Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: TỔNG QUAN HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ PHÂN LOẠI BÀI TẬP HOÁ HỌC PHẦN OXI HOÁ – KHỬ NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NHẬN THỨC CHO HỌC SINH YẾU KÉM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.54 KB, 3 trang )

TỔNG QUAN HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ PHÂN LOẠI
BÀI TẬP HOÁ HỌC PHẦN OXI HOÁ – KHỬ NHẰM
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NHẬN THỨC CHO HỌC SINH YẾU KÉM
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Thành
Sinh viên thực hiện: Bùi Thuý Ngân
Vũ Thị Ngân
Phạm Thị Thưởng
Lớp: QH2008S Hoá học
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài. Hoá học là một trong những môn khoa học quan trọng được
nghiên cứu ở bậc học phổ thông. Việc nghiên cứu kiến thức hóc học nói chung và kiến thức
hoá học phần oxi hoá – khử lớp 10 nói riêng là hoàn thiện chương trình hoá học ở trường
phổ thông. Hoá học phần oxi hoá – khử có vai trò quan trọng trong nhiều ngành công
nghiệp như công nghiệp, nông nghiệp, điện tử… Thông qua việc nghiên cứu phần oxi hoákhử giúp học sinh khắc sâu, mở rộng kiến thức đồng thời củng cố niềm tin trong học tập.
Hơn nữa, muốn học tốt môn hoá học, học sinh phải nắm vững lý thuyết, giải toán thông
thạo. Nhận thấy việc nắm vững lý thuyết và các phương pháp giải bài tập hoá học chương
trình hoá học THPT là rất cần thiết đối với học sinh THPT trong việc nâng cao trình độ
kiến thức, vận dụng học đi đôi với hành được thực sự hiệu quả. Thực tiễn chứng minh cách
tốt nhất để có thể hiểu và vận dụng kiến thức đã học là giải bài tập. Nhưng vấn đề đặt ra là
bài tập nhiều, làm sao giải hết được. Thực tế cho thấy, các em thường chỉ làm được những
bài tập quen thuộc và lúng túng khi gặp bài tập mới mặc dù không khó, do các em không
nhìn ra được dạng toán, chưa biết vận dụng các phương pháp để giải toán hoặc do các em
không học bài. Đặc biệt là các học sinh yếu kém. Nếu có thể hệ thống hoá lý thuyết và đưa
ra phương pháp giải bài tập thì học sinh sẽ dễ tiếp thu hơn, hiểu rõ bài hơn, thêm yêu thích
môn học và giáo viên cũng tự tin hơn trước học sinh.
Với suy nghĩ đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tổng quan hệ thống lý thuyết
và phân loại bài tập hoá học phần oxi hoá- khử nhằm bồi dưỡng năng lực nhận thức cho học
sinh yếu kém.”
Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết của phần oxi
hoá – khử. Từ đó, xây dựng và phân loại hệ thống bài tập định tính và định lượng phần oxi
hoá- khử lớp 10, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp thu bài giảng và các kiến thức


hoá học, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy ở trường phổ thông. Nghiên cứu một số
phương hướng chung khi giải bài tập và tìm hiểu các phương hướng đổi mới phương pháp


dạy học hiện nay nhằm đưa ra những phương pháp dạy và học hiệu quả đối với học sinh
nói chung và học sinh yếu kém nói riêng.
Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Nghiên cứu lý luận quá trình dạy học hoá học ở trường THPT

-

Nghiên cứu nội dung chương trình SGK 10 phần oxi hoá – khử

-

Sưu tầm, phân loại hệ thống bài tập hoá học phần oxi hoá- khử
Khách thể và phạm vi nghiên cứu

-

Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy và học môn hoá ở trường THPT

-

Phạm vi nghiên cứu : Chương trình hoá học phần oxi hoá – khử lớp 10.
Giả thiết nghiên cứu. Nếu hiểu rõ lý thuyết, nắm vững phương pháp giải bài tập oxi


hoá – khử chương trình THPT sẽ giúp giáo viên và học sinh hệ thống hoá và hiểu sâu sắc
bài tập này cũng như có nền tảng vững chắc trong bộ môn hoá học ở THPT.
Đối tượng nghiên cứu. Lý thuyết và bài tập phần oxi hoá – khử lớp 10 THPT
Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học hoá học và nghiên cứu cở sở lý
thuyết về oxi hoá – khử.

-

Đọc và tham khảo các tài liệu liên quan, từ đó đưa ra lý thuyết một cách tổng quát
và phân loại hệ thống bài tập, xây dựng phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập
lớn.

-

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tham khảo ý kiến của các thầy cô dạy hoá học
THPT và các em học sinh THPT.

KẾT QUẢ, THẢO LUẬN

I. Hệ thống lý thuyết chương trình phản ứng oxi hoá- khử lớp 10
 Một số khái niệm cần nắm vững:
o Số oxi hoá của một nguyên tố
o Chất khử, chất oxi hoá
o Quá trình oxi hoá, quá trình khử
o Phản ứng oxi hoá- khử, phản ứng oxi hoá – khử nội phân tử
 Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá- khử

o Phương pháp thăng bằng electron hay thăng bằng số oxi hoá
o Phương pháp đại số
II. Hệ thống bài tập chương trình phản ứng oxi hoá – khử lớp 10
 Hệ thống bài tập lý thuyết
- Xác định chất khử, chất oxi hoá và xét chiều hướng phản ứng
- Bài tập hoàn thành và cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá - khử


-

-

 Hệ thống bài tập tính toán
Bài tập áp dụng định luật bảo toàn electron
Dạng bài tập quy đổi:
 Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về hỗn hợp hai hoặc chỉ một chất
 Quy đổi hỗn hợp nhiều chất về các nguyên tử hoặc đơn chất tương ứng.
Dạng bài tập xác định nguyên tố
Dạng bài tập tổng hợp
 Xác định thành phần dựa vào tỷ khối hơi
 Xác định thành phần dựa vào thành phần % mỗi chất trong hỗn hợp

KẾT LUẬN

 Chúng tôi đã xây dựng hệ thống lý thuyết một cách tỷ mỷ,bám sát chương trình theo
SGK, từ đó đưa ra hệ thống bài tập với những câu hỏi cơ bản, vận dụng trực tiếp lý
thuyết dành cho học sinh yếu kém.
 Mục đích của chúng tôi nhằm giúp các em học sinh nắm vững được khái niệm chất
oxi hoá, chất khử, quá trình oxi hoá, quá trình khử; vận dụng thành thạo các dạng bài
tập mà ở đó các em sẽ tránh được sai lầm thường hay mắc phải.

 Hệ thống này không hoàn toàn thay thế bài tập trong SGK, mà chỉ với mục đích hỗ
trợ các biện pháp của giáo viên, giúp đõ học sinh yếu kém bộ môn để học sinh vươn
lên đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập.
 Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích: hiểu rõ
nội dung và thấy được tầm quan trọng sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống
bài tập hoá học có chất lượng tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa hóa học 10
2. Cao Thị Thiên An -2007 “Phân loại và phương pháp giải các bài tập hóa học tự luận
và trắc nghiệm”, NXB ĐHQG HN
3. Hoàng Thị Bắc, Đặng Thị Oanh “10 phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm
hóa học”, NXB GD- 2008.
4. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục&Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo
và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục trong giai đoạn 2001-2010.
5. Nguyễn Cương-2007“Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông”
6. Nguyễn Xuân Trường : bài tập trắc nghiệm
Nguyễn Thị Sửu- Trần Trung Ninh – Nguyễn Thị Kim Thành -2009 “Trắc nghiệm chọn lọc
hóa học THPT” – NXB GD



×