Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

................/...............

......./.......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LƢU VĂN QUANG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

................/...............

......./.......

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA



LƢU VĂN QUANG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành
Mã số

: Quản lý công
: 60 34 04 03

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Phó GSTS Vũ Trọng Hách

TP. HỒ CHÍ MINH - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Học viên hành chính
quốc gia, lãnh đạo khoa Sau Đại học và các giảng viên đã truyền đạt, trang bị
cho tôi những kiến thức chuyên ngành quản lý công trong suốt thời gian học
tập, đây là những kiến thức quý báo giúp tôi trong quá trình hoạt động thực
tiễn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS-TS Vũ Trọng
Hách và Hội đồng đánh giá luận văn đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi hoàn
thành luận văn này; xin chân trọng cảm ơn quý thầy, cô lãnh đạo Học viện và
trƣờng Chính trị tỉnh Kiên Giang thầy, cô chủ nhiệm đã luôn tạo điều kiện,

động viên tôi học tập, nghiên cứu đầy đủ các nội dung chuyên đề trên lớp.
Xin cảm ơn, các anh, chị lãnh đạo Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi có đủ tài liệu, dữ kiện để viết, hoàn thành luận văn
tốt nghiệp; Ban tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang; Ban Thƣờng vụ thành ủy Rạch
Giá và đồng nghiệp trong cơ quan luôn tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đây là lần đầu tiên tôi đƣợc học tập và nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ,
do đó, chắc chắn còn những hạn chế, khuyết điểm nhất định, rất mong quý
thầy, cô các đồng chí, bạn bè và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi hoàn
chỉnh bản luận văn và nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về kiến thức chuyên
Ngành quản lý công.
Xin chân trọng cảm ơn!
Kiên Giang, tháng 7 năm 2017
Tác giả

Lƣu Văn Quang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết luận
khoa học của luận văn chƣa công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Lƣu Văn Quang


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.2. Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam

9
9
9
15

1.1.3. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà
nƣớc về tôn giáo và công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo

17

1.1.3.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng

17

1.1.3.2. Chính sách, pháp luật Nhà nƣớc

20


1.2. MỤC TIÊU, CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ, NỘI DUNG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO

21

1.2.1. Mục tiêu

21

1.2.2. Chủ thể, khách thể, nội dung

23

1.2.2.1. Chủ thể và khách thể

23

1.2.2.2. Nội dung

24

1.3. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO

33

1.3.1. Thực hiện chức năng của nhà nƣớc

33


1.3.2. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo hợp pháp của ngƣời dân

33

1.3.3. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của tôn giáo

34


1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG VÀ R T RA BÀI HỌC
CHO KIÊN GIANG
1.4.1. Kinh nghiệm ở một số địa phƣơng

36
36

1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn
giáo ở Trà vinh

36

1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn
giáo ở An giang

38

1.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn
giáo ở Sóc trăng


40

1.4.2. Rút ra bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý Nhà
nƣớc đối với hoạt động Phật giáo ở kiên giang

42

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
GIANG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHẬT GIÁO Ở TỈNH KIÊN GIANG
2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Kiên Giang

46
46
46

2.1.1.1. Vị trí địa lý và sự phân bố dân cƣ

46

2.1.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội

47

2.1.1.3. Đặc điểm tình hình tôn giáo ở Kiên Giang

49


2.1.2. Đặc điểm của Phật giáo ở Kiên Giang

51

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN
GIANG
2.2.1. Về tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nƣớc về tôn giáo

55
55

2.2.2. Triển khai thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật liên
quan đến các hoạt động tôn giáo
2.2.2.1. Thực trạng thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo

57
57


2.2.2.2. Công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc Phật giáo

59

2.2.2.3. Quản lý đất đai, xây dựng và sửa chữa cơ sở thờ tự của
Phật giáo
2.2.2.4. Việc giải quyết khiếu kiện liên quan đến Phật giáo

62
62


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO Ở TỈNH KIÊN
GIANG

63

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân

63

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

65

2.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động Phật giáo giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

66

2.3.3.1. Vấn đề đặt ra cần giải quyết về tổ chức bộ máy, cán bộ
làm công tác Phật giáo

67

2.3.3.2. Vấn đề đặt ra cần giải quyết về tình hình hoạt động của
Phật giáo

67


Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KIÊN GIANG
3.1. DỰ BÁO
3.1.1. Dự báo tình hình

75
75
75

3.1.1.1. Xu hƣớng tích cực

75

3.1.1.2. Xu hƣớng tiêu cực

77

3.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nƣớc về hoạt động của
Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới

78

3.2. ĐỊNH HƢỚNG CỦA TỈNH KIÊN GIANG VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO

79


3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHẬT GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
3.3.1. Giải pháp

81
81

3.3.1.1. Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm và trách nhiệm
của hệ thống chính trị và cán bộ, Đảng viên về công tác quản lý nhà
nƣớc đối với hoạt động của Phật Giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

81

3.3.1.2. Tăng cƣờng phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công
tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động Phật Giáo

82

3.3.1.3. Quan tâm hơn nữa đến công tác tranh thủ vận động quần
chúng tín đồ, chức sắc Phật giáo và xây dựng lực lƣợng nòng cốt ở cơ sở
đấu tranh phòng chống lợi dụng chức sắc, Phật tử Phật giáo trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang

85

3.3.1.4. Đẩy nhanh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống cho đồng bào Phật tử Phật giáo trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang

87


3.3.1.5. Củng cố, kiện toàn bộ máy và cán bộ làm công tác tôn
giáo và Phật giáo

88

3.3.1.6. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, đối
với Quản lý Nhà nƣớc về hoạt động của Phật Giáo trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang

89

3.3.1.7. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
việc chấp hành pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động Phật giáo
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
3.3.2. Kiến nghị
3.3.2.1. Thứ nhất, về quan điểm, chính sách chung

89
90
90

3.3.2.2. Những kiến nghị cụ thể liên quan đến Phật giáo ở Kiên
Giang

93


KẾT LUẬN


98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

101

PHỤ LỤC

111


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời là một thực thể xã
hội ra đời từ hàng ngàn năm lịch sử và còn tồn tại lâu dài. Trong quá trình tồn
tại và phát triển, tôn giáo đã ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn
hóa, xã hội, tâm lý, lối sống, phong tục nhiều quốc gia, tộc ngƣời. Do vậy,
cũng nhƣ các hoạt động khác trong xã hội có nhà nƣớc, tôn giáo tất yếu chịu
sự quản lý của nhà nƣớc. Mục đích quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn
giáo nhằm bảo đảm cho hoạt động tôn giáo diễn ra bình thƣờng, đúng pháp
luật và văn hóa nơi hành vi tôn giáo đó diễn ra, vì lợi ích dân tộc và cộng
đồng, trong đó có lợi ích của tổ chức tôn giáo.
Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan
trọng quyết định sự thành bại của công tác tôn giáo trong tình hình mới. Các
văn bản của Đảng về công tác tôn giáo đều nhấn mạnh đến vai trò của công
tác này. Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban Chấp
hành Trung ƣơng Đảng khoá IX xác định, một trong các giải pháp chủ yếu
của công tác tôn giáo là “tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về tôn giáo”.
Tỉnh Kiên Giang có 10 tôn giáo sinh hoạt ở 21 tổ chức giáo hội đã đƣợc
Nhà nƣớc công nhận, có 02 tôn giáo và một số hệ phái Tin lành chƣa đƣợc

công nhận về tổ chức; có số lƣợng tín đồ các tôn giáo chiếm khoảng 30% dân
số của tỉnh. Các tôn giáo ở đây trong quá trình phát triển luôn có mối quan hệ
đoàn kết, đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Riêng Phật giáo, có
03 hệ phái: Bắc tông, Nam tông (Kinh, Khmer) và Khất sỹ. Trong hoạt động,
từ tháng 11 năm 1981 (thời điểm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam) đến
nay luôn thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó nội bộ, góp phần làm ổn định xã
hội tại địa phƣơng. Phật giáo Việt Nam ở tỉnh Kiên Giang, trong mọi hoạt

1


động luôn đi đầu so với các tôn giáo khác trên địa bàn Tỉnh, thực hiện tốt
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và qui định của Giáo hội.
Tuy nhiên, những năm gần đây hoạt động của tăng, ni Phật giáo Việt
Nam ở tỉnh Kiên Giang xuất hiện những vấn đề đáng quan tâm đặt ra, nhƣ:
Thứ nhất, về phía Giáo hội trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo chƣa có
sự thống nhất cao giữa chức sắc lãnh đạo giáo hội.
Thứ hai, xuất hiện hiện tƣợng tranh giành quyền lực lãnh đạo giáo hội,
mâu thuẫn nội bộ tăng, ni.
Thứ ba, liên quan Phật giáo Nam tông Khmer, sƣ sãi và Phật tử có
những hoạt động cùng hệ phái với Phật giáo ở Campuchia, một số sƣ sãi, Phật
tử có mối quan hệ với sƣ sãi ở Campuchia, trong hoạt động thƣờng xuyên qua
lại biên giới trái pháp luật để tham dự lễ hội. Ngoài ra, trong hoạt động Phật
sự của sƣ sãi, luôn lấy danh nghĩa Hội Đoàn kết sƣ sãi yêu nƣớc, dù đó là
công việc của Giáo hội Phật giáo nhƣng không lấy danh nghĩa của Giáo hội.
Thứ tư, một số phần tử xấu lợi dụng hoạt động của Phật giáo để hoạt
động mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân, xảy ra hiện tƣợng biến gia đình thành
cơ sở thờ tự, xây tƣợng, đặt tƣợng trái pháp luật, khiếu kiện, kích động tín đồ
phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong công tác quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo nói chung, đối với Phật

giáo nói riêng ở Tỉnh Kiên Giang đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng; kịp
thời đƣa các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà
nƣớc vào đời sống xã hội, giải quyết yêu cầu hoạt động tôn giáo chính đáng,
đúng pháp luật, tạo sự đồng thuận cao, tăng cƣờng sự gắn bó, cởi mở trong
quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức tôn giáo với cấp ủy, chính quyền, mặt trận
và đoàn thể các cấp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, nhận thức của một bộ
phận đảng viên, cán bộ, công chức về công tác tôn giáo còn hạn chế, việc giải
quyết yêu cầu tôn giáo còn nhiều quan điểm và cách làm khác nhau, công tác
2


tham mƣu cho cấp uỷ chƣa kịp thời; đội ngũ làm công tác tôn giáo vừa thiếu
lại vừa yếu; sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong vùng đồng bào có
đạo chƣa đồng bộ, nhất là ở cơ sở.
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phƣơng, tôi mạnh dạn chọn đề tài
“ u

v

t

của Phật giáo tr

t

Kiên

Giang” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết,

nhiều tác phẩm lý luận liên quan đến Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo
ở tỉnh Kiên Giang nói riêng, với nhiều quan điểm khác nhau của các nhà
nghiên cứu, trong đó có các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý ở cấp
trung ƣơng và địa phƣơng, các giới tu sỹ Phật giáo. Những công trình, những
tác phẩm đó là những nguồn tƣ liệu phong phú, giúp cho bản thân nghiên cứu
và trình bày một cách cơ bản góp phần hoàn thành luận văn.
2.1. Các tác phẩm lý luận về tôn giáo và kiến thức chung về tôn
giáo
- Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của GS. Đặng
Nghiêm Vạn Nxb Chính trị Quốc gia – 2003 và Tôn giáo học nhập môn của
TS. Đổ Minh Hợp, Nxb Tôn giáo, HN 2006 là hai quyển sách của hai tác giả
khác nhau, nhƣng về cơ bản đã cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức cơ
bản và quan trọng nhất về lý luận tôn giáo học mác - xít và khái quát thực
trạng một số tôn giáo ở Việt Nam.
- Một số tôn giáo ở Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân, Nxb
Tôn giáo – 2005, là quyển sách mà tác giả đã cung cấp cho ngƣời đọc những
kiến thức về lịch sử, hệ thống giáo lý, về cơ cấu tổ chức của các tôn giáo ở
Việt Nam.
2.2. Các tác phẩm về Phật giáo
3


- Việt Nam Phật giáo sử luận, tập I, II, III của Nguyễn Lang, Nxb Văn
học – 2008; Phật giáo Nam Bộ từ thế kỷ 17 đến 1975 của Trần Hồng Liên,
NXB thành phố Hồ Chí Minh 1996; Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở
Nam Bộ - Việt Nam từ thế kỷ 17 đến 1975 của Trần Hồng Liên, NXB Khoa
học Xã hội 2000. Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ của PGS.TS Trần
Hồng Liên, Nxb Khoa học xã hội – 2004. Tuy là những tác phẩm của hai tác
giả khác nhau, nhƣng cũng đã cung cấp cho ngƣời đọc những kiến thức cơ
bản về quá trình phát triển và những đóng góp của Phật giáo Việt Nam nói

chung, Nam bộ nói riêng.
- Phật học Khái luận của Thích Chơn Thiện, Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, Ban Giáo dục tăng ni - 1993; Sự tích Đức Phật Thích Ca của Trần Hửu
Danh (Cƣ sỹ Minh Thiện), Nxb Văn học - 2009; Đức Phật và Phật pháp của
Narada Maha thera do Phạm Kim Khánh dịch, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là những cuốn sách đã cung cấp cho ngƣời đọc những kiến
thức rất quan trọng về lịch sử hình thành, phát triển của Phật giáo, trong đó
quan trọng nhất là lịch sử ngƣời sáng lập đạo Phật và những tƣ tƣởng đầu tiên
của Phật Thích Ca.
2.3. Các tác phẩm, luận văn nghiên cứu trực tiếp những vấn đề liên
quan đến Phật giáo
- Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của Phật giáo trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay - Thực trạng và giải pháp, luận văn Thạc sĩ tôn
giáo học của Trần Hữu Thành, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí minh,
năm 2014. Luận văn nghiên cứu thực trạng Phật giáo tỉnh Đồng Tháp và nêu
ra những vấn đề cần quan tâm trong công tác đối với Phật giáo tỉnh Đồng
Tháp.
- Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo huyện Châu Thành, tỉnh Bến
Tre hiện nay, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Ngô Thị Hồng Huệ, Học viện
4


Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn trình bày quá trình
thực hiện chức năng xã hội của Phật giáo huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre
thông qua các hoạt động từ thiện xã hội, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp tiếp tục phát huy vai trò Phật giáo trong công tác từ thiện xã hội.
- Tổ chức Gia đình phật tử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với việc giáo
dục đạo đức thanh thiếu niên hiện nay, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của
Nguyễn Thị Minh Phƣợng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm
2014. Luận văn nghiên cứu về tổ chức gia đình Phật tử tại tỉnh Đồng Nai và

sự ảnh hƣởng của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên tỉnh
Đồng Nai.
- Phật giáo ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay - Thực trạng và những vấn đề
đặt ra, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Lê Thị Minh Chính, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn nghiên cứu về thực trạng tình
hình Phật giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và nêu những vấn đề cần quan
tâm trong công tác đối với Phật giáo tại địa phƣơng.
- Vai trò của Hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước trong Phật giáo Nam Tông
Khmer vùng Tây Nam Bộ hiện nay - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận
văn Thạc sĩ tôn giáo học của Bạch Thanh Sang, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành, phát
triển và thực trạng của Hội Đoàn kết Sƣ sãi yêu nƣớc trong Phật giáo Nam
tông Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay và nêu ra những vấn đề
cần quan tâm trong công tác đối với Hội.
- Giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống của
Phật giáo Nam tông Khmer ở tỉnh Kiên Giang hiện nay - Thực trạng và
những vấn đề đặt ra, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Phan Văn Mƣời, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn nghiên cứu thực

5


trạng và những vấn đề đặt ra cho việc giữ gìn và phát huy văn hóa, đạo đức
Phật giáo Nam tông Khmer.
- Công tác vận động chức sắc, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer ở tỉnh
Sóc Trăng hiện nay, luận văn Thạc sĩ tôn giáo học của Nguyễn Văn Sỹ, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận văn nghiên cứu thực
trạng công tác vận động chức sắc và tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh
Sóc Trăng, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp tăng
cƣờng hiệu quả công tác vận động chức sắc và tín đồ Phật giáo Nam tông trên

địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Biến đổi trong đời sống văn hóa của tu sỹ Phật giáo Nam tông Khmer
tỉnh Kiên Giang (từ sau 1986 đến nay), luận văn Thạc sỹ của Đại đức Danh
t, Trƣờng Đại học Trà Vinh - 2014. Tác phẩm này tuy nghiên cứu chủ yếu
trên lĩnh vực văn hóa, nhƣng ít nhiều đã cung cấp cho ngƣời đọc hiểu đƣợc cơ
cấu tổ chức Phật giáo ở tại địa phƣơng.
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phật giáo Nam tông Khmer đồng hành
cùng dân tộc” của Viện nghiên cứu Tôn giáo và Học viện Phật giáo Nam
tông Khmer - Kiên Giang 6/2014;
- Kỷ yếu khóa hội thảo hoằng pháp toàn quốc 2010 tại Kiên Giang, của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Ban Hoằng pháp trung ƣơng;
- Tinh thần ngày 10 tháng 6 năm 1974 của Thƣợng tọa Danh Lung,
Nxb Hồng Đức; Danh tăng Phật giáo Nam tông Khmer của Thƣợng tọa Danh
Lung, Đại đức Châu Hoài Thái, Nxb Hồng Đức; Các dân tộc thiểu số ở Kiên
Giang góp phần dựng nước và giữ nước của Lâm Chí Việt trong quyển Các
dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia - 2001.
Đây là những tác phẩm có thể cung cấp cho ngƣời đọc hiểu sâu hơn về
những đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của phật giáo, giới sƣ sãi, đồng bào

6


Phật tử ở Kiên Giang trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giành độc
lập dân tộc.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu: nhằm làm rõ thực trạng, nguyên nhân và những
vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nƣớc về hoạt động phật giáo ở Kiên Giang; từ
đó đƣa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý
nhà nƣớc về hoạt động phật giáo ở Kiên Giang.
Nhiệm vụ của luận văn:

Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nƣớc về hoạt
động Phật giáo ở Kiên Giang;
Hai là, đánh giá, phân tích thực trạng, kết quả quản lý nhà nƣớc đối với
các hoạt động của Phật giáo ở Kiên Giang từ năm 2004 đến nay (từ khi có
Pháp lệnh Tín ngƣỡng, tôn giáo);
Ba là, khái quát về những vấn đề đặt ra, dự báo và đề xuất một số nội
dung trong công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động của Phật giáo ở Kiên
Giang trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian nghiên cứu của luận văn


t ợng nghiên cứu:

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý Nhà nƣớc đối
với hoạt động của Phật giáo ở Kiên Giang.
- Ph m vi nghiên cứu:
Về tình hình Phật giáo và hoạt động của Phật giáo trên địa bàn Tỉnh
Kiên Giang;
Nội dung nghiên cứu: công tác quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động của
Phật giáo trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang.
ăm 2004 (từ khi có Pháp lệnh tín

- Thời gian nghiên cứu: Từ
ỡng, tôn giáo) ến nay.
7


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn vận dụng những nguyên tắc, phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng phƣơng pháp

nghiên cứu chuyên ngành Tôn giáo học và vận dụng các phƣơng pháp cụ thể:
khảo sát, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, v.v...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ tính tất yếu và yêu cầu đổi mới
quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo, trong quan hệ giữa Nhà nƣớc Xã
hội chủ nghĩa với Phật giáo ở Việt Nam nói chung, Kiên Giang nói riêng.
Về thực tiễn, từ đánh giá kết quả quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động
của Phật giáo ở Kiên Giang thời gian qua, chỉ ra vấn đề cần quan tâm, đƣa ra
dự báo và khuyến nghị nhằm góp phần thúc đẩy quản lý Nhà nƣớc đối với
hoạt động của Phật giáo ở Kiên Giang thời gian tới đạt hiệu quả hơn.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho môn học Tôn giáo và quản
lý nhà nước về Phật giáo, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu tôn giáo học
và một số lĩnh vực liên quan tới Phật giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có
kết cấu gồm 03 chƣơng 10 tiết.

8


Chƣơng 1.
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA PHẬT GIÁO
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Một số khái niệm
Tôn giáo: Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở
đức tin và sùng bái những lực lƣợng siêu nhiên, cho rằng có những lực lƣợng
siêu tự nhiên quyết định số phận con ngƣời, con ngƣời phải phục tùng và tôn
thờ, tôn giáo nảy sinh rất sớm từ trong xã hội nguyên thủy.
Tôn giáo “religion”, nghĩa là thu lƣợm thêm sức mạnh siêu nhiên, trên

một cách thức nào đó giúp con ngƣời sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên,
từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con ngƣời, đôi khi đồng nghĩa với tín
ngƣỡng, thƣờng đƣợc định nghĩa là niềm tin vào những gì thiêng liêng hay
thần thánh, cũng nhƣ những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến
niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai
phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thƣờng trong cuộc
sống con ngƣời, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Con ngƣời sử
dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo.
Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả
của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ
trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế
những tƣ tƣởng tôn giáo thƣờng mang tính triết học. Tôn giáo trong đời sống
xã hội từ xƣa đến nay rất nhiều, nhƣng hiện nay chỉ có một số tôn giáo lớn, có
số tín đồ đông nhƣ: Islam giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo,...
Đôi khi từ “tôn giáo” cũng đƣợc dùng để chỉ tổ chức tôn giáo, một tổ
chức gồm nhiều cá nhân cùng chung tín ngƣỡng và việc thờ phụng, thƣờng tổ
chức tôn giáo có tƣ cách pháp nhân. Trong tính đa dạng của tôn giáo hiện nay
9


có nhiều quan niệm về tôn giáo và những tiêu chí xác định tôn giáo cụ thể
cũng rất khác nhau, theo tôi, để xác định một tôn giáo cụ thể phải đảm bảo
năm yếu tố, nhƣ: Giáo chủ, giáo lý (lý thuyết tính thiêng), giáo luật, giáo lễ, nghi
lễ, giáo hội, giáo dân.
Theo quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin, tôn giáo là một hình thái ý
thức xã hội, phản ảnh niềm tin của con ngƣời vào lực lƣợng siêu nhiên và cho
rằng lực lƣợng siêu nhiên này quyết định cuộc sống của họ. Đồng thời với
niềm tin của con ngƣời vào lực lƣợng siêu nhiên, nó thể hiện sự bất lực của
con ngƣời trƣớc tồn tại xã hội đã sinh ra nó.
Từ góc độ khoa học tổ chức, tôn giáo đƣợc xem là tổ chức có cơ cấu

chặt chẽ với hệ thống chức sắc là những ngƣời lãnh đạo chuyên nghiệp, có
lực lƣợng đông đảo tín đồ là những ngƣời tin theo tôn giáo đó, có nơi để hành
đạo, có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ chặt chẽ. Mỗi tôn giáo có tên riêng,
gắn với các thần tƣợng có thật (hay tƣởng tƣợng) để tôn thờ nhƣ Phật giáo
(Phật Thích Ca), Công giáo, Tin lành (Chúa Giê su), Phật giáo Hòa Hảo (Đức
Huỳnh Giáo chủ - Huỳnh Phú Sổ), Cao Đài (Ngọc Hoàng Thƣợng đế)... hoạt
động tôn giáo nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời có đạo.
Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể đƣợc thể hiện ở Điều 3 Pháp lệnh tín
ngƣỡng, tôn giáo nêu rõ: “tôn giáo là tập hợp những ngƣời cùng tin theo một
hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức thành một cơ cấu nhất định
đƣợc Nhà nƣớc công nhận” [97].
Nhƣ vậy, rất khó có thể đƣa ra khái niệm hay định nghĩa tôn giáo một
cách hoàn chỉnh, đƣợc mọi ngƣời, mọi nhà nghiên cứu, khoa học công nhận
với đầy đủ gốc độ, khía cạnh khác nhau, nhƣng có thể khẳng định tôn giáo là
hình thái ý thức xã hội, một bộ phân kiến thúc thƣợng tầng, đề cập đến tôn
giáo là nói đến hoạt động của con ngƣời, trong đó thể hiện mối quan hệ giữa
hai thế giới thực tế và hƣ ảo, của hai tính trần, tục và thiêng liêng, trong đó
10


lực lƣợng siêu nhiên, siêu phàm chi phối đời sống vật chất và tinh thần hằng
ngày của con ngƣời (tín đồ).
Tổ chức tôn giáo: là tập hợp những ngƣời cùng tin theo một hệ thống
giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định đƣợc Nhà
nƣớc công nhận [98, tr.2]. Những ngƣời cùng chung một tôn giáo, có Hiến
chƣơng, Điều lệ, có tôn chỉ, mục đích phù hợp với thuần phong mỹ tục và
đƣợc Nhà nƣớc phê duyệt.


ồ: là ngƣời tin theo một tôn giáo và đƣợc tổ chức tôn giáo thừa


nhận [98, tr.2].
Nhà tu hành: là tín đồ tự nguyện thực hiện thƣờng xuyên nếp sống
riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo [98, tr.2].
Chức sắc tôn giáo: là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo [98,
tr.2].
Tự do tôn giáo: Tự do tín ngƣỡng hay tự do tôn giáo, thƣờng đƣợc coi
là một nguyên tắc của quyền tự do cá nhân hay cộng đồng trong việc thực
hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngƣỡng. Khái
niệm này thƣờng đƣợc thừa nhận là bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo
hoặc tự do không theo một tôn giáo nào. Tại nhiều quốc gia, tự do tín ngƣỡng
đƣợc coi là một quyền cơ bản của con ngƣời. Tuyên ngôn Quốc tế về nhân
quyền định nghĩa tự do tín ngƣỡng nhƣ sau: Mỗi ngƣời có quyền tự do tƣ
tƣởng, lƣơng tâm và tín ngƣỡng; quyền này bao gồm tự do thay đổi tín
ngƣỡng và tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngƣỡng của mình một cách cá nhân
hoặc công khai trong việc rao giảng, thực hành, thờ phụng, và tu tập.
Tại một quốc gia có quốc giáo, tự do tín ngƣỡng thƣờng đƣợc hiểu là
chính phủ cho phép thực hành các hoạt động của các tôn giáo khác với quốc
giáo và không đàn áp các tín đồ thuộc các tôn giáo khác.
Quyền tự do tôn giáo: nếu xét theo ngữ nghĩa và hiểu theo nghĩa đơn
11


giản, “tự do tôn giáo” là sự bảo đảm tính độc lập của tôn giáo đối với các thiết
chế quyền lực, bảo đảm tôn giáo thoát ly mọi sự cấm đoán, hạn chế, ràng
buộc. Nếu nhìn nhận dƣới góc độ triết học thì khái niệm tự do phải đƣợc xem
xét trong mối quan hệ với tất yếu.
Điều 1 và 2 tại Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo Nước ta (2004) chỉ rõ:
“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước
pháp luật”. Công dân có tín ngƣỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngƣỡng, tôn
giáo cũng nhƣ công dân có tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn
nhau. Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngƣỡng, tôn giáo đƣợc hƣởng
mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân. Chức sắc,
nhà tu hành có trách nhiệm thƣờng xuyên giáo dục cho tín đồ về lòng yêu
nƣớc, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật.
ật

v

ật

Phật giáo là tôn giáo ra đời cách đây hơn 2.500 năm tại Ấn Độ, do Thái
tử Tất Đạt Đa sáng lập. Nội dung cơ bản của Phật giáo tập trung ở Ba bộ kinh,
ngƣời Phật giáo thƣờng gọi là Tam tạng kinh – Tripitaka, gồm: Kinh tạng
(Sutra pitaka), Luật tạng (Vinaya pitaka) và Luận tạng (Abhidhamma pitaka).
Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã chia thành nhiều hệ phái, tông phái,
sơn môn khác nhau. Về tổ chức, Phật giáo không có tổ chức chung trên toàn
thế giới, mà tổ chức theo từng tông phái hoặc mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, Phật giáo đƣợc du nhập từ đầu Công nguyên. Thời kỳ Bắc
thuộc, ảnh hƣởng nổi bật nhất của Phật giáo đối với Nhân dân ta là đã khích lệ tƣ
tƣởng giành độc lập, chủ quyền lãnh thổ, quốc gia; đồng thời củng cố đạo đức,
lối sống và đoàn kết cộng đồng dân tộc. Giai đoạn Đất nƣớc độc lập, Phật giáo
rất có điều kiện phát triển, nhất là vào thời kỳ các triều đại nhà Ngô, Đinh và
12


Tiền Lê, Lý - Trần, Phật giáo có vai tr rất quan trọng trong đời sống văn hóa,
chính trị đƣơng thời. Vậy, Phật giáo đƣợc hiểu theo nghĩa nhƣ thế nào. Phật giáo

và đạo Phật là hai danh từ quen thuộc, ít đƣợc phân biệt, tuy nhiên về bản chất
có khác nhau.
Đạo, theo từ Hán nghĩa đen là con đƣờng hay đƣờng đi, nghĩa bóng
mang khái niệm trừu tƣợng về con đƣờng, phƣơng hƣớng, đƣờng lối dẫn dắt
con ngƣời đi đến mục tiêu hay lý tƣởng nào đó. Cùng với nghĩa Phật, đƣợc
phiên âm từ Buth của tiếng Phạn, nghĩa là Giác ngộ, thì Đạo Phật đƣợc hiểu
là con đƣờng giác ngộ.
Giáo theo nghĩa chữ Hán là giáo lý, sự dạy dỗ để đƣa con ngƣời đi đến
mục tiêu hay lý tƣởng nào đó. Cùng với nghĩa Phật là giác ngộ, thì Phật giáo
nghĩa là sự giáo dục, dạy dỗ để đƣa con ngƣời đến sự giác ngộ.
Trong khi Phật giáo là tên gọi tổng quát để chỉ cho một tôn giáo, tức
là cả một hệ thống, gồm giáo chủ, giáo lý, giáo lễ, giáo luật... thuộc phạm
vi khách quan, có tính phổ quát trên toàn thế giới; thì từ Đạo Phật đƣợc thu
hẹp nghĩa hơn và chỉ lƣu hành trong phạm vi của một quốc gia hay nhìn xa
hơn thuộc về phạm vi chủ quan của từng cá nhân.
Do đó, chúng ta có thể nói rằng Phật giáo là chỉ cho cái chung của một
tôn giáo về chiều rộng, c n Đạo Phật phải đ i hỏi ở sự thực hành thuộc về
chiều sâu hơn. Tuy nhiên, trong các văn bản của Nhà nƣớc hiện nay, không
phân biệt Phật giáo với Đạo Phật, nên trong luận văn này, từ đạo Phật đƣợc
dùng đồng nghĩa với Phật giáo và ngƣợc lại.
Hoạt động tôn giáo:
Có tôn giáo là có hoạt động tôn giáo, hoạt động tôn giáo để duy trì sự
tồn tại và phát triển của tôn giáo. Hoạt động tôn giáo là tiến hành việc đạo,
theo một giáo luật, giáo lý, giáo lễ của một tôn giáo cụ thể; đƣợc hƣớng dẫn
bởi ngƣời có chức năng, nhiệm vụ hƣớng dẫn hay việc tự hành lễ của tín đồ,
diễn ra tại nơi thờ tự hay tại tƣ gia của tín đồ.
13


Theo pháp luật Việt Nam, cũng tại Điều 3 Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn

giáo đã ghi rõ khi đề cập đến khái niệm tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn
giáo: “Tổ chức tôn giáo là tập hợp những ngƣời cùng tin theo một hệ thống
giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định đƣợc Nhà
nƣớc công nhận. Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo
luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo” [97].
Qu n lý: là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng
quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi
của cá nhân hƣớng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với
quy luật khách quan.
Qu

c: là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan

Nhà nƣớc (lập pháp, hành pháp và tƣ pháp) để thực thi quyền lực Nhà nƣớc,
thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.
Qu n lý hành chính

c: là việc tổ chức thực thi quyền hành

pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật và
theo pháp luật.
Qu

c về tôn giáo:

Theo Nghĩa rộng, đó là quá trình dùng quyền lực nhà nƣớc của các cơ
quan Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật để tác động điều chỉnh, hƣớng
dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân
tôn giáo phù hợp với pháp luật, đạt đƣợc mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý.
Theo nghĩa hẹp, thì đó là quá trình chấp hành và tổ chức thực hiện pháp luật của

các cơ quan trong hệ thống hành pháp để điều chỉnh các quá trình tôn giáo và
hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định
của pháp luật.
Luật pháp về tôn giáo: luật pháp (hay pháp luật) là “ những quy phạm
hành vi do Nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội”. Cách diễn đạt khác
14


“pháp luật là quy tắc, hành vi của công dân do Nhà nước quy định, ban hành,
buộc phải tuân theo không được trái phạm”. Nhƣ thế, trong các từ điển tiếng
Việt, Luật pháp hay Pháp luật là những khái niệm đồng nghĩa. Pháp luật về
tôn giáo những quy định điều chỉnh quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo; hoạt
động tín ngƣỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngƣỡng, hoạt động
tôn giáo.
Chính sách tôn giáo, là thuật ngữ để chỉ cơ sở cho quản lý nhà nƣớc về
tôn giáo. Trong lịch sử Việt Nam, cho tới những năm đầu thế kỷ XX, vẫn
chƣa có “chính sách tôn giáo” đầy đủ theo nghĩa hiện đại. Nghĩa là quan hệ
giữa Nhà nƣớc và các tổ chức tôn giáo chƣa đƣợc định chế bằng luật pháp.
Hiện nay ở Nƣớc ta, chính sách tôn giáo đƣợc thể hiện ở chủ trƣơng, đƣờng
lối của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc đối với công tác tôn giáo và công tác
quản lý Nhà nƣớc về tôn giáo.
1.1.2. Đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam
Dung hợp các tín ngƣỡng truyền thống: Phật giáo Việt Nam dung hợp
các tín ngƣỡng truyền thống của ngƣời Việt Nam: thờ cúng Tổ tiên, thờ Thần,
thờ Mẫu nhƣng Phật giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo để làm nên Đạo Phật Việt
Nam.
Là thành tố trong Tam giáo đồng nguyên: Phật giáo Việt Nam dung
hợp cùng tinh thần Nho giáo, Lão giáo để trở thành "Tam giáo đồng

nguyên" nhằm hộ trì quốc gia, dân tộc. Đó là sự kết hợp rất trí tuệ để hài hoà
và cùng phát triển.
Gắn bó với dân tộc: Phật giáo du nhập vào Việt Nam trở thành một
tôn giáo gắn bó giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế. Phật giáo Việt
Nam có truyền thống yêu nƣớc, gắn bó với dân tộc, đồng hành trong những

15


giai đoạn thăng, trầm của Đất nƣớc góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm,
bảo vệ Tổ quốc.
Đoàn kết nội bộ: Phật giáo Việt Nam có tinh thần đoàn kết, gắn bó nội
bộ. Tuy có nhiều tông phái Phật giáo cùng tồn tại và phát triển, nhƣng tất cả
đều sinh hoạt trong một tổ chức chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm
1981, trải qua một năm vận động thống nhất, 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo trên
toàn quốc đã thống nhất thành lập tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Tính sơn môn, pháp phái: Du nhập vào Việt Nam, Phật giáo hình thành
và phát triển theo truyền thống của cƣ dân, phát triển nhƣ d ng họ thế
tục. Việc quản lý, kỷ luật sƣ sãi đều do Sơn môn, Pháp phái giải quyết. Giáo
hội chung chỉ chủ trƣơng và định hƣớng những hoạt động Phật sự lớn và có
tính tổng thể. Còn các hoạt động tôn giáo cụ thể nhƣ: tiếp độ tăng ni, truyền
thụ giới luật, trì giảng kinh điển, các nghi thức tôn giáo… đều mang tính Sơn
môn, Hệ phái và do ngƣời đứng đầu Sơn môn, Hệ phái chỉ đạo thực hiện.
Là thành tố tạo nên tính đặc trƣng văn hóa: Văn hoá, đạo đức Phật giáo
nhƣ quan điểm “ở hiền gặp lành”, “báo đáp tứ trọng ân”, “ngƣời Phật tử hiếu
hạnh”, “hành thiện tránh ác”, “từ bi cứu khổ”, “tôn trọng con ngƣời”, “bình
đẳng tâm, không phân biệt đẳng cấp, sang hèn”, “yêu chuộng h a bình”… đã
thấm đậm trong tâm tƣởng mỗi con ngƣời Việt Nam qua các thế hệ nó đã góp
phần tạo dựng nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc, dân tộc. Mà ở đó,
ngƣời ta không còn phân biệt đâu là đạo đức xã hội, đâu là đạo đức tôn giáo.

Đại lão H a thƣợng Thích Phổ Tuệ, Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật
giáo Việt Nam: với những đặc điểm tạo nên tính đặc trƣng trong truyền thống
của mình, Phật giáo ở Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn đóng vai tr quan trọng
trong đời sống xã hội, sẽ mãi giữ một vị trí vững vàng trong lòng dân tộc Việt
Nam

16


×