Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

những thay đổi trong cung cách quản trị nhân sự hiện nay là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.2 KB, 15 trang )

1. Tại sao nói Quản trị Nhân sự là khó khăn và phức tạp? Theo Anh, Chị những thay
đổi trong cung cách quản trị nhân sự hiện nay là gì? Là nhà quản trị, Anh Chị làm
gì để quản lý nhân viên của mình một cách có hiệu quả.
2.

Theo Anh Chị, thế nào là nhà quản trị giỏi? Hãy lấy ví dụ một nhà lý giỏi trên
thực tế mà Anh Chị biết để phân tích và minh hoạ.

3.

Bài tập tình huống. Nội dung:

Ba tháng trước, tổng công ty dệt Phong Phú quyết định tuyển một nhân viên quan hệ công
chúng để thực hiện chiến lược kinh doanh mới là tiếp thị thông qua xây dựng hình ảnh
doanh nghiệp. Phụ trách quan hệ công chúng là một vị trí mới ở dệt Phong Phú. Vì vậy
người đảm nhiệm việc này phải có khả năng làm việc độc lập, chủ động trong công việc
và đặc biệt là phải có khả năng gắng kết các hoạt động quan hệ công chúng với chiến lược
sản xuất kinh doanh của công ty.
Chân dung ứng viên lý tưởng được mô tả như sau:
 Tốt nghiệp đại học ngành báo chí
 Có hơn hai năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự
 Có hiểu biết sâu rộng về các hoạt động kinh doanh hiện nay về ngành dệt may.
 Thông thạo tiếng Anh
 Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng ( Word, excel, power point)
Công ty cho đăng tuyển dụng trên báo Tuổi trẻ - Tờ báo được đánh giá là thu hút được
nhiều độc giả trong độ tuổi lao động nhất. Hết hạn nhận hồ sơ, công ty chỉ thu về được 05
hồ sơ dự tuyển, và trong đó không có ứng viên nào đáp ứng được tất cả yêu cầu. Công ty
đăng quảng cáo thêm hai lần nữa nhưng cũng chỉ có thêm 03 ứng viên. Tìm kiếm trong dữ
liệu ứng viên của các đơn vị cung cấp dịch vụ tuyển dụng được thêm 02 ứng viên nữa.



Công ty chọn ra 05 ứng viên tốt nhất để phỏng vấn. Cuối cùng công ty cũng chọn được 01
ứng viên tốt nhất là Hải, người đã tốt nghiệp đại học Báo chí, có 03 năm làm việc ở vị trí
quan hệ đối ngoại của một công ty thực phầm và là cộng tác viên cho một tờ báo.
Ngày đầu tiên Hải nhận việc, Lan đã dành 2 giờ để cho Hải biết doanh nghiệp mong đợi
những gì ở Anh và giải thích nhiệm vụ của anh. Tuy nhiên, Hải tỏ ra là người khá thụ
động và đặc biệt anh thiếu sự nhạy bén của một người làm quan hệ công chúng.
Lan đang rà soát lại thông báo mà Hải, người phụ trách quan hệ công chúng của Công ty,
vừa soạn thảo. Cô cảm thấy mệt mỏi vì những việc thế này chiếm quá nhiều thời gian cả
cô. Là giám đốc công ty, lẽ ra Lan không phải trực tiếp làm những việc này.
Tuy nhiên, do Hải không hiểu rõ các mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty nên
mỗi khi xây dựng các chương trình quan hệ công chúng thì Lan luôn phải đưa ra các ý
tưởng để Hải thực hiện. Ngay cả khi viết một thông cáo báo chí đơn giản thì Lan cũng
phải vạch ra nội dung, đề nghị cách đặt vấn đề.
Câu hỏi:
3.1: Công ty dệt Phong Phú nên làm gì để thu hút được nhiều ứng viên hơn?
3.2: Công ty Dệt Phong Phú đã mắc những sai lầm gì trong quá trình tuyển chọn ứng
viên?
3.3: Những nguyên nhân gì có thể khiến Hải không làm tốt nhiệm vụ của mình?
3.4: Công ty Dệt Phong Phú cần làm gì để cải thiện hiệu quả công tác tuyển dụng.
Bài làm:
Câu 1:
Trong một tổ chức, doanh nghiệp, … bao gồm rất nhiều yếu tố đang xen và bổ trợ
cho nhau như tài chính, công nghệ, môi trường, chính sách, con người… tuy nhiên đóng
vai trò quan trọng nhất vào sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp đó là yếu tố con
người. Nếu máy móc có hiện đại đến đâu nếu không có con người phù hợp sử dụng nó thì
cũng sẽ không phát huy hết được hiệu quả. Dù tổ chức, doanh nghiệp đó có nguồn tài


chính dồi dào, máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu nếu công
tác quản trị nhân sự không tốt.

Câu 1a) Quản trị nhân sự là khó khăn và phức tạp vì:
 Quản trị nhân sự nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong tổ chức. Quản trị nhân
sự liên quan đến những con người cụ thể với những hoàn cảnh và nguyện vọng, sở thích,
cảm xúc và văn hóa riêng biệt. Quản trị nhân sự bao gồm nhiều vấn đề như tâm sinh lý, xã
hội, đạo đức, ….
 Quản trị nhân sự nhằm đạt mục đích sử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm tăng năng suất lao
động và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Công tác quản trị nhân sự gắn liền với tổ chức,
với việc sắp xếp con người vào những vị trí nhất định trong bộ máy tổ chức để đảm bảo khả
năng quản trị, điều hành được doanh nghiệp cả hiện tại lẫn tương lai. Vừa đảm bảo tính
thống nhất, vừa đảm bảo tính hiệu quả của doanh nghiệp.
 Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy
tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích động viên nhân viên làm việc hiệu quả, trung
thành, tận tâm với doanh nghiệp
Câu 1b) Những thay đổi trong cung cách quản trị nhân sự ngày nay là:
1b.1) Thay đổi về môi trường kinh doanh: Chúng ta đang sống trong một thế giới
ngày càng năng động và nhiều thay đổi. Công nghệ phát triển không ngừng, và quá trình hội
nhập cũng diễn ra nhanh chóng. Vì vậy con người trong tổ chức và xã hội cũng phải thay đổi
và thích nghi với sự thay đồi chung của môi trường chung quanh, đặc biệt là môi trường kinh
doanh. Vì vậy, công tác quản trị nhân sự ngày nay đòi hỏi phải thay đổi để phù hợp với thay
đổi của môi trường kinh doanh.
1b.2) Sự tích hợp giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược nguồn nhân lực: Mỗi
công ty đều chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường bên xung quanh, và từng giai đoạn, từng
chiến lược kinh doanh mà chính sách nguồn nhân lực thay đổi phù hơp, cụ thể như sau:
o Khi doanh nghiêp đang ở giai đoạn khó khăn, doanh nghiệp thực hiện chiến lược
cắt giảm chi phí, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó thực thi hàng loạt giải pháp
để giảm thiểu chi phí như: hạ giá thành, quản lý chặt chi phí,… thì chiến lược


nguồn nhân lưc cũng phải thay đổi theo tương úng, đó là: Hạn chế tối đa công tác
tuyển dụng. Nếu có nhu cầu cần thiết thì có thể sử dụng các giải pháp thay thế như:

Tăng ca, gia công bên ngoài, hoặc tuyển nhân sự thời vụ trong một thời gian ngắn;
Phân chia công việc theo hướng chuyên môn hẹp; Đánh giá kết quả trong giai đoạn
ngắn; Quản lý về lương thì xem xét theo mối quan hệ bên ngoài; Hạn chế tối đa
công tác đào tạo, nếu cần thiết thì nên tiến hành đào tạo ngắn hạn, các kỹ năng
mềm
o Khi doanh nghiệp áp dụng chiến lược đổi mới, với mục tiêu tạo ra những sản
phẩm dịch vụ đặc biệt, mở rộng thị trường, nâng cao thị phần..., lúc đó doanh
nghiệp khuyến khích tối đa sự sáng tạo. Đối với trường hợp này thì chiền lược
nhân sự áp dụng như sau: tuyển dụng nhân sự đa năng, linh hoạt, sáng tạo, năng
động, dám đổi mới và chấp nhận thất bại. Doanh nghiệp cần tạo cho nhân viên
nhiều cơ hội để phát huy sáng tạo. Công tác đào tạo nhân viên theo hướng đào tạo
đa năng. Các chế đột lương, thưởng tương xứng và xét theo mới quan hệ tương tác
nội bộ. Phát triển nghề nghiệp theo diện rộng, chú trọng đến tinh thần hợp tác, các
mối quan hệ giữa các cá nhân
o Khi doanh nghiệp lựa chọn chiến lược cạnh tranh dựa trên sự khác biệt (chất
lượng cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp…), lúc đó doanh nghiệp
tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị, tập trung nghiên cứu phát triển để tạo ra sản
phẩm và dịch vụ tối ưu… thì chiến lược nguồn nhân lực của doanh nghiệp áp
dụng theo tiêu chí tuyển chọn nhân sự có chuyên môn sâu, có năng lực và kinh
nghiệm. Mô tả công việc rõ ràng Công ty tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu và
đa dạng các loại hình dịch vụ để tạo sự khách biệt. Đánh giá nhân viên dựa trên các
tiêu chuẩn cá nhân và nhóm trong việc thực hiện công việc và kết quả đạt được, tạo
ra sự an toàn về nghề nghiệp. Đào tạo theo hướng các kỹ năng nhằm nâng cao chất
lượng công việc….
1b.3) Thay đổi về môi trường làm việc, đó là:
o Tái cấu trúc cho công ty thành công: đó là khi doanh nghiệp muốn “làm mới” lại
doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn. khi tái cấu trúc một phần hoặc toàn bộ


doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nhân sự, môi trường làm việc của bộ

phận hoặc doanh nghiệp đó.
o Khởi xướng lại các loại hình đào tạo: khi môi trường làm việc thay đổi thì doanh
nghiệp cũng cần thực hiện các chương trình đào tạo để hướng dẫn, và bộ máy hoạt
động hiệu quả và thích nghi với sự thay đổi đó. Các loại hình đào tạo có thể là đào
tạo theo hướng chuyên môn sâu, theo nghiệp vụ, dài hạn, ngắn hạn…
1b.4) Sự thay đổi từ quản lý sang giám đốc điều hành:
Tiêu chí
Đối mặt hoàn cảnh

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

QUẢN LÝ

Chế ngự được hoàn cảnh,.luôn Đầu hàng hoàn cảnh, ứng
luôn ứng phó với sự thay đổi

phó với sự phức tạp

Quan điểm

Có sự đổi mới

Trông nôm

Ra quyết định

Công tác ra quyết định phải Là một bản copy
tuyệt đối đúng

Quan điểm quản lý


Tập trung vào con người

Tập trung vào hệ thống và
cấu trúc

Quản trị nhân sự

Luôn luôn động viên khuyến Kiểm tra, giám sát, giải
khích và truyền lòng tin cho quyết vấn đề
mọi người

Tầm nhìn

Dài hạn

Ngắn han

Luôn luôn thách thức vấn đề

Chấp nhận nguyên trạng

1b.5) Sự thay đổi tính chất cạnh tranh:
CẠNH TRANH MỚI

CẠNH TRANH CŨ

Ranh giới giữa các công ty là tương đối

Ranh giới giữa các công ty là rõ ràng


Kinh doanh mang tính đa dạng

Kinh doanh có những đặc tính riêng biệt

Doanh nghiệp tưởng tượng ra các xu hướng Doanh nghiệp có thể lập kế hoạch cho
tương lai và tạo ra nhu cầu

tương lai

Cạnh tranh bằng cách phục vụ tốt nhất cho Thị trường là chiến trường
khách hàng, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ
tối ưu cho khách hàng
Cạnh tranh để giành cơ hội hơn là thị phần

Thị phần là cách duy nhất để giành chiến


thắng.
1b.6) Sự thay đổi đánh giá năng lực nhân viên:
o Năng lực chỉ phù hợp với một lĩnh vực nào đó, không ai là không có năng lực,
không ai có năng lưc tuyệt đối mà phải trải qua quá trinh học tập, rèn luyện và tích
luỹ.
o Năng lực của con người có nhiều mức độ khác nhau được đánh giá dựa trên các
tiêu chí: năng khiếu, tài năng và thiên tài.
o Khi đánh giá năng lực nhân viên không nên dựa vào kết quả cuối cùng mà nên dựa
vào mức độ phức tạp của công việc, tính độc lập của thực hiện công việc và các
điều kiện để thực hiện công việc đó.
1b.7) Thay đổi quan điểm động viên nhân viên: động viên nhân viên là việc nhà
quản trị nắm bắt được các động cơ, mục đích của nhân viên cũng như những mục tiêu

nghề nghiệp khác nhau. Mỗi người có mỗi nhu cầu khác nhau tuỳ thuộc vào giai đoạn,
công việc và địa vị của họ trong tố chức và xã hội. Vì vậy, cần phải quan tâm, nắm bắt nhu
cầu của nhân viên & tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội phát huy và đóng góp cho doanh
nghiệp.
1b.8) Sự thay đổi về văn hoá doanh nghiệp, đó là:
o Xây dựng hệ thống định chế doanh nghiệp
o Xây dựng những hạt nhân văn hoá doanh nghiệp: Bao gồm triết lý kinh doanh,
niềm tin, các hệ giá trị, sự chuẩn mực
o Phát triển văn hoá giao lưu của các thành viên trong cùng một tập thể
o Xây dựng các tiêu chuẩn về văn hoá doanh nghiệp phù hợp
o Văn hoá doanh nghiệp được hình thành theo thời gian
o Tạo ra môi trường làm việc trong sạch cởi mở, hướng đến các giá trị tốt đẹp
1c) là nhà quản trị, Anh chị làm gì để quản lý nhân viên của mình một cách có hiệu quả?


 Chia sẽ mục tiêu, mục đích, tầm nhìn, chiến lược, mục tiêu lãnh đạo: từ đó giúp cho
nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ, hướng phát triển và kế hoạch chiến lược của công ty; các mục
tiêu và định hướng công việc để giúp họ đạt được kết quả cao nhất.
 Phân quyền cho nhân viên: Việc phân quyền cho nhân viên giúp nhân viên tự chủ hơn, ý
thực hơn đến công việc và có trách nhiệm hơn. tuy nhiên việc phân quyền cần phải đi đôi với
viêc giám sát, kiểm tra và hướng dẫn nhân viên thực hiện.
 Thống nhất với nhân viên một cách rõ ràng về các vấn đề liên quan đến lương, thưởng,
phúc lợi và các chế độ khác mà nhân viên có được, để nhân viên yên tâm công tác và phấn
đấu
 Vạch ra lộ trình thăng tiến cho nhân viên: giúp nhân viên phấn đấu hơn và có kế hoạch
đào tạo, trao dồi kiến thức, kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm. Hãy luôn nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng và nhu cầu cá nhân của nhân viên, biết lắng nghe và chia sẻ với nhân viên để
tạo cơ hội tốt nhất cho nhân viên phát huy năng lực
 Hãy là người quản trị giỏi: Cách tốt nhất để giữ người tài đó là “sếp” phải tài ba. Bằng cách
chính “sếp” phải luôn gương mẫu, trao dồi kinh nghiệm, kiến thức và tự nâng cao giá trị bản

thân.
 Tạo môi trường làm việc cho nhân viên chuyên nghiệp, năng động, hoà đồng trong sáng.
Mỗi cá nhân có vai trò quan trọng trong tập thể và hướng mọi người đến giá trị chung của
doanh nghiệp.
Câu 2: Theo Anh Chị, thế nào là nhà quản trị giỏi? Hãy lấy ví dụ một nhà lý giỏi trên thực
tế mà Anh Chị biết để phân tích và minh hoạ.
Câu 2a) Thế nào là nhà quản trị giỏi là:
 Là người có tư duy, logic, suy luận &giải quyết vấn đề có hệ thống
 Là người có uy lực: thể hiện trong cung cách quản lý, phong thái, đi đứng, giọng nói, …
 Là người có tầm nhìn chiến lược. Nhà quản trị giỏi phải là người có tầm nhìn mà những
người khác không có được


 Có kiến thức chuyên môn sâu, có khả năng quản trị
 Có khả năng ra quyết đinh nhanh chóng và giải quyết vấn đề quyết đoán.
 Là người có tâm, luôn quan tâm đến các giá trị bền vững của doanh nghiệp và của người
lao động, gắn kết với mọi người. cùng hướng về cộng đồng.
Câu 2b) Lấy ví dụ: TS.DS Phạm Thị Việt Nga – Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty CP
Dược Phẩm Hậu Giang ( DHG Pharma):
Từ khi tiếp nhận Xí Nghiệp Dược Hậu Giang năm 1988, với vô vàn khó khăn, từ thiếu thốn cơ
sở vật chất, nguồn nhân lực, cán bộ kỹ thuật, máy móc vô cùng lạc hậu. Trải qua hơn 20 năm gắn
bó, xây dựng và trưởng thành, đến nay có thể nói Dược Phẩm Hậu Giang là một trong những
doanh nghiệp Dược lớn mạnh nhất tại Việt Nam, xét trên bình diện doanh số, quy mô sản xuất,
hệ thống sản phẩm và thị trường. Tính đến nay, doanh số dược Hậu Giang năm 2012 đạt gần gần
3.000 tỷ VNĐ, mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh thành cả nước… Có được những thành
quả như vậy, có thể nói công lao lớn nhất thuộc về Bà TS.DS Phạm Thị Việt Nga – Nguyên Tổng
giám đốc, Nay là Chủ tịch Hội Đồng Quản trị công ty.
Phân tích các đặc điểm tính cách làm nên nhà quản trị giỏi:
 Người phụ nữ mạnh mẽ và quyết đoán: Trong suốt quá trình lãnh đạo doanh nghiệp của
mình, Bà đã đưa ra rất nhiều quyết định mang tính đột phá như: đầu tư mạnh mẽ để phát

triển dòng sản phẩm chủ đạo Travicol, chính dòng sản phẩm này chiếm tỷ trọng gẩn 40%
doanh số của công ty…
 Là người quản trị đáng kính: Trong mắt nhân viên và khách hàng, Bà Nga luôn được biết
đến như là người quan tâm đến khách hàng, nhân viên như chính những người thân của Bà.
Đây là điều đặc biệt và quyết định đến sự thành công của Dược Hậu Giang ngày nay. Một
trong những thế mạnh của Dược Hậu Giang ngày nay là có đội ngũ nguồn nhân lực đoàn kết,
trình độ cao, tâm huyết…Hiện nay Dược Hậu Giang có hơn 1500 cán bộ công nhân.
 Điều đặc biệt hơn Bà là người rất ham học, cầu tiến, trọng nhân tài: Bà đã từng tham gia
trong chiến tranh, với xuất phát điểm thấp. tuy nhiên bằng sự ham học hỏi, Ngoài bằng Dược
sĩ Đại học, Bà đã theo học thạc sĩ rồi học và có bằng Tiến Sĩ. Bên cạnh đó, Bà Nga còn có
đội ngũ chuyên gia giỏi để tư vấn các vấn đề chiến lược của công ty.


 Bà đã xây dựng được văn hoá doanh nghiệp Dược Hậu Giang giàu tính kỷ luật, nghiêm
minh nhưng cũng đậm tính nhân văn, trên dưới một lòng vì công ty.
 Luôn hướng về cộng đồng, khách hàng: Công ty Dược Hậu Giang thực hiện nhiều chương
trình từ thiện hướng về cộng đồng, hướng về người nghèo…
 Là người có tầm nhìn xa trông rộng: Đề duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành dược Việt nam,
Bà đã mạnh dạn cho xây dựng nhà máy mới với công suất lớn, máy móc hiện đại, và đầu tư
cho công tác quảng bá thương hiệu, marketing, mở rộng các dòng sản phấm….
 Là người giỏi trong lãnh đạo, kinh doanh, và cũng là người phụ nữ tuyệt vời trong gia
đình. Bà có cuộc sống bình dị, không phô trương, gia đình êm ấm…
Câu 3:
Câu 3a): Công ty dệt Phong Phú nên làm gì để thu hút được nhiều ứng viên hơn?
 Mở rộng tiêu chí tuyển dụng, vị trí nhân viên quan hệ công chúng không nhất thiết phải
tốt nghiệp đại học ngành báo chí, mà có thể mở rộng thành: “ tốt nghiệp đại học hoặc trên
đại học chuyên ngành phù hợp”, có thể ngành ngoại thương, quản trị kinh doanh, ngoại
ngữ, …
 Mở rộng hình thức tuyển dụng: Công ty Phong Phú đăng tuyển trên báo Tuổi Trẻ là
không phù hợp, vì Báo Tuổi trẻ thường dành cho các đối tượng là sinh viên mới ra trường,

hoặc ít kinh nghiệm. Đối với vị trí Quan hệ công chúng thì nên áp dụng nhiều hình thức
tuyển dụng khác nhau mà chi phí thấp, như tuyển dụng qua mạng internet, qua các hiệp
hội dệt may hoặc các mối quan hệ cùng ngành. Vì vị trí này ưu tiên có hiểu biết sâu và có
kinh nghiệm về ngành dệt may nên hơi đặc thù.
 Thay đổi mẫu tuyển dụng cần bổ sung thêm nhiều thông tin giúp thu hút ứng viên, xác
định rõ những công việc của ứng viên, giới thiệu về công ty. Ví dụ:

(Mẫu đăng tuyển dụng – Có giá trị tham khảo)
CÔNG TY CỔ PHẦN PHONG PHÚ – Cần tuyển :01 nhân viên
Quan hệ Công chúng


Công ty Cổ phần Phong Phú là một trong những doanh nghiệp dệt may hàng đầu tại Việt
Nam, Hơn 20 năm qua, công ty không ngừng phấn đấu đê mang đến sự hài lòng cao nhất của
khách hàng. Sản phẩm của chúng tôi tự hào được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng
cao trong 10 năm liền… Với chúng tôi, Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp
(Để tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ website: www…….) Để đáp ứng nhu cầu phát
triển, Công ty cần tuyển dụng: 01 nhân viên Quan hệ công chúng.
I)

Tiêu chí tuyển dụng:

 Tốt nghiệp Đại học hoặc trên đại học, chuyên ngành phù hợp, Ưu tiên các ứng viên tốt
nghiệp chuyên ngành báo chí, quan hệ công chúng.
 Có hơn hai năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự.
 Có hiểu biết sâu rộng về các hoạt động kinh doanh hiện nay về ngành dệt may.
 Giao tiếp tốt, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống. biết lắng nghe.
 Thông thạo tiếng Anh
 Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng ( Word, excel, power point).
II)


Quyền lợi:



Mức lương và thưởng phù hợp, tổng thu nhập mỗi tháng tương đương 16.000.000
VND/tháng.

 Các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Pháp luật;
 Môi trường làm việc năng động, có nhiều cơ hội học hỏi, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ
khác … phụ cấp, đồng phục, du lịch nghỉ dưỡng...theo quy định của Nhà nước và Công
ty.
III)

Hồ sơ:


 Hồ sơ: Bản copy các giấy tờ, bằng cấp liên quan ( không cần công chứng), vui lòng gởi về
địa chỉ email:
 Hoặc địa chỉ: ………….
 Khi cần thêm thông tin vui lòng liên hệ: Cô Thu Hà, Cán bộ tuyển dụng: điện thoại:
08.38388989 di động: 0912….
 Nhận hồ sơ đến hết ngày: ……………
Câu 3b) : Công ty Dệt Phong Phú đã mắc những sai lầm gì trong quá trình tuyển chọn
ứng viên?
Cách thức tuyển chọn hẹp: Chỉ đăng tuyển dụng trên báo Tuổi Trẻ, dù một lần đã
không thành công. Do đó kết quả mang lại là không có thật nhiều sự lựa chọn phù hợp cho
đã đăng tuyển hai lần. Có nhiều kênh tuyển dụng phù hợp hơn, vừa có thể tuyển dụng tiếp
cận được nhiều ứng viên lại có thể tiết kiệm được chi phí.
Công ty đã tự làm khó mình, hay nói đúng hơn Bộ phận tuyển dụng đã tự làm khó

công ty trong việc xây dựng bảng mô tả công việc. Trong bảng mô tả công việc mà Công
ty Phong Phú đăng tuyển dụng chỉ giới hạn ứng viên tốt nghiệp đại học ngành báo chí,
trong khi đó đối với vị trí nhân viên quan hệ công chúng thì có thể có nhiều ngành học
phù hợp, đáp ứng nhu cầu của Công ty.
Chọn ứng viên không đúng với tiêu chí đề ra: Trong yêu cầu tuyển dụng là “cần
tuyển ứng viên có hiểu biết sâu rộng về các hoạt động kinh doanh hiện nay về ngành dệt
may”. Tuy nhiên kết quả cuối cùng lại tuyển dụng anh Hải với kinh nghiệm ở ngành thực
phẩm, và là cộng tác viên cho một tờ báo, hoàn toàn không có kinh nghiệm trong ngành
dệt may. Chính vì vậy Anh Hải gặp bỡ ngỡ và khó khăn đề tiếp cận với lĩnh vực mới.
Công ty Phong Phú không tạo điều kiện, thời gian để Anh Hải hoà nhập với
công việc, hoà nhâp với môi trường mới. Không có chương trình hướng dẫn nhân viên
mới, mà sau khi tiếp nhận Anh Hải đã giao việc ngay và đánh giá nhân viên Hải không
phù hợp.
Công ty không thoả thuận, thông báo hoặc giải thích rõ cho ứng viên trước khi
ứng viên nhận việc những yêu cầu công việc ngay từ ban đầu, những mong đợi của cộng


ty, nhiệm vụ chính như thế nào… để cho Anh Hải có sự chuẩn bị trước và có thể suy nghĩ
về sự phù hợp với công việc.
Câu 3c) : Những nguyên nhân gì có thể khiến Hải không làm tốt nhiệm vụ của mình?
 Chấp nhận công việc mà không đúng với yêu cầu tuyển dụng của Công ty. Trong khi công
ty yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm trong ngành dệt may, mà Hải lại có kinh nghiệm trong
ngành thực phẩm.
 Không tìm hiểu kỹ công việc, công ty, nhiệm vụ và các yêu cầu của công ty ở vị trí đó như
thế nào trước khi cộng tác với công ty.
 Không chủ động trong công việc và không có tinh thần cầu tiến, học hỏi. Chưa xây dựng
được hình ảnh PR cá nhân trước giám đốc công ty.
 Công ty đã quá kỳ vọng vào Hải, ứng viên mới cho vị trí mới thành lập tại công ty. Do đó
không tạo điều kiện và thời gian cho Hải thích nghi với môi trường công việc mới.
 Hải không được công giải thích rõ, và hướng dẫn các nội quy, quy định của công ty.

Không có thời gian hoà nhập và thử nghiệm trong môi trường mới.
Câu 3d) Công ty Dệt Phong Phú cần làm gì để cải thiện hiệu quả công tác tuyển dụng:
a) Lập kế hoạch tuyển dụng phải rõ ràng, ví dụ:

Công ty Dệt Phong Phú
Phòng Quản trị Nguồn nhân lực
Mẫu: TD 01/CV: Kế hoạch tuyển dụng: Vị trí Nhân viên Quan hệ Công chúng
1) Đơn vị thực hiện:Bộ phận tuyển dụng – Trực thuộc phòng Quản trị nguồn nhân lực.
2) Chịu trách nhiệm chính việc tuyển dụng: Ms Nguyễn Thị A, MSNV: 234


3) Mục đích tuyển dụng: Cung cấp cho công ty ứng viên phù hợp với công ty để nhằm
mục đích phát triển kinh doanh theo kế hoạch trong tình hình mới.
4) Số lượng: 01
5) Tiêu chí tuyển dụng: Tốt nghiệp Đại học hoặc trên đại học, chuyên ngành phù hợp, Ưu
tiên các ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, quan hệ công chúng. Có hơn hai
năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự. Có hiểu biết sâu rộng về các hoạt động
kinh doanh hiện nay về ngành dệt may. Giao tiếp tốt, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống.
biết lắng nghe.Thông thạo tiếng Anh Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn

phòng ( Word, excel, power point).
6) Chế độ khác:
 Mức lương và thưởng phù hợp, tổng thu nhập mỗi tháng tương đương 16.000.000
VND/tháng.
 Các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Pháp luật;
 Môi trường làm việc năng động, có nhiều cơ hội học hỏi, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ
khác … phụ cấp, đồng phục, du lịch nghỉ dưỡng...theo quy định của Nhà nước và Công
ty.

7) Nguồn cung ứng nhân sự: Nhân sự bên ngoài thông qua tuyển dụng, có thể kết hợp

dựa vào mối quan hệ trong các tổ chức hiệp hội dệt may, và các tổ chức khác, người
quen giới thiệu…
8) Thời gian thực hiện cho viêc tuyển dụng: 01.03 – 15.05/2013
9) Hình thức thông báo tuyển dụng: Webiste Công ty, hiệp hội dệt may, Báo Tuổi trẻ
(02 kỳ, vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, chuyên trang dành cho các nhà tuyển dụng);
mạng Internet: trong vòng 3 tuần; các hiệp hội dệt may thêu đan…
10) Chi phí tuyển dụng dự kiến:
Số
STT

Nội dung

Thời gian

Đơn giá

lượng

Thành tiền

Ghi chú


Báo Tuổi Trẻ ( 1/4
1

trang màu, 02 kỳ)

Thứ 3, hai tuần liên tiếp


8,000,000

2 16,000,000

Inetrnet (mạng xã hội,
2

website tuyển dụng)

3

Kênh khác

4

Dự phòng/khác

Trong thời gian tuyển dụng

10,000,000

10,000,000

5,000,000

5,000,000
1,000,000

Tổng chi phí dự kiến


32,000,000

b) Phỏng vấn ứng viên ( sau khi đăng tuyển dụng, bộ phận tuyển dụng sàn lọc hồ sơ và
mời ứng viên phù hợp). Quy trình phỏng vấn ứng viên phải qua các bước như sau:
Phỏng vấn sơ tuyển (lần 1):

 Dựa trên các tiêu chuẩn của chức danh cần tuyển dụng đã được duyệt và trên nội dung của
đơn dự tuyển, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm… của ứng viên,
người phỏng vấn tiến hành phỏng vấn sơ tuyển để xác định những ứng viên đạt hoặc
không đạt các tiêu chuẩn đề ra.
 Sau khi phỏng vấn sơ tuyển, cán bộngười phỏng vấn tổng hợp kết quả phỏng vấn và
chuyển hồ sơ đạt yêu cầu cho Giám đốc nhân sự xem xét và cho ý kiến.
 Đối với những hồ sơ chưa phù hợp, bộ phận tuyển dụng cần thông báo kết quả cho ứng
viên, đồng thời lưu trữ dữ liệu ứng viên làm nguồn hồ sơ dự phòng.
Phỏng vấn xét tuyển (lần 2):

 Ứng viên đạt yêu cầu qua phỏng vấn sơ tuyển, tùy vào vị trí chức danh tuyển dụng mà bố
trí người phỏng vấn xét tuyển như quy định
 Thông báo kết quả phỏng vấn đến ứng viên và hoàn tất hồ sơ tuyển dụng.
Trách nhiệm của người phỏng vấn: Đánh giá ứng viên một cách khách quan,
công tâm, tôn trọng ứng viên tham gia phỏng vấn.Tham gia phỏng vấn đúng giờ và thời gian
phỏng vấn đúng lịch hẹn.

c) Tiếp nhận nhân viên mới:


 Xây dựng chương trình thử việc: giúp nhân viên mới mau chóng hoà nhập với môi trường
công ty, không bị bỡ ngỡ. Chương trình thử việc do trưởng phòng quản lý trực tiếp ứng
viên xây dựng, bao gồm: Phần tổng quan (giới thiệu về công ty, tầm nhìn sứ mạng, chính
sách kinh doanh, nhân sự…) và phần hướng dẫn chuyên môn ( những nội dung, kiến thức,

kỹ năng, yêu cầu công việc cần nắm…
 Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện làm việc cho nhân viên: bàn, ghế, máy tính, điện thoại…
 Phổ biến các nội quy, quy định làm việc của công ty.
 Giới thiệu nhân sự mới cho các phòng ban khác của công ty
 Sauk hi quá trình thử việc và hoà nhập, sẽ có quá trình đánh giá giai đoạn thử việc dựa
trên các chương trình thử việc. Nếu ứng viên đạt yêu cầu thì sẽ tiếp nhận chính thức ứng
viên.
-

Hết -



×