Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: VẬN DỤNG CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ PR (PUBLIC RELATIONS) NHẰM TẠO NHU CẦU HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 10”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.52 KB, 4 trang )

VẬN DỤNG CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ PR (PUBLIC
RELATIONS) NHẰM TẠO NHU CẦU HỌC TẬP
MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 10”
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thanh Tú

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Nguyệt
Lớp: QH2007S Lịch Sử
MỞ ĐẦU
Hiện nay, phần lớn học sinh THPT chưa yêu thích môn Lịch sử, thậm chí nhiều HS
còn coi đây là môn phụ. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục, đề tài nghiên cứu: “Vận
dụng chiến lược marketing và PR (public relations) nhằm tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử
cho học sinh lớp 10” nhằm đề xuất một số định hướng trong việc tạo nhu cầu học tập cho học
sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT.
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài này nhằm đưa ra cho giáo viên cách thức vận
dụng chiến lược marketing và PR (public relations) khơi dậy hứng thú, nhu cầu học tập
môn Lịch sử cho học sinh lớp 10.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung vào nội dung chương trình Lịch
sử lớp 10; Phạm vi điều tra: lớp 10I (THPT Chuyên Ngoại ngữ - Đại học Ngoại ngữ - Đại
học Quốc gia Hà Nội); lớp 10D4, 10T4 (THPT Việt Đức, Hà Nội); Thời gian tiến hành điều
tra từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2011.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận của việc vận dụng
chiến lược marketing và PR trong giáo dục, tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử. Từ đó, đề tài
cũng đề xuất một vài định hướng vận dụng chiến lược marketing và PR tạo nhu cầu học
tập lịch sử cho học sinh lớp 10, khơi dậy hứng thú học tập môn Lịch sử với học sinh và giúp
các em nhận thấy ý nghĩa của việc học tập môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu: trong dạy học, vấn đề tạo nhu cầu và hứng thú học
tập cho học sinh THPT được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập đến trong các tác
phẩm của mình. Tuy nhiên vấn đề vận dụng chiến lược marketing và PR trong dạy học còn
mới mẻ và mới được thể hiện trong một số ít cuốn sách, công trình nghiên cứu: Tác giả Đỗ
Ngọc Đạt với cuốn “Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học” đã viết về marketing ứng dụng
trong giáo dục; Marketing trong kinh doanh được đề cập đến trong cuốn sách của Philip


Kotler: “Những nguyên lý tiếp thị”; Ngoài ra còn các nguồn tài liệu khác như sách,
internet về marketing, PR, phương pháp dạy học Lịch sử… đã trở thành nguồn tư liệu quý
cho đề tài.


Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp điều
tra xã hội học.
KẾT QUẢ
Chương 1 “Cơ sở lý luận của việc vận dụng chiến lược marketing và PR tạo nhu cầu
học tập môn Lịch sử”: giải thích và phân tích những khái niệm như: marketing, PR, nhu
cầu học tập; Nêu lên những đặc điểm chính của kiến thức môn học Lịch sử, từ đó làm rõ
những đặc trưng của môn Lịch sử làm cơ sở cho những đề xuất phát huy ưu thế mạnh của
môn học trong việc tạo nhu cầu học tập cho học sinh; Đồng thời trình bày vai trò của chiến
lược marketing và PR trong việc tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử.
Chương 2 “Một vài định hướng vận dụng chiến lược Marketing và PR tạo nhu cầu
học tập môn Lịch sử cho học sinh lớp 10”: phân tích kết quả điều tra nhu cầu học sinh,
trình bày những định hướng vận chiến lược marketing và PR tạo nhu cầu học tập môn
Lịch sử cho học sinh lớp 10 như: Rèn luyện tư duy, và tính thực tế trong cuộc sống qua học tập
Lịch sử; Đặt những bài học lịch sử trong mối liên hệ với thực tế, với hiện tại; Tạo bầu không khí thoải
mái trong giờ học; Tổ chức hoạt động học tập đa dạng; Tăng tính trực quan cho bài giảng và hướng
dẫn học sinh cách ghi nhớ nội dung chính của bài học. Vận dụng các chiến lược trên, báo cáo xây dựng
1 bài dạy dựa trên nhu cầu học sinh qua bài 32 “Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu” (Lịch sử

lớp 10, chương trình chuẩn).
KẾT LUẬN
Như vậy, chiến lược marketing được vận dụng trong tạo nhu cầu học tập môn Lịch
sử chủ yếu là phát huy những điểm mạnh của môn học, thu hút học sinh và tìm hiểu những
nhu cầu của học sinh để đáp ứng, tạo nhu cầu học tập môn Lịch sử cho học sinh. Chiến
lược PR được vận dụng làm cách thức tạo dựng hình ảnh cho môn học để học sinh thấy
tính thực tiễn của môn học Lịch sử, hiểu lịch sử và thành công hơn trong cuộc sống.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Ngọc Đạt, “Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học”, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội, 1997.
2. Trần Thúy Lan, “Giáo trình kinh tế thương mại”, NXB giáo dục, 2010.
3. Học viện báo chí và tuyên truyền: “Quan hệ công chúng lý luận và thực tiễn” (kỷ
yếu hội thảo), NXB chính trị quốc gia, 2007.
4. Philip Kotler, “ Những nguyên lý tiếp thị (bản dịch tiếng Việt, NXB Thành phố
Hồ Chí Minh, 1994.




×