TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
---------------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÁT TRIỂN QUYẾT ĐỊNH MARKETING MẶT HÀNG
NHẬP KHẨU PHỤ LIỆU MAY MẶC TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT
NHẬP KHẨU THÀNH AN
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH XNK Thành An
Người hướng dẫn : Tiến sĩ Phan Thị Thu Hoài
Sinh viên thực hiện: Ngô Văn Bình
Lớp : HMQ1 – K3
Hà nội, 2009
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hoài – cô giáo trực
tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành bài viết chuyên đề thực tập
chuyên ngành này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Quản
trị Doanh nghiệp và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Thương Mại, tập thể cán bộ
công nhân viên của Công ty TNHH XNK Thành An, đặc biệt là phòng Kinh doanh
tổng hợp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài nghiên cứu
này. Do những hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế nên bài
viết của em không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, sửa đổi
bổ xung của thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Ngô Văn Bình
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài
liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhập khẩu và quyết định marketing trong nhập
khẩu hàng hoá.
Chương 2: Thực trạng nhập khẩu mặt hàng nguyên phụ liệu may mặc của
Công ty TNHH XNK Thành An
Chương 3: Một số kết luận và biện pháp nhằm phát triển quyết định
Marketing mặt hàng nhập khẩu tai công ty TNHH XNK Thành An
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhập khẩu và quyết định marketing
trong nhập khẩu hàng hoá.
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
+ Theo yêu cầu của nhà trường, sinh viên khoa thương mại quốc tế phải thực tập ở
công ty kinh doanh quốc tế nên em chọn “công ty TNHH XNK Thành An” là công
ty kinh doanh quốc tế .
+ Đây là công ty TNHH có thị phần và thương hiệu tương đối ở Việt Nam trong
linh vực cúc, dây khoá,… và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Thực tập ở đây , em
sẽ được các cô chú, các anh chị có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ nhiều về các vấn đề
quản trị trong xuất nhập khẩu
- Mục đích thực tập tổng hợp
+ Thực tập tổng hợp giúp em nắm khái quát quy mô hoạt động của công ty, biết
được các lĩnh vực kinh doanh của công ty, mặt hàng kinh doanh , cơ cấu tổ chức
doanh nghiệp .. Đó sẽ là cơ sở để em xây dựng đề tài thực tập cho phù hợp với ngành
nghề kinh doanh của công ty .
+ Thông qua báo cáo tổng hợp, nhà trường có thể biết được nhiều thông tin , ý
kiến đánh giá của đơn vị thực tập về sinh viên đại học thương mại nói chung và sinh
viên khoa thương mại quốc tế nói riêng về phẩm chất , kiến thức, kỹ năng còn thiếu
hay những điểm mạnh của sinh viên thương mại , từ đó có hoạt động điều chỉnh
trong giảng dạy và phát huy..
+Mặt hang nhập khẩu chủ yếu của Công ty là nguyên phụ liệu về mặt hang cúc:(
cúc đồng, cúc inoc, cúc nhựa…) và dây khoá… để đáp ứng đủ: chất lượng và số
lượng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
* Những vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình diện chung về kinh doanh và quản trị
của Công ty TNHH XNK Thành An : Đó là nguồn vốn đầu tư mua nguyên vật liệu
sản xuất và nguồn vốn lưu động trong kinh doanh. Về nhân lực, công ty đang thiếu
nhân viên marketing quản trị vùng và nhân viên có trình độ cao về kỹ thuật khoa học
để chế tạo sản phẩm.
* Những vấn đề cụ thể đặt ra cần giải quyết trong phạm vi các bộ phận thương
mại quốc tế nêu trên là: tìm nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu nhựa … , nghiên cứu
hình thức thanh toán quốc tế, tìm hiểu luật pháp của các nước sở tại có liên quan, tạo
lập mặt hang nhập khẩu bán chạy nhưng kinh doanh có hiệu quả cao…Trong đó vấn
đề nhập khẩu được công ty chú trọng nhất vì một số nguyên vật liệu chủ yếu để sản
xuất ra các sản phẩm cúc nhựa thì trong nước hiện nay chưa sản xuất được như:
nhựa chất lượng cao . Nên việc nhật khẩu nguyên vật liệu luôn được công ty coi
trọng vì nó quyết định một phần chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
- Do tốc độ tăng trưởng hàng năm của công ty tăng.
- Do sản xuất phát triển nên sử dụng nhiều nguyên vật liệu hơn.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên kết hợp với quá trình nghiên cứu thực
tiễn vừa qua trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH XNK Thành An đã hình
thành cho em ý tưởng xây dựng đề tài : “Phát triển quyết định Marketing mặt hàng
nhập khẩu phụ liệu may mặc tại Công ty TNHH XNK Thành An”.
với mong muốn củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường v à áp dụng vào thực tế
để góp phần nhỏ bé của mình vào hoàn thiện công tác nhập khẩu của công ty.
3. Các mục tiêu nghiên cứu
Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra với tốc độ
nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở cả cấp độ khu vực và thế giới, với sự
phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại
và kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc.
Quyết định mặt hang nhập khẩu phụ liệu là các loại nhựa chất lượng cao
nguyên chất và một số sản phẩm nguyên chiếc như: cúc đồng, dây khoá đồng…
Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước đưa nền kinh tế hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đang còn là
nước nông nghiệp lạc hậu, còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học và công nghệ, cơ
sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đát nước. Để
đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước thì chúng ta phải nhanh
chóng tiếp cận, đi tắt đón đầu các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài,
phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Để thực hiện được điều này thì hoạt động
nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng. Nhập khẩu góp phần phát huy tôi đa nội lực
trong nước, đồng thời tranh thủ được những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến của thế giới. Nhập khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục và có hiệu
quả từ đó thúc đấy phát triển sản xuất kinh doanh trong nước….Trước bối cảnh đó đã
đặt ra cho ngành trong nền kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng cũng
như các công ty thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu trong đó có Công ty TNHH
XNK Thành An những cơ hội và thách thức lớn lao. Đó là làm thế nào để có được
những công nghệ, kỹ thuật, vật liệu tốt, hiện đại với thời gian và chi phí thấp nhất và
đạt hiệu quả cao.
Công ty TNHH XNK Thành An là một công ty thương mại kinh doanh tổng
hợp trong đó có chức năng kinh doanh nhập khẩu phụ liệu may mặc: cúc, dây khoá...
Qua một thời gian thực tập tại phòng kinh doanh tổng hợp, Công ty TNHH XNK
Thành An, cùng với những kiến thức được trang bị trong nhà trường, với mục đích
tìm hiểu về quyết định Marketing măt hàng nhập khẩu phu liệu may mặc tại Công ty.
Em đã chọn đề tài
“Phát triển quyết định Marketing mặt hàng nhập khẩu phụ liệu may mặc
tại Công ty TNHH XNK Thành An”.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Quyết định của người quản lý trong quá trình nhập khẩu là yếu tố quan trọng.
Đề ra các phương án kinh doanh cũng như số lượng nhập khẩu bao nhiêu? mặt hang
nào cần nhập khẩu? thời gian nhập… Nhưng trong đề tài này là người quản lý cần
nhập khẩu mặt hang phụ liệu may mặc đặc biệt là về nguyên phụ liệu về nhựa cao
cấp và một số thành phẩm đã thành sản phẩm như : cúc đồng, dây khoá đồng...
- Mặt hàng Nguyên vật liệu nhập chủ yếu trên thị trường miền bắc
- Sau đề xuất của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Bộ Công Thương, Văn
phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý
không truy thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu, phế liệu, phế phẩm hàng may
mặc dư thừa còn giá trị thương mại (trừ số lượng đã tiêu hủy).
- Số nguyên liệu không bị truy thuế được tính sau quá trình gia công, tỷ lệ còn lại
nhỏ hơn hoặc bằng 3%, so với số nguyên liệu thực được nhập khẩu để gia công, sản
xuất sản phẩm xuất khẩu khi doanh nghiệp bán vào thị trường nội địa. Nếu số nguyên
phụ liệu, phế liệu, phế phẩm dư thừa lớn hơn 3% so với số nguyên liệu thực nhập
khẩu thì phải khai hải quan, nộp thuế nhập khẩu và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác
theo quy định.
- Đối với các doanh nghiệp đã thực hiện việc bán các nguyên phụ liệu, phế liệu
dư thừa nêu trên mà không khai báo với cơ quan hải quan sẽ bị xử phạt hành chính và
thực hiện chính sách thuế hiện hành.
5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
* Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động nhập khẩu
a. Khái niệm
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của hoạt động ngoại thương, là một
trong hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương. Có thể hiểu nhập
khẩu là quá trình mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu
trong nước và tái nhập nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Nhập khẩu có thể bổ sung những hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất
được hoặc chi phi sản xuất quá cao hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng được nhu
cầu trong nước. Nhập khẩu cũng nhằm tăng cường cơ sở vật chất kinh tế, công nghệ
tiên tiến hiện đại ….tăng cường chuyển giao công nghệ, tiết kiệm được chi phí sản
xuất, thời gian lao động, góp phần quan trọng phát triển sản xuất xã hội một cách có
hiệu quả cao. Mặt khác nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng hoá nội địa và hàng
hoá ngoại nhập từ đó tạo ra động lực thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước phải tối
ưu hoá tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy để cạnh tranh được với các nhà sản xuất
nước ngoài.
b. Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và quốc tế, tính
toán chính xác các chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tuân thủ đúng
các chính sách, luật pháp quốc gia và luật pháp quốc tế.
Trong hình thức nhập khẩu trực tiếp này doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
phải trực tiếp làm các hoạt động tìm kiếm đối tác, đàm phán, ký kết hợp đồng,…. Và
phải tự bỏ vốn ra để thực hiện tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu.
c. Nhập khẩu uỷ thác.
Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu được kình thành giữa một doanh
nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu thiết bị toàn bộ, uỷ
thác cho một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp giao dịch ngoại
thương tiến hành nhập khẩu thiết bị toàn bộ theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác
phải tiến hành với đối tác nước ngoài để làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu
cầu của bên uỷ thác và sẽ nhận được một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
d. Đặc điểm cơ bản của nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, nhập khẩu là việc giao
dịch buôn bán giữa các cá nhân, tổ chức có quốc tịch khác nhau ở các quốc gia khác
nhau, hoạt động nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước: thị
trường rộng lớn; khó kiểm soát; chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như
môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp… của các quốc gia khác nhau; thanh toán
bằng đồng tiền ngoại tệ; hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia; phải tuân
theo những tập quán buôn bán quốc tế.
Nhập khẩu là hoạt động lưu thong hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia, nó rất
phong phú và đa dạng, thường xuyên bị chi phối bởi các yếu tố như chính sách, luật
pháp, văn hoá, chính trị, ….của các quốc gia khác nhau.
Nhà nước quản lý hoạt động nhập khẩu thong qua các công cụ chính sách như:
Chính sách thuế, hạn ngạch, các văn bản pháp luật khác, qui định các mặt hang nhập
khẩu,…..
e. Vai trò của hoạt động nhập khẩu
Nhập khẩu góp phần đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới
vào trong nước, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu đi tắt đón đầu, xoá bỏ
tình trạng độc quyền, phá vỡ một nền kinh tế đóng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
nền kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển các ngành nghề, thành phần
kinh tế trong nước.
Nhập khẩu hàng hoá tạo ra nguồn hàng đầu vào cho các ngành, công ty sản
xuất chế biến trong nước, nhập khẩu cung cấp những mặt hang mà trong nước còn
thiếu hoặc chưa thể sản xuất được, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dung.
Nhập khẩu cung cấp đầu vào cho các công ty sản xuất, làm phong phú hoạt
động buôn bán, trao đổi hàng hoá thương mại. Hoạt động nhập khẩu có hiệu quả góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của các công ty thương mại.
Hoạt động nhập khẩu giúp cho các công ty trong nước có điều kiện cọ sát với
các doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khi có
sự xuất hiện của các mặt hang nhập khẩu trên thị trường nội địa sẽ dẫn đến sự cạnh
tranh giữa hàng hoá nội địa và hàng hoá ngoại nhập. Để tồn tại và phát triển các công
ty trong nước phải nỗ lực tìm mọi biện pháp để tối ưu hoá trong sản xuất cũng như
trong quản lý để tạo ra những sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả hấp dẫn có khả
năng cạnh tranh cao và nâng cao vị thế của mình.
Hoạt động nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và
ngoài nước với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày
càng sâu rộng hơn.
Đối với các công ty thương mại nhập khẩu có hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận
cho công ty, giúp cho công ty có thể đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực khác, mở
rộng phạm vi hoạt động kinh doanh.
Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu quyết định marketing nhập khẩu phụ liệu
may mặc tại Công ty để tìm ra những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế chủ
yếu trong quyết định nhập khẩu của Công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp, đề xuất
góp phần hoàn thiện hơn qui trình nhập khẩu của Công ty.
f. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứ thị trường nhằm có được một hệ thống thông tin về thị trường đầy
đủ, chính xác và kịp thời làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn,
đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời thông tin thu đợc từ việc nghiên cứu
thị trường làm cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn được đối tác thích hợp và còn làm cơ
sở cho quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng sau này
có hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ có thể phản ứng linh hoạt, có những quyết định đúng
đắn kịp thời trong quá trình đàm phán giao dịch khi có sự nghiên cứu, tìm hiểu các
thông tin chính xác và tương đối đầy đủ.
Ngoài việc nghiên cứu nắm vững tình hình thị trường trong nước, các chính
sách, luật pháp quốc gia có lien quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại thì doanh
nghiệp còn phải nắm vững mặt hàng kinh doanh, thị trường nước ngoài.
g. Nghiên cứu thị trường trong nước
Nghiên cứu thị trường trong nước bao gồm các công việc sau:
Một là, nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu.
Mục đích của việc nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu là để tìm ra mặt hàng nhập
khẩu mà nhu cầu trong nước đang cần nhưng phải phù hợp với điều kiện, mục tiêu
lợi nhuận của doanh nghiệp và không trái với quy định của pháp luật. Để biết mặt
hàng nào đang được khách hang, người tiêu dùng trong nước đang có nhu cầu thì
doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu khảo sát để xem thị trường:
Thị trường đang cần mặt hàng gì? (Qui cách, kiểu dáng, phẩm chất, bao bì
nhãn hiệu ).
Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó như thế nào? cần phải hiểu được tập quán, thị
hiếu tiêu dung và qui luật biến động của quan hệ cung cầu để có thể đáp ứng đúng
lúc, kịp thời nhu cầu của thị trường một cách tôt nhất.
Mặt hang đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm?
Tình hình sản suất mặt hàng đó ở trong nước ra sao?
Tỷ suất ngoại tệ là bao nhiêu? Trong quan hệ thương mại quốc tế các nước có
hệ thống tiền tệ khác nhau, do đó việc tính toán tỷ suất ngoại tệ cho hàng hoá xuất
nhập khẩu là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu so sánh
giữa tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu với tỷ suất ngoại tệ lúc đầu tư ban đầu để nhập
hang.
Hai là, nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng.
Dung lượng thị trường của một hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị
trường nhất định ( quốc gia, khu vực, thế giới ) trong một khoảng thời gian nhất định
thường là một năm.
Nghiên cứu dung lượng của thị trường là việc xác định nhu cầu thực tế của
khách hàng kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời
điểm, từng vùng, từng khu vực thị trường. Cung với nắm bắt nhu cầu còn phải cần
nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường, xem xét đặc điểm, khả năng, tính chất của
sản phẩm thay thế,…
Dung lượng của thị trường thông thường chịu sự ảnh hưởng của 3 nhóm nhân
tố sau:
- Nhóm nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi theo chu kỳ như: sự
vận động của tư bản, đặc điểm sản xuất, lưu thông và phân phối sản phẩm của từng
thị trường đối với mỗi loại hàng hoá.
- Nhóm nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi lâu dài như: tiến bộ
của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các biện pháp chính sách của Nhà nước, thị hiếu
tập quán của người tiêu dung và ảnh hưởng của hàng hoá thay thế.
- Nhóm nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi tạm thời như: các
hiện tượng gây ra đột biến về cung cầu, các nhân tố khác nhu hạn hán, lũ lụt, thiên
tai, mất mùa….
Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến dung lượng thị trường cần
phải xác định tương đối chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, xem xét nhân
tố nào có ảnh hưởng quan trong, quyết định xu hướng vận động của thị trường trong
thời kỳ nghiên cứu từ đó xác định chính xác nhu cầu nhập khẩu mặt hàng cần nhập
khẩu.
Ba là, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cần phải nắm rõ thông tin số lượng các đối
thủ cạnh tranh trong mặt hàng kinh doanh, tình hình hoạt động, tỷ trọng về thị phần,
các điểm mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt là nghiên cứu kỹ các chiến lược
kinh doanh và khả năng thay đổi chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh trong
thời gian ngắn và trung hạn nhằm đưa ra các phương án kinh doanh tối ưu.
Bốn là, nghiên cứu sự vận động của môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội, chính
trị pháp luật….Môi trường kinh doanh có tác động lớn và chi phối đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu sự
vận động của nó nhằm mục đích nắm bắt được qui luật vận động của môi trường
kinh doanh và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
h. Nghiên cứu thị trường quốc tế
Nghiên cứu thị trường quốc tế là một công việc rất khó khăn và phức tạp do
có sự khác biệt lớn về môi trường chính trị, văn hoá, phong tục tập quán, luật pháp,
….
Một là, nghiên cứu nguồn cung cấp hàng hoá trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp cần phải nắm rõ được tình hình các nguồn cung cấp trên thị
trường quốc tế mà doanh nghiệp có khả năng giao dịch sau đó nghiên cứu các đặc
điểm thị trường cung cấp trên các phương diện:
- Thái độ và quan điểm của nước cung cấp: được thể hiện qua các chính sách
ưu tiên xuất khẩu hay hạn chế nhập khẩu.
- Tình hình chính trị của quốc gia đó có ổn định không, có tác động đến nguồn
hàng đó như thế nào?
- Vị trí địa lý có thuận tiện cho giao dịch mua bán, có đem lại hiệu quả kinh
doanh hay không? Có tiêt kiệm chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong quá trình nhập
khẩu của doanh nghiệp không?
Hai là, nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế
Trên thị trường thế giới giá cả không những phản ánh mà còn đièu tiết tốt
quan hệ cung cầu hàng hoá. Công việc nghiên cứu xác định đúng giá cả hàng hoá
trong xuất nhập khẩu có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Giá cả là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả ngoại thương.
Giá cả trong hoạt động xuất nhập khẩu là giá cả quốc tế, giá cả quốc tế có tính
chất đại diện đối với một loại hàng hoá trên thị trường thế giới. Giá đó phải là giá
giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc biệt nào và
thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả thế giới:
- Nhân tố chu kỳ: có nghĩa là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa qua các giai đoạn của chu kỳ sẽ làm thay đổi quan hệ cung cầu của
các loại hàng hoá trên thị trường, do đó làm biến đổi dung lượng thị trường và thay
đổi về giá cả các loại hàng hoá.
- Nhân tố lũng đoạn và giá cả: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc biến động
giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới trong thời đại ngày nay. Lũng đoạn làm xuất
hiện nhiều mức giá đối với cùng một loại hàng hoá trên cùng một thị trường, tuỳ theo
quan hệ giữa người mua và người bán trên thị trường thế giới có giá lũng đoạn cao và
giá lũng đoạn thấp.
- Nhân tố cạnh tranh: Cạnh tranh có thể làm cho giá cả biến động theo xu
hướng khác nhau. Cạnh tranh giữa người bán xảy ra khi trên thị trường cung có xu
hướng lớn hơn cầu. Nhiều người cùng bán một loại hàng hoá, có chat lượng tương
đương nhau thì ai bán giá thấp người đó sẽ thắng, vì vậy giá cả có xu hướng giảm
xuống. Cạnh tranh giữa người mua xảy ra khi trên thị trường xuất hiện xu hướng
cung không đáp ứng được cầu, khi đó giá cả sẽ có xu hướng tăng lên.
- Cung cầu và giá cả: Mối quan hệ giữa cung cầu thay đổi trên thị trường sẽ
làm cho giá cả cũng thay đổi theo. Nếu cung mà lớn hơn cầu thì giá cả có xu hướng
giảm xuống và ngược lại nếu cung mà nhỏ hơn cầu thì giá cả có xu hướng tăng lên.
- Nhân tố lạm phát: Giả cả quốc tế không những được quyết định bởi giá trị
hàng hoá mà còn phụ thuộc vào giá tiền tệ trên thị trường quốc tế. Ngày nay giá cả
hàng hoá không biểu hiện trực tiếp bằng vàng mà bằng tiền tệ ( tiền giấy). Trên thị
trường thế giới giá cả hàng hoá thường được biểu hiện bằng đồng tiền mạnh có khả
năng chuyển đổi cao của những nước có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế
như: USD, DEM, GBP, JPY, FRF,...
Do đặc điểm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nên giá trị của những đồng tiền
này luôn thay đổi, việc thay đổi đó thường gắn với lạm phát. Lạm phát làm cho giá trị
của hàng hoá biểu hiện bằng tiền giấy tăng lên.
Trên cơ sở phân tích đúng đắn các nhân tố biến động của giá cả, dự vào xu
hướng biến động đó tiến hành việc xác định mức giá cho loại hàng hoá mà ta nhập
khẩu đối với các thị trường mà ta có giao dịch. Nếu hàng hoá đó thuộc đối tượng giao
dịch phổ biến hoặc có trung tâm giao dịch trên thế giới thì nhất thiết phải tham khảo
giá thị trường thế giới về loại hàng hoá đó. Có thể dựa vào giá chào hàng của các
hang, dựa vào giá nhập khẩu trước đó.
6. Các Quyết định Marketing mặt hang nhập khẩu của Công ty TNHH XNK
Thành An.
6.1. Những quyết định về danh mục mặt hang nhập khẩu
Một danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt
hang mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua.
Danh mục sản phẩm của một Công ty sẽ có chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và
mật đố nhất định. Những khái niệm này được minh hoạ trong Bảng 17-1 đối với
những sản phẩm tiêu dung được chọn lọc của Procter & Gamble.
Chiều rộng danh mục sản phẩm của P&G thể hiện công ty có bao nhiêu loại
sản phẩm khác nhau. Trong bảng 17-1 danh mục sản phẩm có chiều rộng là năm oại
sản phẩm.(Trên thực tế P&G sản xuất rất nhiều sản phẩm phụ, như các sản phẩm
chăm sóc tóc..)
Chiều dài danh mục sản phẩm của P&G là tổng số mặt hàng trong danh mục
sản phẩm trong bản 17-1 là 26. ta cũng có thể nói chiều dài trung binh của các loại
sản phẩm .
Chiều sâu danh mục sản phẩm của P&G thể hiện có bao nhiêu phương án của
mỗi sản phẩm trong loại. Chẳng hạn như nếu Crest có ba kích cỡ và hai công
thức(thong thường và có bạc hà) thì chiều sâu của Crest là sáu. Chiều sâu trung binh
của danh mục sản phẩm của P&G có thể tính được bằng cách đếm số phương án
trong mỗi nhãn hiệu.
Mật độ của danh mục sản phẩm P&G thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức
độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị
sản xuất, kênh phân phối hay một phương diện nào đó. Các loại sản phẩm cảu P&G
có mật độ cao đến mức độ là chúng đều là hang tiêu dung và cùng đi qua những kênh
phân phối như nhau. Những loại sản phẩm có mật độ thấp thì chúng có những công
dụng khác nhau đối với người mua.
Bốn chiều này của danh mục sản phẩm tạo nên những căn cứ để xác định
chiến lược sản phẩm của Công ty. Công ty có thế khuyếch trương doanh nghiệp của
mình theo bốn cách. Công ty có thể bổ xung những chủng loại sản phẩm mới và như
vậy sẽ mở rộng danh mục sản phẩm của mình. Công ty có thể kéo dài từng loại sản
phẩm . Công ty có thể bổ sung các phương án sản phẩm cho từng sản phẩm và tăng
chiếu sâu danh mục sản phẩm. Cuối cùng, công ty có thể tiếp tục tăng hay giảm mật
độ của loại sản phẩm tuỳ theo ý đồ của công ty muốn có uy tín vững chắc trong lĩnh
vực hay tham gia nhiều lĩnh vực.
Việc lập kế hoạch danh mục sản phẩm chủ yếu tuỳ thuộc vào trách nhiệm
người hoạch định chiến lược của Công ty căn cứ vào những thông tin do những
người làm công tác tiếp thị của Công ty cung cấp. Họ phải đánh giá những loại sản
phẩm nào cần phát triển, cần duy trì, cần thu hoạch và cần loại bỏ.
6.2. Quyết định kéo dài mặt hàng nhập khẩu của Công ty TNHH XNK Thành
An
+ Kéo dài xuống phía dưới sản phẩm:
Nhiều công ty lúc đầu chiếm lĩnh vị trí trên cùng của thị trường rồi sau đó mới
kéo dải loại sản phẩm của mình xuống phía dưới.
Một công ty có thể bị kéo dài xuống phía dưới vì một trong những lý do sau:
- Công ty bị đối thủ cạnh tranh tấn công ở đầu trên và quyết định phản công
bằng cách xâm nhập đầu dưới của đối thủ cạnh tranh.
- Công ty thấy rằng sự tăng trưởng ngày càng chậm đang diễn ra ở đầu trên.
- Công ty lúc đầu đã xâm nhập đầu trên để tạo dựng hình ảnh chất lượng và
có ý định mở rộng xuống phía dưới
- Công ty đã bổ sung một đơn vị đầu dưới để biết một lỗ hổng của thị
trường mà nếu không làm như vậy thì nó sẽ thu hút một đối thủ cạnh tranh
mới.
+ Kéo dài lên phía trên sản phẩm:
Những công ty ở đầu dưới của thị trường có thể suy tính đến việc xâm nhập
đầu trên của thị trường. Họ có thể bị hấp dẫn bởi tỷ lệ tăng trưởng cao hơn, tiền lãi
cao hơn hay chỉ là cơ may để tự xác lập mình như một người sản xuất đầy đủ một
loại sản phẩm.
Quyết định kéo dài phía tren có thể chứa đựng nhiều rủi ro. Đó không chỉ là
các đối thủ cạnh tranh ở đầu trên đã cố thủ vững chắc, mà còn là vì họ có thể phản
công bằng cách tiến xuống phía dưới. Các khách hang tương lai có thể không tin rằng
những công ty ở đầu dưới lại có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng cao. Cuối cùng
là những đại diện bán hang của Công ty và những người phân phối có thể không đủ
tài năng hay không đựơc huấn luyện kỹ để phục vụ đầu trên của thị trường.
+ Kéo dài ra cả hai phía:
Những Công ty phục vụ phần giữa của thị trường có thể quyết định kéo dài
sản phẩm của mình về cả hai phía.
Tập đoàn Marriott Hotel cũng đã thực hiện việc kéo dài sản phẩm khách sạn
của mình ra hai phía. Bên cạnh đó những khách sạn hang trung của tập đoàn này đã
bổ sung them loại Marriott Marquis để phục vụ đầu tiên của thị trường , loại
Courtyard để phục vụ đầu dưới của thị trường và loại Fairfield Inns để phục vụ mảng
thị trường tiết kiệm.
Quyết định bổ sung loại sản phẩm. Một loại sản phẩm cũng có thể được kéo
dài ra bằng cách bổ sung them nhũng mặt hang mới trong phạm vi hiện tại của loại
đó. Có một số động lực đã thúc đẩy việc bổ sung loại sản phẩm: tìm kiếm lợi nhuận,
cố gắng thoả mãn những đại lý đã than phiền về doanh số thiệt hại do loại sản phẩm
thiếy một số mặt hang, cố gắng sử dụng năng lực dư thừa, cố gắng trở thành công ty
luôn luôn đứng đầu và cố gắng lấp kín những lỗ hổng để ngăn ngừa các đối thủ cạnh
tranh.
Chương II: Thực trạng nhập khẩu mặt hàng nguyên phụ liệu
may mặc của Công ty TNHH XNK Thành An
I. Phương pháp nguyên cứu
1.1 Phương pháp duy vật biện chứng
Là phương pháp giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về tác động của các quy
luật tự nhiên kinh tế xã hội tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sử dụng phương pháp này để nhận thức được các mối quan hệ giữa các khâu trong
quá trình Marketing từ đó phân tích thực trạng và đề ra giải pháp Marketing Mix
đúng đắn, thiết thực và có hiệu quả.
1.2. Phương pháp duy vật lịch sử
Để đánh giá sự vật hiên tượng một cách đầy đủ chính xác chúng ta phải đặt sự
vật hiện tượng đó trong mối quan hệ lien quan đến thời điểm lịch sử cụ thể và trong
mối quan hệ không gian và thời gian nhất định.
1.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập từ nguồn có sẵn từ sách báo, các phương
tiện đại chúng , niên giám thong kê, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo
cáo tài chính của Công ty, từ đó tổng hợp số liệu cần thiết để phân tích hoạt động
Marketing Mix của Công ty.
- Dữ liệu sơ cấp: kết quả số liệu thu được từ điều tra phỏng vấn phát phiếu câu hỏi
một số cán bộ công nhânviên của Công ty.
1.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích hệ thống
Phương pháp này sử dụng để xứ lý, tổng hợp và các phân tích các số liệu qua
đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể hiện tượng sự vật từ các góc độ khách nhau, từ
đó đưa ra được các giải pháp cần thiết cho quá trình thực hiện Marketing Mix của
Công ty.
- Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã
được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng mức
độ biến động của các chỉ tiêu. Trên cơ sở đánh giá được các mặt phát triển hay kém
pháp triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải pháp Marketing Mix tối ưu.
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH XNK Thành An
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH XNK Thành An
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH XNK Thành An
Tên giao dịch quốc tế: Thanh An Tradimex CO.,LD
Địa chỉ:80 Văn Hương - Tôn Đức Thắng – Quận Đống đa – Hà Nội
Điện thoại: 04. 211 9415 Fax: 04. 732 4718
* Lịch sử hình thành:
Với bề dày kinh nghiệm hơn 10 năm trong lãnh vực sản xuất, gia công các loại sản phẩm
nhựa kỹ thuật,
Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 giúp chúng tôi kiểm
soát tốt quá trình, chủ động thời gian đảm bảo thỏa mãn mọi ước muốn
của khách hàng. Hệ thống quản lý của chúng tôi đã được TQCSI, IAF và
QUACERT cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 số VN
225-QC vào tháng 05 năm 2007.
Ngày 24/10/2000 Công ty TNHH XNK Thành An được thành lập theo quyết định số
3500/QĐ_BCN . 3/4/2006 Công ty TNHH XNK Thành An mở 1 showroom tại 53b hàng
bông . Ngày 7/12/2006 công ty thay đổi lại đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ
1,5tỷ. Ngày 27/7/2007 công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần hai với vốn điều lệ là 3 tỷ.
* Quá trình phát triển:
- Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
Công ty TNHH XNK Thành An kinh doanh và sản phẩm về phụ liệu may mặc như:
cúc, dây khoá…Tình hình hoạt động: trong những năm qua, Công ty TNHH XNK Thành An
đã đạt được tốc độ tăng trưởng vượt bậc vượt qua những khó khăn của sự xâm nhập và
bành trướng mạnh mẽ của các sản phẩm có tên tuổi trên thế giới và những tác động bất ổn
về sự tăng giá nguyên vật liệu đầu vào trong sản xuất các sản phẩm.
2. Cơ cấu tổ chức
Bắt đầu từ ngày 3/4/2006 công ty chính thức trở thành công ty cổ phần nên cơ cấu tổ chức
của công ty cũng có những thay đổi sao cho thật sự phù hợp và đặc biệt nhằm đạt được hiệu
quả kinh doanh một cách cao nhất. Đứng đầu là Giám đốc, các trưởng phòng các ban, tiếp
theo là 5 phòng ban, 1 showroom. Sau đây ,
Sơ đồ 2.1:Mô hình tổ chức bộ máy Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành An
Ghi chú: Quan hệ lãnh đạo, quản lý
Quan hệ kiểm soát
Quan hệ hợp tác, nghiệp vụ
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành An gồm các bộ
phận sau:
Các phòng ban chức năng, Công ty có 6 phòng chức năng.
Phòng tổ chức hành chính
Có chức năng nhiệm vụ giúp Giám đốc về tổ chức quản lý, nhân sự, lao động
tiền lương và chế độ, khen thưởng và kỷ luật, bảo quản hồ sơ cán bộ công nhân viên.
Phòng kế toán tài chính
Có chức năng nhiệm vụ giúp Giám đốc về công tác kế toán tài chính của Công
ty, quản lý nguồn vốn, hàng hóa, tài sản của Công ty, thực hiện các công tác tín
dụng, cân đối thu chi, thanh quyết toán đối với khách hàng và thực hiện nghĩa vụ với
Nhà nước.
GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ
CHỨC HC
PHÒNG
KẾ TOÁN
TC
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
XUẤT NHẬP
KHẨU
PHÒNG KĨ
THUẬT
Showroom
Tham gia xõy dng giỏ bỏn hng thc hin y ch bỏo cỏo tỡa chớnh
theo ch ca lut k toỏn.
Phũng K thut
Cú chc nng nhim v l sa cha mỏy múc, bo d ng v duy trỡ cho mỏy
múc hot ng n nh kp tin giao hng.
Phũng xut nhp khu
T chc tip nhn hng nhp, xut kho hp lý, t chc bo qun hng nhp
kho, vn chuyn hng húa theo hp ng vi khỏch hng,
Phũng kinh doanh tng hp
Cú chc nng nhim v t chc kinh doanh thng mi ti th trng trong
nc, nghiờn cu sn phm, dch v cho hng, tỡm hiu nm bt nhu cu khỏch
hng, kinh doanh kho cn liờn doanh, liờn kt, m phỏn vi khỏch hng ký kt hp
ng trong phm vi cho phộp.
Cú nhim v tỡm hiu th trng trong v ngoi nc, khai thỏc ngun hng
xut, nhp khu. Trc tip thc hin xut v nhp khu hoc y thỏc xut nhp khu
i vi hng húa theo quy nh ca Cụng ty, t chc bỏn hng húa ni a, dch v
theo quy nh ca Cụng ty.
Sỏu phũng ban chc nng ny iu chu s lónh o v qun lý trc tip t
Giỏm c.
Trong ú phũng t chc hnh chớnh, phũng k toỏn ti chớnh, phũng u t
kinh doanh ti chớnh, phũng kinh doanh kho u t xõy dng cú mi quan h hp tỏc,
nghip v vi nhau.
II, Tỡnh hỡnh tng quan v cỏc nhõn t nh hng
1. Tm quan trng ca quyt nh Marketing trong kinh t th trng.
Việt Nam từ khi thực hiện chuyển đổi sang cơ chế thị trờng, nền kinh tế có
những sự thay đổi rất lớn. Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp thụ động sản
xuất theo mệnh lệnh và giao nộp sản phẩm cho Nhà nớc, Nhà nớc thực hiện mọi
khâu từ phân phối đến tiêu thụ. Trong thời kỳ này gần nh chỉ có một thành phần
kinh tế duy nhất là thành phần kinh tế nhà nớc, vì vậy giữa các doanh nghiệp gần
nh không có cạnh tranh. Nhng khi chuyển sang nền kinh tế thị trờng, nhiều loại
hình doanh