Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm thông qua dạng bài luyện tập và ôn tập môn hóa học THPT góp phần đổi mới phương pháp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.76 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
----------

ĐỖ THỊ THUỲ CHI

NGHIÊN CỨU VÀ ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
HỢP TÁC THEO NHÓM THÔNG QUA DẠNG BÀI LUYỆN
TẬP VÀ ÔN TẬP MÔN HOÁ HỌC THPT GÓP PHẦN ĐỔI
MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HOÁ HỌC
Chuyên ngành : Lý luận và phƣơng pháp dạy học (Bộ môn Hoá học)
Mã số

: 60.14.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG THỊ OANH

HÀ NỘI - 2009

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Dd

:



Dung dịch

ĐC

:

Đối chứng

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

HTTH

:

Hệ thống tuần hoàn

LT

:


Lí thuyết

PPDH

:

Phương pháp dạy học

PTHH

:

Phương trình hóa học

SGK

:

Sách giáo khoa

THPT

:

Trung học Phổ thông

TN

:


Thực nghiệm

OXH

:

Oxi hoá


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV đã chỉ rõ: "
Hơn bao giờ hết, bước vào giai đoạn này nhà trường phải đào tạo những con người
năng động, sáng tạo, tiếp thu những kiến thức hiện đại, tự tìm giải pháp cho các vấn
đề do cuộc sống công nghiệp hiện đại đặt ra."
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh".
Như vậy trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là hướng
vào người học, phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của họ. Người học chỉ
có thể học tập thật sự và phát triển tốt nếu họ có cơ hội hoạt động. Tổ chức hoạt
động nhóm có tác dụng to lớn trong việc tăng cường hoạt động của học sinh, kích
thích nỗ lực của mỗi cá nhân. Như vậy sẽ góp phần quan trọng trong việc hình
thành những con người sáng tạo, có khả năng thích ứng cao với cuộc sống. Trong
học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những
hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo
nên mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội

dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý thức mỗi cá nhân
được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ
mới.Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc
phải giải quyết những vấn đề gay cấn.
Điều đó cũng có nghĩa là đổi mới phương pháp dạy học đồng nghĩa với việc
chuyển đổi từ cách dạy “thầy truyền thụ, trò tiếp thu” sang việc thầy tổ chức các
hoạt động dạy học để trò tự dành lấy kiến thức, tự xây dựng kiến thức cho mình, bồi
dưỡng năng lực tự học.


Môn Hoá học là môn khoa học tự nhiên, nó cung cấp cho học sinh những tri
thức khoa học phổ thông cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại
giữa công nghệ hoá học, môi trường và con người. Trong bộ môn Hoá học có rất
nhiều vấn đề cần khai thác để làm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
đặc biệt là phần luyện tập và ôn tập chương. Với cách dạy học truyền thống ( Tóm
tắt kiến thức lí thuyết– bài giải mẫu – bài tập trên lớp – bài tập về nhà –sửa bài và
rút kinh nghiệm) của giáo viên từ trước đến nay chỉ áp đặt học sinh mà chưa phát
huy hết được tư duy của học sinh bởi học sinh thường chỉ làm theo các khuôn mẫu
.Vậy để phát huy được khả năng tư duy của học sinh cũng như phát huy đựơc nhiều
kĩ năng của học sinh (giao tiếp, trình bày một vấn đề, phát triển kĩ năng nghe, nói,
thảo luận, đọc viết …) thì phải đặt học sinh vào trong tình huống , môi trường, tại
đó chính học sinh là người chủ động nêu ra những ý kiến của mình .Không chỉ có
vậy, qua đó các em có cơ hội để bộc lộ những khả năng, kiến thức , các em học hỏi
không chỉ ở thầy, cô mà còn ở bạn bè. Từ những lập luận trên tôi đã đi đến chọn đề
tài : "Nghiên cứu và áp dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm thông
qua dạng bài luyện tập và ôn tập môn hoá học THPT góp phần đổi mới
phƣơng pháp dạy học" với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi
mới và nâng cao chất lượng giáo dục ở THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạt động nhóm kết hợp với việc sử dụng

bản đồ tư duy và sơ đồ mạng Grap qua bài luyện tập - ôn tập chương trình Hóa học
lớp 10 nâng cao nhằm pháp huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập của HS, từ đó
nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng ở trường
THPT.
3. Nhiệm vụ ngiên cứu.
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Quá trình dạy học.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học.
- Ưu, nhược điểm của phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học.


- Lý thuyết về phương pháp bản đồ tư duy và sơ đồ mạng Grap trong dạy học
hoá học ở trường phổ thông.
3.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài
- Thực trạng việc dạy học bằng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm ở các
trường THPT ở Hưng Yên hiện nay.
- Yêu cầu đối với GV phổ thông để tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy
nói chung và giảng dạy hóa học nói riêng có hiệu quả.
- Đề ra một số biện pháp phát triển năng lực hoạt động nhóm cho HS.
3.3. Nghiên cứu thiết kế nội dung các phiếu học tập để tổ chức hoạt động nhóm
trong dạy học kết hợp với việc sử dụng bản đồ tư duy và sơ đồ mạng Grap để thiết
kế một số chương ôn tập – tổng kết kiến thức dạng bài luyện tập- ôn tập chương
trình Hoá học 10- nâng cao
3.4. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của phương pháp dạy học
theo nhóm
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phương pháp nghiên cứu lí
thuyết, phương pháp nghiên cứu các nguồn tài liệu….
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát khoa

học, phương pháp chuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm…
-Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
5. Khách thể nghiên cứu.
Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.
6. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học tổ chức hoạt động nhóm.
- Chương trình Hóa học lớp 10 nâng cao, cụ thể qua các bài luyện tập – ôn tập.
7. Giả thuyết khoa học.
Nếu GV phổ thông áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm vào quá
trình dạy học kết hợp với việc sử dụng bản dồ tư duy và sơ dồ mạng Grap ( cụ thể là
qua các bài luyện tập – ôn tập chương trình lớp 10 nâng cao) một cách hợp lý và có


hiệu quả thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS trong
học tập, từ đó có thể nâng cao chất lượng dạy học hóa học nói riêng và dạy học nói
chung.
8. Phạm vi nghiên cứu.
- Trong thời gian và khả năng cho phép, trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên
cứu việc áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm vào bài luyện tập , ôn tậphóa học lớp 10 nâng cao.
9 . Đóng góp của đề tài
Áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm vào quá trình dạy học thông
qua bài luyện tập – ôn tập chương trình lớp 10 nâng cao nhằm phát huy tính tích
cực ,độc lập, sáng tạo và tinh thần tập thể của HS trong học tập.
10.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo, luận
văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Một số biện pháp tổ chức hoạt động nhóm kết hợp với bản
đồ tư duy và sơ đồ mạng Grap cho các bài luyện tập và ôn tập (Hoá lớp 10

nâng cao)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quá trình dạy học [6], [7], [25]
Quá trình dạy học nói chung, quá trình dạy học hoá học nói riêng đã là đối
tượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục–lí luận dạy học. Giáo sư Nguyễn Ngọc
Quang đã xác định: Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm
khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của GV, đó là mục đích của hoạt động học.
Như vậy quá trình chiếm lĩnh khái niệm thành công sẽ đạt được 3 mục đích dạy
học: trí dục, phát triển tư duy, giáo dục.
Về cấu trúc hoạt động học có 2 chức năng thống nhất với nhau là sự tiếp thu
thông tin dạy của GV và quá trình lĩnh hội, tự điều khiển mình trong quá trình học
tập của HS.
Để thực hiện mục đích chiếm lĩnh khoa học một cách tự giác tích cực thì
người học cần có phương pháp lĩnh hội khoa học và chiếm lĩnh khái niệm khoa học.
Các phương pháp đó là: mô tả, giải thích và vận dụng khái niệm khoa học.
Chức năng lĩnh hội của hoạt động học có liên hệ chặt chẽ và chịu ảnh
hưởng trực tiếp của hoạt động dạy của người GV. Hoạt động dạy là sự điều
khiển tối ưu quá trình HS chiếm lĩnh khái niệm khoa học, trong quá trình tổ chức
và điều khiển đó mà hình thành và phát triển năng lực nhận thức và tư duy của
HS. Để đạt được mục đích này, hoạt động dạy có hai chức năng liên hệ chặt chẽ,
thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông tin học và điều
khiển hoạt động học. Chức năng điều khiển hoạt động học được thực hiện thông
qua sự truyền đạt thông tin.
Hoạt động dạy và học là hoạt động cộng đồng – hợp tác giữa các chủ thể
trong quá trình dạy học - yếu tố duy trì và phát triển chất lượng dạy học.
Như vậy, quá trình dạy học tối ưu phải xuất phát từ lôgíc của khái niệm khoa

học và lôgíc lĩnh hội của HS, thiết kế công nghệ dạy học hợp lí, tổ chức tối ưu hoạt


động dạy học cộng đồng – hợp tác, bảo đảm liên hệ nghịch để cuối cùng làm cho
HS tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học, phát triển năng lực tư
duy sáng tạo và cùng với nét đặc thù của môn học sẽ giúp cho việc nâng cao chất
lượng dạy và học các môn học trong nhà trường phổ thông.
1.1.2 .Tìm hiểu về bài luyện tập, ôn tập trong chương trình .
Bài luyện tập , ôn tập là dạng bài dạy hoàn thiện kiến thức và được thực hiện
sau một số bài dạy nghiên cứu kiến thức mới hoặc kết thúc một chương , một phần
của chương trình. Đây là dạng bài học không thể thiếu được trong chương trình của
môn học.
Bài luyện tập , ôn tập có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng
trong việc hình thành phương pháp nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh vì :
1) Bài luyện tập giúp cho học sinh tái hiện lại các kiến thức đã học , hệ thống
hoá các kiến thức hoá học được nghiên cứu rời rạc, tản mạn qua một số bài, một
chương hoặc một phần thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau
theo logic xác định. Từ các hệ thống kiến thức đó giúp học sinh tìm ra được những
kiến thức cơ bản nhất và các mối liên hệ bản chất giữ các kiến thức đã thu nhận
được để ghi nhớ và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập...
Trong bài luyện tập, ôn tập học sinh tham gia các hoạt động học tập nhằm hệ
thống hoá và vận dụng kiến thức không chỉ ở trong một chương, một số bài học
trước đó mà còn cả các kiến thức đã học ở những chương trước, lớp trước và các
môn học khác.
2). Thông qua các hoạt động học tập của học sinh trong bài luyện tập, ôn tập
mà giáo viên có điều kiện củng cố, làm chính xác và chỉnh lý, phát triển và mở rộng
kiến thức cho học sinh.
Trong giờ học luyện tập, giáo viên tổ chức và điều khiển các hoạt động học
tập của học sinh nhằm hệ thống hoá các kiến thức cần nắm vững thì có thể phát
hiện được những kiến thức mà học sinh hiểu chưa đúng hoặc có những khái quát

chưa đúng bản chất của hiện tượng, sự việc. Giáo viên có nhiệm vụ chỉnh lý, bổ
sung thêm kiến thức để học sinh hiểu đúng đắn và đầy đủ hơn, đồng thời có thể mở


rộng thêm kiến thức cho học sinh tuỳ thuộc vào các điều kiện thời gian, trình độ
nhận thức của học sinh, phương tiện....
Ví dụ: Khi tiến hành bài luyện tập chương phản ứng hoá học giáo viên tổ
chức các hoạt động học tập của học sinh nhằm hệ thống các kiến thức cần nắm
vững về phản ứng oxi hoá - khử và phân loại phản ứng hoá học. Giáo viên cần làm
chính xác các khái niệm cơ bản có liên quan đến phản ứng oxi hoá - khử như khái
niệm số oxi hoá về bản chất của khái niệm, sự tiện ích của việc sử dụng khái niệm
này trong việc nhận diện và cân bằng phản ứng oxi hoá - khử, phân biệt khái niệm
hoá trị và số oxi hoá. Giáo viên có thể mở rộng kiến thức về các loại phản ứng oxi
hoá - khử thông qua các ví dụ yêu cầu học sinh cân bằng phản ứng oxi hoá - khử.
3). Thông qua các hoạt động học tập trong giờ luyện tập, ôn tập để hình
thành và rèn luyện các kỹ năng hoá học cơ bản như: kỹ năng giải thích – vận dụng
kiến thức, giải các dạng bài tập hoá học, sử dụng ngôn ngữ hoá học.
Cấu trúc các bài luyện tập trong sách giáo khoa hoá học đều có hai phần:
kiến thức cần nắm vững và bài tập. Phần kiến thức cần nắm vững bao gồm các kiến
thức cần hệ thống, củng cố và xác định mối liên hệ tương quan giữa chúng, phần bài
tập bao gồm các dạng bài tập hoá học vận dụng các kiến thức, tạo điều kiện cho học
sinh rèn luyện kỹ năng hoá học. Việc giải các dạng bài tập hoá học là phương pháp
học tập tốt nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức giải quyết các vấn đề học tập của bài toán đặt ra.
4). Thông qua hoạt động học tập trong giờ luyện tập, tổng kết, hệ thống kiến
thức mà phát triển tư duy và phương pháp nhận thức, phương pháp học tập cho học
sinh. Trong bài luyện tập tổng kết kiến thức học sinh cần sử dụng các thao tác tư
duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá để hệ thống hoá, nắm vững kiến
thức và vận dụng chúng giải quyết các vấn đề học tập mang tính khái quát cao. Khi
giải quyết một vấn đề học tập giáo viên thường hướng dẫn học sinh phân tích, phát

hiện vấn đề cần giải quyết, xác định kiến thức có liên quan cần vận dụng, lựa chọn
phương pháp giải, lập kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải, biện luận xác định
kết quả đúng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A-Tiếng Việt
1. Cao Thị Thiên An (2007), Bộ đề thi trắc nghiệm tuyển sinh Đại học-Cao đẳng
Hóa học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2. Võ Chấp (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại học
Sư phạm Huế.
3. Võ Chấp (2005), Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông, Trường Đại học
Sư phạm Huế.
4. Nguyễn Đăng Công (2006), Phương pháp dạy học tích cực, Hoa hoc
vietnam.com.
5. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2001), Phương pháp
dạy học hóa học, Tập 1, Nxb Giáo dục.
6. Nguyễn Thị Kim Dung (10/2005), “Một số tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học
theo nhóm”, Tạp chí giáo dục, số 124.
7. Ngô Thu Dung (2008), Phương pháp dạy học nhóm, dt.ussh.edu.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=240&Itemid=136 - 19k
8. N.L.Glinka (1988), Hóa học đại cương, người dịch: Lê Mậu Quyền, Tập 2, Nxb
Mir Maxcova, bản dịch của NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
9. Phạm Minh Hạc (10/1996), “Phương pháp tiếp cận hoạt động-nhân cách và lý
luận chung về phương pháp dạy học” , Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 173.
10. Lê Văn Hảo (2006), Sổ tay phương pháp giảng dạy và đánh giá, Trường Đại
Học Nha Trang.
11. Hoàng Văn Hân (2003), Để có phương pháp dạy học tích cực,
/>phuong _phap_day_hoc_tich_cuc/
12. Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm,

foreman.nexo.com/kynang/30 - 48k –
13. Đỗ Thị Minh Liên (6/2004), “Thảo luận nhóm”, Tạp chí giáo dục, số 89.
14. Huỳnh Kim Liên (1999), Bài giảng thống kê hóa học, Trường Đại học Cần Thơ.


15. Hoàng Nhâm (2001), Hóa học vô cơ, Tập 2, Nxb Giáo dục.
16. Đặng Thị Oanh, Đặng Xuân Thư, Trần Trung Ninh, Nguyễn Thị Như Quỳnh,
Nguyễn Phú Tuấn (2006), Thiết kế bài soạn Hóa học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
17. Trần Sinh Thành, Đặng Quang Khoa (4/2004), “Dạy học thực hành kỹ thuật
theo nhóm”, Tạp chí giáo dục, số 84.
18. Vũ Hồng Tiến, Một số phương pháp dạy học tích cực, />index. php?showpost=532
19. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái (2006), Hóa
học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
20. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh-Lê Kim Long (2006), Bài tập Hóa học 10 nâng
cao, NXB Giáo dục.
21. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng (2004), Học và dạy cách học,
NXB Đại học Sư phạm.
22. Nguyễn Xuân Trường, Lê Trọng Tín, Lê Xuân Trọng, Nguyễn Phú Tuấn (2006),
Sách GV Hóa học 10, NXB Giáo dục.
23. Thái Duy Tuyên, Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của người học,
Viện Khoa Học Giáo Dục, />B-Tiếng Anh
24. David W. Johnson and Roger T. Johnson (1989), Cooperative Learning, Values, and
Culturally Plural Classrooms, />25. Jonhson, D.W., Jonhson, R., & Smith, K., (1998),

Basic Elements Of

Cooperation, />



×