Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.09 KB, 5 trang )

Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua
thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Nguyễn Ngọc Việt
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;
Mã số: 60 38 01 01
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Đức Minh
Năm bảo vệ: 2014
Abstract. : Luận văn nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý luận về ý thức pháp luật, làm
sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật của người chưa thành niên, từ đó góp
phần làm phong phú thêm kiến thức lý luận chung về Nhà nước và pháp luật; nghiên cứu thực
trạng ý thức pháp luật của người chưa thành niên trên địa bàn quận Hoàng Mai, từ đó đặt ra
những vấn đề mang tính khách quan phải nâng cao ý thức pháp luật người chưa thành niên; Đề
xuất những phương hướng và giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho người chưa thành niên
trên địa bàn quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội.
Keywords. Người chưa thành niên; Ý thức pháp luật; Pháp luật Việt Nam; Hà Nội
Content
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, vấn đề thanh, thiếu niên ( đặc biệt là
thanh niên) luôn được tất cả các quốc gia, các thời đại xác định là một vấn đề có tầm quan trọng
đặc biệt. Ở nước ta, thanh, thiếu niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy
sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ
tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII khẳng định “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay
không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần
lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh
niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng” [10].
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH), xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN) và hội nhập quốc tế
(HNQT). Do những biến đổi của tình hình trong nước với bối cảnh quốc tế biến động và phức tạp,
đồng thời trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của kinh tế tri thức có


tác động mạnh mẽ và làm thay đổi về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, tư tưởng chính trị, tâm lý, lối sống
của thanh thiếu niên v.v... những thay đổi này diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh những yếu tố tích cực đan
xen những hạn chế tiêu cực.
Công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nói chung (những người trong độ tuổi từ 10
đến 24 tuổi), đặc biệt là người chưa thành niên (những người ở độ tuổi dưới 18 tuổi) hiện nay tuy đã
được quan tâm nhưng chưa đảm bảo xứng tầm với yêu cầu đặt ra trước bối cảnh phát triển kinh tế thị
trường (KTTT), HNQT. Vì vậy, cần tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho người


chưa thành niên để giúp họ không những biết bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân mà còn góp phần
bảo vệ trật tự an toàn xã hội (TTATXH), lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích của các tập thể, cá
nhân khác.
Từ thực tiễn công tác và với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao ý thức
pháp luật người chưa thành niên trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội nên tôi chọn nội
dung: "Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà
Nội" làm đề tài khóa luận cao học.
2. Tình hình nghiên cứu
Ý thức pháp luật (YTPL) là vấn đề lý luận cơ bản nên YTPL luôn được các học giả,
người nghiên cứu quan tâm sâu sắc. Vì vậy đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu, tìm hiểu
về ý thức pháp luật của thanh thiếu niên dưới các góc độ và mức độ khác nhau, gồm các luận
văn, luận án, sách chuyên khảo và các bài viết trên tạp chí:
Luận văn thạc sỹ luật học của Mai Ngọc Bích, 2012 “Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị”; Luận văn thạc sỹ luật học của
Ngô Văn Nam, 2009 “Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật trong điều kiện nhà nước pháp
quyền Việt Nam hiện nay”; Luận văn tiến sỹ luật học của Đinh Xuân Thảo, 1996 “Giáo dục pháp
luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam”;
“Ý thức pháp luật” của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan; Báo cáo chuyên đề “ Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh với việc nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên” của Viện Nghiên cứu Thanh niên,
2001 và một số bài viết trên tạp chí như “Làm thế nào để xây dựng ý thức pháp luật và lối sống
theo pháp luật” của GS.TSKH Đào Trí Úc; “ Xây dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch

sử truyền thống” của GS. TSKH Vũ Minh Giang, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, 1993; Đề tài
“Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” Mã số KX07- 17 do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên;
Đề tài “Một số vấn đề về giáo dục ý thức pháp luật trong giai đoạn hiện nay” của Vụ Giáo dục ý
thức pháp luật – Bộ Tư pháp, do Nguyễn Duy Lãm chủ biên; Một số công trình nghiên cứu của Bộ
Tư Pháp về ý thức pháp luật đối với đối tượng thanh thiếu niên ở một số vùng, miền và Trung
ương Đoàn có phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức một số hội thảo khoa học tìm hiểu về nhận thức
pháp luật và một số giải pháp giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên một số đối tượng đặc
thù.
Các công trình nói trên đã đề cập đến những khía cạnh, những nội dung cụ thể liên
quan đến giáo dục ý thức pháp luật cho những đối tượng ở những phạm vi và cách tiếp cận
khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề cơ bản về ý thức pháp luật từ một
địa bàn cụ thể, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu ý thức pháp luật của người chưa thành niên
và các giải pháp để nâng cao ý thức pháp luật của người chưa thành niên ở quận Hoàng Mai,
Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu
của các công trình, tài liệu khoa học trên và các tài liệu khác có liên quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận về ý thức pháp luật và ý thức pháp luật của
người chưa thành niên, nghiên cứu thực trạng YTPL của người chưa thành niên trên địa bàn
quận Hoàng Mai, luận văn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho người
chưa thành niên trên địa bàn Quận.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, người chưa thành
niên và ý thức pháp luật của người chưa thành niên.
- Trình bày, phân tích thực trạng YTPL và nguyên nhân thực trạng YTPL của người chưa
thành niên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của người chưa thành niên ở quận
Hoàng Mai, Hà Nội đảm bảo tính lý luận, thực tiễn.



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Ý thức pháp luật
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ý thức pháp luật của người chưa thành niên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản và
Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật nói chung, ý thức pháp luật nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp chứng minh, phương pháp logic, phương pháp hệ thống và xã hội học…
6. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Qua nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về ý thức
pháp luật của người chưa thành niên, từ đó luận văn góp phần làm phong phú thêm kiến thức lý
luận chung về Nhà nước và pháp luật.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có những đề xuất về giải pháp, cung cấp luận cứ cho việc
hoạch định chính sách và xây dựng các văn bản pháp luật về thanh, thiếu niên; là tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu nói chung và của các cơ quan hữu quan trên địa bàn Quận và Thủ đô
trong xây dựng các chế độ, chính sách về thanh, thiếu niên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật và ý thức pháp luật của người chưa
thành niên.
Chương 2: Thực trạng ý thức pháp luật của người chưa thành niên trên địa bàn quận
Hoàng Mai, Hà Nội.

Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của người chưa thành
niên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.

References
1. Alếchxâyép (1986) , Pháp Luật trong cuộc sống của chúng ta, Nxb Pháp lý, Hà Nội.
2. Ban Bí thư Trung ương Đoàn (2006), Báo cáo số 204BC/TWĐTN ngày 26/10 về tình hình
triển khai thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng, Hà Nội.
3. Ban chỉ đạo 197 Quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013, Hà Nội.
4. Mai Ngọc Bích (2012), Vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong
việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị, Luận văn Thạc sỹ luật học, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 06/01/2012 về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.
6. Bộ giáo dục và đào tạo (2004), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, T.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.

19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.

Công an Quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo thống kê các vụ phạm tội của người chưa thành
niên trên địa bàn Quận, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành
Trung ương khóa VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba BCH TW khóa VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12 của Ban Bí thư Trung
ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục ý thức pháp luật, nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Sự

thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ
CNH, HĐH, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đoan (2002), Hiệu quả pháp luật – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Minh Đoan (2006), “Ý thức pháp luật đối với đời sống xã hội”, Tạp chí Luật học,
(1).
Nguyễn Minh Đoan (2011), Ý thức pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Hoàng Mai (2012), Báo cáo chuyên đề “Vai trò của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh trong việc nâng cao ý thức pháp luật của người chưa thành niên”, Hà
Nội.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Hoàng Mai (2012), Báo cáo Tổng kết công tác đoàn và phong
trào TTN khóa II, nhiệm kỳ 2012 – 2017, Hà Nội.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2004), Nghị quyết số 05NQ/TWĐTN ngày 23/8
của Ban chấp hành Trung ương Đoàn (khóa VIII) về tăng cường công tác giáo dục của
Đoàn trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Điều lệ, Hà Nội.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Hà Nội.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Hà Nội.
Hội đồng PHPBGDPL Quận Hoàng Mai (2013), Kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật năm 2013 trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Nguyễn Đình Đặng Lục (2013), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân
cách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1985), Toàn tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đỗ Đức Minh (2014), “Tìm hiểu một số khái niệm lý luận và tư tưởng”, Tạp chí lý luận

chính trị và truyền thống, (1).


32. Ngô Văn Nam (2009), Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật trong điều kiện nhà
nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Hoàng Thị Kim Quế, (2003), “Bàn về ý thức pháp luật”, Tạp chí Luật học, (1).
34. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên), (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp
35.
36.
37.
38.

39.
40.
41.
42.
43.
44.
45.
46.
47.
48.
49.
50.

luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên), (2005), Phạm Hữu Nghị trong giáo trình Lý luận chung
nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quận ủy Hoàng Mai (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Quận khóa I

trình Đại hội đại biểu lần thứ II, Hà Nội.
Quận ủy Hoàng Mai (2011), 05 Chương trình công tác của Quận ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015,
Hà Nội.
Quận ủy Hoàng Mai (2013), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 25 –NQ/TW
ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Chương trình số 01Ctr/TU ngày 31/10/2008 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Hà Nội.
Quốc hội (1991), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Quốc hội (2005), Luật Thanh niên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Quốc hội (2009), Bộ Luật hình sự được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Quốc hội (2012), Luật phổ biến giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tòa án nhân dân Quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo tình hình tội phạm người chưa thành
niên trên địa bàn Quận, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1928/QĐ- TTg ngày 20/11/2009 Phê duyệt Đề
án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”, Hà
Nội.
Ủy ban nhân dân Quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn
Quận, Hà Nội.
Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
Viện Kiểm sát nhân dân Quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo tình hình phạm tội của người
chưa thành niên trên địa bàn Quận, Hà Nội.
Viện nghiên cứu Thanh niên và Tổ chức cứu trợ Trẻ em Anh (Save the Children) (2007),
Kết quả khảo sát thực trạng tình hình trẻ em vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Hà
Nội, Hà Nội.
Viện nghiên cứu thanh niên (2011), Báo cáo các chuyên đề Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với
việc nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên, Hà Nội.




×