Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

xây dựng website (internetbanking) cung cấp dịch vụ thanh toán của ngân hàng GPBank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.9 KB, 12 trang )

XÂY DỰNG WEBSITE (INTERNETBANKING) CUNG CẤP DỊCH VỤ THANH
TOÁN CỦA NGÂN HÀNG GPBANK
Ban giám đốc doanh nghiệp (tự chọn) yêu cầu anh/chị với tư cách là cán bộ phụ
trách (cấp cao nhất) về ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp lập kế hoạch
xây dựng hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh trong giai
đoạn 5 năm từ năm 2012 – 2016 và tầm nhìn năm 2020.
Các nội dung cơ bản của báo cáo.
1. Giới thiệu doanh nghiệp
2. Phân tích thực trạng
3. Phân tích SOWT (liên quan đến CNTT, HTTT, TMĐT)
4. So sánh với 3 đối thủ cạnh tranh cùng ngành
5. Phân tích kinh nghiệm, bài học từ các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước
6. Tìm hiểu các giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành mà anh chị đã chọn
7. Chiến lược ứng dụng CNTT và TMĐT
8. Kế hoạch hành động và các chỉ tiêu cụ thể.
Bài làm:
Em xin chọn phương án xây dựng website (Internetbanking) cung cấp dịch
vụ thanh toán của Ngân hàng GPBank. (Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu).
1. Giới thiệu doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) tiền thân là Ngân hàng TM Nông
Thôn Ninh Bình (được thành lập năm 1995) đã chính thức chuyển đổi mô hình từ Ngân
hàng Nông Thôn sang Ngân hàng đô thị từ tháng 7/11/2005.
Hiện tại GPBank có vốn điều lệ là 3.017 tỷ đồng, với trên 2.000 nhân viên và 200
Chinh nhánh/Phòng giao dịch trên toàn quốc.
GPBank có cổ đông chiến lược là Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petrovietnam) –
là một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất Việt Nam với tỷ lệ vốn góp là 20%.
GPBank có đội ngũ lãnh đạo điều hành trẻ, năng động, nhiều kinh nghiệp quản lý
điều hành hoạt động Ngân hàng trên thị trường tài chính - tiền tệ trong nước và quốc tế.
GPBank là một trong những Ngân hàng đầu tiên triển khai thành công phần mền Hệ



thống Ngân hàng lõi (Core Banking) của hãng Temenos của Thụy Sỹ từ R5 lên R9 năm
2010, phần mền này cho phép Ngân hàng phát triển nhiều loại sản phảm dịch vụ hiện đại,
nâng cao chất lượng dịch vụ.
2. Thực trạng.
Ngày nay, việc mua hàng hóa dịch vụ qua mạng, thanh toán qua mạng….. ngày
càng được chú trọng phát triển và phổ biến, trước thực trạng đó, các Ngân hàng đã đẩy
mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
GPBank là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng. Vì vậy, hệ thống
thông tin, thương mại điện tử, công nghệ thông tin càng phải được chú trọng phát triển để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, từ đó mở rộng các sản phẩm dịch vụ, thu
hút được các khách hàng mới đặc biệt là những khách hàng trẻ tuổi biết sử dụng Internet
rất tiềm năng.
Hiện tại GPBank đã xây dựng được hệ thống phần mền Ngân hàng bước đầu đáp
ứng được nhu cầu phát triển hiện tại và trong tương lai. GPBank có đầy đủ các sản phẩm
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, từ việc giao dịch trực tiếp với Ngân hàng đến việc
sử dụng hệ thống giao dịch qua mạng internet do GPBank cung cấp: ib.gpbank.com.vn
So với các Ngân hàng TMCP trong nước thì GPBank cùng với các ngân hàng như:
Techcombank, VPBank, Mbank… được xem là một trong những Ngân hàng có hệ thống
công nghệ thông tin, HTTT, TMĐT phát triển.
3. Phân tích SOWT (liên quan đến CNTT, HTTT, TMĐT).
Để có chiến lực phát triển cộng nghệ thông tin, hệ thống thông tin, thương mại
điện tử, phòng IT đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cũng như cơ hội
của GPBank để từ đó xây dựng chiến lược một cách có cơ sở khoa học để trình Hội đồng
quản trị phê duyệt.

Ma trận SWOT

Cơ hội


Thách thức

- Nhu cầu thanh toán các sản

- Chịu sụ cạnh tranh gay gắt từ các

phẩm, dịch vụ quan mạng ngày

đối thủ trong nước và quốc tế

càng phát triển.

- Yêu cầu về chất lượng dịch vụ của


- Có nhiều sản phẩm, nhiều Công

khách hàng ngày càng cao.

ty bán hàng qua mạng và chấp

- Tính bảo mật thông tin cao. Tình

nhận thanh toán qua mạng

trạng đánh cắp thông tin của khách

- Chí phủ khuyến khích

hàng và gian lận thương mại điện tử

ngày càng tin vi.

Điểm mạnh
- Có hệ thống phần nềm hiện đại, tiên
tiến, có nhiều sản phẩm dịch vụ, có

Chiến lược

Chiến lược

tính bảo mật cao. Tương thích với mọi

Sử dụng điểm mạnh để tận dụng

Tận dụng điểm mạnh để vượt qua các

trình duyệt internet.

cơ hội

đối thủ

- Có uy tín trong nước và quốc tế
- Có đội ngũ cán bộ nhân viên nhiều
kinh nghiệm, trình độ cao, nhiệt tình.
- Giao dịch thân thiện, dễ sử dụng, có
thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
Điểm yếu
-


Việc quảng bá sản phẩm đến khách
hàng còn nhiều hạn chế, và thói
quen thanh toán qua mạng còn khá
mới mẻ với người dân Việt Nam.

-

Chiến lược
Hạn chế các điểm yếu để tận
dụng cơ hội

Chiến lược
Tối thiểu hóa các điểm yếu để cạnh
tranh với các đối thủ.

Giá trị giao dịch bị giới hạn.(hạn
mức giao dịch cao, và hạn mức
giao dịch thấp).

-

Việc tra soát thông tin khi có sai
sót mất nhiều thời gian.

-

Hiện tại mới chỉ thanh toán được
với các doanh nghiệp trong nước.

4. So sánh với 3 đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

Em xin so sánh GPBank với 3 Ngân hàng cùng cung cấp dịch vụ là VPBank,
VietABank, và Techocombank.


(Nguồn: ib.gpbank.com.vn)

(Nguồn: i2b.vpb.com.vn)


(Nguồn:vietabank.com.vn)

(Nguồn: ib.techcombank.com.vn)


Về cơ bản các Ngân hàng đều có sản phẩm tương đối giống nhau, giao diện
website thân thiện với người dùng, dễ nhớ, dễ sử dụng, đặc biệt tính bảo mật thông tin rất
cao.
Website của GPBank so với các đối thủ thì tương đối nhàm chán, ít thông tin cung
cấp cho khách hàng, trong khí đó Website của các Ngân hàng khác ngoài chuyền tải
những thông tin mới cập nhận của Ngân hàng, khách hàng còn được cung cấp những
thông tin tài chính, ngân hàng, chính trị …. đang diễn ra.
5. Phân tích kinh nghiệm, bài học từ các DN khác trong và ngoài nước.
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Ngân hàng là rất cần thiết,
nhưng đòi hỏi các Ngân hàng luôn phải đương đầu với những rủi ro rất lớn như: công
nghệ lấy cắp thông tin, làm giả thẻ, lấy cắp mật khẩu đang trở nên tinh vi hơn.
Để khắc phục những hạn chế về công nghệ, các ngân hàng rất tích cực triển khai
các hệ thống hỗ trợ quản trị rủi ro giao dịch thẻ, như thông báo giao dịch qua tin nhắn
SMS, hệ thống cảnh báo các giao dịch nghi ngờ giả mạo...
Ngoài ra Ngân hàng còn quy định Nhân viên, Kiểm Soát Viên thường xuyên thay
đổi mật khẩu đăng nhập vào hệ thống khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền, rút tiền....,

và không được cung cấp mật khẩu cho người khác sử dụng.
Khi cung cấp dịch vụ chuyển tiền trực tuyến, nguy cơ sẽ rất lớn nếu bị hacker lợi
dụng. Cách khắc phục là thuê các tổ chức bảo mật độc lập như Bkis khảo sát toàn bộ hệ
thống để phát hiện và lấp các lỗ hổng bảo mật trước khi cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó,
các Ngân hàng đang có kế hoạch triển khai ứng dụng chữ ký số để đảm bảo an toàn cho
các giao dịch ngân hàng điện tử.
6. Tìm hiểu các giải pháp ứng dựng CNTT trong ngành ngân hàng.
Tùy theo giai đoạn cụ thể mà có những biện pháp và “liều lượng” phù hợp nhằm
mang lại hiệu quả cao. Một trong những biện pháp là nâng cao nhận thức của người dân
và xã hội đối với các ứng dụng CNTT trong Ngân hàng cũng như tiện ích của các dịch vụ
ngân hàng; Hoàn thiện môi trường pháp lý về CNTT. Ngân hàng là một ngành đòi hỏi chỉ
số an toàn được đặt lên hàng đầu nên các tiêu chuẩn CNTT vào ngân hàng bên cạnh việc


ứng dụng nhanh với chi phí rẻ thì việc đảm bảo an toàn rất là quan trọng. Việc ban hành
các khung pháp lý cho việc ứng dụng CNTT có thể bao quát được toàn bộ vòng đời của
hệ thống thông tin từ khi xây dựng đề án cho đến khi hệ thống được thanh lý an toàn.
Đối với vấn đề an toàn bảo mật hiện nay thì ngoài việc phát triển các hệ thống cần
mạnh dạn đưa các tiêu chuẩn về ứng dụng CNTT tiệm cận với các thông lệ quốc tế, ban
hành các tiêu chuẩn chung về CNTT thông tin trong ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn;
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về CNTT, ban hành các văn bản quy phạm điều
chỉnh các vấn đề nảy sinh trong quá trình ứng dụng CNTT, kiểm tra và chấn chỉnh kịp
thời các hoạt động chưa tuân thủ, kiểm tra theo định hướng rủi ro…
Bên cạnh đó, cần phát triển nguồn lực CNTT, nguồn nhân lực công nghệ cao trong
ngành ngân hàng, tổ chức các chương trình hợp tác với nước ngoài trong việc đào tạo
nguồn nhân lực và trong bản thân từng dự án. Tổ chức đào tạo theo chiều rộng, đào tạo
theo hệ thống trường và đào tạo theo hình thức trực tuyến đảm bảo tốc độ nhanh và phạm
vi rộng nhằm đáp ứng nhu cầu triển khai nhanh các hoạt động ứng dụng CNTT trong phát
triển ngân hàng.
Trong giai đoạn hiện nay, cần rà soát, tổng kết đánh giá chặng đường 10 năm thực

hiện phát triển CNTT nhằm đưa ra định hướng cho việc ứng dụng CNTT tốt hơn từ việc
ứng dụng theo chiều rộng sang phát triển và ứng dụng theo chiều sâu dựa trên các công
nghệ mới.
7. Chiến lược ứng dụng CNTT và TMĐT trong Ngân hàng.
Cuộc Hội thảo “Tối ưu hóa hạ tầng công nghệ – đa dạng dịch vụ ngân hàng”, tổ
chức tại Hà Nội từ ngày 24 – 25/5/2011, đã nhấn mạnh CNTT là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm nhằm hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng trong những
năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân, các nhà đầu tư tiếp cận sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hệ thống ATM cũng như số lượng tài khoản của người dân
tại hệ thống ngân hàng ngày càng tăng mạnh. Thẻ ngân hàng đã và đang trở thành
phương tiện thanh toán phổ biến, phổ thông với mọi đối tượng khách hàng.
Tính đến nay, lượng thẻ phát hành đạt gần 34 triệu thẻ, trên 47 tổ chức phát hành
và trên 240 thương hiệu thẻ, trong đó thẻ ghi nợ chiếm 95%, thẻ tín dụng chiếm 1,98%.


Ngoài các dịch vụ như rút tiền mặt, chuyển khoản,... một số NHTM còn phát triển nhiều
tiện ích gia tăng khác trên thẻ như thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, bảo
hiểm,... góp phần tạo thói quen và nâng cao nhận thức của người dân về các phương tiện
thanh toán mới.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Chiến lược Ngân hàng, so với các nước trong
khu vực và trên thế giới, mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng của Việt Nam còn thấp: Tính
đến năm 2010, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) mới đạt tỷ lệ 3,72 TCTD/100.000
dân.
Theo ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN Việt Nam, có nhiều
nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là do hạ tầng cơ sở
kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán điện tử phát triển chưa đồng bộ, mới tập trung
ở các thành phố, đô thị, chưa trang bị đến các vùng nông thôn, miền núi. Chất lượng hoạt
động của hệ thống cơ sở hạ tầng chung về hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông
phục vụ thanh toán chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động

thanh toán trong nền kinh tế. Thêm vào đó, các phương tiện, dịch vụ thanh toán điện tử
mới hiện nay nói chung chưa hoàn thiện, phạm vi còn hẹp, chưa được triển khai trên diện
rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế.
Chính những thực tế nêu trên đã đặt ra yêu cầu với các tổ chức tín dụng trong việc
mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, trong đó công nghệ thông tin có vai trò
quyết định.
Để làm được điều đó, mục tiêu đặt ra yêu cầu về việc triển khai tối ưu hạ tầng
công nghệ, đa dạng dịch vụ ngân hàng với mục đích hỗ trợ các ngân hàng nâng cao năng
lực cạnh tranh, tận dụng nhân lực hiệu quả, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển biến
phương thức kinh doanh và tăng cường chất lượng dịch vụ, mở rộng kênh giao tiếp điện
tử hiện đại giữa khách hàng và ngân hàng thương mại như ATM, POS, Home Banking...
Kể từ khi có Pháp lệnh ngân hàng đến nay, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD)
đã có những bước phát triển vượt bậc kể cả về qui mô vốn, số lượng, chất lượng phục vụ.
Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới thì mức độ tiếp cận
dịch vụ ngân hàng của Việt Nam còn thấp.


Thực tế này đặt ra yêu cầu với các TCTD trong việc mở rộng khả năng tiếp cận
dịch vụ ngân hàng với rất nhiều những giải pháp, trong đó CNTT sẽ đóng vai trò “nòng
cốt” và việc đầu tư công nghệ phù hợp, tiên tiến là nhân tố quyết định sự phát triển dịch
vụ trong hoạt động ngân hàng cũng như mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
Ông Bùi Quang Tiên - Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNNVN đưa ra ý kiến: Tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông để phát triển những phương thức
thanh toán điện tử mới. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về vốn vay đối với các doanh
nghiệp thực hiện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phần mềm ứng dụng phục vụ cho việc
phát triển các phương thức thanh toán điện tử mới; bên cạnh đó, các NHTM đẩy mạnh
phát triển công nghệ, phần mềm tương thích để phát triển các phương thức thanh toán
mới. Làm được như vậy sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển bền vững hơn nhờ
việc đa dạng hóa các dịch vụ, tối đa hóa lợi ích, xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng biệt.
8. Kế hoạch hành động và mục tiêu cụ thể.

8.1 Kế hoạch hành động.
Trên cơ sở phương án đã đưa ra, Phòng IT xây dựng dự án đầu tư cụ thể, thời gian
triển khai, số lượng nhân viên và hiệu quả dự kiến khi đưa phần mền vào sử dụng cụ thể
như sau:
Chi phí mua phần mền:

5.000.000 USD (Tương đương: 105.000.000.000 đồng)

Chi phí hệ thống phần cứng: 500.000 USD (Tương đương: 10.500.000.000 đồng)
Thời gian thực hiện dự kiến: 12 tháng, trong đó 10 tháng triển khai phần mền và
tích hợp hệ thống, 02 tháng chạy thử.
Số lượng cán bộ nhân viên dự kiến: 30 người.
Chi phí duy trì hệ thống bình quân: 250.000 USD/năm. (Tương đương:
5.250.000.000 đồng).
Chi phí lương cán bộ nhân viên bình quân: 200.000 USD/năm. (Tương đương:
4.200.000.000 đồng).
Thu phí giao dịch: 3.300 đồng/giao dịch. Không thu phí giao dịch nội bộ
Sau 12 tháng đi vào hoạt động, số lượng người sử dụng dịch vụ và doanh thu dự
kiến như sau:


Chi phí mua phần mền và phần cứng ban đầu Ngân hàng dự tính khấu hao đều
trong 10 năm. Tương đương 11.550.000.000 đồng/năm.
Hệ thống bao gồm các module sau:
1. Module truy vấn tài khoản
2. Module tiền gửi
3. Module tiền vay
4. Module thanh toán nội bộ
5. Module thanh toán liên Ngân hàng
6. ………..

Hệ thống truy cập thanh toán là trang website: ib.gpbank.com.vn
8.2 Chi tiết doanh thu, lợi nhuận hàng năm cụ thể như sau:


BẢNG DỰ TÍNH DOANH THU, LỢI NHUẬN
Đvt: đồng
TT
1
2
3
4

Chỉ tiêu
Số lượng người sử
dụng dự kiến
Phí giao dịch thuần
(chưa bao gồm 10%
VAT)
Số lượng giao dịch
bình quân
năm/người

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4


Năm 5

Năm 6

Năm 7

Năm 8

400,000

450,000

500,000

550,000

600,000

650,000

700,000

750,000

3,000

3,000

3,000


3,000

3,000

3,000

3,000

3,000

12

12

12

12

12

12

12

12

14,400,000,000

16,200,000,000


18,000,000,000

19,800,000,000

21,600,000,000

23,400,000,000

25,200,000,000

27,000,000,000

9,450,000,000

9,450,000,000

9,450,000,000

9,450,000,000

9,450,000,000

9,450,000,000

9,450,000,000

9,450,000,000

4,950,000,000


6,750,000,000

8,550,000,000

10,350,000,000

12,150,000,000

13,950,000,000

15,750,000,000

17,550,000,000

6

Tổng phí thu được
Chi phí bình quân
hàng năm
Lợi nhuận bình quân
hàng năm

7

Mức khấu hao hàng
năm

11,550,000,000

11,550,000,000


11,550,000,000

11,550,000,000

11,550,000,000

11,550,000,000

11,550,000,000

11,550,000,000

8

Lợi trước thuế.

(6,600,000,000)

(4,800,000,000)

(3,000,000,000)

(1,200,000,000)

600,000,000

2,400,000,000

4,200,000,000


6,000,000,000

5

Như vậy, sau 4 năm dự tính đi vào hoạt động, thì hoạt động kinh doanh bắt đầu có lãi. Vì vậy, khi số lượng người sử dụng
dịch vụ tăng lên và số giao dịch bình quân hàng năm tăng, Ngân hàng có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để sớm thu hồi
vốn để tiếp tục Nghiên cứu, đầu tư hệ thống mớ.


Kết luận:
Sự thâm nhập mạnh mẽ của công nghệ thông tin, điện tử viễn thông vào ngành tài
chính ngân hàng đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới với hàm lượng công nghệ cao,
trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử. Đây là một loại hình dịch vụ ngân hàng đã được
hình thành và phát triển ở một số nước trên thế giới từ năm 1995, còn ở Việt Nam dịch vụ
này mới xuất hiện một vài năm gần đây tại một số ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy
mới xuất hiện, nhưng dịch vụ ngân hàng điện tử đã gây được sự chú ý lớn của các
NHTM, cũng như của khách hàng do tính tiện dụng, nhanh chóng, khả năng phục vụ mọi
lúc, mọi nơi vô cùng thuận tiện của nó.
Ngày nay, các Ngân hàng coi hệ thống thông tin, thương mại điện tử đóng vai trò
lòng cốt, là yếu tố để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốt tế, việc áp dụng hệ
thống thông tin, thương mại điện tử giúp cho các Ngân hàng mở rộng thị trường từ đó
nâng cao hiệu quả quản lý, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng.
Tài liệu tham khảo.
1. www.gpbank.com.vn
2. www.techcombank.com.vn
3. www.vietabank.com.vn
4. Tài liệu nội bộ của GPBank




×