Thuận lợi
Việc áp dụng logistics trong giao nhận, vận tải biển tại Việt Nam có một số thuận lợi
rõ rệt. Tuy điều kiện cơ sở hạ tầng của chúng ta chưa tốt, nhưng bù lại, nguồn nhân lực hoạt
động trong lĩnh vực này lại dồi dào. Phần lớn trong số họ đều được qua đào tạo chính quy và
bài bản về hoạt động giao nhận, vận tải biển tại các trường có chất lượng đào tạo tốt như ĐH
Ngoại Thương.
3.1.2 Khó khăn
 Cơ sơ hạ tầng, vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ
Có tới 67% số DN được hỏi cho biết sự yếu kém của cơ sở hạ tầng là một trong
những nguyên nhân khiến cho việc triển khai hoạt động logistics tại Việt Nam gặp khó khăn.
 Hành lang pháp lý cho hoạt động logistics chưa được thiết lập
Do hoạt động logistics vẫn còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam nên hiện nay hoạt
động này chưa có văn bản luật nào điều chỉnh.
 Chưa có đào tạo chuyên môn cho đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực logistics




 Cạnh tranh quá mạnh từ các công ty nước ngoài
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN LOGISTICS TRONG
VẬN TẢI BIỂN TẠI VIỆT NAM
3.2.1 Các giải pháp vĩ mô
Cần ban hành các quy định pháp luật tạo điều kiện phát triển logistics
Về phát triển hoạt động logistics nói riêng
Về thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK

Về phát triển thương mại điện tử
Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất
*Về phát triển hệ thống cảng:
*Về phát triển các tuyến vận tải:
*Về phát triển đội tàu phục vụ vận tải biển:
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
3.2.2 Giải pháp vi mô
Nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng cho khách hàng
Liên doanh với các công ty logistics nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm
Tin học hoá hệ thống quản lý trong nội bộ DN
Chú trọng hoạt động Marketing để thu hút khách hàng

KẾT LUẬN
Ngày nay, logistics có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra các giá trị thặng dư
đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao cũng như làm nên lợi thế cạnh
tranh cho mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Với sự phát triển vượt bậc của dịch vụ Logistics và
vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân, việc nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển
hợp lý là một trong những yêu cầu đặt ra cho ngành giao nhận vận tải nước ta.
Mục tiêu của luận văn là góp phần đưa ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ
Logistics của Công ty PNT chi nhánh phía Bắc nói riêng, cũng như trong các công ty giao
nhận vận tải của Việt Nam nói chung. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của ngành giao
nhận vận tải nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh
trong nước và nước ngoài. Lợi nhuận kinh doanh của bản thân doanh nghiệp và hiệu quả kinh
tế của toàn xã hội chỉ thực sự cao khi các doanh nghiệp trong nước liên kết lại để giành quyền
vận tải, thu ngoại tệ từ việc xuất khẩu sản phẩm vận tải, thay đổi vai trò từ một đại lý cho các
hãng tàu nước ngoài thành những công ty giao nhận vận tải quốc tế có chi nhánh ở rộng khắp
các nước trên thế giới.
Tác giả hy vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty, đưa công ty PNT chi nhánh phía Bắc nói riêng, công ty
PNT nói chung nhanh chóng trở thành một Công ty vể Logistics vững mạnh trong khu vực và

thế giới. Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có những tập đoàn Logistics hùng mạnh có
khả năng cạnh tranh với các công ty, tập đoàn nước ngoài ở trong nước cũng như ở nước
ngoài. Các công ty giao nhận vận tải Việt Nam có thể đảm đương việc tổ chức vận chuyển
hàng hóa đến các thị trường tiêu thụ, tận dụng triệt để những lợi thế sẵn có về vị trí địa lý,
con người, khoa học kỹ thuật …. Khi đó, ngành giao nhận vận tải sẽ góp phần quan trọng,
thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như trên thế giới trên mọi
lĩnh vực.
Đề tài “Phát triển dịch vụ Logistics trong giao nhận, vận tải biển của Việt Nam trường hợp
Công ty PNT chi nhánh phía Bắc” là một đề tài không mới nhưng khá phức tạp, trong khi
kinh nghiệm nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế của bản thân còn có những hạn chế nhất
định. Vì vậy, mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, học hỏi, luận văn vẫn không thể tránh




khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học,
các thầy cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện.


References
I. Sách, báo, tạp chí và các tài liệu tiếng Việt
1. Logistics - Những vấn đề cơ bản (2003), Nxb Thống kê T.P HCM
2. Nguyễn Như Tiến (2006), Logistics–Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh
dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam. Nxb Giao thông vận tải (GTVT)
3. Giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế (2002), Nxb GTVT
4. Nguyễn Văn Chương (2006), Phát triển Logistics khi Việt Nam gia nhập WTO.
5. Đặng Thị Hồng Vân- ĐHKTQD, Phát triển hiệu quả dịch vụ Logistics.
6. Giáo trình vận tải và giao nhận trong Ngoại thương (2003), Nxb GTVT.
7. Vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển bằng container (2001), Nxb GTVT .
8. Luật Thương mại 2005.

9. Tài liệu lưu trữ về hợp đồng đại lý của Công ty PNT chi nhánh miền Bắc
10. Hoàng Văn Châu (2009), Giáo trình “Vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu”,
Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
11. Trần Văn Chu, Hà Quốc Hội (2008), Giáo trình “Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu”,
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
12. Giao thông vận tải Việt Nam bước vào thế kỷ 21 (2009), Bộ GTVT.
13. Nguyễn Việt Anh (2010), Khuynh hướng phát triển tàu và cảng biển trên thế giới, Tạp
chí Biển Việt Nam, số 7/2010
14. Phạm Thế Minh (2011), Hoàn thiện hơn nữa quản lý Nhà nước về hàng hải theo xu thế
hội nhập quốc tế, Tạp chí hàng hải Việt Nam số 7/2011.
15. Chu Quang Thứ (2012), Ngành Hàng hải Việt Nam với chiến lược phát triển kinh tế
biển, Tạp chí Hàng hải Việt Nam số 7/2012.
16. Ngành Hàng hải Việt Nam 42 năm phát triển, Tạp chí Hàng hải Việt Nam số 5/2012,
17. Hoàng Long (2010), Bến Nghé với dự án cảng trung chuyển container, Tạp chí Hàng hải
Việt Nam số 8/2010.
18. Vũ Lương (2011), Quy hoạch cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hoà, Tạp
chí Biển số 10/2010.
19. Nguyễn Tương (2011), Phát triển vận tải đa phương thức của Việt Nam, Tạp chí Hàng
hải Việt Nam số 15/2011.
20. Bích Liên - Hồng Thuý (2012), Biện pháp giải quyết xe chở hàng quá tải ở cảng Hải
Phòng, Tạp chí Hàng hải Việt Nam số 6/2012.
21. Kim Yến (2011), Cảng Sài Gòn - Nhiệm vụ mới của cảng khác nặng nề, Tạp chí Hàng
hải Việt Nam số 6/2011.
22. Vũ Thế Bình (2011), Hoàn thiện phương pháp lựa chọn Container trong VTĐPT ở Việt
Nam.
23. Cải cách thủ tục giao nhận hàng hoá XNK tại Việt Nam (2005), Khoá luận tốt nghiệp SV
Trường ĐH Ngoại thương 2005.
24. Phạm Thị Mai Diệp (2008), Dịch vụ cảng biển và các biện pháp nhằm phát triển dịch vụ
cảng biển ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp SV Trường ĐH Ngoại thương 2008.
25. Mai Văn Khang (2011), Hiện trạng đội tàu vận tải biển Việt Nam, Tạp chí Hàng hải Việt

Nam số 9/2011.
26. Nguyễn Văn Chương (2011), Cần phát triển hệ thống tiếp vận ở nước ta, Tạp chí Hàng
hải Việt Nam số 7/2011.




27. Hồng Minh (2012), Thí điểm cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển khu vực
thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Hàng hải Việt Nam số 5/2012.
28. Ánh Hằng (2011)), Cảng vụ Quảng Ninh chủ động trong cải cách hành chính, Tạp chí
Biển số 4/2012.
29. Hiệp định khung ASEAN về VTĐPT quốc tế – Bản dịch tiếng Anh của Ban thư kí Bộ
GTVT.
30. Luật Hàng hải Việt Nam
31. Bài toán nào ? Giải toả hàng container tồn đọng ở cảng Hải Phòng, Tạp chí Visaba
Times, số 4/03Bài toán nào ? Giải toả hàng container tồn đọng ở cảng Hải Phòng, Tạp
chí Visaba Times, số 4/03Quyết định số 178/2002/QĐ về thí điểm thực hiện cải cách thủ
tục hành chính tại cảng biển Việt Nam.
32. Quyết định 202/1999/QĐ -TTg về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt
Nam
33. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
34. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ
35. Thông báo số 53/TB -VPCP về quy hoạch cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong
II. Sách tiếng Anh
36. James C.J (1990), Contemporary Logistics, St. Cloud State University, Macmillan
Publishing Company.
37. Douglas, International Logistics and Transportation.
38. Norman E.H, An Intergrated Approach to Logistics Management, Florida Institute of
Technology,Prentice-Hall, Inc., Englewood Cliffs, New Jersey.
39. Chauncey B.B, Transportation of Troops and Material, Hudson Publishing Co., Kansas

City.
40. Donald J.Bowersox, Logistics Stragic Planning for the 1990's.
41. Peter F.Drucker, The Economy's Dark Continent.
42. Donald J.B and David J.C (1996), Logistical Management: The Intergrated Supply
Chain Process.
43. American Shipper (1998), Global Logistics Market Trebles.
44. Graham Sharman, The Rediscovery of Logistics, Harvard Business Review.
45. ESCAP, Global trends in Logistics and Supply chain management, Training Material,
Bangkok.
III. Website:
46. www.doanhnghiep24h.com.vn
47. www.youtemplates.com
48. www.logisticsworld.com
49. www.vneconomy.vn
50. www.vnexpress.net
51. www.e-globallogistics.com
52. www.dddn.com.vn
53. www.gtvt.org





×