Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Hệ thống phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.36 KB, 28 trang )

Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán
Phần 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp sản xuất:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần phải hiểu rõ
về các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá
trị. Nghĩa là doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm ra phải có chất lượng tốt, giá
cả hợp lý và phù hợp với nhu cầu thị trường. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp
phải coi trọng công tác tính giá thành sản phẩm. Vì giá thành sản phẩm là những
chỉ tiêu kinh tế quan trọng, chúng phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất.
Có làm tốt công tác này, kế toán mới cung cấp được những thông tin chính xác
cho nhà quản trị doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân và từ đó đa ra quyết định
quản lý trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí và hạ giá thành hợp lý. Điều này
chỉ có kế toán mới thực hiện được vì đây là một công cụ quan trọng trong quản
lý. Như vậy kế toán tính giá thành sản phẩm là một phần không thể thiếu được
khi thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế
1.2. Vai trò của kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản
xuất:
Kế toán có vai trò quan trọng trong công tác tính giá thành sản phẩm. Kế
toán với chức năng ghi chép, tính toán, phản ánh đầy đủ trung thực giám sát một
cách thường xuyên liên tục sự biến động vật tư, tài sản và tiền vốn. Kế toán xác
định thước đo giá trị và thước đo hiện vật để quản lý chi phí, từ đó kế toán có
thể cung cấp những tài liệu cần thiết về những chi phí bỏ ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
là một công việc cần thiết và quan trọng đối với công tác quản lý nói chung và
1
Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán


công tác tính giá thành sản phẩm nói riêng.Việc tổ chức tốt công tác tính giá
thành sản phẩm giúp cho các nhà quản lý biết được tình hình các yếu tố chi phí
là tiết kiệm hay lãng phí khi so sánh với chi phí định mức, với chi phí thực tế, từ
đó đề ra những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm và có quyết định phù hợp với sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu
cầu quản lý doanh nghiệp.
1.3. Nhiệm vụ của kế toán tính giá thành sản phẩm:
- Xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất,
kinh doanh và qui trình công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp để tổ chức tính giá
thành sản phẩm.
- Lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp để tính giá.
- Thông qua ghi chép kế toán mà kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch sản
xuất, kiểm tra việc tuân thủ các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kiểm tra việc
sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Lập báo cáo về giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ sản xuất được trong
kì nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc điều hành, quản lý hoạt động sản
xuất của doanh nghiệp.
1.4. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:
1.4.1. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về
lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến
khối lượng công tác và sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm cả 2 mặt: mặt hao
phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh và
các chi phí phát sinh có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã
hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Có 2 chỉ tiêu giá thành:
- Tổng giá thành: là toàn bộ chi phí liên quan đến toàn bộ số lượng sản phẩm,
2
Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán

dịch vụ hoàn thành, chỉ phản ánh quy mô của doanh nghiệp .
- Giá thành đơn vị sản phẩm: là chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩmhoặc dịch vụ hoàn thành, phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất kinh
doanh.
Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản
phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng
công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Giá thành là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá và là một
chỉ tiêu tính toán không thể thiếu được trong nguyên tắc hạch toán kế toán. Giá
thành sản phẩm chỉ gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá
trình sản xuất tiêu thụ mà phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp chứ
không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của
các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác
có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống.
Như vậy, giá thành sản xuất được tính toán xác định cho từng loại sản phẩm
hoặc từng lao vụ cụ thể và tính toán với những sản phẩm đã hoàn thành giai
đoạn sản xuất (thành phẩm hoặc kết thúc một số giai đoạn công nghệ bán thành
phẩm).
1.4.2. Phân loại giá thành sản xuất:
Với mục tiêu đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá
giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét
dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Căn cứ vào lý luận và thực tế doanh
nghiệp, giá thành được phân chia thành các loại khác nhau.
1.4.2.1. Phân loại theo thời gian và nguồn số liệu để tính giá thành:
Theo cách phân loại này giá thành được phân làm 3 loại: giá thành kế hoạch,
giá thành định mức và giá thành thực tế.
- Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào
kinh doanh trên cơ sở giá thành thức tế kỳ trước và các định mức, các dự toán
chi phí của kỳ kế hoạch.

3
Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán
- Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng
được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Nhưng khác ở chỗ, giá
thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại
từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay
đổi phù hợp với sự thay đổi định mức của các định mức chi phí trong quá trình
thực hiện kế hoạch hạ giá thành. Còn giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ
sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí
thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ. Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức các
giải pháp kinh tế kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở xác
định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác
định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ
đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
1.4.2.2. Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh chi phí:
Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá
thành tiêu thụ:
- Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): là chỉ tiêu phản ánh tất cả
những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong
phạm vi phân xưởng sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất sản phẩm được
dùng để ghi sổ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc đã giao cho khách hàng.
Giá thành sản phẩm là cơ sở để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp cho doanh
nghiệp.
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các
khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ thành phẩm. Giá
thành tiêu thụ được tính theo công thức:

Z toàn bộ Z sản xuất Chi phí Chi phí
4
Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán
của sản phẩm = của sản + quản lý + tiêu thụ
tiêu thụ phẩm doanh nghiệp sản phẩm
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh
doanh (lãi, lỗ) cuả từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh
doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi
phí bán hàng và chi phí quản lý cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách
phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật nghiên cứu ít được áp dụng.
1.5. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất:
1.5.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất:
Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi
phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, việc
hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành 2 giai đoạn là giai đoạn xác định
đối tượng tập hợp chi phí và xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. Về
thực chất xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định thành phẩm,
bán thành phẩm, công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn
vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang
trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu
thụ sản phẩm.
Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào đặc điểm qui trình
công nghệ sản xuất (giản đơn hay phức tạp), vào loại hình sản xuất (đơn chiếc,
hàng loạt), vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh (cao hay thấp).
1.5.2. Xác định phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
sản xuất:
Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối
tượng tính giá thành sản phẩm. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm

các phương pháp sau:
5
Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán
- Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): Phương pháp
này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số
lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như các
nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ,…). Đối tượng
hạch toán chi phí ở các doanh nghiêp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Giá
thành sản phẩm cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở
dang đầu kì so với cuối kì chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
Tổng giá
thành sản xuất
của sản phẩm
=
Chi phí SX
dở dang
đầu kì
+
chi phí SX phát
sinh đã
tập hợp được
-
Chi phí SX dở
dang cuối kì đã
đánh giá được
- Phương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình
sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn
công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm
hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác
định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay

tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm:
Tổng giá thành SX
của sản phẩm, lao vụ
=
Tổng cộng chi phí SX đã tập
hợp trong kỳ
1- Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng chủ yếu trong các doanh
nghiệp khai thác, dệt , nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc,…
2- Phương pháp hệ số : Được áp dụng trong những doanh nghiêp mà trong
cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao
động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập
hơp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trinh
sản xuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi các
loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá
thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành
từng loại sản phẩm:
3Giá thành đơn vị
4sản phẩm gốc
5
=
6Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
6
Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán
7 8
9Tổng số sản phẩm gốc( kể cả qui đổi)
10
Giá thành đơn vị
sản phẩm
từng loại
= Giá thành đơn vị x

Hệ số qui đổi sản
phẩm từng loại
Tổng giá thành
sản xuất của các
loại sản phẩm
=
Giá trị SP dở
dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí SX
phát sinh trong kì -
Giá trị sản
phẩm DD
cuối kì
1- Phương pháp tỷ lệ: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm
có quy cách , phẩm chất khác nhau như : may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí
chế tạo (dụng cụ , phụ tùng,…),… để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán
thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.
2Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm từng
loại
3= 4Giá thành kế hoạch (hoặc định
mức) đơn vị sản phẩm từng loại
5
6x
7Tỷ lệ
chi phí
Tỷ lệ chi
phí
=

Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản
phẩm
1Căn cứ vào tỷ lệ giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch
(hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm
cùng loại.
2- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Đối với các doanh nghiệp mà
trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu đợc còn có
thể thu được những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đường rượu, bia,
mì ăn liền…), để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản
phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể
được xác định theo nhiều phương pháp như giá có thể sử dụng được, giá ước
tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu …
7
Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán
Tổng giá
thành SP
chính
=
Tổng chi
phí SP
chính DD
đầu kỳ
+
Tổng chi
phí sản
xuất phát
sinh trong
kỳ
-

Giá trị sản
phẩm phụ
thu hồi
ước tính
-
Giá trị sản
phẩm DD
cuối kỳ
1- Phương pháp liên hợp : Là phương pháp áp dụng trong những doanh
nghiệp có tổ chức sản xuất , tính chất qui trình công nghệ và tính chất sản phẩm
làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau
như các doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giầy, may mặc… Trên thực tế, kế
toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng
chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ,
1.5.3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên:
- Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành được hạch toán :
Nợ TK 155: nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157: gửi bán
Nợ TK 632: bán thẳng không qua kho
Có TK 154: ( chi tiết theo đối tượng)
Một cách khái quát:
Z sản phẩm=Dư đk+CPPS trong kỳ-PS giảm chi phí -Dư ck
Giá thành Giá thành sản phẩm
đơn vị = --------------------------
sản phẩm Số lượng sản phẩm
- Giá trị sản phẩm, lao vụ... của bộ phận sản xuất phục vụ cho các đối tượng,
kế toán ghi:
Nợ TK 627: phục vụ cho SXSP và nhu cầu khác ở phân xưởng
Nợ TK 641, 642 :phục vụ cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 152,153,155: nhập kho vật tư, thành phẩm

Nợ TK 632: tiêu thụ trực tiếp ra ngoài doanh nghiệp
Có TK154: chi tiết từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ
8
Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán
Ngoài ra đối với mỗi đơn vị với đặc điểm tổ chức sản xuất riêng, quy trình công
nghệ riêng và trình độ tổ chức quản lý riêng thì việc tính giá thành sản phẩm sẽ
được áp dụng là một trong các phương pháp đã nêu hoặc kết hợp một số phương
pháp (đã nêu ở phần 1.5.2. phương pháp tính giá thành sản phẩm) sao cho chính
xác và hợp lý nhất đối với đơn vị mình
Xem về sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp kê khai thường xuyên. ( Sơ đồ 01)
Sơ đồ 01
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
TK 621 TK 154 TK 632

Kết chuyển chi phí NVLT Giá thành sản phẩm hoàn thành
vào giá thành tiêu thụ ngay không qua kho
TK 622
Kết chuyển chi phí NCTT
vào giá thành
TK 627

Kết chuyển chi phí SX chung
vào giá thành
1.5.4. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
Việc tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm được tiến hành tương
tự như trong phương pháp kê khai thường xuyên.
Sau khi đã xác định được tổng giá thành thực tế của sản phẩm, kế toán ghi:

9
Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK63: giá thành sản xuất
1.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình doanh
nghiệp sản xuất chủ yếu:
Trên cơ sở các phương pháp chung để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần
lựa chọn và áp dụng vào từng loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với đặc điểm
tổ chức sản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ cũng như đối tượng hạch toán chi
phí.
Sau đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại
hình doanh nghiệp chủ yếu:
1.6.1. Doanh nghiệp sản xuất giản đơn:
Bảng 01
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tên sản phẩm…. Tháng … năm…Đơn vị :…
Khoản mục chi phí
CP
SXDD
ĐK
CP
SXPS
TK
CP
SXDD
CK
Tổng
giá
thành
Giá

thành
đơn vị
1. Ng. vật liệu trực tiếp
2. Nhân công trực tiếp
3. Sản xuất chung
Cộng
Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp chỉ sản
xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản
phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác
than, quặng, hải sản…; các doanh nghiệp sản xuất động lực ( điện, nước, hơi
nước, khí nén, khí đốt…). Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi
phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hành sản xuất được mở một
sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được
10
Phan Thị Yến Chuyên ngành kế toán
tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn) hoặc phương
pháp liên hợp.
1.6.2. Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối tượng tính giá
thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành
tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phơng pháp
thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tổng
cộng chi phí hay phương pháp liên hợp v.v…
Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ
chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số
lượng sản phẩm của đơn đặt hàng nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn
hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu, nhân công) phát
sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho
đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi

phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu
chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp, …)
Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt
hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo.
Đối với những đơn đặt hàng đến kì báo cáo cho hoàn thành thì toàn bộ chi phí
đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kì chuyển kỳ sau. Đối
với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp được theo đơn đó
chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách
lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số lượng sản phẩm trong đơn.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu công tác quản lý
cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn
đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn
11

×