Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DSpace at VNU: Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.92 KB, 4 trang )

Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh – Thực tiện tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Nguyễn Phương Hiền
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 01 07
Người hướng dẫn: PGS.TS. Ngô Huy Cương
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Luật kinh tế; Quản lý thuế; Doanh nghiệp ngoài quốc doanh; Vĩnh Phúc
Content
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Thuế là một phạm trù kinh tế khách quan đồng thời cũng là một phạm trù lịch sử. Thuế là công
cụ quản lý rất quan trọng của Nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN, vừa là công cụ điều
tiết vĩ mô của nền kinh tế. Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu từ thuế vào Ngân sách
đảm bảo cho Nhà nước có một nguồn thu ổn định, đáp ứng được vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh
tế, Nhà nước phải tổ chức việc quản lý thuế hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra và hơn
hết thông quá hoạt động quản lý thuế Nhà nước phát hiện những hạn chế của chính sách, điều
chỉnh kịp thời chính sách, chế độ về pháp luật thuế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế
của cộng đồng và góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trốn thuế, chống thất thu thuế.
Hiện nay, ở Việt Nam thực hiện cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, vai trò của
NNT đã được đề cao hơn. Theo đó, NNT tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế
của mình, cơ quan quản lý thuế tập trung vào thực hiện các chức năng tuyên truyền, hỗ trợ kiểm
tra, giám sát NNT. Tuy nhiên, khi nền kinh tế càng phát triển, số lượng NNT tăng lên, cùng với
sự phát triển không ngừng của nhiều hình thức kinh doanh dẫn đến ảnh hưởng đến thất thu
NSNN các thủ đoạn trốn thuế, tránh thuế của NNT càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn
trong việc phát hiện gian lận, làm giảm hiệu quả quản lý thuế. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài:
“Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Thực tiễn tại địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua thực tế tìm hiểu tác giả nhận thấy hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và
luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề tác động pháp luật quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
NQD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung. Do đó việc đánh giá về tác


dụng thực sự của pháp luật quản lý thuế đối với các doanh nghiệp NQD trong quá trình phát triển
kinh tế của đất nước còn nhiều hạn chế.Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu
tác động của pháp luật quản lý thuế đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
tôi hy vọng đề tài “Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Thực tiễn tại địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc” nhận được nhiều sự ủng hộ.


3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm chỉ rõ cơ sở lý luận, thực tiễn những vấn đề chung nhất
về công tác quản lý thuế đặc biết là pháp luật quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó
đưa ra được những kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý thuế.
- Hệ thống hoá và làm rõ hoạt động quản lý thuế.
- Khẳng định sự cần thiết khách quan của việc đổi mới công tác quản lý thuế.
- Nghiên cứu thực trạng pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay nói chung và tại Cục Thuế
tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, từ đó rút ra những thành tựu cần phát huy và những nguyên nhân hạn
chế cần khắc phục
Trên cơ sở các nghiên cứu trên đề xuất những định hướng và kiến nghị để hoàn thiện công tác
quản lý thuế mà quan trọng nhất chính là pháp luật quản lý thuế.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Vấn đề pháp luật quản lý Thuế ở Việt Nam, có rất nhiều các bài viết, công trình nghiên cứu. Tuy
nhiên về khía cạnh “Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh – Thực tiễn tại địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc” vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể. Việc nghiên
cứupháp luật Quản lý thuế cần phải mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc trong tình hình Việt
Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu số liệu thực tế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đưa ra được những
giải pháp tốt nhất để hoàn thiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để từ
đó đưa ra được những phương thức hạn chế tối đa sai sót, tránh thất thu NSNN.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của việc tổ
chức, thực hiện hoạt động quản lý thuế đặc biệt là pháp luật quản lý thuế. Bên cạnh đó, bằng việc

nghiên cứu thực tế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả hi vọng sẽ đưa ra được những kiến nghị
quản lý thuế mang tính áp dụng thực tiễn trong công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận các lý thuyết về thuế và pháp luật quản lý thuế đối với các doanh nghiệp NQD,
thông qua thực tiễn tình hình quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt tác giả chú trọng
đến những tác động của công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc. Ngoài ra luận văn có tham khảo các tài liệu về quản lý thuế cũng như các vấn đề có
liên quan. Luận văn sử dụng các số liệu thống kê thứ cấp có chọn lọc, đáng tin cậy và phân tích,
mô tả, đánh giá những ưu nhược điểm của pháp luật quản lý thuế. Cuối cùng, luận văn tổng hợp
các vấn đề nghiên cứu trên, suy diễn logic phục vụ đề xuất định hướng và giải pháp cho việc
hoàn thiện chính sách và công tác thực thi công tác quản lý thuế.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1:
Khái luận về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Chương 2:
Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.
Chương 3:
Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh và mô hình thực thi tại tỉnh Vĩnh Phúc.


References
I. Tiếng Việt
1.
Bộ Tài Chính (2006), Cẩm nang pháp luật về Tài Chính, Thuế, Hải quan, xây dựng, đất
đai dành cho doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.
2.

Bộ Tài Chính (2011), Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011.
3.
Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 06/11/2013.
4.
Bộ Tài Chính, Thông tư số 64/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ.
5.
Bộ Tài Chính (2013), Thuế 2013 Biểu thuế xuất khẩu nhập khẩu và thuế GTGT hàng
nhập khẩu, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
6.
Bộ Tài Chính (2013), Thông tư 219/2013 ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành NĐ số
209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013.
7.
Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014.
8.
Chính Phủ (2013), Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 18/12/2013.
9.
Chính Phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản
lý thuế.
10.
Chính Phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế thu nhập Doanh nghiệp.
11.
Chính Phủ (2013), Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
12.

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm
2011; Nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2011 và giai đoạn 2011-2015, Vĩnh Phúc
13.
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tóm tắt Tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm
2012; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2013, Vĩnh Phúc.
14.
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tổng kết công tác thu NSNN năm 2012, nhiệm
vụ và giải pháp thu NSNN năm 2013, Vĩnh Phúc.
15.
Nguyễn Thị Thu Cúc (2009), Những vấn đề chung về Thuế, Hà Nội.
16.
Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu (2008), Giáo trình Nghiệp vụ thuế, NXB Tài
chính, Hà Nội.
17.
Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phạm Thị Phương Loan (2012), Thuế, NXB Kinh tế TP Hồ Chí
Minh, TP. Hồ Chí Minh.
18.
Ngô Tăng Phước (2006), Giáo trình Pháp Luật Kinh tế, NXB Thống Kê, Hà Nội.
19.
Quốc hội (2013), Hiến Pháp ngày 28/11/ 2013.
20.
Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
21.
Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 12/12 / 2006.
22.
Quốc hội (2008), Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
23.
Quốc hội (2008), Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
24.
Quốc hội (2012), luật số 21/2012/QH13 luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản

lý thuế ngày 1/7/2013
25.
Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày
19/6/2013.
26.
Phạm Thị Giang Thu (2008), “Những yêu cầu và mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật thuế ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật (số 3/2008).


27.
28.

Nguyễn Hợp Toàn (2005), Giáo trình Pháp Luật Kinh tế, NXB Thống Kê, Hà Nội.
Tổng Cục Thuế (2008), Hệ thống văn bản pháp luật về thuế TNDN, NXB Tài Chính, Hà
Nội.
Tổng Cục Thuế (2009), Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về Thuế, NXB Hà Nội, Hà

29.
Nội.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.

Tổng Cục Thuế (2011), Hóa đơn chứng từ thuế, NXB Hà Nội, Hà Nội.
Tổng Cục Thuế (2010), Quy trình quản lý thuế, NXB Hà Nội, Hà Nội.
Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Quản Lý thuế, NXB Kinh tế,

TP. Hồ Chí Minh.
Trường đại học Kinh tế Quốc Dân (2011), Giáo trình khởi sự kinh doanh và tái lập
doanh nghiệp, NXB đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
Trường đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật Thuế Việt Nam, NXB Công An, Hà
Nội.
Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật NSNN, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội
Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Vĩnh Phúc.



×