Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………………

BỘ NỘI VỤ
…………

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN NGỌC QUYÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………………

BỘ NỘI VỤ
…………

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN NGỌC QUYÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN


THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HOÀNG VĂN CHỨC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017

HÀ NỘI NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.

Tác giả Luận văn

Trần Ngọc Quyên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ủy ban nhân dân

UBND

Quản lý nhà nƣớc


QLNN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ..................... 8
1.1.1. Tín ngƣỡng ........................................................................................... 8
1.1.2. Mê tín, dị đoan...................................................................................... 9
1.1.3. Tôn giáo ................................................................................................ 10
1.1.4. Hoạt động tôn giáo ................................................................................ 12
1.1.5. Quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ...................................... 13
1.2. NỘI DUNG, CHỦ THỂ, ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI TÔN GIÁO ................................................................................................... 15
1.2.1. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ........................ 15
1.2.2. Chủ thể và đối tƣợng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ..... 16
1.3. SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO .................................................................................................................... 18
13.1. Thực hiện chức năng của Nhà nƣớc trong quản lý ngành, lĩnh vực ....... 18
13.2. Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội ............................................. 23
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC CHO THỊ XÃ HÀ
TIÊN ..................................................................................................................... 25
1.4.1. Huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang................................................... 25
1.4.2. Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ........................................................ 27
1.4.3. Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang .................................................. 31
1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hà Tiên ..................................... 33
Tiểu kết Chƣơng 1 ........................................................................................... 34

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NUỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN


2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN ......... 36
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .......................................................... 36
2.2.2. Phát triển kinh tế.................................................................................... 37
2.2.3. Văn hoá – xã hội .................................................................................... 38
2.2. THỰC TRẠNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN........ 39
2.2.1. Phật giáo ............................................................................................ 40
2.2.2. Công giáo .......................................................................................... 41
2.2.3. Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội Việt Nam ....................................................... 42
2.2.4. Cao đài............................................................................................... 43
2.2.5. Phật đƣờng Nam tông Minh Sƣ đạo .................................................. 45
2.2.6. Phật giáo Hoà hảo.............................................................................. 46
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN ................. 47
2.3.1. Xây dựng ban hành kế hoạch và hƣớng dẫn thực hiện quản lý nhà
nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã ...................................... 47
2.3.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà
nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã ...................................... 50
2.3.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực
hiện quản lý quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ............................ 52
2.3.4. Tuyên truyền, vận động tín đồ, chức sắc thực hiện pháp luật,
chính sách về công tác tôn giáo ....................................................................... 53
2.3.5. Tổ chức quản lý đối với nội dung hoạt động tôn giáo cụ thể ............ 55
2.3.6. Chống lợi dụng tôn giáo .................................................................... 56
2.3.7 Thanh tra, kiểm tra QLNN đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn
Thị xã ............................................................................................................... 58

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ................................. 62


2.4.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................... 62
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 64
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 66
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ
TIÊN
3.1. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ
XÃ HÀ TIÊN .................................................................................................. 68
3.1.1. Quan điểm của Đảng về tôn giáo ...................................................... 68
3.1.2 Xu hƣớng phát triển của tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và
thị xã Hà Tiên .................................................................................................. 73
3.1.3. Phƣơng hƣớng quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang và thị xã Hà Tiên ...................................................... 76
3.2. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN
GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HÀ TIÊN ................................................... 78
3.2.1. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật,
chính sách trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn
Thị xã ............................................................................................................... 79
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức làm công tác tôn
giáo các cấp trên địa bàn Thị xã ...................................................................... 80
3.2.3. Đổi mới nội dung và phƣơng thức tuyên truyền, vận động đối với
đồng bào có đạo trên địa bàn Thị xã ............................................................... 81
3.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho đồng bào có đạo trên địa bàn Thị xã ......................................................... 84
3.2.5. Tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về công

tác tôn giáo với các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của Thị xã ....... 86


3.2.6. Xây dựng, cố hệ thống chính trị ở cơ sở, chống lợi dụng tôn giáo
trên địa bàn Thị xã ........................................................................................... 87
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động
tôn giáo trên địa bàn Thị xã ............................................................................. 89
3.5 KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................... 90
3.5.1. Với các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng ........................................ 90
3.5.2. Với Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ............................... 91
Tiểu kết Chƣơng 3 ........................................................................................... 92
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 100


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Tôn giáo vừa là một thực thể xã hội vừa là tổ chức xã hội. Tôn giáo tác
động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của một quốc gia, một
địa phƣơng.
Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loại ngƣời đã chứng minh
vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội và khẳng định tôn giáo đã, đang và
sẽ tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội.
Thời gian gần đây, tình hình tôn giáo ở nhiều quốc gia, châu lục, trong
đó có Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo đang có xu hƣớng phục hồi
và phát triển mạnh mẽ. Tình hình tôn giáo đã và đang diễn biến theo nhiều
khuynh hƣớng, góc độ khác nhau.
Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, theo Ban Tôn
giáo Chính phủ ở Việt Nam hiện nay có khoảng 95% dân số có đời sống tín

ngƣỡng, tôn giáo; có 14 tôn giáo với 38 tổ chức, 1 pháp môn tu hành đƣợc
nhà nƣớc công nhận và cấp đăng ký hoạt động, gần 24 triệu tín đồ, chiếm
khoảng 27% dân số cả nƣớc.
Công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo nói chung còn
nhiều tồn tại nổi lên nhƣ: Hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động tôn giáo
chƣa hoàn thiện. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về tôn giáo các cấp có
nhiều điểm chƣa phù hợp với nhiệm vụ đƣợc giao. Nhận thức của tổ chức, cá
nhân đối với tôn giáo còn đa chiều. Tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính
về lĩnh vực tôn giáo, tín ngƣỡng liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành còn
chậm. Trong thực tế hoạt động lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo vi phạm pháp
luật vẫn còn xảy ra.
Kiên Giang là một địa phƣơng có vị thế quan trọng của đất nƣớc và khu
vực đồng bằng Sông Cửu Long, có nhiều tôn giáo và có đông đồng bào dân

1


tộc (chủ yếu là Khmer, Hoa) sinh sống; đang trong quá trình phát triển toàn
diện trên các mặt tƣơng xứng với vị thế và tiềm năng của mình. Thời gian
qua, Kiên Giang đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng trong quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
tôn giáo cũng còn những yếu kém, hạn chế nhất định; hoạt động tôn giáo trên
địa bàn vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hƣởng đến an
ninh trật tự, an toàn xã hội, hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật biểu hiện ở
nhiều nơi, nhiều nội dung, có những biểu hiện khác thƣờng; xử lý vi phạm
của cơ quan chức năng còn lúng túng, trách nhiệm thiếu rõ ràng, minh bạch;
các thế lực thù địch luôn lợi dụng hoạt động tôn giáo để thực hiện ý đồ, âm
mƣu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá sự nghiệp cách mạng
nƣớc ta.
Thị xã Hà Tiên là vùng đất nằm ở cực Tây Nam của Tổ quốc, là đơn vị

hành chính cấp huyện của tỉnh Kiên Giang, đƣợc định danh cách đây hơn 300
năm gắn liền với dòng học Mạc. Theo dòng chảy lịch sử, địa giới hành chính
của Hà Tiên qua từng thời kỳ có những thay đổi khác nhau. Từ 1998 đến nay,
Hà Tiên là đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã Hà Tiên) thuộc tỉnh Kiên
Giang, có 7 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 02 xã, phƣờng biên giới và
01 xã đảo. Đời sống văn hóa của ngƣời dân Hà Tiên phong phú, đa dạng là do
vùng đất mới đƣợc khai phá nên đƣợc tiếp cận với nhiều nền văn hóa khi
cộng đồng dân cƣ ở các nơi khác đến sinh sống mang lại. Trãi qua hơn 3 thế
kỷ hình thành và phát triển vùng đất Hà Tiên thì Tôn giáo cũng đồng hành
phát triển. Đặt nền móng đầu tiên cho tôn giáo Hà Tiên phải kể đến là Phật
giáo. Là Thị xã có diện tích nhỏ, dân số ít nhƣng có vị thế quan trọng về kinh
tế, văn hoá, quốc phòng của tỉnh Kiên Giang, là địa bàn có nhiều tôn giáo và
tín ngƣỡng. Có đƣờng biên giới giáp ranh với Vƣơng quốc Campuchia nên có
đông đồng bào dân tộc sinh sống, đa số đồng bào dân tộc Khmer theo Phật
giáo Nam tông.

2


Với những lý do trên, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề nhƣ làm sao, làm
thế nào để làm tốt công tác tôn giáo, QLNN về tôn giáo và phải đƣợc lý giải
trên cơ sở khoa học đối với một quốc gia, một địa phƣơng trong đó có tỉnh
Kiên Giang, thị xã Hà Tiên. Vì vậy, học viên chọn: “Quản lý nhà nƣớc đối
với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên” làm đề tài nghiên cứu
tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tôn giáo nói chung, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo nói
riêng là vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu dƣới nhiều gốc độ khác
nhau, bản thân học viên đã tiếp cận nhiều công trình nghiên cứu khoa học,
sách khoa học, bài báo, luận văn, đề tài, …. đã xuất bản và công bố, trong đó

có:
Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữu (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo, Nxb. Tôn giáo.
Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Tôn giáo và công tác quản lý nhà
nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb. Tôn giáo.
Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2010), Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam với công tác tôn giáo (lƣu hành nội bộ).
Nguyễn Thanh Xuân (2013), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Tôn
giáo.
Tỉnh hội phật giáo Kiên Giang (2002), Lược sử những ngôi chùa ở
Kiên Giang, Nbx. Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thanh Xuân (2013), Đạo Cao đài hai khía cạnh lịch sử và tôn
giáo, Nbx. Tôn giáo.
Các công trình trên đã đóng góp xuất sắc vào nghiên cứu khoa học về
tôn giáo, hoạt động tôn giáo, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo với
nhiều gốc độ khác nhau nhƣ: quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta về tôn giáo
và quản lý lý nhà nƣớc về tôn giáo; khái quát một số tôn giáo lớn ở Việt Nam;

3


làm rõ thêm lịch sử một số cơ sở thờ tự trong tỉnh Kiên Giang; nội dung,
phƣơng thức trong công tác vận động tôn giáo.
* Một số luận văn chuyên ngành về tôn giáo nhƣ :
Trịnh Lâm Đồng (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, Luận văn Cao học, Học Viện Hành
chính Quốc gia.
Thái Châu Báu (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Luận văn cao học, Học viện Hành chính quốc
gia.

Phan Thị Phƣơng Mai (2011) “Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Thành phố Hà Nội ”, Luận văn
tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị - hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trần Thanh Tùng (2013), Tổ chức Giáo phận Xuân Lộc - Những vấn đề
đặt ra hiện nay, Luận văn cao học, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đăng Bản (2013), Công tác đấu tranh chống lợi dụng đạo Tin
Lành ĐêGa ở Tây nguyên hiện nay, Luận văn Cao học, Học viện chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Dƣơng Đình Văn (2012), Công tác tranh thủ hàng giáo sĩ đạo Công
giáo trên địa bàn tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp”, Luận văn tốt nghiệp
Cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Học viện chính trị - hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh.
Đào Xuân Hồng (2013), Ảnh hưởng của cộng đồng Vatican II (1962 –
1965) đối với đạo Công giáo ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, luận văn Cao học,
Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Các luận văn, đề tài nêu trên là những công trình nghiên cứu thực tiễn ở
một số địa phƣơng, tập trung vào một số tôn giáo lớn ở nƣớc ta, các công

4


trình đó đã có đóng góp to lớn vào lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động tôn giáo.
Tuy nhiên, các công trình trên chƣa đề cập đến vấn đề QLNN đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên. Kế thừa các công trình trên về
cơ sở khoa học QLNN về tôn giáo và một số kinh nghiệm, giải pháp QLNN
về tôn giáo luận văn tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề mới, nhất là công tác
quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo ở địa bàn biên giới, có nhiều cơ
sở thờ tự tín ngƣỡng là di tích, đồng thời cũng có nhiều địa điểm tham quan,

du lịch là cơ sở thờ tự, tín ngƣỡng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan làm rõ lý luận và thực tiễn quản nhà
nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo; áp dụng trong quản lý nhà nƣớc đối với
các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; từ đó
luận văn đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thị xã.
3.2. Nhiệm vụ
Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với
các hoạt động tôn giáo.
- Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay.
- Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp quản lý nhà
nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên trong thời gian
tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu

5


Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là quản lý nhà nƣớc nƣớc đối với
hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên giang
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên giai đoạn 2010-2016.
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nội dung quản lý nhà nƣớc đối với

hoạt động tôn giáo theo quy đinh của pháp luật hiện hành; gồm các hoạt động
tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên: Phật Giáo, Công giáo, Cao Đài, Phật
giáo Hoà Hảo, Phật đƣờng Nam tông Minh Sƣ đạo và Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở Nghị quyết, phƣơng hƣớng, đƣờng lối,
chủ trƣơng, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam về tín
ngƣỡng, tôn giáo và quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo thời kỳ
đổi mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, luận văn sử dụng những
phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp sƣu tầm tƣ liệu;
- Phƣơng pháp phân tích;
- Phƣơng pháp tổng hợp;
- Phƣơng pháp thống kê;
- Phƣơng pháp quan sát thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận
Luận văn hệ thống hoá góp phần làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà
nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo.

6


6.2. Về thực tiễn
- Phân tích những yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội có tác động đến quản
lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên;
- Phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn
giáo; tìm ra những hạn chế, nguyên nhân trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt

động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện nay.
- Phân tích phƣơng hƣớng và đề xuất một số giải pháp quàn lý nhà
nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên trong thời gian
tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu, học tập và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn
giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục;
nội dung của Luận văn kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn
giáo.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên
địa bàn thị xã Hà Tiên.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động tôn giáo trên địa bàn thị xã Hà Tiên.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
1.1. NHỮNG KHAI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1.1.1. Tín ngƣỡng
- Tín ngƣỡng là vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học trong nƣớc cũng nhƣ
trên thế giới nghiên cứu với nhiều công trình có giá trị, tiếp cận dƣới những
góc độ khác nhau. Tuy nhiên, tín ngƣỡng đƣợc hiểu và phân ra hai loại với sự
khác nhau về tính chất và nguồn gốc, đó là tín ngƣỡng dân gian và tín ngƣỡng
tôn giáo.

Tín ngƣỡng dân gian là hình thức tín ngƣỡng hình thành, tồn tại lâu đời,
mang tính truyền thống trong xã hội, thể hiện sự ngƣỡng mộ, tôn trọng, thờ
cúng thế hệ trƣớc nhƣ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, ngƣời có công với đất nƣớc,
vùng miền, địa phƣơng, các vị thần đất, thần sông, thần núi,... Các hoạt động
tín ngƣỡng dân gian đã mang lại nhiều giá trị lịch sử, truyền thống, văn hoá,
đạo đức, nghĩa cử nhân văn, tốt đẹp rất đáng trân trọng.
Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2016 tại Khoản 1, Điều 2 nêu rõ: “Tín
ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn
liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần
cho cá nhân và cộng đồng.”[46, tr.8]. Rõ ràng, tín ngƣỡng dân gian là đạo lý,
có những điểm gần với tôn giáo nhƣng tín ngƣỡng dân gian không phải là tôn
giáo, nhận định này sẽ đƣợc làm sáng rõ hơn khi đi vào phân tích khái niệm
tôn giáo tiếp theo.
Khái niệm tín ngƣỡng tôn giáo đƣợc hiểu là việc tin theo một tôn giáo
nào đó hay tín ngƣỡng tôn giáo là niềm tin của con ngƣời vào những điều
thiêng liêng, huyền bí, vƣợt khỏi thế giới tự nhiên, bản thân ngƣời tin biết là
có chứ không chứng minh đƣợc việc có thật hay không. Nhƣ vậy, tín ngƣỡng

8


tôn giáo là việc tin, sùng một tôn giáo (đạo) nào đó, đối tƣợng đƣợc sùng bái,
thờ cúng của ngƣời mộ đạo đối với một “giáo chủ”, đây là nguồn gốc của tôn
giáo.
Do đó, cả hai khái niệm tín ngƣỡng dân gian và tín ngƣỡng tôn giáo đều
có điểm chung là việc có niềm tin, tôn thờ một “thế giới bên kia” khác với thế
giới thực tại mà con ngƣời đang sống. Những mặt khác nhau của hai khái
niệm tín ngƣỡng dân gian và khái niệm tín ngƣỡng tôn giáo ở nguồn gốc hình
thành, bản chất và vai trò của nó đối với đời sống xã hội.
- Hoạt động tín ngưỡng, theo Khoản 2, Điều 2, Luật tín ngƣỡng, tôn

giáo năm 2016 thì “hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các
biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước,
với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn
hóa, đạo đức xã hội”[46, tr.8].
1.1.2. Mê tín, dị đoan
Khi nói đến mê tín, dị đoàn ngƣời ta thƣờng nghỉ ngày đến việc tin vào
những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên nhƣ: bói toán,
chữa bệnh bằng phù phép... dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng
đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mê tín dị đoan là tệ nạn đồng bóng, bói
toán, cầu trời, cầu đảo, rƣớc sách quá linh đình, cúng bái xa xỉ, tốn kém của nhân
dân. Ngƣời chỉ rõ nguyên nhân mê tín, dị đoan:
Trước hết, là những hủ tục do chế độ thực dân, phong kiến để lại. Ở
miền núi đang còn nhiều phong tục không tốt do bọn phong kiến để lại nhƣ:
ma chay, cúng bái rất tốn kém, cƣới vợ, gả chồng quá sớm; vệ sinh phòng
bệnh còn kém. Đó là những mê tín và hủ tục nên xoá bỏ, để xây dựng mỹ tục
thuần phong.

9


Hai là, mê tín dị đoan là do trình độ dân trí quá thấp, không phân biệt
đƣợc đúng sai trong những luận điệu tuyên truyền nhảm nhí của một số kẻ
đầu cơ trục lợi. Để loại bỏ mê tín, dị đoan phải nâng cao trình độ học vấn…
Ba là, mê tín, dị đoan là tệ nạn do “một số ngƣời đồng bóng lạc hậu mê
tín bị những kẻ xấu lợi dụng để xoay tiền”.
Để khắc phục tệ nạn mê tín dị đoan, theo Hồ Chí Minh phải đi đôi với
việc xây dựng nếp sống văn hoá mới, xây dựng thuần phong mỹ tục. Phải
nghiên cứu cho rõ phong tục mọi nơi trƣớc là để gây cảm tình và sau là để
dần dần giải thích cho họ hết mê tín. Cán bộ, đảng viên không xúc phạm đến

phong tục, tín ngƣỡng của nhân dân, phải tuyệt đối tôn trọng niềm tin tôn giáo
của quần chúng.
Theo Giáo trình Quản lý nhà nƣớc (QLNN) về tôn giáo và dân tộc của
Khoa QLNN về xã hội thuộc Học viện Hành chính quốc gia thì: “Mê tín, dị
đoan là hai khái niệm thường được dùng cặp đôi trong Tiếng Việt, để chỉ một
niềm tin mù quáng như: bói toán, đồng cốt, gọi hồn, những điểm lạ…và coi
đó là những hiện tượng xã hội tiêu cực, khác với các chuẩn mực xã hội; là
những gì trái với lợi ích của xã hội, nó gây thiệt hại cho chính những người
tin theo mê muội”[17, tr.9].
Nhƣ đã phân tích nêu trên, ta có thể hiểu các hành vi mê tín dị đoan
trong đời sống xã hội vô cùng đa dạng. Có những hành vi theo quan niệm cá
nhân và có những hành vi theo quan niệm của một nhóm ngƣời, một địa
phƣơng, một vùng hoặc một cộng đồng dân tộc. Có thể nói mê tín dị đoan là
một hiện tƣợng xã hội xuất hiện ở mọi nơi. Mê tín, dị đoan là một hiện tƣợng
phản văn hóa nên cũng là một hiện tƣợng phản khoa học.
1.1.3. Tôn giáo
Tôn giáo là một khái niệm, định nghĩa mà từ trƣớc đến nay có rất nhiều
nhà nghiên cứu, nhà khoa học đề cập, tiếp cận dƣới những gốc độ, khía cạnh
khác nhau, nhƣng nhìn chung các khái niệm, định nghĩa về tôn giáo đều có

10


những điểm tƣơng đồng nhất định. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều
quan niệm khác nhau về tôn giáo:
Các nhà thần học cho rằng: “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và
con ngƣời”.
Khái niệm mang dấu hiệu đặc trƣng của tôn giáo: “Tôn giáo là niềm tin
vào cái siêu nhiên”.
Một số nhà tâm lý học lại cho rằng: “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá

nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chƣa từng cô
đơn thì anh chƣa bao giờ có tôn giáo”.
Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác:
“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới
không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”[12, tr.569].
Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của Ph.Ăngghen:
“Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những
lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”[13,
tr.437].
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin tôn giáo là một hình thái ý
thức xã hội, phản ánh niềm tin của con ngƣời vào lực lƣợng siêu nhiên và cho
rằng lực lƣợng siêu nhiên này quyết định cuộc sống của họ. Đồng thời, với
niềm tin của con ngƣời vào lực lƣợng siêu nhiên nó thể hiện sự bất lực của
con ngƣời trƣớc tồn tại xã hội đã sinh ra nó.
Từ gốc độ khoa học tổ chức, tôn giáo đƣợc xem là tổ chức có cơ cấu
chặt chẽ với hệ thống chức sắc là những ngƣời lãnh đạo chuyên nghiệp, có lực
lƣợng đông đảo tín đồ là những ngƣời tin theo tôn giáo đó, có nơi để hành
đạo, có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ chặt chẽ. Mỗi tôn giáo có tên riêng,
gắn với các thần tƣợng có thật (hay tƣởng tƣợng) để tôn thờ nhƣ Phật giáo
(Phật Thích Ca), Công giáo, Tin Lành (Chúa Giê su), Phật giáo Hoà Hảo
(Đức Huỳnh Giáo chủ-Huỳnh Phú Sổ), Cao Đài (Ngọc hoàng Thƣợng

11


đế),.v.v... hoạt động tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngƣỡng tôn giáo của
ngƣời có đạo.
Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể đƣợc thể hiện ở Khoản 5, Điều 2, Luật
Tín ngƣỡng, tôn giáo năm 2016 nêu rõ: “Tôn giáo là niềm tin của con người
tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo

lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”[46, tr.8].
Nhƣ vậy, rất khó có thể đƣa ra khái niệm hay định nghĩa tôn giáo một
cách hoàn chỉnh, đƣợc mọi ngƣời, mọi nhà nghiên cứu, nhà khoa học công
nhận với đầy đủ gốc độ, khía cạnh khác nhau, nhƣng có thể khẳng định tôn
giáo là hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thƣợng tầng, đề cập
đến tôn giáo là nói đến hoạt động của con ngƣời, trong đó thể hiện mối quan
hệ giữa hai thế giới thực tế và hƣ ảo, của hai tính trần tục và thiêng liêng,
trong đó lực lƣợng siêu nhiên, siêu phàm chi phối đời sống vật chất và tinh
thần hàng ngày của con ngƣời (tín đồ).
1.1.4. Hoạt động tôn giáo
Có tôn giáo là có hoạt động tôn giáo, hoạt động tôn giáo để duy trì sự
tồn tại và phát triển của tôn giáo. Hoạt động tôn giáo là tiến hành việc đạo,
theo một giáo luật, giáo lý, giáo lễ của một tôn giáo cụ thể; đƣợc hƣớng dẫn
bởi ngƣời có chức năng, nhiệm vụ hƣớng dẫn hay việc tự hành lễ của tín đồ,
diễn ra tại nơi thờ tự hay tại tƣ gia của tín đồ.
Theo pháp luật Việt Nam, tại Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngƣỡng, tôn
giáo 2016 đã ghi rõ khi đề cập đến khái niệm hoạt động tôn giáo: “Hoạt động
tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ
chức của tôn giáo” [46, tr.9].
Hoạt động truyền bá tôn giáo là tuyên truyền những lý lẽ về nguồn gốc,
sự ra đời, luật lệ của các tổ chức tôn giáo. Thông qua những hoạt động truyền
giáo, niềm tin đối với các tín đồ đƣợc củng cố và các giáo luật đƣợc thực
hiện. Đối với những tín đồ mới tham gia hay với những ngƣời chƣa phải tín

12


đồ thì các hoạt động truyền bá tôn giáo còn với mục đích giúp họ hiểu, tin,
theo tôn giáo và gia tăng về số lƣợng các tín đồ.
Sinh hoạt tôn giáo là việc bài tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo

luật, lễ nghi tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo đƣợc hiển là hoạt động của tín đồ,
nhà tu hành, chức sắc tôn giáo thể hiện sự tuân thủ giáo luật, thoả mãn đức tin
tôn giáo của cá nhân hay cộng đồng tín đồ.
Hoạt động quản lý, tổ chức tôn giáo nhằm thực hiện quy định của giáo
luật, thực hiện hiến chƣơng, điều lệ của tổ chức tôn giáo, đảm bảo duy trì trật
tự, hoạt động trong tổ chức tôn giáo.
Trong các hoạt động trên việc phân biệt ranh giới giữa hoạt động truyền
đạo với hoạt động hành đạo cũng chỉ là tƣơng đối, đã có không ít những
trƣờng hợp hành đạo có truyền đạo.
1.1.5. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo
Quản lý là hoạt động xuất hiện rất lâu trong lịch sử hình thành của nhân
loại, khi con ngƣời phải liên kết nhau để chống chọi với thiên nhiên, cải tạo
thế giới, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình.
Hoạt động quản lý hình thành từ đòi hỏi tự nhiên của quá trình lao động
nhằm bảo đảm cho con ngƣời cố kết lại để phát huy sức mạnh của số đông
trƣớc nhu cầu tồn tại trƣớc môi trƣờng, điều kiện, hoàn cảnh khắc nghiệt. Dần
dần khi lực lƣợng sản xuất phát triển thì đòi hỏi con ngƣời có sự phân công,
phối hợp bài bản hơn, nhằm phát huy hiệu quả lao động, từ đó hoạt động quản
lý ra đời đáp ứng nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con ngƣời
và xã hội loài ngƣời. Quản lý, do đó, đƣợc hiểu là sự tác động có tổ chức, có
mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu
của chủ thể quản lý đề ra.
Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lƣợng sản xuất, xã hội dần phân chia
thành nhiều giai cấp, và cũng dần xuất hiện giai cấp đối kháng, chiếm giữ tƣ
liệu sản xuất để phục vụ lợi ích của giai cấp mình, từ đó phát sinh mâu thuẫn;

13


đến khi mâu thuẫn đến mức đối kháng và không thể điều hoà đƣợc, nhà nƣớc

xuất hiện với vai trò là tổ chức mang tính trấn áp giai cấp để bảo đảm cho sự
thống trị của giai cấp thống trị. Nhà nƣớc thực hiện chức năng quản lý xã hội,
một dạng quản lý đặc biệt để xã hội vận hành theo mục đích, định hƣớng của
giai cấp thống trị, hoạt động QLNN xuất hiện từ đây.
Hoạt động QLNN đƣợc hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt nhằm thực
hiện chức năng quản lý của nhà nƣớc. Trong đó, hệ thống cơ quan nhà nƣớc,
bao gồm lập pháp, hành pháp, tƣ pháp, sử dụng quyền lực nhà nƣớc để tác
động, điều chỉnh các hành vi của con ngƣời, của tổ chức trong xã hội nhằm
thực hiện chức năng quản lý của nhà nƣớc.
Theo nghĩa này, việc QLNN đối với hoạt động tôn giáo đƣợc hiệu là quá
trình các cơ quan nhà nƣớc, bao gồm lập pháp, hành pháp, tƣ pháp, sử dụng
quyền lực nhà nƣớc để tác động, điều chỉnh, hƣớng dẫn các hoạt động của cá
nhân, tổ chức tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật nhằm đạt đƣợc
mục tiêu của nhà nƣớc.
Theo nghĩa hẹp, QLNN tức là: “hoạt động thực thi quyền hành pháp nhà
nƣớc; là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà
nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời do các
cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở tiến hành
nhằm duy trì và phát triển cao các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật”.
Theo nghĩa này, QLNN đối với hoạt động tôn giáo là hoạt động thực thi
quyền hành pháp, là sự tác động, điều chỉnh có tổ chức bằng quyền lực pháp
luật nhà nƣớc đối với các hoạt động của các cá nhân, tổ chức tôn giáo do các
cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở (Chính
phủ, ủy ban nhân dân các cấp) tiến hành.
Nhƣ vậy, dù đƣợc hiểu với nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, QLNN đối với
hoạt động tôn giáo vẫn có điểm chung là sử dụng quyền lực nhà nƣớc, một

14



dạng quyền lực đặc biệt của xã hội để tác động, điều chỉnh hoạt động tôn
giáo, để hoạt động tôn giáo đƣợc tiến hành theo quy định pháp luật.
Ở đây, cần phân tích thêm, QLNN đối với hoạt động tôn giáo cũng là
một dạng quản lý xã hội của nhà nƣớc, nhƣng nó có liên quan đối tƣợng là cá
nhân, tổ chức tôn giáo hoạt động, có ảnh hƣởng rất lớn đến số đông, rất đông
tín đồ, nên có biểu hiện của sự nhạy cảm chính trị, do đó hình thức, biện pháp
quản lý phải linh hoạt, mềm dẽo, do tính đặc thù của tôn giáo rất đáng đƣợc
chú ý. Để một mặt, nhà nƣớc thực hiện tốt công tác QLNN đối với hoạt động
tôn giáo, bảo đảm đạt đƣợc mục tiêu của nhà nƣớc, cho các tôn giáo hoạt
động theo quy định pháp luật; mặt khác, cũng tạo điều kiện cho tôn giáo hoạt
động theo giáo lý, giáo luật, tôn chỉ mục đích của tôn giáo, đáp ứng nhu cầu
tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời theo đạo.
1.2. NỘI DUNG, CHỦ THỂ, ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TÔN GIÁO
1.2.1. Nội dung QLNN đối với hoạt động tôn giáo
QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm rất nhiều nội dung, với tính
cách là một quy trình QLNN đối với hoạt động tôn giáo thì bao gồm những
nội dung sau đây: Xây dựng chiến lƣợc dài hạn, kế hoạch năm năm và hàng
năm; Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo;
Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Qui định tổ
chức bộ máy QLNN đối với hoạt động tôn giáo; Qui định về việc phối hợp
giữa các cơ quan nhà nƣớc trong công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo;
Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức
làm công tác tôn giáo; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.
Nội dung cụ thể của QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các nội
dung: Quản lý việc đăng ký sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo; Quản lý việc đăng


15


ký hoạt động và công nhận tổ chức tôn giáo; Quản lý việc đăng ký ngƣời vào
tu, hoạt động của dòng tu, hội đoàn tôn giáo; Quản lý việc phong chức, phong
phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; cách chức, bãi nhiệm, thuyên chuyển trong
tôn giáo; Quản lý về đại hội, hội nghị của tổ chức tôn giáo; Quản lý việc xây,
sửa, cải tạo công trình tôn giáo: đất đai, tài sản tôn giáo; hoạt động in ấn, xuất
bản, phát hành các ấn phẩm tôn giáo; Quản lý việc kinh doanh, xuất, nhập
khẩu kinh sách, đồ dùng việc đạo; Quản lý việc mở trƣờng, lớp đào tạo, bồi
dƣỡng những ngƣời hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, giải thể trƣờng đào
tạo; Quản lý việc quyên góp; hoạt động từ thiện nhân đạo của các tôn giáo;
Quản lý việc quan hệ quốc tế của các tổ chức và cá nhân tôn giáo; Quản lý về
việc đình chỉ hoạt động tôn giáo.
Theo Điều 60, Mục 1, Chƣơng VIII, Luật Tín ngƣỡng, tôn giáo năm
2016 quy định:
“1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo.
2. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.”[46, tr.64]
1.2.2. Chủ thể và đối tƣợng QLNN đối với hoạt động tôn giáo
* Chủ thể QLNN đối với các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam gồm:
- Một là, các cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Theo Điều 69, Chƣơng V của
Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì: Quốc hội

là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao

16


nhất của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 113, Chƣơng IX
Hiến pháp 2013 quy định: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nƣớc
ở địa phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân
dân, do Nhân dân địa phƣơng bầu ra, chịu trách nhiệm trƣớc Nhân dân địa
phƣơng và cơ quan nhà nƣớc cấp trên.
- Hai là, các cơ quan hành chính nhà nƣớc gồm: Chính phủ, các Bộ, các
cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các Ủy ban nhân dân
(UBND) cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
- Ba là, các cơ quan tƣ pháp: (gồm các cơ quan xét xử nhƣ: Tòa án nhân
dân tối cao, Tòa án quân sự, các tòa án nhân dân địa phƣơng, tòa án đặc biệt
và các tòa án khác do luật định; Các cơ quan kiểm sát nhƣ: Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát quân sự, Viện Kiểm sát nhân dân địa
phƣơng).
Theo nghĩa hẹp, chủ thể QLNN đối với hoạt động tôn giáo bao gồm các
cơ quan nhà nƣớc thuộc hệ thống hành pháp gồm:
+ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp
hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội và báo cáo
công tác trƣớc Quốc hội, Chủ tịch nƣớc. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của
Chính phủ đƣợc quy định chi tiết trong Điều 96 Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
+ UBND các cấp. Theo khoản 2 Điều 113 Hiến pháp 2013 quy định:
UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phƣơng, tổ chức
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ
quan nhà nƣớc cấp trên giao.

+ Các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc trao quyền quản
lý nhƣ Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng ...

17


×