Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước từ thực tiễn huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

DƢƠNG THỊ LINH

PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC - TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
MÃ SỐ: 60380102

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn thạc sĩ với đề tài “Pháp luật về phân cấp
quản lý ngân sách nhà nước - từ thực tiễn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình !
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Linh


LỜI CẢM ƠN



Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính với
đề tài “Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước - từ thực tiễn
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” là kết quả của quá trình cố gắng không
ngừng của bản thân và đƣợc sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cô,
bạn bè và ngƣời thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những
ngƣời đã giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo PGS.TS
Nguyễn Thị Thu Hà đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn cũng nhƣ cung cấp tài
liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia, đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết
luận văn.
Trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan đã hỗ trợ, cung
cấp thông tin để tôi hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP QUẢN
LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ...................................................................... 7
1.1. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ....................................................... 7
1.1.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ................................... 7
1.1.2. Nội dung, nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ................. 8
1.2. Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ................................ 16
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà

nƣớc ................................................................................................................ 16
1.2.2. Nội dung, nguyên tắc pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà
nƣớc ................................................................................................................. 18
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng và điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về phân
cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc...................................................................... 24
1.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà
nƣớc.. ............................................................................................................... 24
1.3.2. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách nhà nƣớc .................................................................................................. 27
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 32
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN NHO
QUAN, TỈNH NINH BÌNH ............................................................................ 33
2.1. Thực trạng pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nƣớc ........................... 33
2.1.1. Các quy phạm pháp luật đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động
phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ............................................................. 33
2.1.2 Các quy phạm pháp luật đối với hoạt động phân cấp quản lý ngân sách
nhà nƣớc .......................................................................................................... 36


2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc trên
địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình....................................................... 39
2.2.1. Tình hình thi hành pháp luật về phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nƣớc
từ thực tiễn huyện Nho Quan .......................................................................... 39
2.2.2. Tình hình thi hành pháp luật về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà
nƣớc từ thực tiễn huyện Nho Quan ................................................................. 47
2.3. Nhận xét pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nƣớc .............................. 49
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 49
2.3.2. Một số hạn chế ...................................................................................... 51
2.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 60

Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 64
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC – TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH ................................................... 65
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà
nƣớc ................................................................................................................. 65
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà
nƣớc – từ thực tiễn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình .................................... 66
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện việc
phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ............................................................. 66
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách 70
3.2.3. Các giải pháp khác ................................................................................ 73
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 84
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 86


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

CQ

Cơ quan

ĐP


Địa phƣơng

GTGT

Giá trị gia tăng

KBNN

Kho bạc nhà nƣớc

KTTT

Kinh tế thị trƣờng

NS

Ngân sách

NSĐP

Ngân sách địa phƣơng

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

NSTW

Ngân sách trung ƣơng


UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tỷ lệ % phân chia nguồn thu NSNN đối với việc sử dụng các loại đất
khác trên địa bàn huyện Nho Quan trng năm 2011 - 2016 ............................. 43
Bảng 2: Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Nho Quan ................................ 44
Bảng 3: Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện theo từng sắc thuế.................... 45
Bảng 4: Tổng chi NSNN trên địa bàn huyện Nho Quan................................. 48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Phân cấp quản lý là một trong những vẫn đề cơ bản của quản lý. Xu
hƣớng phân cấp quản lý đã và đang đƣợc thực hiện rộng khắp trên thế giới.
Về bản chất, đó là sự chia sẻ quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ
chức nhà nƣớc ở nhiều cấp độ theo các mục tiêu khác nhau tuỳ vào đặc điểm
chính trị, kinh tế ở mỗi quốc gia. Phân cấp quản lý ngân sách giữa trung ƣơng
và địa phƣơng, là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp cơ quan nhà nƣớc

trong hoạt động quản lý ngân sách, đồng thời làm rõ quyền và trách nhiệm,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cấp chính quyền nhà nƣớc,
ghóp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân
sách. Đây là nội dung cốt lõi trong phân cấp quản lý của nhà nƣớc. Ở Việt
Nam quá trình này đã đƣợc thực hiện từ nhiều năm trƣớc đây, đƣợc luật hoá
lần đầu trong Luật NSNN năm 1996, và đã đƣợc bổ sung hoàn thiện mới nhất
trong Luật NSNN năm 2015 (có hiệu lực vào năm NS 2017). Theo đó, nhiều
vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách địa phƣơng đã đƣợc xử lý, khắc phục.
Vấn đề lớn tồn tại trong Luật NSNN hiện hành là tính lồng ghép trong hệ
thống ngân sách, ngân sách cấp dƣới là một bộ phận hợp thành của ngân sách
cấp trên; thẩm quyền giữa các cấp chồng chéo, quy trình ngân sách tƣơng đối
phức tạp. Quy định về phạm vi thu, chi ngân sách chƣa rõ ràng, việc quản lý
các khoản phí, lệ phí còn chƣa thống nhất. Chính quyền địa phƣơng đƣợc tăng
quyền về tổ chức thực thi ngân sách nhƣng thẩm quyền quyết định ngân sách
vẫn thuộc về trung ƣơng; việc giao nhiều quyền cho cấp tỉnh có những ƣu
điểm nhƣng cũng có phần làm hạn chế tính tự chủ của ngân sách cấp dƣới ở
mỗi địa phƣơng. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp NSĐP
còn chƣa phù hợp với thực tế. Trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình,
việc thực hiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách, các cấp chính quyền
1


từ tỉnh đến xã đã nâng cao trách nhiệm. Vai trò của pháp luật trong quá trình
thực hiện phân cấp quản lý ngân sách, và tăng tính chủ động tích cực, phát
huy cao độ tính tự chủ trong quản lý ngân sách cấp mình, bƣớc đầu quan tâm
khai thác, nuôi dƣỡng nguồn thu, hạn chế bớt tình trạng thụ động, trông chờ ỷ
lại vào ngân sách cấp trên. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân cả khách quan và
chủ quan mà việc thực hiện pháp luật về phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn
huyện vẫn còn nhiều điểm hạn chế cả về hoạt động của NSNN và cơ chế quản

lý NSNN.
Để phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao trách nhiệm của các cấp
chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở trong việc quản lý
khai thác và nuôi dƣỡng nguồn thu đáp ứng yêu cầu chi thực hiện các nhiệm
vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, nâng cao hiệu quả sử
dụng NSNN, việc thực hiện pháp luật về phân cấp quản lý thu, chi ngân sách
giữa các cấp chính quyền địa phƣơng cho đúng quy định của pháp luật và phù
hợp với đặc điểm tình hình thực tiễn của huyện Nho Quan là rất cần thiết. Vì
thế tôi chọn đề tài của luận văn: “Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước - từ thực tiễn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
- Sách “ Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phƣơng. Thực trạng và
gải pháp”, PGS-TS Lê Chi Mai (2006), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội đã
đƣa ra các lý thuyết về phân cấp ngân sách nhà nƣớc và giải pháp nhằm đẩy
mạnh việc phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền địa phƣơng ở Việt Nam,
trong đó có chính quyền cấp huyện.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh
Kiên Giang” , Vũ Tuấn Kiệt (2007), Trƣờng đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
Luận văn đề cập đến những vấn đề lý luận về ngân sách nhà nƣớc và nội dung
hoạt động của nó, xem xét khái quát thực trạng về quản lý ngân sách nhà
nƣớc tại tỉnh Kiên Giang. Từ đó tìm ra những tồn tại, hạn chế của việc quản
lý ngân sách và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản
2


lý ngân sách địa phƣơng.
- Đề tài: “Một số vấn đề về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc” do
Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Hƣơng, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
nghiên cứu năm 2012. Tác gải đã chỉ ra các bất cập về phân cấp quản lý ngân
sách, đặc biệt là phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo Luật NSNN. Từ đó,

tacs giả đề ra các giải pháp để tăng cƣờng tính chủ động cho chính quyền địa
phƣơng và hoàn thiện phân quản lý ngân sách nhà nƣớc.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà
nƣớc huyện Phù Cát”, Phạm Văn Thịnh (2011), Đại học Đà Nẵng đã đƣa ra
các lý luận về ngân sách nhà nƣớc và quản lý ngân sách huyện, từ đó đã chỉ ra
các kết quả đạt đƣợc và một số hạn chế mà huyện Phú Cát chƣa khắc phục
đƣợc. Thông qua đó, tác giả đã dƣa các giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu
quả quản lý ngân sách huyện và ghóp phần hoàn thiện hệ thống quản lý ngân
sách trên toàn địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và cả nƣớc nói chung.
- Đề tài: “Thực hiện tốt sự phân cấp giữa chính quyền Trug ƣơng với
chính quyền địa phƣơng” do Viện quản lý kinh tế Trung ƣơng thực hiện năm
2005. Đề tài đã xem xét và phân tích xu thế phân cấp trong cải cách hành
chính nhà nƣớc ta hiện nay, trong đó lý giải các nguyên nhân khiến phân cấp
trở thành xu thế tất yếu của thời đại, đặc biệt trong bối cảnh cải cách hành
chính nhà nƣớc.
- Luận án tiến sỹ kinh tế “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ở Việt
Nam hiện nay”, Lê Toàn Thắng (2014), Học viện hành chính. Luận án đã làm
sáng tỏ các lý luận về quản lý ngân sách nhà nƣớc nói chung và phân cấp
quản lý ngân sách nhà nƣớc nói riêng, cùng với đó là chỉ ra các kết quả đạt
đƣợc và các hạn chế trong việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc tại Việt
Nam. Từ đó, Luận văn đã đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả
phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà
nƣớc cho các cấp chính quyền địa phƣơng” tác giả Đào Xuân Liên (2007) tại
3


trƣờng Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn về chuyên ngành
tài chính nên tác giả chƣa đề cập nhiều đến hoạt động quản lý nhà nƣớc của
các cơ quan Nhà nƣớc trong vấn đề thực hiện pháp luật về phân cấp quản lý

ngân sách nhà nƣớc.
- Đề tài: “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ở Việt Nam kết quả và
những vấn đề đặt ra”, do Thạc sỹ Phạm Ngọc Thắng, Phó Vụ trƣởng Vụ Kinh
tế Văn phòng Trung Ƣơng Đảng thực hiện năm 2010. Đề tài đã chỉ ra đƣợc
những hạn chế trong quá trình phân cấp quản lý ngân sách nƣớc ta sau sáu
năm thực hiện Luật NSNN 2002, từ đó đã đề ra các giải pháp để khắc phục
sự chồng chéo về thẩm quyền về phân cấp ngân sách nhà nƣớc và nâng cao
hiệu quả phân cấp ngân sách nhà nƣớc Việt Nam.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc đã đƣợc đề cập nhiều trong các tài
liệu nghiên cứu và các công trình khoa học. Còn riêng đối với đề tài pháp luật
về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc đến nay có ít công trình nghiên cứu
về vấn đề này. Đề tài của tôi sẽ góp phần nhỏ để làm rõ hơn thực trạng pháp
luật về phân cấp quản lý ngân sách - từ thực tiễn huyện Nho Quan và từ đó có
các giải pháp để hoàn thiện pháp luật, cũng nhƣ việc thực hiện pháp luật về
phân cấp quản lý ngân sách.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Thông qua việc phân tích cơ sở lý luận của phap luật về phân cấp quản lý
ngân sách nhà nƣớc, nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình trong khoảng thời gian 2011- 2016 để có thể đánh giá thực trạng
pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nƣớc, từ đó đề ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ nâng cao hơn nữa hiệu quả về phân cấp quản lý
ngân sách nhà nƣớc.
- Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích đã nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật về phân cấp quản lý NSNN trong
4


điều kiện phát triển nền KTTT định hƣớng XHCN ở Việt Nam.

-Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về phân cấp quản lý NSNN
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trên các phƣơng diện, từ đó chỉ ra những kết
quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách nhà nƣớc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc từ thực
tiễn huyện Nho Quan trong giai đoạn 2011-2016 và định hƣớng đến năm
2020.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phƣơng pháp luận của phép duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả tổng hợp để có những đánh
giá,những giải pháp, những kết luận phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn
của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc.
- Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh để có các
nhận xét, đánh giá và đƣa ra các giải pháp pháp luật về phân cấp quản lý ngân
sách nhà nƣớc.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ cung cấp luận cứ khoa học và
thông tin về những vấn đề liên quan đến lý luận pháp luật về phân cấp quản
lý ngân sách nhà nƣớc.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có tác động tích cực đến việc đẩy mạnh
5



hơn nữa hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc giữa trung ƣơng và
địa phƣơng.
- Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cán
bộ nghiên cứu khoa học hành chính sinh viên, học viên cao học tại Học viện
Hành chính và các cán bộ công chức quan tâm.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm các nội dung sau:
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận của pháp luật về phân cấp quản lý NSNN
Chƣơng 2 : Thực trạng pháp luật về phân cấp quản lý NSNN và thực tiễn
thực hiện tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về phân cấp
quản lý ngân sách nhà nƣớc - từ thực tiễn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

6


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc
1.1.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Hiện nay khái niệm về phân cấp quản lý NSNN đƣợc hiểu rất khác nhau,
là chủ đề đƣợc bàn luận rất nhiều. Nếu phân cấp quản lý ngân sách không
đƣợc quy định rõ ràng, không triệt để dễ dẫn đến tình trạng rối loạn trong
quản lý tài chính nhà nƣớc, không thúc đẩy đƣợc nền kinh tế phát triển.
Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nƣớc. [2, tr.10]

Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và
quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc
quản lý ngân sách nhà nƣớc phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội.[5,
tr.7]
Vậy, phân cấp quản lý NSNN gắn với việc giải quyết mối quan hệ vật
chất giữa các cấp chính quyền nhà nƣớc. Đây là mối quan hệ lợi ích, rất phức
tạp. Giải quyết mối quan hệ này thực chất là phân định nhiệm vụ, quyền hạn
giữa các cấp chính quyền nhà nƣớc trong tổ chức, quản lý, điều hành ngân
sách. Mỗi cấp ngân sách đều có tính độc lập gắn với nhiệm vụ của cấp chính
quyền tƣơng ứng. Tuy nhiên, tính độc lập này chỉ là tƣơng đối, bởi lẽ hoạt
động của các cấp ngân sách nói riêng và toàn bộ ngân sách nhà nƣớc nói
chung đều nhằm tạo cơ sở vật chất cho Nhà nƣớc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nƣớc. Quan hệ giữa ngân sách các cấp đƣợc thực hiện theo
nguyên tắc:

7


- Ngân sách trung ƣơng và ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đƣợc phân đƣợc phân định nguồn thu
và nhiệm vụ chi cụ thể; Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm đối với các
khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên
cho cấp dƣới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các địa nphƣơng.
Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách
cấp trên cho ngân sách cấp dƣới đƣợc ổn định từ 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ
ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dƣới (Điểm e Khoản 2
Điều 4 Luật NSNN).
-Trong trƣờng hợp cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên uỷ quyền cho cơ
quan quản lý nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải
chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dƣới để thực hiện nhiệm vụ đó.

Ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ nói trên,
không đƣợc dùng ngân sách cấp này để chi cho ngân sách cấp khác.
Để NSNN đƣợc sử dụng hiệu quả thì phân cấp quản lý ngân sách phải rõ
ràng, bảo đảm các nguồn vốn NSNN đƣợc chuyển dịch công khai, minh bạch,
kiểm soát đƣợc ở bất kỳ thời điểm nào.
1.1.2. Nội dung, nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc là việc xử lý các mối quan hệ giữa
các cấp chính quyền nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng trong hoạt động
của ngân sách nhà nƣớc, từ đó cho phép hình thành một cơ chế phân chia ranh
giới quyền lực về quản lý ngân sách nhà nƣớc giữa các cấp chính quyền. Vì
vậy nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc về cơ bản bao gồm 2 nội
dung chủ yếu sau:
Một là, về quyền lực: Phân cấp ban hành chế độ, chính sách, tiêu chuẩn,
định mức:
Trong quản lý ngân sách nhà nƣớc, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định
mức có vai trò và vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là một trong những
8


căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách và kiểm soát chi
tiêu, mà còn là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng quản lý và
điều hành ngân sách của các cấp chính quyền.
Thông qua việc phân cấp nhằm làm rõ vấn đề cơ quan nhà nƣớc nào có
thẩm quyền ban hành ra các chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn, phạm
vi, mức độ của mỗi cấp chính quyền. Cơ sở pháp lý này đƣợc xây dựng dựa
trên hiến pháp hoặc các đạo luật tổ chức hành chính, từ đó định ra hành lang
pháp lý cho việc chuyển giao các thẩm quyền gắn với các trách nhiệm tƣơng
ứng với quyền lực đã đƣợc phân cấp, đảm bảo tính ổn định, tính pháp lý,
không gây sự rối loạn trong quản lý ngân sách nhà nƣớc.

Hội đồng nhân dân cấp thành phố quyết định một số chế độ thu phí gắn
với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, gắn với chức năng quản lý hành
chính nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng và các khoản đóng góp của nhân
dân theo quy định của pháp luật; việc huy động vốn để đầu tƣ xây dựng kết
cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp thành phố. Đƣợc quyết định chế độ
chi ngân sách phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phƣơng. Riêng chế độ chi
có tính chất tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp, trƣớc khi quyết định phải có ý kiến
của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Hai là, phân cấp về mặt vật chất, tức là phân cấp về nguồn thu và nhiệm
vụ chi:
Có thể nói đây luôn là vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất, gây nhiều bất
đồng nhất trong quá trình xây dựng và triển khai các đề án phân cấp quản lý
ngân sách. Sự khó khăn này bắt nguồn từ sự phát triển không đồng đều giữa
các địa phƣơng, sự khác biệt về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội giữa
các vùng miền trong cả nƣớc.
Ngân sách trung ƣơng hƣởng các khoản thu tập trung quan trọng không
gắn trực tiếp với công tác quản lý của địa phƣơng nhƣ: Thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu, thu từ dầu thô…hoặc không đủ căn cứ chính xác để phân chia
nhƣ: thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành, đồng
9


thời đảm bảo nhiệm vụ chi cho các hoạt động có tính chất đảm bảo thực hiện
các nhiệm vụ chiến lƣợc, quan trọng của quốc gia nhƣ: Chi đầu tƣ cơ sở hạ
tầng kinh tế – xã hội, chi quốc phòng, an ninh, chi giáo dục, y tế, chi đảm bảo
xã hội do Trung ƣơng quản lý…và hỗ trợ các địa phƣơng chƣa cân đối đƣợc
thu, chi ngân sách
Ngân sách địa phƣơng đƣợc phân cấp nguồn thu để đảm bảo chủ động
thực hiện những nhiệm vụ đƣợc giao, gắn trực tiếp với công tác quản lý tại
địa phƣơng nhƣ: Thuế nhà đất, thuế môn bài, thuế chuyển quyền sử dụng đất,

thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao…
Nhiệm vụ chi ngân sách địa phƣơng gắn liền với nhiệm vụ quản lý kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh do địa phƣơng trực tiếp quản lý. Việc đẩy mạnh
phân cấp quản lý ngân sách trong điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ quản
lý ở các vùng, miền khác nhau là động lực quan trọng để khơi dậy các khả
năng của địa phƣơng, xử lý kịp thời các nhiệm vụ của Nhà nƣớc trên phạm vi
từng địa phƣơng.
Ngân sách cấp trên thực hiện nhiệm vụ bổ sung ngân sách cho ngân sách
cấp dƣới dƣới hai hình thức: Bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu.
1.1.2.2. Mục tiêu
- Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc
ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính. Đây là nội
dung chủ yếu của phân cấp ngân sách.
- Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nguồn thu,
nhiệm vụ chi và cân đối ngân sách. Đây là mối quan hệ lợi ích nên trong thực
tế giải quyết mối quan hệ này rất phức tạp, gay cấn. Do đó phải xác định rõ
nhiệm vụ kinh tế, chính trị của mỗi cấp chính quyền. Phân cấp này phải ổn
định và đảm bảo cho NSTW giữ vai trò chủ đạo, tập trung những nguồn thu
lớn để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng trên phạm vi cả nƣớc, đồng thời
những nhiệm vụ nào ổn định mang tính thƣờng xuyên, có tính xã hội rộng
phân cấp cho chính quyền địa phƣơng.
10


- Giải quyết mối quan hệ trong quá trình thực hiện chu trình ngân sách.
Đó là quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.
1.1.2.3. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Nhằm giải quyết các mối quan hệ trong quản lý, sử dụng NSNN, trong
quá trình thực hiện chu trình ngân sách, phân cấp quản lý NSNN cần phải
đƣợc thực hiện theo những nguyên tắc nhất định:

- Phân cấp quản lý NSNN phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.
Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội là tiền đề, cơ sở cho việc phân cấp quản
lý NSNN. Mỗi cấp chính quyền, phụ thuộc vào phạm vi quản lý, nhiệm vụ,
quyền hạn nhất định là cơ sở để xác định phạm vi, mức độ thu chi của ngân
sách cấp đó.
Phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền không tách rời phân
cấp quản lý kinh tế - xã hội. Mỗi đơn vị hành chính có chức năng và nhiệm vụ
quản lý kinh tế - xã hội theo phân cấp phù hợp với đặc điểm của mỗi cấp
chính quyền. Do đó cần phải xem xét về chức năng thực tế và quy mô nhiệm
vụ từng cấp hành chính để có quy định phân thành một cấp ngân sách hay chỉ
là một đơn vị dự toán. Phân cấp quản lý ngân sách phải gắn với mô hình tổ
chức bộ máy nhà nƣớc, phải phù hợp và tƣơng ứng với mô hình tổ chức các
cơ quan công quyền, gắn với thực trạng nền kinh tế và phải đƣợc đánh giá
trên các khía cạnh chủ yếu nhƣ cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, tốc độ tăng
trƣởng, năng suất, hiệu quả thu nhập và phân phối thu nhập…Thực trạng kinh
tế mỗi địa phƣơng sẽ quyết định đến nguồn lực tài chính ở địa phƣơng đó.
Phân cấp nguồn lực tài chính ở mỗi địa phƣơng phải quan hệ chặt chẽ với
phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn. Vì vậy, phân cấp quản lý ngân
sách phải phù hợp, nhằm đảm bảo điều kiện vật chất để thực thi nhiệm vụ một
cách hiệu quả.
Khi phân cấp nguồn thu chú trọng khả năng đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ,
khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng
11


vùng. Nguồn thu gắn liền với vai trò quản lý của cấp chính quyền nào thì
phân cấp cho ngân sách cấp chính quyền đó.
+ Phân cấp tối đa nguồn thu trên địa bàn để bảo đảm nhiệm vụ chi đƣợc
giao; hạn chế bổ sung từ ngân sách cấp trên.

+ Hạn chế phân cấp cho nhiều cấp ngân sách đối với các nguồn thu có quy
mô nhỏ.
+ Bảo đảm tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu cho ngân sách
cấp mình và ngân sách các cấp dƣới không đƣợc vƣợt quá tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu đƣợc phân chia.
Trên cơ sở nguồn thu ngân sách các cấp đƣợc hƣởng (các khoản thu đƣợc
hƣởng 100%; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm %) ngân sách các
cấp lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, và dự toán chi ngân sách địa phƣơng.
Về nguyên tắc ngân sách địa phƣơng không đƣợc bội chi nên khi cân đối ngân
sách địa phƣơng, nguồn thu ngân sách địa phƣơng đƣợc hƣởng không đáp
ứng đƣợc yêu cầu chi của địa phƣơng thì sẽ áp dụng phƣơng pháp bổ sung
cân đối.
Phân cấp nhiệm vụ chi phải gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi cấp chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là những vấn đề liên
quan mật thiết đến đời sống dân cƣ trên địa bàn.
- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào ngân sách cấp đó đảm bảo; việc
ban hành và thực hiện chính sách, chế độ làm tăng chi ngân sách phải có giải
pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách
từng cấp.
- Trƣờng hợp cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên uỷ quyền cho cơ quan
quản lý nhà nƣớc cấp dƣới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển
kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới để thực hiện nhiệm vụ.
- Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính
quyền địa phƣơng do Hội đồng nhân dân cấp thành phố quyết định, thời gian
thực hiện phân cấp này phải phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách ở địa
12


phƣơng; cấp xã đƣợc tăng cƣờng nguồn thu, phƣơng tiện và cán bộ quản lý tài
chính - ngân sách để quản lý tốt, có hiệu quả các nguồn lực tài chính trên địa

bàn đƣợc phân cấp.
Cần có sự thống nhất trong phân cấp quản lí ngân sách nhà nƣớc. Mặc dù
đƣợc phân định thành nhiều cấp nhƣng tựu trung thì các cấp vẫn cùng thuộc
một hệ thống duy nhất. Trong hệ thống này, mặc dù mỗi cấp đều có hoạt động
thu - chi riêng biệt của mình nhƣng chúng đều phải nhất quán, phải dựa trên
những chuẩn mực nhất định và tuân thủ một chính sách cùng chế độ thu - chi
ngân sách.
- Ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các
nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương
chưa cân đối được thu, chi ngân sách.
Ngân sách địa phƣơng đƣợc phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong
thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, tăng cƣờng nguồn lực cho ngân sách xã. Có
thể nói, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ƣơng là một đòi hỏi tất
yếu, bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung ƣơng trong việc thực
hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của quốc gia. NS trung ƣơng là
nơi tập trung đại bộ phận nguồn thu của cả nƣớc, thực hiện các khoản chi có
tính chất huyết mạch của quốc gia. Bên cạnh vai trò chủ đạo của NS trung
ƣơng, không nên coi nhẹ vai trò của ngân sách địa phƣơng. Mỗi NS địa
phƣơng giữa vị trí độc lập tƣơng đối của mình, đƣợc thể hiện chủ yếu trên các
khía cạnh: các cấp chính quyền lập, chấp hành, quyết toán NS cấp mình trên
cơ sở những quy định của nhà nƣớc; bên cạnh đó, phải chủ động, sáng tạo
trong việc động viên khai thác các thế mạnh của địa phƣơng để tăng thu, giảm
chi, thực hiện cân đối ngân sách. Tuy nhiên, trong quản lý NSNN, nếu quan
niệm các cấp ngân sách nhƣ các bộ phận độc lập thì sẽ phá vỡ tính thống nhất
của NSNN; Ngƣợc lại, nếu quan niệm NSNN là thống nhất tuyệt đối, không
thể phân chia thì sẽ không phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của các địa
phƣơng. Vì vậy, để NSNN thực sự là công cụ của Nhà nƣớc thực hiện chức
13



năng, nhiệm vụ của mình, thì việc phân cấp quản lý ngân sách gắn liền với sự
phân định quyền hạn thu chi ngân sách trung ƣơng, địa phƣơng, phù hợp với
chức năng quản lý của mỗi cấp chính quyền.
Ngoài ra, phân cấp quản lý ngân sách cần đảm bảo nguồn thu ổn định
trong nhiều năm, phát huy quyền chủ động của chính quyền địa phƣơng.
Đồng thời việc phân cấp phải đảm bảo đƣợc khả năng chi phối, kiểm soát
toàn bộ hoạt động NSNN trong một năm. Một khi nguồn tài chính ngân sách
đã đƣợc phân bổ hợp lý, công khai, đồng thời có sự kiểm tra, giám sát thƣờng
xuyên thì việc sử dụng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp quản lý NSNN.
Đảm bảo tính cân đối giữa thu nhập quốc dân sản xuất và thu nhập quốc
dân sử dụng trên từng vùng, từng địa phƣơng. Để giảm bớt khoảng cách giàu,
nghèo giữa các vùng, các địa phƣơng, trong quá trình phân cấp cần đƣợc sử
dụng phƣơng pháp điều hoà ngân sách, tức là quá trình phân phối lại các
nguồn tài chính trong phạm vi hệ thống ngân sách, chuyển một phần số thu
của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới. Thông qua phƣơng pháp bổ
sung cân đối và bổ sung có mục tiêu, đây là hai phƣơng pháp tài trợ mà chính
quyền cấp trên thƣờng sử dụng đối với chính quyền cấp dƣới.
Bổ sung cân đối: Bổ sung cân đối thu, chi ngân sách nhằm bảo đảm cho
chính quyền cấp dƣới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh đƣợc giao. Số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dƣới ở địa phƣơng đƣợc xác định theo nguyên tắc xác
định số chênh lệch giữa số chi và nguồn thu ngân sách cấp dƣới (các khoản
thu đƣợc hƣởng 100% và phần đƣợc hƣởng theo tỷ lệ phần trăm (%) từ các
khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách chính quyền địa phƣơng).
Bổ sung có mục tiêu: Bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ ngân sách cấp
dƣới thực hiện các nhiệm vụ:
+ Hỗ trợ thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chƣa
đƣợc bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách,
14



mức hỗ trợ cụ thể đƣợc xác định trên cơ sở khả năng cân đối của ngân sách
các cấp có liên quan;
+ Hỗ trợ thực hiện các chƣơng trình, dự án quốc gia giao các cơ quan địa
phƣơng thực hiện, mức hỗ trợ cụ thể thực hiện theo dự toán chi đƣợc cấp có
thẩm quyền giao;
+ Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với
yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng, nằm trong quy hoạch và
đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật về
quản lý đầu tƣ và xây dựng, ngân sách cấp dƣới đã bố trí chi nhƣng chƣa đủ
nguồn, mức hỗ trợ theo phƣơng án đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt.
+ Hỗ trợ một phần để xử lý khó khăn đột xuất: khắc phục thiên tai, hoả
hoạn, tai nạn trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, sau khi ngân sách cấp
dƣới đã sử dụng dự phòng, một phần quỹ dự trữ tài chính của địa phƣơng
nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu.
+ Hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác, mức bổ sung
theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
+ Số bổ sung theo mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới
đƣợc xác định hàng năm. Mức bổ sung cụ thể đƣợc căn cứ khả năng cân đối
ngân sách cấp trên và yêu cầu về mục tiêu cụ thể của cấp dƣới. Việc sử dụng
vốn, kinh phí bổ sung theo mục tiêu phải theo đúng mục tiêu quy định.
Ngoài ra, việc thúc đẩy sự phát triển đồng đều giữa các vùng, miền qua
chi ngân sách cấp trên vào đầu tƣ cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội cũng đƣợc sử
dụng nhƣ biện pháp bổ trợ cho hai phƣơng thức trên.
Vấn đề phân cấp quản lí ngân sách nhà nƣớc là vấn đề không hề đơn giản
đối với các cấp ngân sách và có thể sẽ làm cho các cấp khó thực hiện đƣợc tốt
nhiệm của cấp mình nếu không tuân theo các nguyên tắc trên. Bởi các nguyên
tắc trên đã phân định rõ ràng hoạt động thu - chi của từng cấp ngân sách, giúp
các cấp ngân sách thực hiện tốt chức năng của cấp mình, phù hợp với tình


15


hình địa phƣơng của cấp mình và bên cạnh đó có sự hỗ trợ từ cấp trung ƣơng
xuống địa phƣơng, và giữa các địa phƣơng với nhau.
Vì vậy, từ những phân tích trên ta thấy phân cấp NSNN là một tất yếu
khách quan, khởi nguồn từ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và phân chia hệ
thống tổ chức hành chính của Nhà nƣớc. Phân cấp quản lý ngân sách là việc
giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền trong việc thực hiện
chu trình ngân sách, trong việc ban hành các chính sách, tiêu chuẩn, chế độ,
định mức liên quan tới ngân sách. Việc phân cấp phải đảm bảo những nguyên
tắc nhất định. Nếu bỏ qua các nguyên tắc đó sẽ làm cho NSNN mất cân đối,
gây ra những tác hại khôn lƣờng cho an ninh tài chính và không thực hiện
đƣợc cải cách thủ thục hành chính trong lĩnh vực tài chính.
1.2. Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc là việc phân định trách nhiệm quyền
hạn, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong quản lý và điều
hành ngân sách nhà nƣớc.
Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nƣớc đƣợc hiểu là tổng hợp
các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành hoặc
thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực
hiện trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền
trong lĩnh vực ngân sách Nhà nƣớc cũng nhƣ các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp.
Các quy định pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nƣớc chủ yếu đƣợc đề
cập trong các văn bản nhƣ: Luật Ngân sách nhà nƣớc, Nghị định của Chính

Phủ và Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. Nhằm mục đích phân định rõ
ràng hoạt động thu - chi của từng cấp ngân sách, giúp các cấp ngân sách thực
hiện tốt chức năng của cấp mình, phù hợp với tình hình địa phƣơng của cấp
16


mình và bên cạnh đó có sự hỗ trợ từ cấp trung ƣơng xuống địa phƣơng, và
giữa các địa phƣơng với nhau.
1.2.1.2. Đặc điểm pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc trong hệ thống luật của
nƣớc ta nên có những đặc điểm giống hệ thống pháp luật chung của nƣớc ta.
Thứ nhất, các quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà mang tính quy
phạm phổ biến: Tính quy phạm là đặc trƣng vốn có của mọi pháp luật. Bởi
pháp luật là hệ thống các quy tắc mang tính chất mẫu mực, khuôn thƣớc cho
mọi ngƣời trong cách xử sự, chính thông qua những khuôn mẫu, những mô
hình xử sự chung đó mà ngƣời ta “đo” đƣợc hành vi của mình, ngƣời ta biết
đƣợc mình có thể và không cần phải làm gì, không đƣợc làm gì và phải làm
nhƣ thế nào trong quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc.
Thứ hai, pháp luật về phân cấp quản lý NSNN mang tính bắt buộc chung:
Pháp luật là những quy tắc chuẩn mực về ứng xử của giai cấp thống trị, cho
nên pháp luật về phân cấp quản lý NSNN mang tính bắt buộc chung. Điều đó
thể hiện ở chỗ: việc thực hiện pháp luật không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan
của mỗi ngƣời. Khi pháp luật đƣợc Nhà nƣớc đặt ra thì dù muốn hay không
muốn tất cả mọi ngƣời trong trƣờng hợp đó đều phải chấp hành một cách
nghiêm chỉnh và triệt để, không phân biệt giữa ngƣời này hay ngƣời khác.
Thứ ba, pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc mang tính đƣợc
đảm bảo bằng Nhà nƣớc: Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do
Nhà nƣớc ban hành , thể hiện ý chí của Nhà nƣớc và vì vậy đƣợc Nhà nƣớc
đảm bảo thực hiện. Điều này có nghĩa là Nhà nƣớc đã trao cho các quy phạm
pháp luật tính quyền lực bắt buộc với mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Có

nhƣ vậy pháp luật mới trở thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
và pháp luật mới thực sự là công cụ hữu hiệu có trong tay Nhà nƣớc để Nhà
nƣớc quản lý và điều hành mọi quan hệ, hoạt động của xã hội.
Thứ tư, pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc mang tính ý chí
của nhà nƣớc, thể hiện ý chí của nhà nƣớc thông qua các quy định pháp luật,
17


đặc biệt là các quy định về phân cấp quản lý ngân sách để làm rõ nhiệm vụ,
quyền hạn của các cấp trong việc phân cấp ngân sách.
Thứ năm, pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc ở nƣớc ta
không chỉ đƣợc quy định trong Luật Ngân sách nhà nƣớc mà còn đƣợc quy
định trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nƣớc. Pháp luật về phân cấp quản
lý ngân sách nhà nƣớc đƣợc quy định cụ thể trong Luật NSNN dựa trên quy
định của Hiến pháp, Luật và Pháp lệnh. Và chịu ảnh hƣởng của nhiều văn bản
Luật nhƣ: Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật phí và lệ phí…. Trong những văn
bản này đều có quy định liên quan đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc.
Vì vậy, pháp luật về phân cấp quản lý NSNN đồng bộ với các quy định của
Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng, Luật thuế thu nhập các
nhân, Luật phí và lệ phí…
Thứ sáu, các quy định pháp luật phải có nội dung phù hợp với quan
điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng về phân cấp quản lý ngân sách nhà
nƣớc. Tiếp đến là phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của từng
địa phƣơn, tính phù hợp của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà
nƣớc thể hiện sự tƣơng quan giữa trình độ của pháp luật về phân cấp quản lý
NSNN với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở mỗi thời
kỳ phát triển cũng nhƣ hệ thống pháp luật nói chung.Và cuối cùng là phù hợp
với những nguyên tắc, yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt
Nam, thể hiện ở những tiêu chí nhƣ tính công khai, minh bạch, dân chủ và xã

hội hoá...
1.2.2. Nội dung, nguyên tắc pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách
nhà nước
1.2.2.1. Nội dung pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Nội dung pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nƣớc là các quy
phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quan hệ pháp luật về phân
cáp quản lý NSNN.
18


×