Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

chuyên đề Chạy bền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.63 KB, 2 trang )

CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN
PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH THCS
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều tiết, nhiều buổi học sinh còn e ngại
khi luyện tập chạy bền và thường hay mệt mỏi sau mỗi buổi tập luyện, các em có
cảm giác sợ nội dung chạy bền và không hứng thú tập luyện. Vì những nguyên
nhân trên nên tôi nghiên cứu và tìm hiểu vận dụng các phương pháp thiết thực để
giảng dạy nội dung chạy bền có hiệu quả.
II. NỘI DUNG:
+ Huấn luyện sức bền cơ sở:
Nhằm mục đích mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch,
các chức năng trao đổi chất trong điều kiện đủ ôxy và phát triển sức bền chung cho
các nhóm cơ lớn. Phương tiện huấn luyện là các bài tập phát triển chung , đó là các
bài tập với khối lượng lớn đến rất lớn, có cường độ từ 40% - 85% sức, quãng nghỉ
không có hoặc rất ngắn ( nghỉ tích cực bằng đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng), các dạng
bài tập:
. Chạy việt dã biến tốc 3000m4000m tối đa
. Chạy biến tốc cự ly 100m + 100m hoặc 200m + 200m.
. Chạy lặp lại cự ly chạy từ 100m – 2000m.
. Quay dây tại chổ tần số nhanh 30’1 phút.
. Chạy trên địa hình tự nhiên, vòng số 8 từ 23phút.
. Chạy đạp sau liên tục 60100m.
. Chạy nâng cao gối 20m chuyển sang chạy tốc độ 100m.
. Chạy gót chạm mông 20m chuyển sang chạy 200300m (70%sức).
. Chạy theo đường díc dắc 20m chuyển sang chạy tốc độ 50m.
. Chạy tuỳ sức 57phút.
. Chạy biến tốc cự ly 300500m.
+ Huấn luyện sức bền chuyên môn:
1/ Phương pháp kéo dài:
a/ Phương pháp liên tục:


Duy trì tốc độ vận động trong một thời gian dài, cường độ vận động có thể xác
định rõ ràng thông qua mạch đập. Cường độ vận động tuỳ theo yêu cầu của từng
môn thể thao, có thể dao động trong khoảng 140l/ph – 150l/ph. Nếu sử dụng mạch
đập để xác định cường độ vận động của học sinh, cần chú ý các đặc điểm là những
học sinh lứa tuổi 11,12 khi thực hiện các lượng vận động thường có mạch đập cao
hơn những học sinh lứa tuổi 13,14.
b/Phương pháp thay đổi:
Thay đổi tốc độ vận động có kế hoạch trong quá trình thực hiện lượng vận động,
khi tăng tốc độ vận động làm cho các hoạt động của các cơ quan cung cấp năng
lượng bị căng thẳng, tạo nên quá trình trao đổi thiếu ôxy trong khoảng thời gian
nhất định.
c/ Phương pháp ngẫu hứng:
Tốc độ vận động thay đổi theo hứng thú riêng của học sinh. Phương pháp này được
sử dụng trong môi trường tự nhiên.
2/ Phương pháp dãn cách:
Là phương pháp tập luyện mà trong đó có sự luân phiên một cách hệ thống giữa
các giai đoạn vận động ngắn, trung bình và dài với các quãng nghỉ ngắn, không dẫn
đến sự hồi phục đầy đủ. Tốc độ vận động và thời gian nghỉ được xác định trên cơ
sở nhiệm vụ tập luyện.
3/ Phương pháp lặp lại:
Được vận dụng trong huấn luyện phát triển sức bền là lặp lại từng phần của các yêu
cầu thi đấu chuyên môn. Yếu tố chính của lượng vận động và thời gian vận động.
III. KẾT LUẬN
Qua việc áp dụng một số phương pháp đã được tổng hợp trong chuyên đề này, thì
các em đã có ý thức tự giác tích cực tập luyện và khả năng khắc phục mệt mỏi, sức
chịu đựng một lượng vận động lớn trong một thời gian tương đối dài là rất tốt.
Thành tích thể thao của các em cũng được nâng lên rõ rệt.
Đây mới chỉ là quan điểm của tôi qua quá trình giảng dạy và huấn luyện, vì vậy sẽ
còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của
các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.

Mỹ Phước Tây, ngày 16 tháng 02 năm 2009
Người báo cáo

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×