Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

DSpace at VNU: Đo lường quá trình dẫn truyền lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.01 KB, 1 trang )

Đề tài: Đo lường quá trình dẫn truyền lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011
Nhóm nghiên cứu: Phùng Đức Quyền, Lưu Thị Quỳnh Giang
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Tú
Giải thưởng: Giải nhì cấp trường

Kênh lãi suất từ lâu đã được coi là kênh tác động rất quan trọng của chính
sách tiền tệ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp những hiểu
biết sâu sắc hơn về kênh tác động này ở Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu đã cung cấp
cơ sở lý thuyết gồm 11 nhân tố có ảnh hưởng đến sự điều chỉnh lãi suất trong nền
kinh tế cũng như tình hình hệ thống tài chính Việt Nam trong những năm vừa qua.
Tiếp đến, nghiên cứu đã ước lượng các mô hình tự hồi quy có trễ phân phối
ARDL, mô hình tự hiệu chỉnh sai số ECM dựa trên mối quan hệ cân bằng dài hạn
giữa lãi suất chính sách với lãi suất bán lẻ và mô hình hệ tự hồi quy VAR dựa trên
mối quan hệ tác động qua lại giữa các biến số. Cả hai cách tiếp cận – tiếp cận chính
sách tiền tệ và tiếp cận chi phí vốn đều được sử dụng để đo lường mức độ cũng
như tốc độ của quá trình dẫn truyền lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2005-2011. Các
kết quả của nghiên cứu cho thấy mức chuyển lãi suất ở Việt Nam là không hoàn
toàn cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn với mức chuyển trong dài hạn chỉ đạt khoảng
50% đến 70%. Tốc độ điều chỉnh lãi suất cũng tương đối chậm, các loại lãi suất
phải mất trung bình từ 3 đến 5 tháng mới điều chỉnh được về mức cân bằng dài
hạn. Các phát hiện này cũng phần nào phù hợp với hiện trạng của một hệ thống tài
chính còn chưa phát triển và tồn tại nhiều bất cập như Việt Nam. Từ những phát
hiện nêu trên, nghiên cứu đã đưa các ra gợi ý chính sách có liên quan đến mức
chuyển không hoàn toàn và chậm chạp ở Việt Nam. Đồng thời, nhóm nghiên cứu
cũng chỉ ra những mặt hạn chế thiếu sót của mình và các hướng phát triển về sau.



×