BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************
NGUYỄN CHÍ THANH
THIẾT KẾ, QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGÀNH CÁ CẢNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************
NGUYỄN CHÍ THANH
THIẾT KẾ, QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGÀNH CÁ CẢNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số
: 60.62.70
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
1. TS. VŨ CẨM LƯƠNG
2. ThS. MAI ANH THƠ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010
THIẾT KẾ, QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ NGÀNH CÁ CẢNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN CHÍ THANH
Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
PGS. TS. LÊ THANH HÙNG
Đại học Nông Lâm TP.HCM
2. Thư ký:
TS. NGUYỄN THANH TÙNG
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản
3. Phản biện 1:
PGS. TS. NGUYỄN TƯỜNG ANH
Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM
4. Phản biện 2:
TS. NGUYỄN MINH ĐỨC
Đại học Nông Lâm TP.HCM
5. Ủy viên:
TS. VŨ CẨM LƯƠNG
Đại học Nông Lâm TP.HCM
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là: Nguyễn Chí Thanh, sinh ngày 07 tháng 04 năm 1982 tại Thị xã
Long Xuyên, Tỉnh An Giang. Con Ông Nguyễn Văn Du và Bà Bùi Kim Anh.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Thoại Ngọc Hầu, Tỉnh An
Giang năm 2000.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi trồng Thủy sản hệ chính quy tại Đại học
Nông Lâm, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Thủy sản tại Đại học Nông Lâm,
Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Độc thân.
Nhà riêng: 18/15, Khóm An Hưng, Phường Mỹ Thới, Thành phố Long
Xuyên, Tỉnh An Giang.
Điện thoại: 0763.833093; 0903304574
Email:
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những công bố trong luận văn này là trung thực và là
một phần trong đề tài cấp Thành phố của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ
Chí Minh (số 105/SKHCN-HĐ) do TS. Vũ Cẩm Lương làm chủ nhiệm. Những số
liệu trong luận văn được phép công bố với sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài.
Nguyễn Chí Thanh
iii
CẢM TẠ
Sau 3 năm học tập và nghiên cứu, nay tôi đã hoàn thành chương trình học
với Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, chuyên ngành Nuôi trồng
Thủy sản tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh;
- Phòng Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh;
- Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh;
- Quý Thầy, Cô của Trường Đại học Nông lâm; Đại học Khoa học tự nhiên;
Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã tận tình tham gia
hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian theo học tại
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh;
- Thầy TS. Vũ Cẩm Lương và Cô ThS. Mai Anh Thơ là những người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong nghiên cứu và thực hiện đề tài;
- Quý cơ quan quản lý nhà nước về cá cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản,
Trung tâm Khuyến nông. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh và những người
chơi cá cảnh trên địa bàn thành phố đã dành thời gian giúp đỡ cung cấp các thông
tin đầy đủ và chính xác cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này;
- Các anh chị học viên cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản khóa 2006;
- Kết quả học tập hôm nay, con cũng xin trân trọng kính dâng Ba và người
Mẹ hiền tảo tần đã hy sinh cả đời cho anh em con.
Xin chân thành cảm ơn!
iv
TÓM TẮT
Đề tài: “Thiết kế, quản lý và đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ ngành
cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng
12/2007 đến tháng 11/2009. Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp của 120 loài cá cảnh
nước ngọt bao gồm: thông tin phân loại, đặc điểm sinh học, điều kiện nuôi và thị
hiếu thị trường.
Thông qua khảo sát 87 người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước,
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và người nuôi chơi cá cảnh. Đề tài
đã thiết kế 43 chỉ thị đáp ứng cho 10 nhu cầu thông tin về mỗi loài cá và 12 chỉ thị
đáp ứng cho 7 nhu cầu thông tin khác liên quan đến cá cảnh; bên cạnh đó là 15 giải
pháp đáp ứng 10 nhu cầu tra cứu. Trên cơ sở các chỉ thị thông tin và các giải pháp
tra cứu, tiến hành thiết kế 4 phương án cấu trúc nội dung website từ đó chọn
phương án tối ưu. Hệ thống website xây dựng theo phương án thiết kế được chọn
bao gồm 9 module chính và một cơ sở dữ liệu với tổng cộng 14 bảng dữ liệu.
Việc quản lý cơ sở dữ liệu các loài cá được thực hiện trên máy tính cá nhân
với trang quản trị nội dung, sau đó cơ sở dữ liệu được đồng bộ hóa từ máy tính lên
hosting của website qua 2 bước: (1) trích xuất cơ sở dữ liệu thành tập tin *.sql nhờ
công cụ phpMyAdmin tích hợp trong phần mềm Appserv phiên bản 2.5.9 và nhập
tập tin *.sql vào cơ sở dữ liệu của website ở hosting thông qua phpMyAdmin của
hosting, và (2) đưa hình ảnh cá lên hosting bằng phần mềm CuteFTP.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của website được thực hiện qua: (1) tìm
kiếm theo từ khóa với Google Search và Yahoo Search, và (2) khảo sát ý kiến của
187 người làm việc trong: các cơ quan quản lý nhà nước; các cơ sở sản xuất; kinh
doanh; xuất nhập khẩu và người nuôi chơi cá cảnh. Kết quả tìm kiếm từ khóa “dữ
liệu cá cảnh” đã tăng lần lượt từ 0 lên 637 với Google và từ 0 lên 57 với Yahoo; từ
khóa “cơ sở dữ liệu cá cảnh” tăng từ 0 lên 358 với Google và 0 lên 56 với Yahoo.
Kết quả khảo sát ý kiến người dùng, có 70% người được hỏi hài lòng với website.
v
ABSTRACT
The thesis: “Design, management and assessment of database system for
ornamental fish in Ho Chi Minh City” was carried out from December 2007 to
November 2009. The secondary data was based on 120 freshwater ornamental fish
species, including: taxonomy, biology, culture condition and their market.
The survey was carried out from 87 people working in state manager,
ornamental fish farms, domestic and international traders; and relevant people. The
results included 43 indicators of 10 each ornamental fish species informations and
12 indicators related to other ornamental fish informations; besides, there were 15
solutions for 10 searching information needs. Based on the information indicators
and searching solutions, 4 structure options for web was designed and the best
structure was chosen. The website system was built with 9 main modules and 14
tables of 1 database.
The fish species database was managed by content administration page
from PC (personal computer), and then was synchronised from PC to hosting by 2
steps: (1) exporting the database to a *.sql file by phpMyAdmin tool that was
integrated into Appserv ver 2.5.9; after that, importing the *.sql file to database of
hosting by using the hosting’s phpMyAdmin tool; and (2) uploading pictures of
fishes from PC to hosting by CuteFTP software.
The website was assessed by 2 steps: (1) basing on Google Search and
Yahoo Search with key words; and (2) surveying satisfaction with 187 users
working in state manager, ornamental fish farms, domestic and international traders;
and relevant people. The searching result by key word “ornamental fish data” (in
Vietnamese) was increased from 0 to 637 times by Google and from 0 to 57 times
by Yahoo; by key word “ornamental fish database” (in Vietnamese) was increased
from 0 to 358 times by Google and from 0 to 56 times by Yahoo. Surveying with
187 users results 70% satisfaction with the website.
vi
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Trang Chuẩn Y.........................................................................................i
Lý Lịch Cá Nhân .....................................................................................ii
Lời Cam Đoan........................................................................................iii
Cảm tạ....................................................................................................iv
Tóm tắt.................................................................................................... v
Abstract..................................................................................................vi
Mục lục .................................................................................................vii
Danh sách các bảng ................................................................................ xi
Danh sách các hình...............................................................................xiii
1.
GIỚI THIỆU............................................................................................. 1
1.1
Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2
Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2
2.
TỔNG QUAN............................................................................................ 3
2.1
Hiện trạng cơ sở dữ liệu cá cảnh trên internet ............................................. 3
2.1.1
Kết quả tìm kiếm trên internet với các từ khóa............................................ 3
2.1.2
Một số website là kết quả của việc tìm kiếm ............................................... 4
2.1.2.1 Website của cửa hàng rồng Á Châu ............................................................ 4
2.1.2.2 Trang diễn đàn chim, cá cảnh Việt Nam (Aquarium Bird Vietnam) ............ 4
2.1.2.3 Trang diễn đàn cá cảnh ............................................................................... 5
2.1.2.4 Một số website tiếng Việt khác ................................................................... 5
2.1.2.5 Website tiếng Anh tiêu biểu........................................................................ 6
2.2
Hiện trạng dữ liệu cá cảnh nước ngọt.......................................................... 7
2.2.1
Một số sách về cá cảnh được xuất bản ........................................................ 7
2.2.2
Các đề tài nghiên cứu.................................................................................. 9
vii
2.3
Giới thiệu đề tài "Xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu
cho ngành cá cảnh nước ngọt Thành phố Hồ Chí Minh" ........................... 11
2.4
Một số khái niệm về công nghệ thông tin liên quan trong đề tài................ 19
2.4.1
Internet ..................................................................................................... 19
2.4.2
Website và một số khái niệm liên quan ..................................................... 19
2.4.3
Hosting ..................................................................................................... 20
2.4.4
Tên miền (domain) ................................................................................... 23
2.4.5
PHP ......................................................................................................... 24
2.4.6
Cơ sở dữ liệu (CSDL) ............................................................................... 25
2.4.7
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ........................................................................... 27
2.4.8
MySQL..................................................................................................... 28
2.4.9
Giới thiệu phpMyAdmin; Appserv; Cute FTP........................................... 29
3.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 30
3.1
Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 30
3.2
Phương pháp thiết kế nội dung trang thông tin điện tử về cơ sở dữ liệu
các loài cá cảnh......................................................................................... 30
3.2.1
Khảo sát nhu cầu thông tin của các đối tượng người dùng......................... 30
3.2.2
Thiết kế các chỉ thị thông tin ..................................................................... 31
3.2.3
Thiết kế các giải pháp tra cứu thông tin một loài cá cụ thể ........................ 31
3.2.4
Thiết kế phương án tổ hợp các chỉ thị thông tin và lựa chọn phương án
tối ưu ........................................................................................................ 31
3.2.5
Phối hợp làm việc với các kỹ sư công nghệ thông tin để xây dựng nên
trang thông tin điện tử đáp ứng yêu cầu .................................................... 32
3.3
Phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu các loài cá cảnh nước ngọt ................. 32
3.3.1
Dữ liệu thứ cấp ......................................................................................... 32
3.3.2
Hệ thống hóa dữ liệu ................................................................................ 32
3.3.3
Đúc kết quy trình quản lý cơ sở dữ liệu các loài cá cảnh nước ngọt .......... 32
3.3.3.1 Quản lý cơ sở dữ liệu trên máy tính cá nhân ............................................. 32
viii
3.3.3.2 Quản lý cơ sở dữ liệu trên hosting............................................................. 33
3.4
Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của trang thông tin điện tử ...... 33
3.4.1
Tìm kiếm trên Google Search và Yahoo Search với các từ khóa ............... 33
3.4.2
Khảo sát ý kiến đánh giá của các đối tượng người dùng về hiệu quả
ứng dụng trang thông tin vào công việc của họ ......................................... 33
4.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 36
4.1
Kết quả khảo sát nhu cầu thông tin về cơ sở dữ liệu cá cảnh
từ các đối tượng người dùng ..................................................................... 36
4.2
Kết quả thiết kế cấu trúc trang thông tin (website) .................................... 37
4.2.1
Thiết kế chỉ thị thông tin từ các nhu cầu của người dùng .......................... 37
4.2.2
Thiết kế các giải pháp tra cứu thông tin..................................................... 40
4.2.3
Thiết kế phương án cấu trúc website ......................................................... 42
4.2.3.1 Phương án 1.............................................................................................. 42
4.2.3.2 Phương án 2.............................................................................................. 43
4.2.3.3 Phương án 3.............................................................................................. 44
4.2.3.4 Phương án 4.............................................................................................. 44
4.3
Quản lý cơ sở dữ liệu các loài cá cảnh nước ngọt của website................... 50
4.3.1
Sơ đồ hóa quy trình quản lý cơ sở dữ liệu ................................................. 50
4.3.2
Tiếp nhận các gói tập tin của hệ thống website ......................................... 51
4.3.2.1 Môi trường để phát triển hệ thống website ................................................ 51
4.3.2.2 Gói tập tin “fishviet”................................................................................. 52
4.3.2.3 Gói tập tin “fishvietdb” ............................................................................. 54
4.3.3
Cài đặt appservs và cấu hình để hệ thống website hoạt động trên
máy tính cá nhân....................................................................................... 55
4.3.3.1 Qui trình cài đặt phần mềm ....................................................................... 55
4.3.3.2 Kiểm tra hoạt động của phần mềm sau khi cài đặt..................................... 58
4.3.4
Triển khai hệ thống website trên localhost ................................................ 59
4.3.5
Quản lý CSDL các loài cá cảnh nước ngọt của website trên localhost....... 60
4.3.5.1 Thêm thông tin một loài cá ....................................................................... 61
ix
4.3.5.2 Thêm kiểu hình cho một loài cá ................................................................ 64
4.3.5.3 Sửa thông tin một loài cá .......................................................................... 65
4.3.5.4 Xóa một loài cá......................................................................................... 66
4.3.5.5 Chọn cá hiển thị trên trang chủ ................................................................. 68
4.3.6
Trích xuất (export) cơ sở dữ liệu từ localhost thành tập tin *.sql ............... 69
4.3.7
Triển khai hệ thống website trên internet .................................................. 73
4.3.8
Nhập (import) tập tin *.sql vào hosting để cập nhật cơ sở dữ liệu
cho website ............................................................................................... 74
4.3.9
Đồng bộ hóa hình ảnh giữa localhost và hosting để cập nhật hình ảnh
cho website ............................................................................................... 79
4.4
Đánh giá hiệu quả ứng dụng của website sau khi đi vào hoạt động ........... 81
4.4.1
Kết quả tìm kiếm theo các từ khóa trên internet sau khi website đã được
đi vào hoạt động ....................................................................................... 81
4.4.2
Đánh giá của các đối tượng người dùng về website................................... 84
4.4.2.1 Các kênh tiếp cận của người dùng về thông tin website ............................ 84
4.4.2.2 Những nội dung thông tin người dùng thu được qua website .................... 85
4.4.2.3 Mức độ quan tâm của người dùng về thông tin của website ...................... 86
4.4.2.4 Mức độ hài lòng của các đối tượng người dùng với dữ liệu của website.... 87
4.4.2.5 Đánh giá của các đối tượng người dùng về hiệu quả ứng dụng thông tin
từ website vào công việc ........................................................................... 88
4.4.2.6 Những ý kiến đề xuất để cải tiến dữ liệu của website từ người dùng ......... 93
5.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 95
5.1
Kết luận .................................................................................................... 95
5.2
Đề nghị ..................................................................................................... 97
x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
Bảng 2.1:
TRANG
Kết quả tìm kiếm trên internet với các từ khóa “cá cảnh”,
“ornamental fish” và “aquarium fish”, ngày 20/01/2008 ...................3
Bảng 2.2:
Kết quả tìm kiếm trên internet với các từ khóa “dữ liệu cá cảnh”,
“cơ sở dữ liệu cá cảnh”, “ornamental fish database” và “aquarium
fish database”, ngày 20/01/2008 .......................................................4
Bảng 2.3:
Danh sách 120 loài và nhóm loài cá cảnh .......................................13
Bảng 3.1:
Các khía cạnh ứng dụng cần sự đánh giá của người dùng ...............34
Bảng 3.2:
Số lượng phiếu và tiêu chí khảo sát hiệu quả ứng dụng website......34
Bảng 4.1:
Nhu cầu thông tin của các đối tượng người dùng............................36
Bảng 4.2:
Kết quả thiết kế các chỉ thị thông tin đối với mỗi loài cá ................38
Bảng 4.3:
Kết quả thiết kế các chỉ thị thông tin cho các nhu cầu còn lại .........40
Bảng 4.4:
Kết quả thiết kế các giải pháp tra cứu thông tin với mỗi loài cá ......41
Bảng 4.5a: Các module thực hiện nhiệm vụ hiển thị thông tin ..........................52
Bảng 4.5b: Module hỗ trợ việc tra cứu của người dùng ....................................53
Bảng 4.5c: Các module hỗ trợ việc quản trị nội dung .......................................53
Bảng 4.6:
Các bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của website ...........................54
Bảng 4.7:
Kết quả tìm kiếm trên internet với các từ khóa “cá cảnh”,
“ornamental fish” và “aquarium fish”, ngày 09/10/2009 ................81
Bảng 4.8:
Kết quả tìm kiếm trên internet với các từ khóa “dữ liệu cá cảnh”,
“cơ sở dữ liệu cá cảnh”, “ornamental fish database” và “aquarium
fish database”, ngày 09/10/2009 .....................................................82
Bảng 4.9:
Kết quả tìm kiếm trên internet với cú pháp:
“từ khóa” site:fishviet.com và “từ khóa” site:fishviet.net,
ngày 13/01/2010.............................................................................83
xi
Bảng 4.10: Kết quả tìm kiếm trên internet với các từ khóa “fishviet”,
“fishviet.com”, “fishviet.net”, “www.fishviet.com”, và
“www.fishviet.net”, ngày 13/01/2010.............................................84
Bảng 4.11: Kênh tiếp cận của người dùng về thông tin website ........................85
Bảng 4.12: Nội dung các thông tin thu được qua website .................................86
Bảng 4.13: Mức độ quan tâm của người dùng về thông tin của website ............87
Bảng 4.14: Mức độ hài lòng của các đối tượng người dùng với cơ sở dữ liệu
của website.....................................................................................87
Bảng 4.15a: Hiệu quả ứng dụng thông tin từ website vào công tác quản lý ........88
Bảng 4.15b: Hiệu quả ứng dụng thông tin từ website vào hoạt động sản xuất.....89
Bảng 4.15c: Hiệu quả ứng dụng thông tin website vào hoạt động kinh doanh ....90
Bảng 4.15d: Hiệu quả ứng dụng thông tin website vào hoạt động
xuất nhập khẩu ...............................................................................91
Bảng 4.15e: Hiệu quả ứng dụng thông tin từ website cho người nuôi chơi
và thúc đẩy phong trào ...................................................................92
xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH
TRANG
Hình 4.1:
Sơ đồ cấu trúc website theo phương án 1........................................46
Hình 4.2:
Sơ đồ cấu trúc website theo phương án 2........................................47
Hình 4.3:
Sơ đồ cấu trúc website theo phương án 3........................................48
Hình 4.4:
Sơ đồ cấu trúc website theo phương án 4........................................49
Hình 4.5:
Quy trình quản lý cơ sở dữ liệu của website ...................................50
Hình 4.6a: Giao diện lời chào và giới thiệu chương trình AppServ ..................55
Hình 4.6b: Những thỏa thuận về việc sử dụng chương trình AppServ ..............55
Hình 4.6c:
Lựa chọn thư mục để cài đặt chương trình AppServ .......................56
Hình 4.6d: Cấu hình các thành phần cần cài đặt ...............................................56
Hình 4.6e:
Điền các thông tin để xác lập server ảo (localhost) .........................57
Hình 4.6f:
Xác lập mật khẩu (password) để quản lý localhost và font chữ .......57
Hình 4.6g: Hoàn tất quá trình cài đặt................................................................58
Hình 4.7:
Giao diện trang truy cập thể hiện việc thiết lập localhost
thành công......................................................................................58
Hình 4.8:
Giao diện trang quản trị cơ sở dữ liệu với phpMyAdmin ................59
Hình 4.9:
Giao diện trang truy cập thể hiện việc triển khai website trên
localhost thành công.......................................................................60
Hình 4.10: Giao diện trang quản trị nội dung của website ................................61
Hình 4.11a: Giao diện trang nhập phần thông tin chung của loài cá ...................62
Hình 4.11b: Giao diện trang nhập thông tin đặc điểm sinh học của loài cá .........62
Hình 4.11c: Giao diện trang nhập phần thông tin kỹ thuật nuôi của loài cá ........63
Hình 4.11d: Giao diện trang nhập phần thông tin thị trường của loài cá .............63
Hình 4.11e: Giao diện trang lựa chọn ảnh đại diện và hoàn tất việc
nhập thông tin của loài cá ...............................................................64
Hình 4.12: Giao diện trang cập nhật kiểu hình cho một loài cá.........................65
xiii
Hình 4.13: Giao diện trang chỉnh sửa thông tin một loài cá ..............................66
Hình 4.14a: Giao diện trang xóa thông tin loài cá khỏi cơ sở dữ liệu .................67
Hình 4.14b: Giao diện trang xác nhận việc xóa thông tin loài cá ........................67
Hình 4.15a: Giao diện trang tùy chỉnh việc lựa chọn loài cá cho trang chủ ........68
Hình 4.15b: Giao diện trang lựa chọn và xác nhận việc chọn cá cho trang chủ...69
Hình 4.16a: Giao diện trang lựa chọn cơ sở dữ liệu của website trong
phpMyAdmin .................................................................................70
Hình 4.16b: Giao diện trang thể hiện cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu
của website.....................................................................................70
Hình 4.16c: Giao diện trang lựa chọn các thông số để trích xuất cơ sở dữ liệu...71
Hình 4.16d: Giao diện trang lựa chọn định dạng và tên tập tin sẽ trích xuất
cơ sở dữ liệu...................................................................................71
Hình 4.16e: Giao diện trang thực hiện việc lựa chọn thư mục lưu tập tin được
trích xuất ........................................................................................72
Hình 4.16f: Giao diện trang thể hiện hoàn tất việc trích xuất cơ sở dữ liệu ........72
Hình 4.17: Cập nhật gói tập tin “fishviet” từ localhost lên hosting với
phần mềm CuteFTP để triển khai hệ thống website lên internet......73
Hình 4.18a: Giao diện trang khai báo tên và mật khẩu để đăng nhập vào
hosting ...........................................................................................74
Hình 4.18b: Giao diện trang thực hiện việc truy cập vào hệ quản trị cơ sở
dữ liệu MySQL Database của hosting.............................................75
Hình 4.18c: Giao diện trang truy cập vào phpMyAdmin của hosting .................76
Hình 4.18d: Giao diện trang lựa chọn cơ sở dữ liệu website trong
phpMyAdmin của hosting ..............................................................76
Hình 4.18e: Giao diện trang hiển thị cấu trúc và lựa chọn chức năng “Import”
dữ liệu cho cơ sở dữ liệu website trên hosting ................................77
Hình 4.18f: Giao diện trang thực hiện chức năng “Import” dữ liệu ....................77
Hình 4.18g: Giao diện trang lựa chọn tập tin để “Import” cơ sở dữ liệu .............78
xiv
Hình 4.18h: Giao diện trang thể hiện phpMyAdmin của hosting đang thực hiện
“Import” cơ sở dữ liệu ....................................................................78
Hình 4.18i: Giao diện trang thể hiện việc “Import” cơ sở dữ liệu lên hosting
thành công......................................................................................79
Hình 4.19a: Lựa chọn đường dẫn đến thư mục hình ảnh của localhost và
hosting để đồng bộ hóa hình ảnh với phần mềm CuteFTP ..............80
Hình 4.19b: Quá trình đồng bộ hóa hình ảnh giữa localhost và hosting ..............80
xv
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1
Đặt vấn đề
Với đặc thù là không đòi hỏi phải có mặt bằng hoặc diện tích đất lớn, có thể
nuôi và sản xuất trong bể kiếng, bể ximăng và kể cả bằng thau, chậu trong nhà, nên
ở một đô thị có diện tích đất dành cho nông nghiệp ít như Thành phố Hồ Chí Minh
cá cảnh không chỉ là loài nuôi dành cho thú chơi các loài cây thú kiểng của người
dân mà còn là đối tượng nuôi phù hợp cho phát triển nông nghiệp đô thị, mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, cá cảnh đã được xem là một trong những sản phẩm
nông nghiệp trọng điểm sau khi Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Quyết định
số 718/QĐ-UB ngày 25 tháng 02 năm 2004, nhằm thực hiện đề án phát triển hoa,
cây kiểng, cá kiểng Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 – 2010 với mục tiêu
định hướng phát triển cá cảnh đến năm 2005 đạt sản lượng là 20 triệu con và những
năm tiếp theo tăng bình quân 10 – 15%/năm (đến năm 2010 đạt 30 – 35 triệu con).
Tuy nhiên, dù việc sản xuất và kinh doanh cá cảnh bắt đầu nhộn nhịp và
phát triển phong phú đa dạng nhưng nguồn thông tin về cá cảnh còn khá nhiều hạn
chế. Hiện nay, người quan tâm đến cá cảnh có thể tìm thông tin từ các nguồn tiếng
Việt như: sách, tạp chí, các ấn phẩm chuyên đề, hoặc các website, các diễn đàn trên
internet. Những nguồn thông tin trên có hạn chế là: về sách, không có nhiều sách do
các tác giả chuyên về cá cảnh viết, phần lớn sách do các dịch giả không chuyên dịch
lại từ sách nước ngoài; các tạp chí, các ấn phẩm chuyên đề thì chỉ đến được với một
vài đối tượng; các website về cá cảnh phần nhiều do các doanh nghiệp cá cảnh tự
thiết lập nên nghiêng nhiều về quảng bá cho việc kinh doanh của họ; thông tin trong
các diễn đàn cá cảnh chủ yếu là sự trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên.
1
Về nguồn thông tin từ nước ngoài, có rất nhiều sách cũng như website chuyên sâu
về cá cảnh, nhưng vì ngôn ngữ chính là tiếng Anh nên phần đông người chơi vẫn
chưa tiếp cận được các thông tin này. Gần đây, nhiều đề tài nghiên cứu về cá cảnh
trên địa bàn Thành phố do các sinh viên Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh thực hiện đã cung cấp dữ liệu về đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi của một
số đối tượng cá cảnh cũng như thông tin thị hiếu thị trường ngành cá cảnh ở Thành
phố Hồ Chí Minh. Hạn chế của nguồn thông tin này là: kết quả của các đề tài khá
rời rạc, mỗi tác giả chỉ nghiên cứu trên một hoặc một số đối tượng; dữ liệu thu được
từ các kết quả nghiên cứu giữa các tác giả chưa có sự nối kết một cách có hệ thống;
và kết quả của các đề tài cũng chưa được phổ biến nhiều ở phạm vi ngoài nhà
trường. Những hạn chế của các nguồn thông tin được nêu ra ở trên cho thấy những
người quan tâm (người sản xuất, kinh doanh, nuôi chơi …), nghiên cứu (sinh viên,
các nhà khoa học) về cá cảnh trong nước đang thiếu một hệ thống cơ sở dữ liệu có
cơ sở khoa học để tra cứu; các nhà quản lý gặp khó khăn khi giám định và cấp phép
xuất nhập khẩu, quản lý nguồn lợi.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý và hỗ trợ của Khoa Thủy Sản và
Phòng Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Thiết kế, quản lý và đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ
ngành cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2
Mục tiêu
Mục tiêu chung của đề tài nhằm thiết kế, quản lý, đánh giá hệ thống cơ sở
dữ liệu cá cảnh nước ngọt cho ngành cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể của đề tài:
- Thiết kế nội dung trang thông tin cơ sở dữ liệu (website) cá cảnh nước
ngọt dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu thông tin từ những đối tượng người dùng.
- Đúc kết quy trình quản lý cơ sở dữ liệu các loài cá cảnh nước ngọt.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của website được thiết kế.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1
Hiện trạng cơ sở dữ liệu cá cảnh trên internet
2.1.1
Kết quả tìm kiếm trên internet với các từ khóa
Có rất nhiều website đề cập tới cá cảnh trên internet với ngôn ngữ tiếng
Việt và tiếng Anh, đề tài đã được tiến hành thực nghiệm tìm kiếm trên hai bộ máy
tìm kiếm lớn nhất hiện nay là Google Search và Yahoo Search với các từ khóa tìm
kiếm lần lượt là “cá cảnh”, “ornamental fish” và “aquarium fish” vào ngày 20 tháng
1 năm 2008, kết quả tìm kiếm được trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kết quả tìm kiếm trên internet với các từ khóa “cá cảnh”, “ornamental
fish” và “aquarium fish”, ngày 20/01/2008
Bộ máy tìm kiếm
Google Search
Yahoo Search
Từ khóa tìm kiếm
Kết quả
“cá cảnh”
601.000
“ornamental fish”
237.000
“aquarium fish”
2.900.000
“cá cảnh”
1.320.000
“ornamental fish”
“aquarium fish”
964.000
4.330.000
Đề tài cũng được tiến hành thực nghiệm tìm kiếm thông tin về cơ sở dữ liệu
các loài cá cảnh. Tuy nhiên thông tin về cơ sở dữ liệu cá cảnh thì ít hơn. Kết quả tìm
kiếm với các từ khóa “dữ liệu cá cảnh”, “cơ sở dữ liệu cá cảnh”, “ornamental fish
database” và “aquarium fish database” vào ngày 20 tháng 1 năm 2008 được trình
bày trong Bảng 2.2
3
Bảng 2.2: Kết quả tìm kiếm trên internet với các từ khóa “dữ liệu cá cảnh”, “cơ
sở dữ liệu cá cảnh”, “ornamental fish database” và “aquarium fish database”, ngày
20/01/2008
Bộ máy tìm kiếm
Google Search
Từ khóa tìm kiếm
“dữ liệu cá cảnh”
0
“cơ sở dữ liệu cá cảnh”
0
“ornamental fish database”
1
“aquarium fish database”
Yahoo Search
2.350
“dữ liệu cá cảnh”
0
“cơ sở dữ liệu cá cảnh”
0
“ornamental fish database”
0
“aquarium fish database”
2.1.2
Kết quả
2.810
Một số website là kết quả của việc tìm kiếm
2.1.2.1 Website của cửa hàng rồng Á Châu
Tên miền: www.cacanh.com.vn
Câu slogan: Nghệ thuật trong tầm tay
Nội dung: website này là một dạng diễn đàn nơi giao lưu và trao đổi những
kinh nghiệm nuôi cá, trao đổi các giống cá đẹp giữa các thành viên. Diễn đàn bao
gồm nhiều chuyên mục con, trong đó chỉ đề cập đến một số loài cá như cá rồng, cá
la hán, cá dĩa, cá chọi, cá bảy màu, và cá koi. Bên cạnh đó còn có chuyên mục về
cây thủy sinh. Mỗi chuyên mục có nhiều chủ đề khác nhau do các thành viên lập ra
để trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các thành viên khác.
Khả năng tra cứu: khi nhập một từ khóa tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ cho
kết quả là những bài viết có chứa từ khóa đó trong diễn đàn.
2.1.2.2 Trang diễn đàn chim, cá cảnh Việt Nam (Aquarium Bird Vietnam)
Tên miền: www.aquabird.com.vn
Câu slogan: khám phá cùng đam mê
4
Nội dung: là một dạng diễn đàn. Bên cạnh các chuyên mục liên quan đến cá
cảnh như bể và cây thủy sinh, cá đĩa, cá la hán, cá rồng, cá xiêm … diễn đàn còn có
chuyên mục về hoa lan – cây cảnh, thú yêu, chim cảnh gia cầm, và chuyên mục giới
thiệu các cửa hàng, trại sản xuất cá cảnh cũng như các loài sinh vật cảnh kia.
Khả năng tra cứu: tích hợp công cụ tìm kiếm Google Search để giúp người
dùng tra cứu những bài viết có chứa từ khóa được yêu cầu.
2.1.2.3 Trang diễn đàn cá cảnh
Tên miền: www.diendancacanh.com
Câu slogan: tỏa sáng cùng niềm đam mê
Nội dung: cũng là một dạng diễn đàn về cá cảnh. Một số chuyên mục của
diễn đàn như: thông tin chung nơi chứa một thư viện tin tức và tài liệu được chia sẻ
giữa các thành viên; các chuyên mục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về một số đối
tượng cá như cá xiêm, cá la hán, cá rồng, cá dĩa, cá bảy màu ...; chuyên mục về cây
thủy sinh; chuyên mục cửa hàng – trại cá nơi quảng bá cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của chủ các cửa hàng – trại sản xuất.
Khả năng tra cứu: dùng công cụ tìm kiếm tự xây dựng, nhưng cũng chỉ cho
kết quả là những bài viết có chứa từ khóa cần tra cứu trong diễn đàn.
2.1.2.4 Một số website tiếng Việt khác
Một số website khác có hình thức hoạt động là một diễn đàn tương tự các
trang trên ví dụ như www.thegioicacanh.com, www.sieuthicacanh.com …
Website của công ty Việt Linh ở tên miền www.vietlinh.com.vn được nhiều
người trong ngành thủy sản biết đến cũng có chuyên mục về cá cảnh nước ngọt,
cung cấp thông tin về một số loài cá như chép, heo lửa, la hán, … nguồn dữ liệu
trang này sử dụng là của Võ Văn Chi (1993). Khả năng tra cứu cũng tương tự cách
thức tra cứu của các diễn đàn đã đề cập ở trên.
Với các website đã nêu ở trên, có thể thấy rằng tuy có tổ chức mỗi loài cá
vào một chuyên mục riêng, nhưng chưa có website tiếng Việt nào sắp xếp dữ liệu cá
cảnh thành một cơ sở dữ liệu để tạo thuận lợi cho việc tra cứu. Thông tin từ các
chuyên mục cũng chưa có độ tin cậy cao về mặt khoa học.
5
2.1.2.5 Website tiếng Anh tiêu biểu
Trong số các website tiếng Anh, website về cơ sở dữ liệu cá cảnh tiêu biểu
nhất theo chúng tôi ghi nhận là trang có tên miền www.aqua-fish.net. Kết quả tìm
kiếm từ Google và Yahoo cho ra nhiều website khác nhau, nhưng khi cần tra cứu cơ
sở dữ liệu thì các website đó đều nối kết đến website này. Đến thời điểm ngày 20
tháng 1 năm 2008, có thể tra cứu dữ liệu của 611 loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới từ
website www.aqua-fish.net. Những thông tin của mỗi loài cá được lưu trữ bao gồm:
tên latin (tên khoa học), tên thông thường (tiếng Anh), kích thước của cá (cm), tính
khí của cá đối với cá cùng họ và cá thuộc họ khác, khoảng nhiệt độ thích nghi,
khoảng pH thích nghi, khoảng độ cứng thích nghi, tầng nước sống của cá trong bể
nuôi, hình thức sinh sản và nguồn gốc xuất xứ của cá. Các dạng truy vấn website
đáp ứng được là:
(a)
Hiển thị thông tin cá theo tiêu chí, các tiêu chí được trình bày sẵn cho
người cần tra cứu lựa chọn:
Chọn: trật tự alphabet tăng dần hoặc giảm dần của tên khoa học. Kết
quả: hiển thị thông tin của tất cả các loài cá có trong cơ sở dữ liệu, với tên khoa học
được sắp xếp theo yêu cầu;
Chọn: trật tự alphabet tăng dần hoặc giảm dần của tên tiếng Anh. Kết
quả: hiển thị thông tin của tất cả các loài cá có trong cơ sở dữ liệu, với tên tiếng
Anh được sắp xếp theo yêu cầu;
Chọn: trật tự tăng dần hoặc giảm dần của một trong các yếu tố kích
thước tối thiểu, kích thước tối đa, pH tối thiểu, pH tối đa, nhiệt độ tối thiểu, nhiệt độ
tối đa, độ cứng tối thiểu, độ cứng tối đa, tính khí, tầng nước và hình thức sinh sản.
Kết quả: hiển thị thông tin của tất cả các loài cá có trong cơ sở dữ liệu với trật tự
của các yếu tố được chọn đáp ứng theo yêu cầu.
(b)
Tìm loài cá bằng cách chọn yêu cầu thông tin, các yêu cầu được trình
bày sẵn:
Chọn: một hoặc kết hợp cùng lúc nhiều yêu cầu. Kết quả: thông tin của
các loài cá thỏa mãn yêu cầu.
6
Website www.aqua-fish.net còn có một trang phụ là www.saltwater.aquafish.net, ở trang này người dùng có thể tra cứu thông tin của 449 loài cá cảnh biển
(thời điểm 20/01/2008) và truy vấn cơ sở dữ liệu theo yêu cầu. Để đáp ứng truy vấn
dữ liệu, website đưa ra các tiêu chí chỉ thị thông tin để lựa chọn, các tiêu chí chỉ thị
thông tin gồm có: tên latin (tên khoa học), tên thông thường (tiếng Anh), tên latin
họ cá, nguồn gốc xuất xứ, kích thước bể nuôi, mức độ khó khi nuôi, cỡ cá và tính
khí.
Bên cạnh đó, trang www.solodvds.com cũng là một website chứa nhiều
thông tin về các loài cá cảnh. Tuy nhiên, website không đáp ứng yêu cầu tra cứu dữ
liệu, thông tin của các loài cá được lưu trong những trang riêng và không thống nhất
về nội dung.
2.2
Hiện trạng dữ liệu cá cảnh nước ngọt
2.2.1
Một số sách về cá cảnh được xuất bản
Được khá nhiều người trong ngành cá cảnh biết đến là Võ Văn Chi (1993),
bằng những kiến thức chuyên môn kết hợp với sự tham khảo các tài liệu nước ngoài
đồng thời học hỏi những kinh nghiệm từ các nghệ nhân nuôi cá cảnh, tác giả đã đi
chuyên sâu vào phân loại và danh pháp, giới thiệu trên 116 loài cá nước ngọt hiện
có ở Việt Nam với những thông tin cần thiết về phân bố, hình dạng, màu sắc, chế độ
ăn, cách sinh sản và những điều kiện khác. Vĩnh Khang (1993) đã đề cập tới kỹ
thuật nuôi, kỹ thuật sinh sản một số loài cá cảnh như: cá Lia Thia, cá Bảy Màu, cá
Hồng Kim, Hắc Cu Lỉ (Hắc Kim), Tai Tượng Phi Châu, cá Dĩa, cá Vàng, cá Rồng.
Vĩnh Khang (1996), tác giả đã cung cấp cho ngành cá cảnh những kiến thức chuyên
sâu về phân loại, môi trường sống, kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sinh sản và cách phòng trị
bệnh cho cá Vàng, cá Dĩa. Tuy nhiên, các tài liệu này cũng như các nguồn tài liệu
cá cảnh tiếng Việt khác đều có chung một số mặt hạn chế đó là: (a) tính cập nhật
thông tin sản xuất và thị trường và (b) tính hệ thống và tổ chức thông tin đáp ứng
yêu cầu không chỉ người nuôi chơi mà cả nhà nghiên cứu.
7
Gần đây, trước cơn khát thông tin cập nhật của đọc giả cá cảnh, một số tác
giả đã tiến hành biên dịch nguyên bản các tài liệu cá cảnh nước ngoài. Ví dụ tác giả
Hà Thiện Thuyên đã biên dịch cuốn sách “Nghệ thuật nuôi cá cảnh” từ Edward xuất
bản năm 2006, theo đó đã xếp hàng ngàn loài cá cảnh trên thế giới theo các nhóm
như: cá nước ngọt nhiệt đới, cá nước ngọt hàn đới, cá nước mặn nhiệt đới và cá biển
hàn đới. Tác giả đã giới thiệu từng loài theo các tiêu chí về tên khoa học, kích thước
tối đa, thức ăn, mực nước sống, môi trường sống và đặc điểm riêng của từng loài.
Tuy nhiên sách có một số hạn chế như về cách đặt tên các loài cá theo tên Việt
Nam, các tiêu chí được giới thiệu một cách sơ lược vì thế sách không cung cấp đủ
kiến thức cho người đọc để có thể nuôi một loài cá nào đó. Nhóm tác giả
Saigonbook vào năm 2004 đã biên dịch cuốn “Cá cảnh thưởng thức và nuôi
dưỡng”, sách miêu tả sơ lược về từng loài, hướng dẫn kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm
sóc chung cho các loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới và các loài cá cảnh nước biển
nhiệt đới. Hạn chế chung của những tài liệu này là thành phần loài cá ở các tài liệu
dịch thường khá xa lạ với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và thông tin kỹ thuật
thiếu tính thực tế địa phương.
Các tài liệu viết riêng cho từng loài cá phổ biến như cá Vàng (Vĩnh Khang,
1996; Đức Hiệp, 2000), cá Dĩa (Nguyễn Minh, 1997), La Hán (Việt Chương và
Phúc Quyên, 2006), Tai Tượng (Nguyễn Minh và Việt Chương, 1998) cho thấy nhu
cầu thị trường muốn đi sâu vào tìm hiểu sự phong phú kiểu hình và kỹ thuật nuôi
các loài cá thời thượng hàng đầu. Do đây là các loài có tốc độ chọn lọc kiểu hình và
lai tạo giống rất nhanh nên yêu cầu cập nhật kiểu hình mới là rất cần thiết.
Ở lĩnh vực khai thác và thuần dưỡng cá tự nhiên làm cá cảnh, đa số các tra
cứu hiện nay về thành phần loài và đặc điểm sinh học đều dựa vào các tài liệu phân
loại cá Nam bộ đã khá cũ (Mai Đình Yên và ctv., 1992; Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương, 1993). Do vậy, công tác cập nhật thông tin ở lĩnh vực này trở nên
cấp bách và cần thiết không chỉ phục vụ người sản xuất, nuôi chơi mà còn hỗ trợ
công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi.
8