Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Chất lượng công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Paksế, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

………../…….…..

……../……..

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

DIVISAY SIDTHISAY

CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN
THUỘC UBND HUYỆN PAKSẾ, TỈNH CHAMPASACK,
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

………../…….…..

……../……..

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA


DIVISAY SIDTHISAY

CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN
THUỘC UBND HUYỆN PAKSẾ, TỈNH CHAMPASACK,
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Trần Trí Trinh

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành đến các quý thầy, cô giáo đã rất
nhiệt tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính
nhà nước cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Trí Trinh, người đã có chỉ dẫn, giúp
đỡ quý báu, nhiệt tình và hết sức trách nhiệm trong suốt quá trình nghiên cứu
của tôi để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn, đồng nghiệp và gia đình đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập tại Học viện Hành chính Quốc gia và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

HỌC VIÊN


DIVISAY SIDTHISAY

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Chất lượng công chức các phòng chuyên môn
thuộc UBND huyện Paksế tỉnh Champasack, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

HỌC VIÊN

DIVISAY SIDTHISAY

ii


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND Lào

Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào

ĐNDCM Lào

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

CNH, HĐH


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

QLHCNN

Quản lý Hành chính Nhà nước

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

HCNN

Hành chính Nhà nước

NSNN

Ngân sách Nhà nước

QLNN

Quản lý Nhà nước

CB, CC

Cán bộ, công chức

UBND

Ủy ban Nhân dân


KT – XH

Kinh tế - Xã hội



Quyết định



Nghị định

QH

Quốc hội

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lƣợng công chức trong các phòng chuyên môn thuộc
UBND huyện Paksế qua các năm (từ năm 2012 – 2016)……………………46
Bảng 2.2. Thống kê theo độ tuổi công chức các phòng chuyên môn thuộc
UBND huyện Paksế qua các năm (từ năm 2012 đến 2016)……………...….47
Bảng 2.3. Thống kê theo trình độ công chức các phòng chuyên môn thuộc
UBND huyện Paksế qua các năm (từ năm 2012 – 2016)……………………48
Bảng 2.4. Thống kê trình độ LLCT của công chức các phòng chuyên môn
thuộc huyện Paksế qua các năm (từ năm 2012 đến 2016)………………….50
Bảng 2.5. Thống kê trình độ tin học công chức các phòng chuyêm môn
thuộc UBND huyện Paksế qua các năm (từ năm 2012 đến 2016).................52

Bảng 2.6. Thống kê trình độ ngoại ngữ công chức các phòng chuyên môn
thuộc UBND huyện Paksế qua các năm (từ năm 2012 đến 2016).................53

iv


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lƣợng công chức trong các phòng chuyên môn thuộc
UBND huyện Paksế qua các năm (từ năm 2012 – 2016)...…….....…………46
Biểu đồ 2.2. Độ tuổi công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện
Paksế qua các năm (từ năm 2012 đến 2016)……………………………..….48
Biểu đồ 2.3. Thống kê theo trình độ công chức các phòng chuyên môn thuộc
UBND huyện Paksế qua các năm (từ 2012 – 2016)…………………………49
Biểu đồ 2.4. Thống kê trình độ LLCT của công chức các phòng chuyên môn
thuộc huyện Paksế qua các năm (từ 2012 đến 2016)…………………….….50
Biểu đồ 2.5. Thống kê trình độ tin học công chức các phòng chuyêm môn
thuộc UBND huyện Paksế qua các năm (từ 2012 đến 2016)..........................52
Biểu đồ 2.6. Thống kê trình độ ngoại ngữ công chức các phòng chuyên môn
thuộc UBND huyện Paksế qua các năm (từ 2012 đến 2016)..........................53
Biểu đồ 2.7. Mức độ hoàn thành công việc của công chức các phòng chuyên
môn thuộc UBND huyện Paksế giai đoạn 2012-2016.........................................56

v


MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn ............................................................................. 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .............................................................. 6
3.1. Mục đích nghiên cứu:......................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................ 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ....................................................................... 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................... 6
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn ................... 7
5.1. Phương pháp luận: ............................................................................. 7
5.2. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..................................................... 7
6.1. Ý nghĩa lý luận: ................................................................................... 7
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................... ...8
Chƣơng 1 .............................................................................................................. 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG
CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP HUYỆN, NƢỚC CHDCND LÀO ... 9
1.1. Công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện .................... 9
1.1.1. Khái niệm công chức ..................................................................... 9
1.1.2. Các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện .... 12
1.2. Chất lƣợng công chức trong cơ quan hành chính nhà nƣớc...................17
1.2.1. Khái niệm chất lượng công chức ................................................ 17
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng công chức ............................. 19
1.2.3. Những yêu cầu về chất lượng công chức ................................... 21
1.2.4. Những tiêu chí đánh giá chất lượng công chức ........................ 25
vi


1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng công chức ......................... 32
1.3. Kinh nghiệm đảm bảo chất lƣợng công chức của một số nƣớc trên thế

giới...................................................................................................................... 38
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 43
Chƣơng 2 ............................................................................................................ 44
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG CHUYÊN
MÔN THUỘC UBND HUYỆN PAKSẾ, TỈNH CHAMPASACK, NƢỚC
CHDCND LÀO .................................................................................................. 44
2.1. Thực trạng đội ngũ công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND
huyện Paksế, tỉnh Champasack, nƣớc CHDCND Lào .................................. 44
2.1.1. Khái quát về huyện Paksế, tỉnh Champasack ............................ 44
2.1.2. Đội ngũ công chức trong các phòng chuyên môn thuộc UBND
huyện Paksế... ........................................................................................... 45
2.2. Khảo sát chất lƣợng đội ngũ công chức các ph ng chuyên môn thuộc
UBND huyện Paksế, tỉnh Champasack ........................................................... 55
2.2.1. Kết quả khảo sát chất lượng công chức các phòng chuyên môn
thuộc UBND huyện Paksế ......................................................................... 55
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng công chức các phòng chuyên
môn thuộc UBND huyện Paksế............................................................... 62
2.3. Đánh giá chung về chất lƣợng công chức các phòng chuyên môn thuộc
UBND huyện Paksế ........................................................................................... 72
2.3.1. Những mặt đạt được .................................................................... 72
2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế ................................................................ 73
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế .............................................. 75
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 79
Chƣơng 3 ............................................................................................................ 80
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG
CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN PAKSẾ, TỈNH CHAMPASACK,
NƢỚC CHDCND LÀO..................................................................................... 80
vii



3.1. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng công chức huyện Paksế, tỉnh
Champasack............... ........................................................................................ 80
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng NDCM Lào và Nhà nước
CHDCND Lào .......................................................................................... 80
3.1.2. Mục tiêu và định hướng nâng cao chất lượng công chức tỉnh
Champasack..............................................................................................83
3.1.3. Định hướng nâng cao chất lượng công chức của huyện Paksế..85
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng công chức các phòng chuyên môn
thuộc UBND huyện Paksế ................................................................................ 87
3.2.1. Hoàn thiện đề án vị trí việc làm của huyện, xây dựng khung
năng lực cho từng vị trí công tác............................................................. 87
3.2.2. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng công chức của huyện91
3.2.3. Nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ công chức .............. 92
3.2.4. Nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của công chức ........... 93
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡngcông chức ... 94
3.2.6. Lấy tiêu chuẩn chất lượng công chức làm căn cứ chủ yếu cho
công tác bố trí sử dụng, đề bạt, luân chuyển công chức ........................ 98
3.2.7. Hoàn thiện công tác quy hoạch, tuyển dụng, thu hút tạo nguồn
công chức................................................................................................ 100
3.3. Một số kiến nghị về nâng cao chất lƣợng công chức.............................102
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 107
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 110
# Tài liệu tiếng Việt .......................................................................................... 110
# Tài liệu tiếng Lào .......................................................................................... 112
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 117
BẢN ĐỒ NƢỚC CHDCND LÀO………………………………….……….. 120
.

BẢN ĐỒ CÁC HUYỆN THUỘC TỈNH CHAMPASACK…….………….121

BẢN ĐỒ CHI TIẾT CÁC ĐƢỜNG ĐI TOÀN TỈNH CHAMPASACK....122
viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài luận văn

Công chức nhà nước là nguồn nhân lực quan trọng của bộ máy nhà nước
từ Trung ương đến địa phương, là nguồn lực có giá trị nhất, quyết định thành bại
của các chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác. Chất lượng công chức có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Với
vai trò và ý nghĩa quan trọng như vậy, phát triển nguồn nhân lực luôn được
Chính phủ các nước quan tâm với những chiến lược, chủ trương, chương trình
khác nhau.
Nâng cao chất lượng công chức là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và
Nhà nước Lào nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn
hiện nay. Đặc biệt, nước CHDCND Lào đang trong quá trình hội nhập quốc tế
với những thời cơ và vận hội mới, nhưng cũng có những khó khăn và thách thức
mới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công chức nhà nước.
Huyện Paksế là một trong những huyện có tốc độ phát triển tương đối
nhanh của tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào; còn được biết đến như một
trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Champasack; cũng là huyện
phát triển nhất của 4 tỉnh Nam Lào. Theo kế hoạch của tỉnh Champasack sẽ
nâng lên thành Thành phố Paksế trực thuộc tỉnh trong thời gian gần đây, cho nên
đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công chức.
Tuy vậy, hiện nay chất lượng công chức trong các phòng ban chuyên môn
của huyện Paksế vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ đặt ra. Một số bộ phận không nhỏ CB, CC có biểu hiện sa sút về phẩm

chất chính trị, tác phong làm việc quan liêu; một số khác thoái hóa, biến chất về
đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật còn kém; một số
CB, CC lười học tập, rèn luyện, bộc lộ những yếu kém so với yêu cầu nhiệm vụ
được giao, giải quyết công việc còn lúng túng, thiếu chủ động... Thực trạng trên
đòi hỏi cần thiết phải nâng cao chất lượng CB, CC để đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong thời kỳ mới và phục vụ tốt hơn cho người dân khi nền HCNN có sự
1


phát triển theo xu hướng tiến bộ tích cực (chuyển từ hành chính cai trị sang hành
chính phục vụ).
Xuất phát từ lý do trên và thực trạng công chức tại UBND huyện Paksế
hiện nay, học viên chọn đề tài: “Chất lượng công chức các phòng chuyên môn
thuộc UBND huyện Paksế, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào” với mong
muốn được góp một phần nhỏ vào công tác xây dựng và phát triển đội ngũ công
chức của địa phương trong công cuộc đổi mới đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước có vai trò quan trọng
trong sự công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nên nâng cao chất lượng công
chức là nhiệm vụ trọng tâm ở bất cứ quốc gia nào. Ở nước CHDCND Lào, nâng
cao chất lượng công chức trong thời gian qua luôn được Đảng NDCM Lào và
Nhà nước CHDCND Lào đặc biệt quan tâm. Trong nhiều Nghị quyết của Đảng,
trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của Chính
phủ đều đề cập đến nâng cao chất lượng công chức để đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới đất nước. Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan
đến chất lượng công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước đã được sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học hành chính công và các nhà hoạt
động thực ti n. Vì vậy, các công trình nghiên cứu về chủ đề này rất đa dạng và
phong phú, tiêu biểu như:

+ Công trình nghiên cứu về chất lượng công chức:
- Bài viết “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng
Hồ Chí Minh” của Trịnh Quốc Việt, Học viện Chính trị đăng trên cổng thông tin
điện tử Lý luận chính trị ngày 24/11/2014 đã nêu lên các quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức. Tác giả đưa ra 5 giải pháp để nâng cao chất lượng công chức
trong giai đoạn hiện nay, đó là: tập trung quán triệt nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức; tuyển dụng cán bộ, công chức
2


phải đúng quy trình, dân chủ, công khai; nâng cao chất lượng công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức; xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ tương xứng
với cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả của việc thực hiện cơ chế kiểm tra,
giám sát cán bộ, công chức, nhất là giám sát của nhân dân, của các tổ chức đoàn
thể trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
- Nguy n Tiến Trung: “Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn 2011-2020” - Tạp chí Tổ chức nhà nước
tháng 4/2011.
- U Bon Mạ Ha Xay (2010), Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ tổ chức, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính quốc gia Lào (số 4 –
2010).
- Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2011), Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo trong hệ thống chính trị nước CHDCND Lào trong điều kiện mới, Tạp
chí Giáo dục lý luận, (số 10-2011).
+ Công trình nghiên cứu về chất lượng công chức cấp tỉnh, cấp huyện:
- Đề tài “nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ
quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do
thạc sĩ Vũ Xuân Khoan – nguyên Quyền Vụ trưởng, phụ trách Cơ quan đại diện
Văn phòng Bộ Nội vụ tại thành phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm. Đề tài đã chỉ

ra những hạn chế, yếu kém của đội ngũ công chức cấp tỉnh, huyện của khu vực
đồng bằng sông Cửu Long cũng như nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
Tác giả đề xuất 6 giải pháp để nâng cao chật lượng công chức của khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long gồm: thực hiện công việc xác định vị trí việc làm và tiêu
chuẩn chức danh công chức; đổi mới công tác tuyển dụng; tăng cường công tác
đào tạo, bồi dưỡng công chức; thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển đội
ngũ công chức; đổi mới công tác đánh giá công chức; bố trí, sử dụng có hiệu quả
đội ngũ công chức.

3


- Đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở
cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh của Nguy n Thị
Thanh, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công năm 2007. Luận văn đã đánh
giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND
thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức trong các cơ quan này gồm: thực hiện việc tinh giảm biên chế trên
nguyên tắc đưa người thừa, không đủ tiêu chuẩn chuyên môn ra khỏi bộ máy
thông qua việc thực hiện chính sách tinh giảm biên chế chung; tuyển dụng bổ
sung theo nguyên tắc phù hợp với đòi hỏi chất lượng chuyên môn, tuyển dụng
công khai theo yêu cầu nhiệm vụ; sử dụng, bố trí cán bộ, công chức đúng
chuyên môn; đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đổi mới công tác
đánh giá, khen thưởng, kỷ luật.
- Đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan
hành chính nhà nước cấp huyện, tỉnh Đồng Nai” của Nguy n Minh Kiên, Luận
văn thạc sĩ quản lý hành chính công năm 2013. Luận văn đã đánh giá thực trạng
đội ngũ cán bộ, công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, tỉnh
Đồng Nai và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
trong các cơ quan này, cụ thể: một là, phân tích công việc và xác định tiêu chuẩn

chức danh cán bộ, công chức; hai là, hoàn thiện công tác tuyển dụng; ba là, giải
pháp về công tác sử dụng cán bộ, công chức; bốn là, hoàn thiện công tác quy
hoạch cán bộ, công chức.
- Đặng Thanh Tuấn (2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành
chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Q3, TP. Hồ Chí Minh, Luận văn
Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
- Nguy n Tấn Khởi (2015), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
huyện am

nh, tỉnh

nh Long, Luận văn Thạc s Quản lý công, Học viện

Hành chính Quốc gia.
- Vị Lạt Su Ni Chăn (2009), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
4


cấp huyện ở thủ đô iêng Chăn, Tạp chí Xây dựng Đảng, (số 10 – 2009).
- Phênh Xạ Vẳn Vông Chăn Đi (2000), N ng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức lãnh đạo chủ chốt cấp huyện của tỉnh iêng Chăn, Cộng h a D n
chủ Nh n d n Lào trong th i k đổi mới, Luận văn Thạc s Quản lý hành chính
công, Học viện Hành chính Quốc gia.
- Bun Xợt Thăm Ma Vông (2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
huyện ở các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận
án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh.
- Xay Nha Xơn Phô Khăm (2004), N ng cao năng lực hoạt động qu n l
nhà nước của đội ngũ công chức chính quyền thành phố


iêng Chăn, nước

Cộng h a D n chủ Nh n d n Lào, Luận văn Thạc s Quản lý hành chính công,
Học viện Hành chính Quốc gia.
- Bouphalavanh Tingkeo (2010), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức ngành thanh tra tỉnh Chăm a

c (CHDCND Lào) trong giai đoạn hiện nay,

Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
- Phommalath Sommai (2011), N ng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ cán
bộ, công chức chủ chốt cấp tỉnh iêng Chăn, nước Cộng h a D n chủ Nh n d n
Lào, Luận văn Thạc s Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia.
- Paliya Thongsavath (2016), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
Thanh tra cấp tỉnh tại tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào, Luận văn Thạc s
Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
- Và một số công trình khác.
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về chất
lượng công chức, nhưng trên thực tế cho đến hiện nay vẫn chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ về mặt lý luận cũng như thực ti n
về chất lượng công chức các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Paksế,
5


tỉnh Champasack. Luận văn này có kế thừa cơ sở lý luận và thông qua khảo sát
thực trạng chất lượng công chức các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện
Paksế, để đề ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công chức của
UBND huyện Paksế, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chất lượng công chức, phân tích, đánh
giá thực trạng chất lượng công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện
Paksế, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng công chức
các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Paksế, tỉnh Champasack, nước
CHDCND Lào trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng công chức các phòng ban
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng công chức các phòng chuyên
môn thuộc UBND huyện Paksế, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức các phòng
chuyên môn thuộc UBND huyện Paksế, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Chất lượng đội ngũ công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND
huyện Paksế, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Ðê tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình đội ngũ công chức các
phòng ban chuyên môn thuộc Uy ban Nhân dân huyện Paksế, tỉnh Champasack,
6


nước CHDCND Lào, cơ sở dữ liệu dựa vào kết quả tổng điều tra công chức các
phòng chuyên môn từ năm 2012 - 2016 của phòng Nội vụ, UBND huyện Paksế.
Về loại cán bộ, công chức, luận văn chỉ nghiên cứu công chức các phòng chuyên
môn, không nghiên cứu cán bộ, viên chức và Đoàn thể.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận:
Luận văn nghiên cứu được dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Cay Xỏn PHÔM VI HẲN; đồng thời dựa vào
các quan điểm và đường lối của Đảng NDCM Lào, Nhà nước CHDCND Lào về
nâng cao chất lượng công chức trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Lào.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp: đọc tài liệu; quan sát công chức của
các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Paksế khi thực thi công vụ; thu thập
các thông tin, số liệu từ những văn bản, báo cáo của UBND huyện Paksế, hỏi bộ
phận phụ trách công tác tổ chức công chức các phòng chuyên môn thuộc UBND
huyện như: Phòng Nội vụ huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy để có số liệu, thông tin
liên quan đến công chức huyện. Luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra
bảng hỏi khảo sát 120 người dân và 100 công chức các phòng chuyên môn thuộc
UBND huyện Paksế để có thêm dữ liệu phân tích thực trạng, cũng như đề xuất
giải pháp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Góp phần làm rõ lý luận về chất lượng công chức các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND cấp huyện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng công chức các phòng
chuyên môn thuộc UBND huyện Paksế, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào.
7


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng công chức các phòng chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện, nước CHDCND Lào.
Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức các phòng chuyên môn thuộc

UBND huyện Paksế, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng công chức các phòng
chuyên môn thuộc UBND huyện Paksế, tỉnh Champasack, nước CHDCND Lào.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG
CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP HUYỆN, NƢỚC CHDCND LÀO
1.1. Công chức các ph ng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
1.1.1. Khái niệm công chức
Nền hành chính nhà nước nào cũng cấu thành bởi những yếu tố cơ bản là
thể chế hành chính nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước, độ ngũ công chức
nhà nước. Công chức là một khái niệm được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia
trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên
trong các cơ quan nhà nước, do ngân sách nhà nước trả lương. Nhưng do đặc thù
của từng quốc gia nên quan niệm công chức ở các nước không hoàn toàn giống
nhau. Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm vi những người hoạt động
quản lý nhà nước. Một số nước có quan niệm rộng hơn, công chức bao gồm
những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức có tính chất công quyền.
Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 nước CHDCND Lào đã thực
hiện chế độ công chức trên phạm vi cả nước theo đó, tất cả những người làm
việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh
nghiệp nhà nước, nông trường, lâm trường và lực lượng vũ trang đều được gọi
chung trong một cụm từ “cán bộ, công nhân viên nhà nước ”.
Chuyển sang thời kỳ đổi mới nước CHDCND Lào, khái niệm công chức
được quy định theo Luật Cán bộ, Công chức số 74/QH ngày 18/12/2015 về cán
bộ, công chức nước CHDCND Lào. Luật chỉ rõ “Công dân Lào được tuyển dụng
và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở

Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được xếp vào một
ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức nhà nước”.[34]
Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước Lào trong điều kiện mới,
đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ công chức chính quy, hiện đại. Bộ Chính trị Ban
9


chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào trong văn bản ngày 18/01/2016 chỉ rõ:
Ở nước CHDCND Lào, sự hình thành đội ngũ cán bộ, công chức có đặc điểm
khác các nước. Cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước, đảng, đoàn thể là
một khối thống nhất trong hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Bởi vậy, cần có
một pháp lệnh có phạm vi điều chỉnh chung đối với cán bộ trong toàn hệ thống
chính trị bao gồm: công chức nhà nước (trong đó có công chức làm việc ở cơ
quan quân đội, an ninh…), cán bộ làm việc chuyên trách ở các cơ quan Đảng,
đoàn thể.
Theo đó, công chức Lào là “công dân Lào trong biên chế và hưởng lương
từ ngân sách nhà nước, bao gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc
giao giữ một công việc thường xuyên, được phần loại theo trình độ đào tạo,
ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự ngiệp, những người
làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng”.
Theo Luật Cán bộ, công chức số 74/QH, ngày 18/12/2015 đã quy định:
cán bộ, công chức là công dân Lào trong biên chế bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các
cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, thủ đô, ở
tỉnh, ở huyện;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở
Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức

hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên làm việc ttrong các cơ quan nhà nước
ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc
giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
10


- Thẩm phán Tòa án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân;
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường
xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không
phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm việc
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp;
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực, Hội động nhân dân, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người
đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội thuộc huyện, thị xã;
Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc UBND cấp huyện”.
Khái niệm cán bộ, công chức được phân biệt rõ ràng như:
“Cán bộ là công nhân Lào, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở
Thủ đô, ở tỉnh, ở huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Lào được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Nhà nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải
là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn
vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp

và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tổ chức chính
trị - xã hội (sau đây goi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ qu lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.[34]
11


Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành của nước CHDCND Lào “cán
bộ”, “công chức” đều dùng để chỉ những người là công dân Lào trong biên chế
của các cơ quan nhà nước nói chung. Và tiêu chí để phân định giữa “cán bộ” và
“công chức” là dựa vào cơ chế hình thành “cán bộ” được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, còn “công chức” được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh.
1.1.2. Các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện
1.1.2.1. Khái niệm về phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
Cũng như các nước trên thế giới, Lào cũng thành lập hệ thống các cơ quan
hành HCNN từ Trung ương đến địa phương để thực hiện chức năng quản lý
HCNN. Chính phủ là cơ quan chấp thành của Quốc hội, cơ quan HCNN cao
nhất và thực hiện quyền hành pháp. UBND các cấp là cơ quan chấp hành của
hội đồng nhân dân, là cơ quan HCNN ở địa phương. Theo quy định của pháp
luật, UBND các cấp lập ra các cơ quan giúp việc như: sở, ban (ở cấp tỉnh);
phòng, ban (ở cấp huyện); chức danh chuyên môn ở (cấp bản). Các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND các cấp giúp UBND thực hiện nhiệm vụ chấp hành và
HCNN ở địa phương.
Theo Đại từ điển tiếng Việt phòng ban chuyên môn là “phòng ban chuyên
trách một ngành cụ thể của Nhà nước, một ngành công tác của Nhà nước”.[14, tr
466]
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, phòng ban chuyên môn là cơ quan

tham mưu, giúp việc cho UBND cấp huyện, thực hiện chức năng quản lý HCNN
về ngành, lĩnh vực ở địa phương (gọi tắt là phòng chuyên môn cấp huyện).
Phòng là cơ quan thuộc UBND cấp huyện, thực hiện chức năng tham
mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương
theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp
huyện, chủ tịch UBND cấp huyện. Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
là bộ máy giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý HCNN ở địa phương
12


và đảm bảo sự thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương
xuống cơ sở.
1.1.2.2.

Tổ chức các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp

huyện ở nước CHDCND Lào
Các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện được tổ chức theo Nghị định
số 22/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ ban hành về việc quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, bao gồm:[46]
- Phòng Nội vụ:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: tổ chức bộ máy;
vị trí việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan,
tổ chức hành chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề
nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền
lương đối với CB, CC, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức
hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; CB, CC, viên chức
và CB, CC cấp Bản; đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, viên chức và CB, CC cấp Bản;
những người hoạt động không chuyên trách ở cấp Bản; tổ chức hội, tổ chức phi
chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; công tác thanh niên; thi đua –

khen thưởng.
- h ng ư pháp:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: công tác xây
dựng và thi hành pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật;
pháp chế; công chứng, chứng thực; nuôi con nuôi; trọng tài thương mại; hộ tịch;
quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; luật sư, tư vấn pháp luật; trợ
giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải cơ sở; bán đấu giá tài sản; quản lý
công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp
khác theo quy định của pháp luật.
13


- Phòng Kế hoạch và Đầu tư:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: tổng hợp quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ
chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; đầu tư trong nước,
đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), nguồn viện trợ phi chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh; tổng hợp
về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
- Phòng Tài chính:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: tài chính; ngân
sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà
nước; các qu tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế
toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính địa phương theo
quy định của pháp luật.
- h ng Công thương:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: lưu thông hàng
hóa trên địa bàn; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại;
thượng mại điện tử; dịch vụ thương mại; quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng; hội nhập kinh tế; thương mại quốc tế; quản lý cụm công nghiệp
trên địa bàn; quản lý an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Phòng Năng lượng và Mỏ:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: cơ khí; luyện
kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hóa chất; vật liệu nổ
công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ, khoáng sản và chế biến khoáng sản;
công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác.
- Phòng Nông nghiệp và Lâm nghiệp:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: nông nghiệp;
lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi và phát triển nông thôn; phòng,
14


chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, muối
theo quy định của pháp luật.
- Phòng Giao thông và Vận t i:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: đường bộ,
đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai
thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: Cầu đường bộ, cầu vượt, hè
phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, cầu dành cho
người đo bộ, bến xe, bãi đỗ xe.
- Phòng Xây dựng:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: quy hoạch xây
dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng k thuật
đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu vực công nghệ cao (bao gồm: cấp
nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
quản lý chất thải rắn thông thường tại đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu
công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị; công viên,
cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; kết cấu hạ tầng giao
thông đô thị, không bao gồm việc quản lý khai thác, sử dụng, bảo trì kết cấu hạ

tầng giao thông đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ
sở hạ tầng k thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây
dựng.
- h ng ài nguyên và Môi trư ng:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: đất đai; tài
nguyên nước’ tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn;
biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ.
- h ng ưu chính, viễn thông và Liên lạc:
Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: báo chí; xuất
bản; bưu chính; vi n thông; tần số vô tuyên điện; công nghệ thông tin; điện tử;
15


×