Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của quy hoạch phát triển khu kinh tế Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh đến môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.67 KB, 9 trang )

Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của quy hoạch
phát triển khu kinh tế Vân Đồn - tỉnh Quảng
Ninh đến môi trường và đề xuất giải pháp phát
triển bền vững
Lê Thị Bích Thủy
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 608502
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Trình
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Tổng quan về khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh: Khái quát về huyện
đảo Vân Đồn; Điều kiện tự nhiên huyện Vân Đồn và kinh tế xã hội huyện Vân Đồn;
Điều kiện kinh tế xã hội huyện Vân Đồn năm 2011; Tình hình nghiên cứu về môi
trường ở huyện Vân Đồn; Tóm tắt quy hoạch kinh tế xã hội Khu kinh tế Vân Đồn
đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Trình bày các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng như: Các phương pháp dự báo, đánh giá tác động môi trường; Các phương
pháp khảo sát, phân tích các thành phần môi trường; Phương pháp dự báo diễn biến
môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu. Trình bày kết quả và
thảo luận: Hiện trạng chất lượng môi trường không khí; Dự báo xu hướng các vấn đề
môi trường khu kinh tế Vân Đồn khi triển khai quy hoạch; Đề xuất các giải pháp
giảm thiểu và bảo vệ môi trường.
Keywords. Khoa học môi trường; Khu kinh tế; Vân Đồn; Phát triển bền vững; Quy
hoạch phát triển
Content
Mục đích của đề tài “Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của Quy hoạch phát triển KKT
Vân Đồn đến môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững” là nghiên cứu môi trường
tại huyện đảo Vân Đồn, đưa ra được một hệ thống các dự báo ảnh hưởng của Quy hoạch và
đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Nội dung Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan vùng nghiên cứu



Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả - Gồm có hiện trạng vùng nghiên cứu, dự báo ảnh hưởng và đề
xuất giải pháp
Nội dung cụ thể của các chương được tóm tắt như sau:
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
Huyện Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử
Long, nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh, gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ.
Trong tổng số 600 hòn đảo này chỉ có hơn 20 đảo có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu rộng
17.212 ha. Do địa hình quần đảo là chủ yếu nên trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện,
diện tích đất liền chiếm tỷ lệ không lớn, chủ yếu là diện mặt biển. Toạ độ địa lý của huyện.
- Từ 20040’ đến 21012’ vĩ độ Bắc
- Từ 107015’ đến 1070 42’ kinh độ Đông
Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cái Rồng và 11 xã: 6 xã trên đảo Cái
Bầu và các đảo nhỏ trong vùng biển phụ cận đảo Cái Bầu, ở phía Tây Bắc của huyện, là các
xã: Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên, Vạn Yên; 5 xã thuộc tuyến đảo Vân
Hải vòng ra ngoài khơi, ôm lấy rìa phía đông của vịnh Bái Tử Long, là các xã: Minh Châu,
Quan Lạn, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 trên địa bàn huyện được giữ vững đạt 17,3%,
tăng 0,4% so với kế hoạch, tăng 1% so với năm 2010.Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh): 708
tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16,5 triệu đồng/người/năm.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030
Mục tiêu Quy hoạch: Xây dựng KKT trở thành lãnh thổ (thành phố biển) đầu tàu hiện đại
của cả nước với các mũi nhọn du lịch biển-đảo, vui chơi giải trí cao cấp, trung tâm thương
mại, tài chính và giao thương quốc tế.
Các định hƣớng phát triển các ngành, lĩnh vực chính


Phát triển du lịch biển chất lượng cao




Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp



Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản



Phát triển các ngành dịch vụ bổ trợ



Định hướng kết cấu hạ tầng

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng: Luận văn này nghiên cứu các vấn đề môi trường và tác động do quy hoạch phát
triển KT-XH KKT Vân Đồn đến toàn bộ diện tích huyện Vân Đồn, trong đó trọng tâm là đảo
Cái Bầu (đảo lớn nhất và là trung tâm kinh tế, văn hoá của huyện) và Vườn Quốc gia Bái Tử
Long.
Phƣơng pháp nghiên cứu:


- Các phương pháp dự báo, đánh giá tác động môi trường
- Các phương pháp khảo sát, phân tích các thành phần môi trường
- Phương pháp dự báo diễn biến môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động
xấu.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Hiện trạng môi trƣờng KKT Vân Đồn
Hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất: Nhìn

chung môi trường tại huyện đảo Vân Đồn còn tương đối trong lành, các chỉ tiêu đều nằm
trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, so sánh giữa các thời kỳ, trước năm 2009, năm 2009, từ
2009 đến 2011 thì tình trạng môi trường đang dần có dấu hiệu đi xuống, do sự tăng dân số và
một số dự án đang thực hiện trên địa bàn.
Các vùng sinh thái nhạy cảm cần ưu tiên bảo vệ
Quần thể thực vật và động vật ở các đảo phong phú và đa dạng, do sự cấu thành địa
hình, đất đai, khí hậu và các yếu tố tác động của con người.
Các hệ sinh thái có giá trị cao về tài nguyên sinh học, BVMT nhưng dễ bị tổn thương
do tác động của tiến trình phát triển kinh tế xã hội KKT Vân Đồn, cần ưu tiên bảo vệ được
xác định ở
Các hệ sinh thái nhạy cảm cần ưu tiên bảo vệ

TT

Vùng sinh thái nhạy cảm

A

ĐẢO NỔI

Giải pháp phòng tránh
Đặc trƣng tác động
diễn biến phức tiêu cực –
nhạy cảm
giảm thiểu xâm hại

Đô thị hóa, công trình hạ
Đảo lớn Cái Bầu – Rừng tự tầng quy mô lớn (sân
nhiên thường xanh trên dãy bay, bến cảng, đường bộ,
đồi núi dọc đảo từ hướng cầu lớn, đường thủy giao

thông tần suất lớn, nhà
Đông Bắc xuống Tây Nam
máy công nghiệp)

Rừng ngập mặn vùng biển
Vạn Hoa – Tiên Yên phái
Bắc đảo lớn Cái Bầu, trên
các lạch, eo biển sông Voi
Nhỏ, sông Voi Lớn

Điều tiết hợp lý hệ thống
rừng phòng hộ trên đồi núi
và ngập mặn, đất ngập
nước
Kiểm soát hiệu lực nguồn
ô nhiễm công nghiệp và đô
thị

Luồng giao thông thủy, Quy Hoạch hài hòa phát
bến cảng, các tuyến triển các Hoạt động kinh tế
đường bộ trên bờ đảo.
xã hội với bảo tồn các hệ
Đô thị hóa, phát triển du sinh thái tốt của vùng Bắc
bờ đảo Cái Bầu
lịch

Hệ thống núi đá xen lẫn núi Phát triển luồng lạch Bảo tồn nghiêm ngặt rừng
đất có rừng tự nhiên – hang giao thông thủy bên vùng tự nhiên
động ngầm Karst, thung áng quần đảo – Phát triển Bảo tồn các hang động,



Trà Ngọ, Trà Bản, Phượng trang trại nông lâm thủy thung áng
Hoàng.
sản quy mô lớn – Phát Kiểm soát khai thác thủy
Dãy núi đảo/ núi đất đặc triển du lịch sinh thái
sản, nuôi trồng thủy sản
trưng xanh Sậu Nam – Ba Mở các bến cảng địa đạt các nguyên tắc bền
Mùn – Ngọc Vừng – Quang phương
vững
Châu – Vạn Cảnh
B

VỊNH BIỂN
Vũng biển Vạn Hoa – Tiên
Yên – Rừng ngập mặn, đất
ngập nước của các con sông
Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà

Xây dựng các bến cảng

Điều tiết, bảo tồn, kiểm
Phát triển giao thông soát phát triển cơ sở hạ
thủy nối kết các vùng tầng và hệ sinh thái ngập
miền quốc gia và quốc tế nước
Đô thị hóa ven biển bờ Kiểm soát các nguồn ô
nhiễm
đảo, bờ đất liền

Lạch biển Sông Mang, Cái Xây dựng bến cảng
Kiểm soát các nguồn ô

Quýt, Cái Làng, Luồng Gạc
Phát triển giao thông nhiễm
thủy tần suất lớn
Thực hiện phát triển du
lịch sinh thái bền vững
Phát triển du lịch
2. Dự báo tình trạng môi trƣờng KKT Vân Đồn khi không thực hiện Quy hoạch
Hiện nay trên địa bàn huyện Vân Đồn đã xuất hiện và có nguy cơ tăng lên các hiện
tượng ô nhiễm môi trường; một phần từ các KCN của Cẩm Phả, Hạ Long, một phần do hoạt
động sinh hoạt và phát triển dự án trên địa bàn huyện đảo Vân Đồn.
3. Dự báo xu hƣớng các vấn đề môi trƣờng KKT Vân Đồn khi triển khai quy hoạch
4 hành động phát triển có khả năng tác động đáng kể nhất tới môi trường tự nhiên và
văn hóa xã hội huyện đảo Vân Đồn trong tương lai:
(i)

Phát triển du lịch biển chất lượng cao

(ii)

Phát triển cơ sở hạ tầng

(iii) Phát triển giao thông
(iv) Phát triển công nghiệp.
Tác động của quá trình phát triển du lịch tới môi trường huyện đảo Vân Đồn
- Với tiềm năng lớn về mặt cảnh quan sinh thái, du lịch biển đã trở thành hướng phát
triển mũi nhọn trong Quy hoạch KT – XH KKT Vân Đồn. Đây là nhân tố chính góp phần vào
sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn Huyện.
Áp dụng hệ số phát thải CTR sinh hoạt của mỗi du khách là 1,5 kg/ tỉnh Quảng Ninh,
tuy nhiên mức độ gia tăng rất nhanh và vùng nhận chất thải chủ yếu là các khu vực nhạy cảm
về sinh thái (bãi Dài xã Vạn Yên thuộc cụm du lịch trung tâm Cái Bầu, các đảo Quan Lạn,



Minh Châu, Ngọc Vừng bởi tại đây có mật độ các bãi tắm tập trung cao), các trung tâm đô thị
(thị trấn Cái Rồng, xã Hạ Long, xã Đông Xá) và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến HST
VQG Bái Tử Long nên chất thải của du khách sẽ là nguồn gây tác động môi trường cần được
quan tâm.
Ngoài sự gia tăng các chất ô nhiễm, du lịch phát triển cũng sẽ gây suy giảm đa dạng
sinh học do thiết lập các tuyến du lịch qua các khu nhạy cảm và các nhà hàng mua động, thực
vật hoang dã phục vụ nhu cầu ăn uống và lưu niệm; ảnh hưởng đến lớp phủ thực vật do hoạt
động của khách du lịch; xói mòn đất trên/lân cận các tuyến đường du lịch…Sự phát triển này
cũng là tiền đề phát sinh sự mâu thuẫn trong xã hội giữa du khách và người dân bản địa hoặc
giữa người dân bản địa với người dân vùng khác đến làm ăn, sinh sống.
Tác động của quá trình phát triển giao thông tới môi trường huyện đảo Vân Đồn
Lượng bụi phát sinh, các loại khí thải độc hại thải vào môi trường không khí đô thị và
ven đường giao thông ngày một gia tăng và sẽ trở thành vấn đề cần quan tâm. Với mức độ
tăng trưởng nhanh chóng như vậy, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông có thể sẽ tăng
lên gấp hàng chục lần so với hiện nay. Các hành động phát triển chính gây ảnh hưởng đến
môi trường là: Xây dựng sân bay và phát triển vận tải hàng không, Hình thành cảng biển và
phát triển vận tải biển.
Ngoài ra còn có tác động của quá trình phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu, bảo vệ môi trƣờng
A. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và cải thiện
(i)

Gắn kết Quy hoạch phát triển KKT và từng dự án đầu tư với bảo vệ môi trường,
nhất là bảo vệ VQG Bái Tử Long và các hệ sinh thái nhạy cảm.

(ii) Rà soát, xem xét điều chỉnh các nội dung, hành động phát triển, dự án của Quy
hoạch phù hợp với quan điểm kinh tế môi trường, tránh lãng phí đầu tư công và tổn
hại đến môi trường tự nhiên và xã hội.

(iii) Định hướng về ĐTM đối với các dự án đầu tư.
(iv) Triển khai các giải pháp khoa học phù hợp trong quản lý và bảo vệ môi trường ở
các vùng nhạy cảm sinh thái.
(v) Thiết lập Hệ thống quan trắc môi trường ở KKT.
(vi) Triển khai các giải pháp công nghệ trong dự phòng, và xử lý ô nhiễm môi trường,
sự cố môi trường.
(vii) Song song thực hiện quy hoạch phát triển KKT cần đầu tư ngay hạ tầng công trình
bảo vệ môi trường.
B. Chƣơng trình quản lý, giám sát môi trƣờng đối với dự án KKT Vân Đồn
- Thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
bền vững


Thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu/ thông tin về các thành phần môi trường toàn KKT




Xây dựng hệ thống bản đồ môi trường cho toàn Khu kinh tế Vân Đồn

C. Quản lý tổng hợp môi trƣờng đới bờ biển và hải đảo
D. Các biện pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật


Bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên và rừng trồng



Phân vùng kiểm soát hoạt động và phát triển tại những khu vực nhạy cảm với môi
trường


 Bảo vệ tài nguyên cảnh quan có giá trị độc đáo của vùng vịnh Bái Tử Long, quần đảo Vân
Đồn - Vân Hải
 Bảo tồn những hệ sinh thái nhân văn hình thành từ nhiều đời người ở các vùng thổ cư thổ
canh hải đảo


Tăng cường công tác quản lý VQG Bái Tử Long trong quá tình thực hiện quy hoạch



Bảo tồn và phát triển HST rừng ngập mặn



Biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững rạn san hô

E. Bảo vệ nguồn nƣớc và chất lƣợng nƣớc
F. Các giải pháp công nghệ môi trƣờng nên áp dụng ở KKT Vân Đồn : Quản lý và xử lý
nước thải, Quản lý và xử lý an toàn chất thải rắn.
G. Thiết lập và hoạt động hệ thống quan trắc môi trƣờng KKT Vân Đồn gồm có : Quan
trắc môi trường nước, Mạng lưới quan trắc chất lượng không khí, Quan trắc đa dạng sinh
học, Quan trắc chất thải rắn, Tổ chức quản lý mạng lưới quan trắc môi trường KKT Vân Đồn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua các nội dung nghiên cứu được trình bày ở trên, Luận văn đã đạt được những kết
quả chủ yếu sau đây:
- Xác định được các đặc điểm cơ bản về hiện trạng tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên
và chất lượng môi trường khu vực huyện Vân Đồn, trong đó làm rõ các vùng sinh thái nhạy
cảm có thể chịu tác động xấu do triển khai quy hoạch phát triển KKT Vân Đồn.

- Xác định xu hướng diễn biến môi trường và các tác động xấu đến chất lượng môi
trường và các hệ sinh thái tự nhiên do triển khai các hoạt động trong quy hoạch phát triển
KT-XH KKT Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Đề xuất sơ bộ các biện pháp bảo vệ môi trường gắn kết triển khai các dự án trong
quy hoạch theo định hướng phát triển bền vững.
2. KIẾN NGHỊ
Nhằm tiến tới mục tiêu bảo vệ môi trường gắn kết với phát triển kinh tế - xã hội, Luận
văn có một số kiến nghị dưới đây:


- Chú trọng bảo tồn VQG Bái Tử Long xem đây là trọng tâm của việc gắn kết giữa phát
triển và bảo vệ môi trường ở KKT Vân Đồn. Theo đó, cần loại bỏ các dự án (nếu có) có khả
năng xâm phạm trực tiếp đến môi trường hoặc có tiềm năng gây tác động mạnh, không hồi
phục đến VQG.
- Để giảm thiểu các tác động tiêu cực có quy mô lớn đến môi trường tự nhiên và xã hội,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Quảng Ninh và các Bộ, ngành liên quan cần điều chỉnh
lại một số nội dung trong Quy hoạch (cả về diện tích, quy mô và của từng dự án), xem xét và
loại bỏ các dự án ít hiệu quả kinh tế nhưng tác hại lớn đến môi trường tự nhiên và xã hội.
Đồng thời, rà soát tiến đến loại bỏ một số dự án có cùng chức năng nhiệm vụ ở cùng trong
Khu kinh tế nhằm hạn chế áp lực lên môi trường nước biển ven bờ nói riêng và môi trường tự
nhiên, xã hộ nói chung.
- Điều chỉnh diện tích sân bay theo hướng thu hẹp hơn, tránh khu vực có rừng ngập
mặn. Chuyển định hướng sân bay quốc tế thành sân bay nội địa.
Trong khuôn khổ Luận văn Thạc sỹ khoa học với vùng nghiên cứu rộng, đối tượng
nghiên cứu đa dạng, các dự báo về tác động môi trường, các giải pháp giảm thiểu không thể
trình bày chi tiết. Hi vọng rằng, trong tương lai các vấn đề đã được đề cập sẽ được tiếp tục
nghiên cứu ở mức độ các đề tài và các dự án có quy mô lớn và có giá trị thực tiễn hơn.
References
1. Ban Quản lý KKT Vân Đồn - Tỉnh Quảng Ninh - Báo cáo Quy hoạch phát triển tổng
thể KT - XH KKT Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - Tháng

3.2009.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Chương trình SEMLA (2008), Hướng dẫn kỹ thuật
Đánh giá Môi trường Chiến lược quy hoạch phát triển vùng, Chủ trì: Viện Môi trường
và Phát triển Bền vững.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007) - Báo cáo đánh giá môi trường Chiến lược Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Vùng KTTĐ Bắc Bộ.
4. Công ty GuangLian (Vietnam) (2008), Báo cáo ĐTM Dự án Cảng nước sâu Khu liên
hợp gang thép Quảng Liên, Đơn vị tư vấn: VESDEC, Viện MT – PTBV.
5. Công văn của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 2091/BTNMT-KH ngày 09/6/2010 về
việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2011.
6. Cụm cảng Hàng không miền Bắc (2005), Báo cáo ĐTM dự án Nhà ga T2 sân bay Nội
Bài, đơn vị tư vấn: VESDEC, Viện MT – PTBV.
7. Đài Khí tượng (2005 - 2009), Thủy văn Cửa Ông – Số liệu khí tượng – thủy văn.
8. Phạm Ngọc Đăng, Lê Trình, Nguyễn Quỳnh Hương (2004), Đánh giá diễn biến và dự
báo môi trường hai vùng kinh tế trọng phía Bắc và phía Nam. Đề xuất các giải pháp
bảo vệ môi trường, NXB Xây Dựng Hà Nội.
9. />(2009), Đặc điểm thủy văn, hải văn huyện Vân Đồn.


10. />1%BB%99i.aspx?u=detail&rid=17&dt=2011-04-15 (2011), Tình hình phát triển kinh
tế - xã hội huyện Vân Đồn - tỉnh Quảng Ninh.
11. />(2009), Đa dạng loài và nguồn gien.
12. (2009), Hệ sinh thái
rừng ngập mặn tại vịnh Bái Tử Long.
13. (2009), Hệ sinh thái
san hô và rạn san hô tại vịnh Bái Tử Long.
14. (2009)
15. Lê Văn Lanh (Chủ biên) - Vườn Quốc gia Bái Tử Long, NXB Thanh Niên, 2008.
16. Trần Văn Nhân - Ngô Thị Nga (1999), Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Phạm Văn Ninh (1998), “Quản lý môi trường biển Hạ Long - Quảng Ninh”, Môi
trường biển Việt Nam, tr. 191 - 207.
18. Nguyễn Ngọc Sinh (2005), Luật pháp và chính sách quản lý nhà nước về BVMT của
Việt Nam
19. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2005, 2007), Báo cáo hiện trạng môi
trường tỉnh Quảng Ninh.
20. Lê Trình (1997), Quan trắc và Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
21. Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường, Phương pháp và Ứng dụng, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
22. Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Quảng Ninh (2005 - 2009), Số liệu
hiện trạng chất lượng nước, không khí, đất.
23. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia (2008), “Tóm tắt tình hình khí tượng, khí
tượng nông nghiệp, thủy văn và hải văn”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn.
24. UBND huyện Vân Đồn(2008, 2009), Báo cáo hiện trạng KT – XH huyện Vân Đồn.
25. Viện Môi trường và Phát triển Bền vững – Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH - ĐT),
Báo cáo quy hoạch tổng thế phát triển Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ,
nghiên cứu do Bộ TNMT – Chương trình SEMLA tài trợ, tháng 10.2008.
26. Viện Môi trường và Phát triển bền vững – Số liệu Khảo sát về môi trường nước, thủy
sinh, thủy sản trong nghiên cứu ĐTM Dự án Trung tâm điện lực Mông Dương 2.200
MW, 6.2005


27. Báo cáo số: 136 /BC-UBND ngày 9/12/2011 của UBND huyện Vân Đồn về tình hình
kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo, điều hành của UBND huyện năm 2011; kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.
Tiếng Anh
28. ADB (2003), Guideline for Environmental Assessment, Manila.
29. ADB (1995), Coastal and Marine Environmental Management, Bangkok, March.
30. Australia Department of Environment (1998), Environmental Indicators for National

State of the Environment Reporting – Estuaries and the Sea, Canbera.
31. J.R. Clark (1996), Coastal Zone Management Handbook, Lewis Publishers.
32. OECD (2005), Proceeding of Workshop in SEA, Halong city



×