Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở Việt Nam (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 98 trang )









MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính sách công là một công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước.
Thông qua việc ban hành và thực thi chính sách công mà những mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của Nhà nước được hiện thực hóa. Trong tác phẩm “Vì
sao các quốc gia thất bại”, giáo sư người Mỹ Daron Acemoglu và Jemes A.
Robinson cho rằng: các nước nghèo không phải bởi vì địa lý hay văn hóa của
chúng, mà bởi vì các nhà lãnh đạo của chúng không biết các chính sách nào sẽ
làm cho các công dân của họ giàu…Con người cần động cơ để đầu tư và trở
nên giàu có hơn. Chìa khóa để đảm bảo những động cơ đó là những thể chế
tốt – luật pháp, an ninh và hệ thống chính quyền, tạo ra các cơ hội để con
người có thể đổi mới và thành công. Đó chính là cái quyết định sự phân hóa
giàu – nghèo - chứ không phải là địa lý, khí hậu, công nghệ, bệnh tật hay
chủng tộc.
Bước vào thế kỷ 21, công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT)
đang có xu hướng phát triển mạnh. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã
đầu tư rất lớn vào ngành công nghiệp NLMT, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ là các
quốc gia đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp này. Ứng dụng đơn giản,
phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay của NLMT là dùng để đun nước nóng.
Các hệ thống đun nước nóng bằng NLMT đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều
nước trên thế giới. Đến nay, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều hệ thống điện năng
lượng mặt trời (ĐNNMT), tương đương với 10,5GWth và đang là quốc gia
dẫn đầu thế giới, chiến 60% tổng công suất lắp đặt của toàn thế giới.


Việt Nam có tiềm năng sử dụng NLMT ở hầu khắp mọi vùng trong cả
nước và có nhiều lợi thế phát triển hệ thống sử dụng NLMT. Trong đó, hiệu
quả nhất là sử dụng NLMT vào đun nước nóng, đặc biệt ở khu vực thành thị,
nơi người dân có đời sống cao và có điều kiện sử dụng dịch vụ. Việc sử dụng


NLMT thay cho việc sử dụng điện để đun nước nóng (chủ yếu cho sinh hoạt
gia đình) vừa tiết kiệm điện năng vừa đem lại các lợi ích về kinh tế và môi
trường.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến việc ban
hành chính sách và thực hiện chính sách phát triển năng lượng tái tạo, trong
đó có chính sách phát triển năng lượng mặt trời, bởi vì nguồn tài nguyên như
than, dầu khí… sử dụng cho sản xuất điện năng có thời hạn, dần cạn kiệt và
gây ô nhiễm môi trường. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đưa ra định hướng
phát triển năng lượng tái tạo: “Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng mới
và năng lượng tái tạo như: điện mặt trời, thủy điện”… “Nghiên cứu phát triển
các dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng năng
lượng, đặt biệt đối với hải đảo, vùng sâu, vùng xa”.
Để hiện thực hóa định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Đảng,
Quốc hội đã ban hành các Luật Điện lực năm 2004 và Luật Điện lực năm
2012 bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Điện lực năm 2004. Tiếp theo,
ngày 05 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết đinh số
176/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai
đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020. Đến ngày 27 tháng 12 năm 2007,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1855/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2050. Ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng
lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Như vậy, chính sách phát triển năng lượng tái tạo nói chung và điện mặt

trời nói riêng đã được ban hành và thực hiện hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên,
cho đến nay kết quả thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời còn rất
khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng về phát triển điện mặt trời của Việt

2


Nam. Nguyên nhân của thực trạng này, một mặt do chính sách phát triển điện
mặt trời ở Việt Nam chưa toàn diện và cụ thể, mặt khác việc triển khai thực
hiện còn nhiều hạn chế.
Với mục đích đóng góp vào việc hoàn thiện chính sách và thực thi chính
sách phát triển điện mặt trời ở nước ta trong thời gian tới, qua đó góp phần
đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho sản xuất
và sinh hoạt của người dân trên cả nước nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển, tôi chọn đề tài Luận văn: “Thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời
tại Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề năng lượng điện mặt trời và chính sách phát triển điện mặt trời
đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, đây
là lĩnh vực tương đối mới mẻ nên vẫn còn ít các công trình khoa học nghiên
cứu về nó. Dưới đây là một số công trình khoa học nghiên cứu về năng lượng
mặt và chính sách phát triển điện mặt trời đã được công bố:
Tác giả Hoàng Dương Hùng đã đưa ra những lý thuyết về năng lượng mặt
trời cũng như các ứng dụng năng lượng mặt trời trong đời sống sinh hoạt và sản
xuất trong tác phẩm “Năng lượng mặt trời: lý thuyết và ứng dụng“, Nhà xuất
bản Khoa học Kĩ thuật (2007). Đây là tác phẩm đã đề cập đầy đủ về lý luận liên
quan đến năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, tác phẩm này chưa nghiên cứu sâu về
chính sách phát triển năng lượng mặt trời.
Một số tác phẩm đã bàn về năng lượng và thách thức về năng lượng nói
chung, từ đó khẳng định về sự cần thiết sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo

và năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng của tương lai. Chẳng hạn, trong ấn
phẩm“Năng lượng thế kỷ 21: Tiềm năng và thách thức” của tác giả Hồ Sĩ
Thoảng và Trần Mạnh Trí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2008), đã khẳng

3


định những tiềm năng phát triển của năng lượng và những thách thức về nguồn
lực đối với việc phát triển năng lượng.
Năm 2010, tác giả Đặng Đình Thống đã thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa
học công nghệ về Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả “Đánh giá tiềm năng, hiện trạng công nghệ và hiệu quả sử dụng
năng lượng mặt trời ở Hà Nội”. Trong đề tài khoa học này, tác giả đã đánh giá
tiềm năng điện mặt trời ở Hà Nội, trên cơ sở đó đánh hiện trạng công nghệ ứng
dụng để sản xuất điện mặt trời và hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời ở Hà
Nội nhằm giảm bớt sự ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội. Đồng thời, tác
giả Đặng Đình Thống cũng tiến hành Đề tài khoa học nghiên cứu “Hiện trạng
ứng dụng năng lượng mặt trời ở Hà Nội”, năm 2010. Đề tài đã đánh giá hiện
trạng ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Kết quả nghiên cứu đã kết luận: thiết bị đun nước nóng từ năng lượng mặt trời
đã được nhiều người dân sử dụng. Tuy nhiên, giá cả của thiết bị đun nước nóng
khá cao. Ngoài ra, tác giả Đặng Đình Thống cũng đã tiến hành “Đánh giá hiệu
quả thực tế về tiết kiệm năng lượng của thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt
trời”, Báo cáo Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả năm 2010. Trong báo cáo, tác giả nêu ra tính thực tế của việc tiết kiệm
năng lượng giúp tiết kiệm tiền, tránh ô nhiễm môi trường, hạn chế sử dụng
nhiên liệu hóa thạch.
Tác giả Nguyễn Đình Đáp (2011), trong Bản luận văn: “Nghiên cứu sử
dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời phục vụ sinh hoạt”,
đã đưa ra cái nhìn tổng quan về năng lượng mặt trời và các công nghệ khai

thác và sử dụng năng lượng mặt trời. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến công
nghệ nhiệt mặt trời để sản xuất nước nóng và một số điều cần lưu ý khi sử
dụng năng lượng mặt trời. Đồng thời, tác giả phân tích tính kinh tế và triển
vọng của phát triển điện mặt trời.

4


Tác giả Nguyễn Văn Tâm, trong luận văn: “Nghiên cứu khả năng xây
dựng nhà máy điện mặt trời ở điều kiện Việt Nam“ đã hệ thống hóa lý luận
về năng lượng mặt trời và các thiết bị sản xuất điện mặt trời trên thế giới và ở
Việt Nam; đồng thời, tác giả nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy điện
mặt trời tại Việt Nam, việc lựa chọn địa điểm để xây dựng, phân tích ưu và
nhược điểm của phương pháp sản xuất điện mặt trời hiện nay.
Như vậy, có một số tác giả đã nghiên cứu lý luận về năng lượng điện
mặt trời, công nghệ ứng dụng và thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, khả năng
và hiệu quả phát triển điện mặt ở Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu quý cho tác
giả tham khảo để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên
cứu về chính sách phát triển điện mặt trời và thực hiện chính sách phát triển
điện mặt trời ở Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lượng điện mặt trời, chính sách và
thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời; đánh giá thực trạng thực hiện
chính sách phát triển điện mặt trời ở Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách phát triển
điện mặt trời ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu, Luận văn tập trung vào các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lượng điện mặt trời, chính sách phát

triển điện mặt trời và thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở
một số nước trên thế giới.

5


- Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở
Việt Nam trong thời gian qua, từ đó phân tích những kết quả đạt được và hạn
chế, và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách và thực
hiện chính sách phát triển điện mặt trời tại Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện
chính sách phát triển điện mặt trời ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về
năng lượng điện mặt trời, về chính sách và thực hiện chính sách phát triển
điện mặt trời; đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời
ở Việt Nam giai đoạn 2005-2015, định hướng đến 2020 và tầm nhìn đến
2030.
5. Phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật phép biện chứng và duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, tư tưởng của Đảng, chính sách của
Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở phương pháp luận để nghiên
cứu nội dung đề tài luận văn. Dựa trên nền tảng lý luận về chính sách công và
thực thi chính sách công để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương này
để nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách, báo khoa học, luận văn, luận án, văn

bản quản lý của Nhà nước...) liên quan đến năng lượng mặt trời, chính sách
công và thực thi chính sách công, chính sách và thực hiện chính sách phát
triển điện mặt trời.

6


- Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng phương pháp này để xử
lý và trình bày kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Tác giả sử dụng các
phương pháp này để phân tích cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đối chiếu
giữa thực tế và lý luận, từ đó tổng hợp lại thành những quan điểm, luận điểm,
những kết luận.
- Phương pháp khảo sát: được sử dụng để tìm hiểu khảo sát thực trạng
thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở nước ta hiện nay.
- Phương pháp quy nạp: Tác giả sử dụng phương pháp này để thu thập
các thông tin về thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở nước ta từ các
cơ quan từ địa phương đến Trung ương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận. Đề tài hệ thống hóa lý luận và góp phần làm phong
phú thêm lý luận về chính sách phát triển điện mặt trời và thực hiện chính
sách phát triển điện mặt trời.
- Ý nghĩa thực tiễn. Luận văn cung cấp một cái nhìn khái quát về thực
trạng thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở Việt Nam. Đồng thời,
cung cấp các giải pháp hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách phát
triển mặt trời ở Việt Nam trong thời gian tới, qua đó góp phần vào thực hiện
thành công Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với cơ quan quản lý nhà
nước, các nhà quản lý trong việc ban hành chính sách cũng như thực hiện

chính sách phát triển điện mặt trời ở Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng là
tài liệu tham khảo cho những cá nhân, tổ chức quan tâm, nghiên cứu về chính
sách và thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời.
7. Kết cấu của luận văn
7


Luận văn gồm các phần: Mở đầu, nội dung, kết luận, mục lục, phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung luận văn gồm có 03 Chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách và thực hiện chính sách phát triển
điện mặt trời
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở
Việt Nam
Chương 3. Hoàn thiện chính sách và thực hiện chính sách phát triển điện
mặt trời ở Việt Nam

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI VÀ NĂNG LƢỢNG
ĐIỆN MẶT TRỜI
1.1.1. Năng lƣợng mặt trời
1.1.1.1. Khái niệm năng lượng mặt trời
Năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều
dạng năng lượng như: động năng làm dịch chuyển vật thể và nhiệt năng làm
tăng nhiệt độ của vật thể… Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất
phát từ hai nguồn chủ yếu: năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất. Tài

nguyên năng lượng có thể được phân thành tài nguyên năng lượng tái tạo và
tài nguyên năng lượng không tái tạo.
Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí
thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả
năng tái tạo. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng
mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có
khả năng tái tạo.
Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ
mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác
phóng ra nó.
1.1.1.2. Đặc điểm của năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời có những đặc điểm quan trọng dưới đây:
- Là một loại năng lượng tái tạo và vô tận. Tài nguyên năng lượng tái
tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và
các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo. Bức xạ mặt trời có thể
chuyển thẳng thành năng lượng có ích, bằng nhiều công nghệ khác nhau. Các

9


thiết bị thu năng lượng mặt trời có thể cung cấp nước nóng hoặc sưởi ấm
không khí trong nhà. Bức xạ mặt trời cũng có thể được biến đổi trực tiếp
thành điện năng bằng cách sử dụng các pin mặt trời.
Năng lượng mặt trời là một nguồn cung cấp sức nóng, ánh sáng,…. gần
như là vô tận cho trái đất của chúng ta. Hơi ấm từ lòng đất, nước chảy trên bề
mặt địa cầu… tất cả là một nguồn nguyên liệu vô cùng tận đang chờ con
người sử dụng thích hợp để phục vụ cho đời sống con người khi nguồn năng
lượng hóa thạch đã dần dần bị cạn kiệt.
Năng lượng mặt trời thu được trên trái đất là năng lượng của dòng bức
xạ điện từ xuất phát từ mặt trời đến trái đất. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được

dòng năng lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên mặt trời hết nhiên
liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa. Điều này cho thấy năng lượng mặt trời là vô
tận.
- Là loại năng lượng sạch. Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch
và tiềm năng nhất đang được xã hội loài người quan tâm, bởi vì việc sử dụng
nó ít gây ô nhiễm môi trường, không thải ra các chất độc hại cho môi trường.
Do đó, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả các thiết bị sử dụng năng lượng
mặt trời và triển khai ứng dụng chúng vào thực tế chính là vấn đề có tính thời
sự hiện nay.
Việc sử dụng năng lượng mặt trời góp phần giảm lượng ô nhiễm và khí
thải từ các hệ thống năng lượng truyền thống. Ví dụ: Để sản xuất ra một số
điện (1Kwh) bằng than hoặc dầu, thì lượng khí thải CO2 do than và dầu bị đốt
sinh ra là khoảng 1 kg khí CO2. Nếu số điện này được sản xuất bằng thủy
điện, điện mặt trời hoặc phong điện, thì sẽ không sinh ra 1 kg khí CO2 kia.
Như vậy, có nghĩa là cứ sản xuất ra bao nhiêu số điện "sạch" bằng thủy điện,
điện mặt trời và phong điện, thì giảm được bấy nhiêu kg khí CO2 thải vào
không khí. Chỉ tiêu sản xuất ra điện "sạch" cũng tương ứng với chỉ tiêu giảm

10


khí phát thải.
- Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào
lượng mây và tầng khí quyển của từng vị trí trên bề mặt trái đất. Ở những
vùng, khu vực, địa phương khác nhau có sự chênh lệch đáng kể về bức xạ mặt
trời. Năng lượng mặt trời chủ yếu có vào ban ngày đặc biệt là các tháng nhiều
nắng. Mặt khác, mùa mưa rất ít ánh nắng mặt trời việc phát điện nhờ ánh sáng
là một thách thức đối với việc phát triển nguồn năng lượng này.
1.1.2. Điện mặt trời
1.1.2.1. Khái niệm điện mặt trời

Điện năng là dạng năng lượng được sinh ra từ các nguồn (nhà máy phát
điện…) như: thủy điện, nhiệt điện (điện than, điện khí, điện dầu, điện mặt
trời, điện hạt nhân…), điện gió. Điện năng có vai trò rất quan trọng trong xã
hội, bởi vì điện năng là dạng năng lượng phục vụ cho cuộc sống của con
người trong sản xuất và tiêu dùng. Điện năng là yếu tố đầu vào quan trọng
cho các ngành sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại…) và cho
sinh hoạt hàng ngày của con người (thắp sáng, đun nấu, sửa ấm, làm mát…).
Điện mặt trời là việc ứng dụng kỹ thuật biến đổi ánh sáng thành điện dựa
trên động cơ nhiệt và pin quang điện.
1.1.2.2. Đặc điểm của điện mặt trời
Điện mặt trời được tạo ra từ năng lượng mặt trời, nên điện mặt trời có
những đặc điểm dưới đây:
- Là một loại điện năng vô tận. Vì năng lượng mặt trời là năng lượng tái
sinh và vô tận, nên điện mặt trời cũng được xem là loại điện năng vô tận.
Năng lượng tái sinh được định nghĩa là năng lượng thu được từ nguồn liên tục
và được xem là vô hạn. Những nguồn năng lượng này có thể tái tạo lại trong
tự nhiên, hoặc được làm đầy lại với tốc độ bằng với tốc độ mà chúng được sử
dụng. Điện mặt trời là năng lượng tái tạo nhiều đến mức mà không thể trở

11


thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người. Vì vậy, nó là loại điện năng vô
tận.
- Việc sản xuất điện mặt trời phụ thuộc vào năng lượng mặt trời, tức phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên. Việc sản xuất điện mặt trời phụ thuộc vào thời
gian bức xạ ánh sáng và cường độ bức xạ ánh sáng. Do đó, đối với những
quốc gia, khu vực lãnh thổ có thời gian chiếu sáng dài và cường độ bức xạ
ánh sáng cao sẽ cho nguồn điện năng lớn và ngược lại. Hơn nữa, sản xuất
điện mặt trời còn phụ thuộc các thời điểm trong ngày, phụ thuộc vào mùa.

Ánh sáng mặt trời chỉ có vào ban ngày cho nên buổi tối khó có được điện
sáng mà phải có bình tích điện. Mùa mưa rất ít ánh nắng mặt trời nên việc
phát điện nhờ ánh sáng là một thách thức đối với việc phát triển nguồn năng
lượng này. Độ bức xạ mặt trời còn phụ thuộc vào tầng khí quyền, tầng mây.
Do đó, những nơi nhiều mây bức xạ kém hơn.
- Việc sản xuất điện mặt trời không gây ra ô nhiễm môi trường. Việc sản
suất điện mặt trời không gây ra ô nhiễm môi trường do sử dụng các tấm pin
mặt trời để thu năng lượng nên không thải ra các khí thải gây ô nhiễm môi
trường.
- Hiệu năng của việc tạo ra điện mặt trời phụ thuộc vào công nghệ. Để
chuyển đổi bức xạ ánh sáng mặt trời thành điện năng phải sử dụng các tấm
pin mặt trời. Với các tấm pin mặt trời có khả năng thu càng nhiều nhiệt năng
thì khả năng sản xuất điện càng cao. Vì vậy, hiệu năng tạo ra điện mặt trời
phụ thuộc vào thiết bị và công nghệ chuyển năng lượng mặt trời thành điện
năng.
- Giá thành tạo điện mặt trời thường cao và kém cạnh tranh. Do giá
thành thiết bị và công nghệ tạo ra điện mặt trời cao (chủ yếu là nhập khẩu), và
việc sản xuất điện mặt trời đòi hỏi diện tích không gian lớn. Do đó, giá thành
điện mặt trời thường cao hơn giá điện hóa thạch và thủy điện, vì vậy điện mặt

12


trời thường kém cạnh tranh về giá so với các loại điện năng khác.
1.1.2.3. Vai trò của phát triển điện mặt trời
Việc phát triển điện mặt trời có vai trò dưới đây:
- Về môi trường: Do việc sản xuất điện mặt trời không thải ra các chất thải gây
hại cho môi trường, do đó việc phát triển điện mặt trời thay thế dần cho các nguồn
năng lượng truyền thống như điện than, điện khí, điện dầu… sẽ góp phần giảm
lượng khí thải gây ô nhiệm ra môi trường. Qua đó, góp phần giải quyết ô

nhiễm môi trường do việc gia tăng dân số và phát triển xã hội của các quốc
gia trên thế giới. Việc sản xuất và tiêu dùng điện mặt trời rộng rãi và liên tục
có thể tác động đến việc cải tạo khí hậu trái đất về lâu dài. Chống hiệu ứng
nhà kính tác nhân làm biến đổi khí hậu trên thế giới.
Về kinh tế - xã hội: Việc phát triển điện mặt trời góp phần cung cấp điện
năng cho tất cả các ngành sản xuất và dịch vụ trong xã hội, cung cấp điện cho
sinh hoạt hàng ngày của người dân, do đó, góp phần vào việc phát triển kinh
tế - xã hội. Hơn nữa, đây là nguồn năng lượng sạch nên đảm bảo cho sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững và lâu dài.
Việc phát triển điện mặt trời cũng góp phần tạo ra nhiều công ăn việc
làm cho xã hội như: tạo ra việc làm trong lĩnh vực nghiên cứu năng lượng
điện mặt trời; trong các ngành chế tạo các thiết bị chuyển năng lượng mặt trời
thành điện năng (pin mặt trời), chế tạo các thiết bị chuyển đổi điện năng từ
một chiều sang xoay chiều, chế tạo các thiết bị tích điện, các thiết bị đun
nấu…; trong các nhà máy sản xuất điện mặt trời… Thị trường toàn cầu thế
giới về các loại nhiên liệu tái tạo đã phát triển nhanh chóng và mang lại hàng
triệu công ăn việc làm. Hiện nay đã có khoảng 2,5 triệu công ăn việc làm
trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trên thế giới và con số này đang gia tăng rất
nhanh chóng.

13


1.1.2.4. Các bên liên quan đến phát triển điện mặt trời
- Các cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong lĩnh vực sản xuất điện nói chung và điện mặt trời nói riêng, đều
chịu sự quản lý thống nhất của Chính phủ và các Bộ, ngành ở Trung ương. Cụ
thể:
+ Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực
phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, thực hiện chức năng quản lý thống

nhất về phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo trong cả nước.
+ Bộ xây dựng, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Giao dục và Đào tạo, các đơn vị điện lực thực hiện chức năng và nhiệm vụ
của mình về việc quản lý phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo trong lĩnh
vực có liên quan.
+ Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về năng lượng tại
các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là các tỉnh) có trách
nhiệm thực hiện việc quản lý phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo tại địa
bàn quản lý của mình.
- Các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ điện mặt trời.
Một chủ thể có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện mặt trời là các nhà
khoa học và các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ điện mặt trời.
Những phát minh, sáng chế của họ trong lĩnh vực điện mặt trời có ảnh hưởng
quan trong đến việc sản xuất và tiêu dùng điện mặt trời, bởi vì những phát
minh, sáng chế về công nghệ điện mặt trời có thể làm thay đổi chi phí sản
xuất và tiêu dùng điện mặt trời, và qua đó làm gia tăng sản lượng điện mặt
trời được sản xuất và tiêu dùng trong xã hội. Do đó, để các cơ sở nghiên cứu
khoa học và công nghệ điện mặt trời phát triển, thì Nhà nước cần có những

14


chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở nghiên cứu này hoạt
động.
Ở Việt Nam, các cơ sở nghiên cứu về phát triển điện mặt trời điển hình
trong cả nước gồm có: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiên cứu phát
triển điện mặt trời, với mục tiêu bổ sung nguồn điện sạch cho đất nước. Viện
Năng lượng thuộc Bộ Công Thương nghiên cứu, thiết kế, chế tạo lắp đặt thiết bị
đun nước nóng từ năng lượng mặt trời. Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ

Việt Nam, Tổng cục Năng lượng thuộc Bộ Công Thương, Các Trung tâm
Nghiên cứu ứng dụng năng lượng sinh học… Ngoài những cơ sở nghiên cứu về
phát triển điện mặt trời nêu trên, còn có một số doanh nghiệp, cơ sở khác nghiên
cứu về lĩnh vực này như các công ty: Tổng công ty Cổ phần năng lượng Mặt
Trời Đỏ, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh,
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại – kinh tế Tân Kỷ Nguyên xây dựng…
- Các nhà sản xuất điện mặt trời.
Một chủ thể không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất điện mặt trời là các
cơ sở sản xuất điện mặt trời. Chính các nhà sản xuất điện mặt trời bỏ vốn đầu
tư để tạo ra điện mặt trời và cung cấp điện mặt trời cho xã hội. Họ quyết định
đến sản lượng điện cũng như giá điện mặt trời được bán ra trên thị trường. Do
đó, để sản xuất ra được nhiều điện mặt trời, thì Nhà nước cần có những chính
sách hấp dẫn, thu hút được các nhà đầu tư vào thành lập các nhà máy sản xuất
điện mặt trời.
Ở Việt Nam, các nhà sản xuất điện mặt trời chủ yếu hiện nay là các Công
ty và Tập đoàn lớn bởi đây là lĩnh vực đòi hỏi số vốn đầu tư rất lớn. Một số
công ty điển hình trong sản xuất điện mặt trời như: Tập đoàn điện lực Việt
Nam (EVN), Công ty cổ phần tập đoàn Hoành Sơn với dự án điện mặt trời tại
tỉnh Hà Tĩnh, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân với dự án điện
tại Quảng Ngãi. Công ty cổ phần Đầu tư – Xây dựng Tuấn Anh, Công ty cổ

15


phần Đầu tư – Xây dựng năng lượng dầu khí Châu Á. Công ty Altus của Đức
và Trung tâm Năng lượng mới Đại học Bách Khoa Hà Nội kết hợp triển khai
dự án điện mặt trời nối lưới đầu tiên ở Việt Nam trên nóc tòa nhà Bộ Công
Thương…
- Những người tiêu dùng điện mặt trời.
Một trong những chủ thể được xem là có vai trò rất quan trọng trong

lĩnh vực phát triển vực điện mặt trời là những người tiêu dùng, bởi vì không
có những người tiêu dùng điện mặt trời thì sẽ không có sản xuất điện mặt trời.
Người tiêu dùng điện mặt trời là mọi người dân, các tổ chức, doanh nghiệp,
cơ quan nhà nước có khả năng chi trả mua điện mặt trời với mức giá mà họ
cho là hợp lý.
1.1.2.5. Những điều kiện cần thiết để phát triển điện mặt trời
- Điều kiện tự nhiên.
Như ở các phần trên đã đề cập, việc sản xuất điện mặt trời phụ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, cụ thể là nguồn bức xạ và cường độ bức xạ mặt trời. Do
đó, những khu vực, vùng có thời gian bức xạ mặt trời nhiều (thời gian chiếu
sáng dài) và có cường độ bức xạ cao (nhiệt độ cao) rất thuận lợi cho việc sản
xuất điện mặt trời, và ngược lại.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nguồn năng lượng mặt
trời sử dụng hầu như quanh năm,… Tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các
vùng từ Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc có năng lượng mặt
trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 3.000 đến
5.000 Kcal/m2.ngày. Hơn nữa, việc lắp đặt pin mặt trời tốn rất nhiều diện tích
đất, để đầu tư xây dựng 1MW điện mặt trời cần 1 ha đất. Để đầu tư xây dựng
1MW điện gió cần tới 2 ha đất, 1MW điện mặt trời cần 1 ha đất. Vì vậy, cần
phải có quỹ đất riêng cho phát triển điện mặt trời.
- Điều kiện về công nghệ.

16


Thiết bị và công nghệ sản xuất điện mặt trời quyết định hiệu năng và giá
thành điện mặt trời. Nếu công nghệ và các thiết bị sản xuất điện mặt trời có
giá thành cao và hiệu xuất thấp thì sẽ làm cho giá thành sản xuất điện mặt trời
cao và ngược lại.
Ở Việt Nam, thiết bị và công nghệ dùng để sản xuất mặt trời đều phải

nhập khẩu từ nước ngoài cho nên giá thành rất cao. Việc sản xuất điện mặt
trời vướng phải khó khăn là thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư nghiên
cứu cũng như kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất.
- Điều kiện về giá cả.
Một trong những điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản
xuất điện mặt trời và người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền để tiêu dùng điện mặt
trời là giá điện mặt trời. Nếu giá điện mặt trời quá cao so với các nguồn điện
năng khác, thì người tiêu dùng sẽ không mua điện mặt trời, và các nhà sản
xuất không bán được điện mặt trời, và kết quả cuối cùng là không thể phát
triển được điện mặt trời.
Hiện nay, ở Việt Nam chi phí sản xuất điện mặt trời cao nên giá bán điện
mặt trời cũng cao. Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh
(chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương với 9,35 UscentifG. Giá
điện này chỉ áp dụng cho các dự án nối lưới có hiệu suất của tế bào quang
điện (solar cell) lớn hơn 16% hoặc module lớn hơn 15%.
Như vậy, để khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam, thì Nhà
nước cần phải có những chính sách để tạo ra được những điều kiện cần thiết
nêu trên. Ví dụ, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về đất đai cho những dự
án đầu tư sản xuất điện mặt trời, có chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu các
thiết bị và công nghệ sản xuất điện mặt trời, chính sách khuyến khích nghiên
cứu công nghệ và sản xuất thiết bị pin mặt trời, chính sách ưu đãi về vốn,
chính sách trợ giá điện mặt trời….

17


×