Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

DSpace at VNU: Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty Cổ phần Traphaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.21 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------

BẠCH THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
DƯỢC PHẨM THEO HƯỚNG SỨC KHỎE XANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------

BẠCH THỊ THU HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
DƯỢC PHẨM THEO HƯỚNG SỨC KHỎE XANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI – 2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN .......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
4. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DƯỢC PHẨM
THEO HƯỚNG SỨC KHỎE XANH ......................................................................5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn ...................5

1.1.2. Những vấn đề đặt ra luận văn phải nghiên cứu tiếpError! Bookmark not
defined.

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm
theo hướng sức khỏe xanh ........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Những vấn đề cơ bản về sức khỏe xanh và sản xuất kinh doanh dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh ......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh
............................................................................. Error! Bookmark not defined.


1.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh của một số doanh nghiệp và bài học cho Traphaco
Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Kinh nghiệm của của Doanh nghiệp ở Việt NamError! Bookmark not
defined.
1.3.2. Bài học rút ra cho Công ty Cổ phần TraphacoError!

Bookmark

not

defined.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. Error! Bookmark not defined.

2.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Phương pháp luận ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Cách tiếp cận nghiên cứu ........................... Error! Bookmark not defined.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .... Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp . Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp thống kê – so sánh ............... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp ........... Error! Bookmark not defined.

2.3. Các bước thực hiện và thu thập số liệu. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH DƯỢC PHẨM THEO HƯỚNG SỨC KHỎE XANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TRAPHACO GIAI ĐOẠN 2009 – 2014Error!

Bookmark

not

defined.

3.1. Khái quát về công ty cổ phần Traphaco Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển ....................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Mục tiêu và tầm nhìn ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy .............................. Error! Bookmark not defined.

3.2. Tình hình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh tại công ty cổ phần Traphaco .. Error! Bookmark not
defined.
3.2.1. Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng sức khỏe xanh
............................................................................. Error! Bookmark not defined.


3.2.2. Hoạch định, phát triển nguồn nguyên liệu xanhError!


Bookmark

not

Bookmark

not

defined.
3.2.3. Thực hiện quy trình sản xuất dược phẩm xanhError!
defined.
3.2.4. Xây dựng chiến lược marketing cho dược phẩm xanhError!

Bookmark

not defined.
3.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh ........................................... Error! Bookmark not defined.

3.3. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty Traphaco ........... Error!
Bookmark not defined.
3.3.1. Doanh thu và lợi nhuận ............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao độngError!

Bookmark

not

defined.
3.3.3. Đóng góp cho cộng đồng ........................... Error! Bookmark not defined.


3.4. Đánh giá chung ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Những thành tựu chủ yếu ........................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DƯỢC PHẨM THEO HƯỚNG SỨC KHỎE
XANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO ĐẾN NĂM 2020................. Error!
Bookmark not defined.

4.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức
khỏe xanh của công ty Cổ phần Traphaco ... Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Mục tiêu phát triển ngành dược Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
............................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1.2

Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng các sản phẩm dược liệu

xanh của công ty Cổ phần Traphaco ................... Error! Bookmark not defined.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty cổ phần Traphaco
đến năm 2020 ............................................... Error! Bookmark not defined.


4.2.1. Mở rộng diện tích nguồn nguyên liệu xanhError!

Bookmark

not


defined.
4.2.2. Ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong sản xuất dược phẩm theo hướng
sức khỏe xanh....................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Tăng cường các hoạt động truyền thông về sản xuất và tiêu dùng xanh
trong lĩnh vực dược phẩm .................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Nâng cao nhận thức và trình độ cho người lao động về sản xuất kinh
doanh dược phẩm xanh........................................ Error! Bookmark not defined.
4.2.5. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất dược phẩm xanh ... Error!
Bookmark not defined.
4.2.6. Đa dạng hóa sản phẩm xanh đi đôi với giảm thiểu chi phí sản xuấtError!
Bookmark not defined.
4.2.7. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm xanh .. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới hiện này đều chỉ mới chú
trọng về mặt lợi ích kinh tế mà chưa coi trọng đến vấn đề môi trường và xã hội. Vì
vậy, thế giới đã và đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu ngày
càng trầm trọng như đói nghèo, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng sinh thái, biến
đổi khí hậu.
Ý tưởng phát triển “kinh tế xanh” được đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ
XX, nhưng phải đến tháng 10/2008, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
(UNEP) phối hợp với các quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới mới bắt đầu
được triển khai sáng kiến “kinh tế xanh” (Green Economy). Đây là một hướng tiếp
cận mới, được nhiều quốc gia đồng tình hưởng ứng. Theo UNEP, “kinh tế xanh” là
nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm
thiểu đáng kể các rủi ro về môi trường và khủng hoảng sinh thái.

Từ đó, việc thực hiện tăng trưởng xanh không còn là xu hướng, mà trở thành
một lựa chọn tất yếu trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Với quan điểm phát triển bền vững đã được thể h iện xuyên suốt tại chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, Viê ̣t Nam vẫn đang tích cực triển khai mô hình tăng trưởng
gắn với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững , trong đó doanh nghiệp đóng
vai trò rấ t quan tro ̣ng trong việc xây dựng nền kinh tế này.
Việt Nam đã tiếp cận với kinh tế xanh bằng những chương trình cụ thể, Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ: “đến
năm 2020, các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch,
thân thiện môi trường hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải. Chiến
lược cũng nhấn mạnh phải gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh
tế xanh; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng
sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng bền vững” (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011, trang 5).
Công ty Cổ phần Traphaco là một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Sau 42 năm ra đời, 14 năm cổ phần hóa,

1


Traphaco đã trở thành đơn vị hàng đầu về năng lực nghiên cứu và sản xuất các sản
phẩm từ dược liệu tại Việt Nam. Với nguyên liệu xanh - sạch, công nghệ xanh thân thiện môi trường, Công ty Cổ phần Traphaco đã và đang thực hiện chiến lược
sức khỏe xanh mang tính thời đại góp phần phát triển nền “Kinh tế Xanh”.
Chiến lược sức khỏe xanh của Traphaco được thực hiện từ cuối năm 2009.
Đến nay công ty đã đạt được những kết quả bước đầu có giá trị về kinh tế, môi
trường và xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chiến lược, công ty đã gặp
không ít những khó khăn, thách thức, như là việc đảm bảo được các vùng trồng,
khai thác dược liệu bền vững đòi hỏi một quá trình đầu tư bài bản và hết sức
nghiêm túc, trong khi khái niệm trồng trọt và thu hái cây thuốc tốt của Tổ chức y tế
thế giới (GACP-WHO) vẫn còn là một khái niệm mới mẻ mà Việt Nam chưa có
kinh nghiệm triển khai. Thêm vào đó, việc đầu tư cho nguyên liệu sạch, công nghệ

hiện đại đồng nghĩa với giá sản phẩm tăng cao, nền kinh tế lại đang ở giai đoạn
khủng hoảng, người dân thắt chặt chi tiêu. Trong khi công ty phải đối mặt với sự
cạnh tranh khốc liệt không chỉ các doanh nghiệp dược trong nước mà còn các doanh
nghiệp nước ngoài. Thực tế đó đang đòi hỏi các nhà quản lý công ty phải tìm được
giải pháp khắc phục, nhằm thực hiện thành công chiến lược, vì sức khỏe cộng đồng,
vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Với tư cách là một thành viên của Traphaco, tôi chọn vấn đề“Quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty Cổ
phần Traphaco” để làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.
Câu hỏi nghiên cứu luận văn là: Tại sao phải thực hiện sản xuất kinh doanh
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh (chiến lược sức khỏe xanh)? Công ty
Traphaco đã và sẽ phải làm gì để quản lý tốt hơn hoạt động sản xuất kinh doanh
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty CP Traphaco trong thời gian từ năm

2


2009 đến năm 2014, luận văn đề xuất các biện pháp hoàn thiện quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty theo hướng sức khỏe xanh trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh.
- Phân tích và đánh giá quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty CP Traphaco trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty CP Traphaco trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng của luận văn là công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh của doanh nghiệp dược phẩm.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2009 (bắt đầu hình thành chiến lược) đến năm 2014.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Công ty CP Traphaco, bao gồm các chi
nhánh đang hoạt động trên cả nước.
4. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh.
- Đúc rút một số bài học kinh nghiệm cho Traphaco về phát triển ngành dược
phẩm theo hướng sức khỏe xanh.
- Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và khó khăn trong việc quản lý hoạt động
sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại Traphaco giai đoạn
2009-2014.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại Traphaco trong giai đoạn từ
nay đến năm 2020.

3


5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và những vấn đề chung về quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm theo
hướng sức khỏe xanh tại công ty cổ phần Traphaco giai đoạn 2009-2014
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh tại công ty cổ phần Traphaco đến
năm 2020

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH DƯỢC PHẨM
THEO HƯỚNG SỨC KHỎE XANH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn
Cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong nước nói về vấn đề chuyển
nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế “xanh”, mặc dù đây đang là một trong
những tâm điểm của tái cấu trúc nền kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng và
đang được cộng đồng quốc tế và Việt nam quan tâm. Hầu hết nghiên cứu trong
nước gần đây mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu vấn đề phát triển bền vững trước
nguy cơ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Có thể phân loại các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung luận văn
thành ba nhóm: nhóm 1, gồm các công trình nghiên cứu về sức khỏe xanh; nhóm 2,
gồm các công trình nghiên cứu về quản lý sản xuất kinh doanh dược phẩm và nhóm
3 gồm các công trình nghiên cứu về sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng
sức khỏe xanh.
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về sức khỏe xanh
Nền kinh tế xanh và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đã được nhiều
nghiên cứu trên thế giới thảo luận trong gần ba thập kỷ qua. Chủ đề này đã nhận

được sự quan tâm đặc biệt hơn nữa do yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế thế giới trong
bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (OECD, 2011).
Từ những năm 1980, đã có những công trình nghiên cứu dự báo về sự phát
triển của mô hình kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Tiêu biểu như nghiên cứu “Sự
thay đổi trong mối quan hệ giữa an ninh môi trường và sự phát triển kinh tế thế
giới, tầm nhìn đến năm 2000” của tác giả Jimmy Leng khá nổi bật. Trên cơ sở biến
đổi khí hậu tự nhiên trên trái đất và những hậu quả của việc biến đổi khí hậu,
Jimmy Leng đã đưa ra những dự báo về sự thay đổi trong việc phát triển kinh tế với

5


tầm nhìn đến năm 2000. Trong đó, mục tiêu môi trường sẽ được xem trọng trong
các chương trình kinh tế của những nước phát triển, nếu muốn duy trì một sự phát
triển bền vững trong dài hạn.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, những nghiên cứu mới học hỏi kinh nghiệm của các
nước đã thành công trong mô hình kinh tế xanh và những bài học rút ra cho Việt
Nam. Tiêu biểu có thể kể đến là nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thu Hương (2012)
“Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi mở cho Việt Nam”.
Nghiên cứu này tập trung đã chỉ ra được những thành công và hạn chế trong quá
trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước phát triển như Đức, Pháp và
Hà Lan. Trên cơ sở đặc điểm của một nước đang phát triển, nghiên cứu đã gợi mở
ra những hướng đi mới đầy tiềm năng trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
ở Việt Nam, trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả Võ Huy Tập (2012) “Mô hình tăng trưởng
xanh ở các nước Đông Bắc Á và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam đến năm 2020”,
cũng là một nghiên cứu đáng quan tâm. Nghiên cứu ở một số mô hình gần gũi với
điều kiện văn hóa của Việt Nam hơn, như Hàn Quốc và Nhật Bản, nghiên cứu này
đã chỉ ra việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh là xu hướng tất yếu đối với sự phát
triển của các quốc gia. Từ đó, chỉ ra những điểm thành công và hạn chế trong quá

trình chuyển đổi ở một số nước Đông Bắc Á và định hướng cho sự phát triển của
mô hình tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý sản xuất kinh doanh dược phẩm
Trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh dược phẩm, các nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh dược phẩm
thông qua việc tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra. Có thể
kể đến luận văn của Nguyễn Triều Dương (2006) “Nâng cao chất lượng quản lý và
sản xuất dược phẩm của công ty dược Tâm Bình trong giai đoạn 2000 - 2010”, luận
văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận văn đã đưa
ra những khái niệm và những quy chuẩn chung cho quá trình sản xuất và kinh
doanh dược phẩm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, căn cứ trên trường hợp của công ty

6


dược phẩm Tâm Bình, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp cơ bản để nâng
cao chất lượng quản lý và sản xuất dược phẩm.
Bên cạnh đó, còn có luận văn thạc sĩ khác của Trần Phượng Minh (2012)
“Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong sản xuất dược phẩm tại công ty Cổ phần
dược phẩm OPC”, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường Đại học Thương
mại. Luận văn cung cấp và bổ sung tư liệu quan trọng trong việc xây dựng cơ sở lý
luận trong lĩnh vực sản xuất dược tại Việt Nam, căn cứ trên những chuẩn mực quốc
tế. Cùng với đó, luận văn còn nêu được những rủi ro và hạn chế trong quá trình sản
xuất dược phẩm của các doanh nghiệp dược trên thế giới nói chung và một số doanh
nghiệp dược phẩm Việt Nam nói riêng.
1.1.1.3 Các công trình nghiên cứu về sản xuất kinh doanh dược phẩm theo hướng
sức khỏe xanh
Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh,
các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu về bảo tồn, phát triển nguồn
dược liệu bền vững. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Thuần (2004): “Đánh giá

và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đồng bộ để sử dụng và phát triển nguồn tài
nguyên dược liệu Việt Nam” đã điều tra, đánh giá thị trường dược liệu, đưa ra danh
mục những cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến mọc tự nhiên có khả năng tiếp tục
khai thác ở Việt Nam, những cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt
chủng cần bảo vệ, đặc biệt đã đưa ra hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý cơ sở
dữ liệu về tài nguyên dược liệu Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở vẫn
đề bảo vệ và phát triển nguồn nguyên liệu chứ chưa đi sâu vào lĩnh vực sản xuất
dược phẩm theo hướng sức khỏe xanh.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ của tác giả Trần Ngọc Ca (2012): “Nghiên cứu, xây
dựng cơ chế chính sách liên kết 4 nhà: Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa
học – Nhà nông để phát triển và sử dụng hiệu quả cây thuốc Việt Nam”, tác giả đã
khái quát về xu hướng sử dụng các sản phẩm thuốc chữa bệnh có nguồn gốc tự
nhiên và tình hình bảo tồn và phát triển dược liệu làm thuốc tại các quốc gia trên thế
giới, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Nhưng về cơ bản, nghiên

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Phạm Lan Anh, 2000. Quản lý chiến lược. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật.
2. Nguyễn Chiến Binh, 2012. Đánh giá sơ bộ nhu cầu thực tế dược liệu dùng để
sản xuất thuốc và một số định hướng phát triển nguồn dược liệu. Tạp chí Dược
và Mỹ phẩm, số 23 - tháng 10/2012.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020
4. Bộ môn quản trị kinh doanh tổng hợp, 2004. Giáo trình quản trị kinh doanh,
trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
5. Bộ Y tế, 2011. Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp
dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở

sản xuất thuốc từ dược liệu. Thông tư số 16/2011/TT-BYT, ngày 29 tháng 4
năm 2011.
6. Trần Ngọc Ca, 2012. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách liên kết 4 nhà:
Nhà nước – Nhà doanh nghiệp – Nhà khoa học và nhà nông để phát triển và sử
dụng hiệu quả cây thuốc Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân
văm cấp bộ 2011 – 2012.
7. Phạm Minh Chính, 2013. Kinh tế xanh – con đường phát triển bền vững. Tạp
chí Lý luận chính trị, số 4-2013.
8. Nguyễn Thượng Dong , 2006. Nghiên cứu và phát triển dược liệu và đông dược
ở Việt Nam. Viện dược liệu.
9. Nguyễn Thượng Dong, 2010. Giá trị sử dụng của tài nguyên thiên nhiên trong
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
10. Phạm Thị Thanh Duyên, 2009. Nghiên cứu đánh giá chiến lược marketing
nhóm sản phẩm dẫn đầu của công ty Cổ phần Traphaco giai đoạn 2004-2008.
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ dược học. Trường Đại học Dược Hà Nội

8


11. Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby R.Bizell, 2003. Chiến lược và sách
lược kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
12. Đào Thúy Hà, 2005. Nghiên cứu đánh giá chính sách sản phẩm của công ty Cổ
phần Traphaco trong xu thế hội nhập kinh tế. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ dược
học. Trường Đại học Dược Hà Nội.
13. Lê Thị Thu Hương, 2012. Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU
và gợi mở cho Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học
Kinh tế quốc dân.
14. Trần Thị Hồng Phương, 2012. Nghiên cứu thực trạng tình hình cung ứng, sử
dụng và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ

dược liệu trong bệnh viện y dược cổ truyền. Bộ Y tế
15. Philip Koller, 2002. Marketing căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê
16. Philip Koller, 2003. Quản trị Marketing. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê
17. Pubmed Akin, 2013. Xu hướng phát triển của ngành dược phẩm xanh trong thế
kỷ XXI. Tạp chí Y tế Cộng đồng, số 2 năm 2014.
18. Trần Anh Tài, 2007. Giáo trình Quản trị học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội
19. Nguyễn Văn Tập, 2007. Bảo tồn đi đôi với khai thác hợp lý và phát triển trồng cây
thuốc đảm bảo GACP. Hội nghị dược liệu toàn quốc lần thứ hai “Phát triển dược
liệu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020”. Nhà xuất bàn khoa học và kỹ thuật.
20. Thủ tướng chính phủ, 2012. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ
2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số Số 1393/QĐ-TTg, ngày
25 tháng 09 năm 2012.
21. Thủ tướng chính phủ, 2014. Kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 166/QĐ-TTg,
ngày 21 tháng 01 năm 2014.
22. Traphaco, 2012. Chính sách chất lượng. Hà Nội.
23. Traphaco. Báo cáo thường niên (2009, 2010, 2011, 2013, 2014). Hà Nội.

9


24. Nguyễn Văn Tựu, 2007. Tình hình chất lượng dược liệu và thuốc đông dược
trong những năm qua và định hướng những năm tới. Hội nghị dược liệu toàn
quốc lần thứ hai “Phát triển dược liệu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020”. Nhà
xuất bàn khoa học và kỹ thuật.

Tài liệu tiếng Anh
25. International food policy research institute , 2008. Agriculture and health
26. International labour office, 2012. Promoting safely and health in green

economy
27. Karan Vasisht and Vishavjit Kumar, 2002. Trade and production of herbal
medicines and natural health product.
28. Molly Meri Robinson and Xiaorui Zhang, 2011. Traditional medicines global
situation, issues and challenges, The World medicines situation 2011.
29. Oladele Ogunseitan, 2011. Green Health: An A-to-Z Guide, University of
California, Irvine.
30. The Present Status of Medicinal Plants, 2011. Aspects and Prospects international journal of research pharmaceutical and biomedical sciense,
ISSN 2229 – 3701, Jan – March 2011.
31. WHO, 2003. Guidelines on good agricultural and collection practices (GACP)
for medicinal plants, World Health Organization, Geneva-2003

10



×