Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

-------/-------

---/---

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN CÔNG HOAN

PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số:60 38 01 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ ĐỨC ĐÁN

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên” là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và
Luật Hành chính của tôi.
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng mình và không trùng
lắp với các công trình nào của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả được sử dụng
trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.


Học viên

Trần Công Hoan

i


Lời Câm Ơn
Với lòng kính trọng và sự tri ån såu sắc, trước tiên tôi xin gửi lời
câm ơn chån thành đến quý Thæy, Cô Học viện Hành chính Quốc
gia đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin chån thành câm ơn Giâng viên PGS. TS.
Vũ Đức Đán đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ lúc định
hướng chọn đề tài cũng như quá trình hoàn thiện nghiên cứu, thæy luôn
động viên và täo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi có thể hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin câm ơn các bän bè, đồng nghiệp đã luôn quan tåm
giúp đỡ, cung cçp rçt nhiều số liệu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế để
giúp tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này.
Trån trọng!
Thừa Thiên Huế, tháng năm 2017
Học viên

Træn Công Hoan

ii


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VÀ
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH ........................... 7
1.1. Quan niệm về khiếu nại và khiếu nại hành chính ............................................ 7
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại khiếu nại ............................................. 7
1.1.2. Khái niệm, đối tượng và đặc điểm của khiếu nại hành chính ................... 9
1.1.3. Sự khác nhau giữa khiếu nại hành chính – khiếu nại tư pháp ................ 11
1.2. Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính................................................. 12
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính 12
1.2.2. Nội dung của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ................... 14
1.2.3. Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ........................ 28
1.3. Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại
hành chính ............................................................................................................. 30
1.3.1. Yếu tố tiếp nhận đơn khiếu nại ................................................................ 30
1.3.2. Yếu tố thụ lý giải quyết khiếu nại ............................................................ 31
1.3.3. Yếu tố đối thoại và xác minh nội dung khiếu nại .................................... 32
1.3.4. Yếu tố ra quyết định giải quyết khiếu nại ............................................... 34
1.3.5. Yếu tố thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật . 34
1.3.6. Ý thức trách nhiệm của các bên liên quan .............................................. 35
1.3.7. Năng lực của người thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính36
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 38

iii



Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH
CHÍNH TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA ................................................................ 39
2.1. Sự phát triển của pháp luật giải quyết khiếu nại ............................................ 39
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ảnh hưởng đến kết quả thực hiện pháp luật giải
quyết khiếu nại hành chính ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ......................... 42
2.2.1. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội ......................................................... 42
2.2.2. Tình hình khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính tại
thành phố Tuy Hòa thời gian qua ..................................................................... 44
2.3. Kết quả giải quyết khiếu nại hành chính ở thành phố Tuy Hòa..................... 57
2.3.1. Chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền thành phố trong giải quyết
khiếu nại hành chính ......................................................................................... 57
2.3.2. Vài nét về bộ phận thực hiện giải quyết khiếu nại hành chính ở thành
phố Tuy Hòa ...................................................................................................... 60
2.3.3. Đánh giá chung việc thực hiện những quy định của pháp luật trong giải
quyết khiếu nại hành chính ............................................................................... 61
2.4. Đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn thành phố Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên ................................................................................................. 67
2.4.1. Ưu điểm ................................................................................................... 67
2.4.2. Tồn tại hạn chế ........................................................................................ 68
2.5. Nguyên nhân của những tồn tại ..................................................................... 69
2.5.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 69
2.5.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 69
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 71
Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH ............................................ 72
3.1. Phương hướng bảo đảm thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính ..... 72
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính ...... 73
3.2.1. Giải pháp chung ...................................................................................... 73


iv


3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính trên địa
bàn thành phố Tuy Hòa ..................................................................................... 79
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 83
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 87

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp Đơn khiếu nại thuộc UBND Tp Tuy Hòa (2013 – 2016) ........ 45
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả giải quyết đơn khiếu nại của UBND Tp Tuy Hòa....... 60

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: So sánh số đơn khiếu nại về lĩnh vực đất đai so với các lĩnh vực khác .... 46
Hình 2.2: Kết quả giải quyết đơn khiếu nại từ 2013 – 2015 ..................................... 60
Hình 2.3: Số đơn khiếu nại chưa được giải quyết trong năm từ 2013 – 2015 .......... 61

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẰT

CQHCNN:


Cơ quan hành chính nhà nước

HVHC:

Hành vi hành chính

GD-ĐT:

Giáo dục – Đào tạo

GQKN:

Giải quyết khiếu nại

KNHC:

Khiếu nại hành chính

QĐ:

Quyết định

QĐHC:

Quyết định hành chính

THCS:

Trung học cơ sở


THPT:

Trung học phổ thông

Tp:

Thành phố

TT:

Thanh tra

TTr:

Tờ trình

UBND:

Ủy ban nhân dân

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy
định nhằm bảo vệ cho người có quyền lợi bị ảnh hưởng bởi quyết định hay hanh vi
của cơ quan nhà nước. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 đã quy định “1. Mọi người có
quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc

làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền
được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp
luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu
nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”. Có thể thấy, việc Hiến pháp
ghi nhận quyền khiếu nại của công dân cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của quyền
năng pháp lý này. Xét trên phương diện lý thuyết thì thực hiện khiếu nại chính là
phương thức quan trọng để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi
ích tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua việc sử dụng quyền
khiếu nại mà các quyền cơ bản khác như: quyền được học tập, quyền tự do tín
ngưỡng, quyền bầu cử...sẽ được bảo đảm và thực hiện. Kiếu nại cũng là hoạt động
để góp phần vào việc thực hiện dân chủ, công khai và minh bạch hơn trong các cơ
quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nói riêng. Nhận thực rõ vai trò,
tầm quan trọng của việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết hiệu quả các khiếu nại, tố
cáo nên Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác này.
Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Phú Yên, công
tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn Tp Tuy Hòa trong thời gian qua đã đạt được
nhiều kết quả đáng kể. Năm 2013, UBND Tp Tuy Hòa đã giải quyết xong 13/17
đơn khiếu nại hợp lệ (76,47%) [51]; năm 2014, giải quyết xong 16/20 đơn khiếu nại
hợp lệ (80,00%) [58]; năm 2015, giải quyết xong 14/15 đơn khiếu nại hợp lệ
(93,33%) [60]. Trong 6 thán đầu năm 2016, đã giải quyết được 2/22 đpưn khiếu nại
(9%) [60].

1


Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết khiếu nại tại Tp Tuy
Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn còn bộc lộ những tồn tại. Ngoài các bất cập chung xuất phát
từ hệ thống pháp luật, thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh
Phú Yên còn nhiều hnnj chế. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức chưa

chủ động; đội ngũ cán bộ, công chức còn thiếu về số lượng, chưa đáp ứng về chất
lượng; sự phối hợp trong hoạt động giải quyết khiếu nại với các cơ quan, tổ chức
chưa hiệu quả, sự khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thi hành... Hơn nữa,
trên thực tế công tác giải quyết khiếu nại chưa được các cấp, các ngành quan tâm
xứng tầm với nhiệm vụ đặt ra, dẫn đến việc tổ chức thực hiện pháp luật về giải
quyết khiếu nại cũng gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc làm giảm đáng kể
hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
tố cáo, cần có các giải pháp để giải quyết tổng thể.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về giải quyết
khiếu nại hành chính - Từ thực tiễn TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” để làm đề tài
luận văn thạc sĩ, nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt Luật khiếu nại,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quá trình giải quyết khiếu
nại đúng theo pháp luật.
2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc có liên quan
Trong nhiều năm qua, có nhiều tác giả đã thực hiện các đề tài có liên quan
đến Luật khiếu nại, Luật tố cáo, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên nhiều địa
phương trong cả nước, cụ thể là:
Thứ nhất, nghiên cứu của Bùi Thị Thuận Ánh (2012) về “Giải quyết khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội [2]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ
thống hóa một số khía cạnh lý luận cơ bản về khiếu nại và giải quyết khiếu nại nói
chung, trong lĩnh vực đất đai nói riêng; thông qua tìm hiểu thực tiễn và số liệu báo
cáo tổng kết của thanh tra tỉnh hàng năm, tác giả đã phân tích đánh giá thực trạng
khiếu nại và những vướng mắc trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh

2


Thừa Thiên Huế, theo đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải
quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thứ hai, nghiên cứu của Đặng Công Nhiên (2012) về “Khiếu nại hành chính
và giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa
Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội [14]. Để có cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Đặng Công Nhiên (2012) đã nêu lên được
khái quát chung về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; và tiến hành nghiên cứu
thực trạng về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Thứ ba, nghiên cứu của Lê Thị Sáu (2014) về “Hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội – Thực trạng và giải
pháp”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội [22]. Trên cơ
sở hệ thống các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại,
tố cáo; cũng như phân tích, đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
trên địa bàn huyện Quốc Oai, tác giả đã đưa ra những đề xuất chung nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật khiếu nại, tố cáo, đồng thời tác giả cũng đưa ra các giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện
Quốc Oai, Tp Hà Nội.
Thứ tư, nghiên cứu của Võ Nguyên Chương (2015) về “Thi hành pháp luật
giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội [63]. Tác giả cho rằng, để nâng
cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Tp Đà Nẵng thì cần
phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoàn
thiện quy định pháp luật về đất đai; nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm
của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai.

3



Thứ năm là nghiên cứu của Dương Thị Thanh Huyền (2015) về “Giải quyết
khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai – Qua thực tiễn thị xã Tam Điệp, tỉnh
Ninh Bình”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội [8].
Tương tự như nghiên cứu của Võ Nguyên Chương (2015) trên địa bàn Tp Đà Nẵng,
Dương Thị Thanh Huyền (2015) cũng đề nghị rằng, cần phải hoàn thiện pháp luật
về giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu
nại hành chính trong lĩnh vực đất đai ở thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Trên cơ sở các nghiên cứu trước cho thấy, lĩnh vực khiếu nại hành chính nói
chung, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai nói riêng đã được nhiều tác giả thực
hiện ở các địa phương khác nhau. Điều này cho thấy, hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo phát sinh thường xuyên, liên tục ở tất cả các địa phương, nên việc nghiên
cứu về pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính tuy không mới nhưng là cần thiết
cho thực tiễn ở Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về giải
quyết khiếu nại hành chín tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở đánh
giá thực trạng, phân tích cá nguyên nhân của thực trạng, luận văn đề xuất c một số
phương hướng về các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
khiếu nại hành chính trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, trong chương trình tổng thể
về cải cách hành chính đến năm 2020 và trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
Luận văn làm rõ cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về giải quyết
khiếu nại hành chính; phân tích nội dung của hoạt động thực hiện pháp luật về giải
quyết khiếu nại hành chính.

4



Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính ở
thành phố Tuy Hòa, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế của
thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại hành chính và làm rõ
nguyên nhân của những hạn chế đó
Trên cơ sở đó, đưa ra các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luạt về giải quyết khiếu nại hành chính ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên nói riêng và tại Việt Nam nói chung
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết
khiếu nại hành chính tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng giải quyết khiếu nại hành
chính ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về giải
quyết khiếu nại hành chính từ trước đến nay, tham khảo số liệu từ năm 2013 đến
nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu một cách khách quan dựa trên
phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của
triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về hoạt động giải quyết
khiêu nại hành chính
Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận, luận văn sử dụng
các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê và một số phương pháp khác để tiếp cận, nghiên cứu những vấn đề
thuộc nội dung của đề tài.


5


Luận văn cũng kế thừa, tham khảo một số tài liệu, một số cuộc khảo sát, các
báo cáo liên quan đến giải quyết khiếu nại hành chính của UBND Tp Tuy Hòa, tỉnh
Phú Yên, từ năm 2013 đến nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đúc kết một số vấn đề lý luận của pháp luật về khiếu nại hành
chính, đánh giá thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật về khiếu nại hành chính ở
Tp Tuy Hòa, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
khiếu nại hành chính, góp phần vào tăng cường hiệu lực của pháp luật đối với lĩnh
vực khiếu nại hành chính, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới và hội nhập
quốc tế ngày nay.
Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên liên quan đến pháp luật về
khiếu nại hành chính – từ thực tiễn Tp Tuy Hòa. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của
luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho tất cả cán bộ, công chức làm
việc trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Tp Tuy Hòa nói riêng
và thực hiện pháp luật trên toàn quốc nói chung. Luận văn cũng có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu hoặc bất kỳ ai
quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành
chính
Chương 2: Thực trạng thực hiẹn pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính
tại thành phố Tuy Hòa
Chương 3: Phuwong hướng giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật khiếu
nại hành chính trên địa bàn thành phố Tuy Hòa


6


Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI HÀNH CHÍNH
1.1. Quan niệm về khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính
1.1.1. Khái niệm, đối tượng và đặc điểm của khiếu nại hành chính
Khái niệm khiếu nại hành chính
Khiếu nại hành chính (KNHC) là loại hình khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực
quản lý hành chính nhà nước, xảy ra trong hoạt động của tất cả các cơ quan nhà
nước, được giải quyết theo các thủ tục hành chính [36].
Trần Văn Sơn (2005) cho rằng khiếu nại hành chính là từ ngữ để chỉ hành vi
của cá nhân hay cơ quan, tổ chức đề nghị với cơ quan hành chính nhà nước hoặc
với người có thẩm quyền của cơ quan đó xem xét lại các QĐHC, HVHC khi có căn
cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của mình [48]. Theo Hoàng Ngọc Dũng (2015), khiếu nại hành chính là việc
cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu CQHCNN, cơ quan khác của nhà nước hay tổ
chức sự nghiệp công (với tư cách là chủ thể quản lý) xem xét lại QĐHC, HVHC
nào đó của CQHCNN, cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước đã xâm phạm tới quyền,
lợi ích của mình [16].
Đối tượng của khiếu nại hành chính
“Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức
được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện
nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.” (khoản 3, Điều 3, luật Tố tụng
hành chính), còn “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành
hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề
cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc

một số đối tượng cụ thể.” (khoản 1, Điều 3) [36]. Như vậy, có thể hiểu rằng đối
tượng khiếu nại hành chính là các QĐHC, HVHC của CQHCNN, của người có

7


thẩm quyền trong CQHCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, khi người
khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái với pháp luật, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Đặc điểm của khiếu nại hành chính
Trên cơ sở các khái niệm, quan điểm về khiếu nại hành chính, ta có thể đưa
ra 08 đặc điểm của khiếu nại hành chính, cụ thể như sau:
Thứ nhất, khiếu nại hành chính là một trong các quyền công dân hiến định
trong pháp luật Việt Nam; KNHC chỉ phát sinh trong lĩnh vực hoạt động quản lý
HCNN, đó là hoạt động chấp hành - điều hành giữa đối tượng quản lý là cá nhân, tổ
chức với chủ thể quản lý là CQHCNN hoặc người có thẩm quyền trong CQHCNN.
Thứ hai, khiếu nại hành chính xuất phát từ nhận thức chủ quan của người
khiếu nại, khi họ có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại
trực tiếp bởi QĐHC hoặc HVHC.
Thứ ba, khiếu nại hành chính luôn mang trong mình những thông tin về sự vi
phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc sự vi phạm của cán bộ,
công chức đã được pháp luật quy định.
Thứ tư, người khiếu nại không thể tự khôi phục được những quyền, lợi ích
của mình bị xâm phạm bởi việc làm trái pháp luật của CQNN, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự
nghiệp hoặc bất cứ cá nhân có thẩm quyền nào có gây ra mà họ khiếu nại, trông chờ
vào quyết định giải quyết khiếu nại của CQHCNN theo luật định.
Thứ năm, giải quyết KNHC phải tuân theo thủ tục hành chính nhất định do
các CQHCNN thực hiện; thủ tục giải quyết KNHC đơn giản hơn so với thủ tục tố
tụng do các cơ quan tư pháp tiến hành.

Thứ sáu, mục đích của KNHC là nhằm khôi phục lại những quyền và lợi ích
hợp pháp bị xâm phạm bởi việc làm trái pháp luật của CQHCNN, của người có
thẩm quyền trong CQHCNN gây ra.

8


Thứ bảy, phạm vi phát sinh KNHC là rất rộng, trong các hoạt động liên quan
đến các lĩnh vực QLNN như quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở, xây dựng, đăng ký
kinh doanh, thuế, hải quan, kỷ luật CB,CC, xử lý vi phạm hành chính...
Thứ tám, chủ thể của KNHC rất rộng, bao gồm tất cả những cơ quan, tổ
chức, cá nhân có mối quan hệ về quyền, lợi ích với CQHCNN trong hoạt động
QLNN (mối quan giữa chấp hành và điều hành).
1.1.2. Sự khác nhau giữa khiếu nại hành chính – khiếu nại tư pháp
Theo Luật Tố tụng hành chính, “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu
nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của cơ quan, người tiến hành tố
tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” (khoản 1, Điều 327) [36]; Bộ luật
Tố tụng dân sự quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định,
hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn
cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.” (khoản 1, Điều 499) [36]; còn Bộ luật Tố tụng hình sự nêu rõ
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định,
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.” (khoản
1, Điều 469) [38]. Như vậy, có thể hiểu rằng, khiếu nại tư pháp là việc công dân hay
tổ chức đề nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan Thi hành án xem
xét, sửa chữa một việc làm hoặc thay đổi một quyết định trong hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án mà họ cho rằng việc làm hoặc quyết định đó là không
đúng pháp luật, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp

pháp của họ. Theo đó, đối tượng của khiếu nại tư pháp là quyết định tố tụng, hành
vi tố tụng; còn chủ thể tiến hành tố tụng là do các cơ quan Tư pháp tiến hành giải
quyết theo quy định của Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự, và Luật Tố
tụng hành chính.
Còn Khiếu nại hành chính là việc cá nhân hay tổ chức đề nghị CQHCNN
xem xét, sửa chữa một hành vi hay một QĐHC mà họ cho là hành vi hay quyết định

9


đó không đúng pháp luật, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của mình. Như vậy, khái niệm khiếu nại hành chính dùng để chỉ việc người
khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại của mình đối với QĐHC, HVHC tại CQHCNN,
chọn CQHCNN giải quyết khiếu nại của mình.
Như vậy, khiếu nại hành chính là việc cá nhân, tổ chức khiếu nại đối với
QĐHC, HVHC tại CQHCNN, chọn CQHCNN giải quyết khiếu nại của mình, và
được giải quyết theo thủ tục hành chính về giải quyết khiếu nại được quy định trong
Luật khiếu nại và các nghị định hướng dẫn thi hành; còn khiếu nại tư pháp dùng để
chỉ người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại của mình đối với bản án, quyết định
của cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra)
hoặc hành vi công vụ của kiểm sát viên, thẩm phán, điều tra viên trong các hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử và được giải quyết bởi các cơ quan tư pháp theo quy
định của Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Phạm vi khiếu nại tư pháp hẹp hơn khiếu nại hành chính, chỉ giới hạn trong một số
loại hoạt động nhất định của cơ quan và người tiến hành tố tụng.
1.1.3. Khái niệm, đặc điểm của giải quyết khiếu nại hành chính
Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính

Giải quyết khiếu nại hành chính được hiểu là quá trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá đối với quyết định hành chính, hành vi

hành chính, quyết định kỷ luật về tính hợp pháp và tính hợp lý, từ đó đưa ra
các giải pháp xử lý.
Đặc điểm giải quyết khiếu nại hành chính

Với cách hiểu trên, có thể hiểu giải quyết khiếu nại hành chính ở những
đặc điểm như sau:
Thứ nhất, cơ sở của giải quyết khiếu nại là khiếu nại hành chính theo
quy định của pháp luật.
Khiếu nại hành chính là biểu hiện của tranh chấp hành chính giữa cá
nhân, tổ chức với cơ quan công quyền khi cá nhân, tổ chức cho rằng quyền và

10


lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định, hành vi hành chính. Giải
quyết khiếu nại hành chính chỉ được triển khai khi có khiếu nại hành chính.
Và giải quyết khiếu nại hành chính cũng là nhiệm vụ, trách nhiệm của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức. Mặt khác việc giải quyết khiếu nại hành chính còn
bảo đảm cho công dân được tham gia vào giám sát hoạt động quản lý nhà
nước, đồng thời cũng giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa chữa
những bất hợp lý, sai sót trong quá trình quản lý; từ đó ý thức trách nhiệm của
chủ thể quản lý cũng được nâng cao khi có sự giám sát của nhân dân.
Thứ hai, đối tượng xem xét khi giải quyết khiếu nại là quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý thực
hiện quản lý hành chính nhà nước dựa trên trách nhiệm, quyền hạn mà pháp
luật quy định nhằm duy trì, bảo vệ và củng cố trật tự quản lý hành chính nhà
nước. Việc ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính hợp pháp là
một trong những hoạt động quản lý của chủ thể quản lý vừa là biểu hiện của

việc thiết lập trật tự quản lý vừa là biểu hiện duy trì trật tự quản lý hành chính
nhà nước.
Quyết định hành chính, hành vi hành chính bất hợp pháp không những
không thiết lập, duy trì trật tự quản lý, phá vỡ trật tự quản lý mà còn xâm
phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Vì thế khi giải
quyết khiếu nại hành chính, đối tượng xem xét chính là các quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Kết quả giải quyết khiếu nại chính là
việc khẳng định tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại.
Thứ ba, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính –
thủ tục giải quyết khiếu nại

11


Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết về tính hợp pháp hay không hợp pháp của quyết định hành chính, hành
vi hành chính do cơ quan nhà nước ban hành khi thực hiện hoạt động quản lý
nhà nước. Đây là một quá trình phức tạp và đòi hỏi khách quan trong quá
trình giải quyết, vì vậy, cần phải được tiến hành theo thủ tục pháp luật quy
định – thủ tục giải quyết khiếu nại.
Thứ tư, kết quả giải quyết khiếu nại là một quyết định hành chính của
chủ thể giải quyết khiếu nại về việc xem xét lại tính hợp pháp của quyết định
hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức.
Quyết định hành chính của chủ thể giải quyết khiếu nại chính là kết quả
của việc đối chiếu, xem xét một cách toàn diện giữa yêu cầu của người khiếu
nại và kết quả thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan giải quyết
khiếu nại. Vì vậy, việc ra quyết định giải quyết khiếu nại là một hoạt động đặc
biệt quan trọng vì chính thông qua hoạt động này mà các yêu cầu của người
khiếu nại được thỏa mãn toàn bộ hay từng phần hoặc bị bác bỏ, ngoài ra,

thông qua việc giải quyết khiếu nại cơ quan nhà nước đảm bảo quyền khiếu
nại cho công dân, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý để kịp thời bổ
sung, sửa đổi, tạo niềm tin trong nhân dân.
1.2. Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
Khái niệm pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
Pháp luật khiếu nại là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Bao gồm hệ thống các quy
định của pháp luật về quyền khiếu nại; quyền và nghĩa vụ các bên trong khiếu nại;
thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại [26]. Trên cơ sở của
pháp luật hiện hành, có thể hiểu pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính là tổng
hợp các quy phạm pháp luật quy định về những vấn đề liên quan đến chủ thể, khách
thể, nguyên tắc, nội dung, quy trình, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính.

12


Giải quyết khiếu nại hành chính là hoạt động của Cơ quan hành chính nhà
nước trong việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại của
cá nhân, tổ chức đối với QĐHC, HVHC khi họ có căn cứ cho rằng quyết định hay
hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình [16].
Đặc điểm của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính
Khiếu nại hành chính là việc đối tượng (cơ quan, tổ chức, cá nhân) chịu sự
tác động trực tiếp của QĐHC, HVHC yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan HCNN, người
có thẩm quyền trong cơ quan HCNN xem xét lại các QĐHC, HVHC do cơ quan
HCNN, người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN ban hành hoặc thực hiện khi
cho rằng QĐHC, HVHC đó không hợp pháp, hợp lý, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp của mình. Với quan niệm này, giải quyết KNHC có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, chủ thể giải quyết KNHC là cơ quan HCNN có QĐHC, HVHC bị
khiếu nại (gọi là chủ thể giải quyết khiếu nại lần đầu) và cơ quan HCNN cấp trên

trực tiếp của chủ thể giải quyết khiếu nại lần đầu (gọi là chủ thể giải quyết khiếu nại
lần hai) giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Thứ hai, khách thể giải quyết KNHC là quyền, lợi ích hợp pháp của người
khiếu nại được pháp luật quy định bảo vệ.
Thứ ba, thông qua việc giải quyết KNHC, quyền chủ thể của người khiếu nại
bị xâm phạm bởi QĐHC hoặc HVHC được khôi phục.
Thứ tư, về bản chất, giải quyết KNHC là thái độ, phản ứng của nhà nước
đối với khiếu nại của công dân nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước
và công dân.
Thứ năm, giải quyết KNHC luôn chứa đựng trong đó các thông tin, chứng cứ
nhất định về sự vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và là một
dạng của quản lý HCNN.
Thứ sáu, giải quyết KNHC phải được thể hiện bằng văn bản cụ thể với tên
gọi là “quyết định”, không dùng công văn, thông báo thay “quyết định” giải quyết
khiếu nại. Việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại không phải là kết quả của
sự thỏa thuận ý chí giữa người giải quyết khiếu nại và người khiếu nại.

13


Thứ bảy, quyết định giải quyết KNHC là QĐHC cá biệt, chỉ được áp dụng
một lần, sau khi được thi hành thì tự nó chấm dứt hiệu lực; trong khi đó quyết định
quy phạm được áp dụng nhiều lần, chấm dứt hiệu lực khi có văn bản quy phạm mới
thay thế.
1.2.2. Lich sử hình thành và phát triển pháp luật về giải quyết khiếu nại hành
chính tại Việt Nam
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngay từ khi ra đời đã rất quan tâm đến
quyền khiếu nại của nhân dân. Ngày 23 tháng 11 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt. Điều 1 Sắc lệnh ghi
Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả

các công việc và các nhân viên của các Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính
phủ; Điều 2 quy định: nhận các đơn khiếu nại của nhân dân [23].
Ngày 18/12/1949, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban
hành Sắc lệnh số 138/B-SL-QD để bãi bỏ Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 để
thành lập Ban Thanh tra Chính phủ trực thuộc Thủ tướng Phủ. Một trong ba nhiệm
vụ của Ban Thanh tra Chính phủ là thanh tra các sự khiếu nại của nhân dân [7].
Ngày 13/9/1958, Phủ Thủ tướng đã ban hành Thông tư số 436-TTg về
việc “Quy định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chính quyền
trong việc giải quyết các loại đơn thư khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là khiếu tố) của
nhân dân”. Thông tư đề cao tinh thần trách nhiệm “Nghiên cứu và giải quyết các
việc khiếu nại và tố giác của nhân dân là một trách nhiệm quan trọng của tất cả
các cơ quan Nhà nước các cấp trước nhân dân. Giải quyết tốt, kịp thời thư khiếu
tố của nhân dân là biểu thị tinh thần phụ trách của các cơ quan Nhà nước trước
nhân dân, là thiết thực bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân, thỏa mãn
những yêu cầu thiết thân của nhân dân; nhờ đó, mối liên hệ giữa Nhà nước và
nhân dân sẽ được tăng cường.” [28].
Ngày 31/12/1959, Quốc Hội đã ban hành Hiến pháp Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa. Hiến pháp 1959 đã dành riêng Điều 29 để quy định “Công dân nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà

14


nước nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước. Những
việc khiếu nại và tố cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng. Người bị thiệt hại
vì hành vi phạm pháp của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường”
[29]. Đến Hiến pháp 1980, ngày 18/12/1980, tiếp tục ghi nhận quyền khiếu nại và tố
cáo của công dân, được thể hiện tại Điều 73, cụ thể là “Công dân có quyền khiếu
nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật
của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá

nhân nào thuộc các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó; Các điều khiếu nại và tố cáo phải
được xem xét và giải quyết nhanh chóng; Mọi hành động xâm phạm quyền lợi
chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm minh, người
bị thiệt hại có quyền được bồi thường; Nghiêm cấm việc trả thù người khiến nại, tố
cáo” [30]. Tiếp theo đó, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng tiếp
tục khẳng định quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân tại Điều 74, cụ thể là
“Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào; Việc khiếu nại, tố cáo phải
được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định;
Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể
và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền
được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự; Nghiêm cấm việc trả thù người
khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại
người khác” [31]. Hiến pháp năm 2013 cũng tiếp tục khẳng định quyền khiếu nại,
tố cáo của người dân, được quy định tại Điều 30 rằng “Mọi người có quyền khiếu
nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái
pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật;
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố
cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác” [34].

15


Sau khi Hiến pháp 1980 được ban hành, ngày 27/11/1981, Hội đồng Nhà
nước đã ban hành Pháp lệnh về việc “Quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại,
tố cáo của công dân”, gồm 6 Chương và 34 Điều [19]. Có thể xem đây là văn bản
pháp lý đầu tiên quy định một cách tập trung, đầy đủ và chi tiết về việc tiếp nhận và

giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Ngày 29/3/1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 58-HĐBT
về việc “Thi hành Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân”. Nghị định số 58-HĐBT gồm có 28 điều quy định chi tiết về (i) quyền và
trách nhiệm của công dân trong việc khiếu nại, tố cáo; (ii) việc tiếp dân và nhận các
khiếu nại, tố cáo; (iii) thẩm quyền, thời hạn và thủ tục trong việc xét và giải quyết
các khiếu nại, tố cáo của công dân; (iv) việc quản lý, kiểm tra công tác xét và giải
quyết các khiếu nại, tố cáo; (v) chế độ báo cáo về công tác xét và giải quyết các đơn
khiếu nại, tố cáo; và (vi) việc xử lý các vi phạm [18].
Qua thực tiễn 10 năm thi hành Pháp lệnh 1981 về việc xét và giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân, ngày 07/5/1991, Hội đồng Nhà nước đã ban hành
Pháp lệnh số 53-LCT/HĐNN về “Khiếu nại, tố cáo của công dân” thay thế cho
Pháp lệnh năm 1981. Pháp lệnh năm 1991 đã tách bạch rõ ràng hoạt động khiếu nại
và hoạt động tố cáo của công dân [20].
Ngày 02/12/1998, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
X, ký họp thứ 4 đã thông qua Luật Khiếu nại, tố cáo thay thế cho Pháp lệnh khiếu
nại, tố cáo của công dân năm 1991 [32]. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Luật
Khiếu nại, tố cáo được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004 và năm 2005. Đến ngày
11/11/2011, Luật Khiếu nại đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2012. Luật
Khiếu nại 2011 thay thế cho những quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại
trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và sửa đổi, bổ sung năm 2004, năm 2005
[33]. Để hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Khiếu nại năm 2011, Chính phủ đã ban
hành các Nghị định, Thanh tra Chính phủ đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn
thực hiện.

16



×