Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quản lý nhà nước về công tác thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.29 KB, 14 trang )

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN
Câu 1: Anh chị hãy trình bày những nhiệm vụ cơ bản của quản lý nhà nước
về CTTN? Biểu hiện cụ thể của mỗi nhiệm vụ và cho ví dụ?
Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là toàn bộ những hoạt động của Nhà
nước tác động đến công tác thanh niên nhẳm đạt được những mục tiêu của Đảng về
giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên.
Những nhiệm vụ của quản lý nhà nước về CTTN:
• Chăm lo, phát triển và bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của thanh niên, cả vềđời
sống tinh thần, cả vềđời sống vật chất. Vì sự thành bại cách mạng vì sự tồn tại,
phát triển của xã hội và dân tộc.
-

Giúp hình thành ý chí và nghị lực, thể chất và nhân cách, kiến thức và sức khỏe,
đạo đức và tài năng, kinh tế và văn hóa.
Giúp cho thanh niên phát triển toàn diện tài năng và sức sáng tạo của người công
dân làm chủ xã hội.
Nâng cao chất lượng cuộc sống đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn yêu cầu, khả năng
và nhân cách làm chủ xã hội mới văn minh, hiện đại.
• Xây dựng cho thanh niên tình yêu Tổ quốc, trách nhiệm và nghĩa vụ công dânđối
vớiđất nước, đối với nhân dân, đối với dân tộc và cách mạng, biết kế thừa giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại.

-

Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
Tạo nên sức mạnh, động lực phát triển đất nước và con người Việt Nam trong hội
nhập quốc tế với tinh thần chủ động, có bản lĩnh chính trị và bản lĩnh chuyên môn,
trí tuệ để làm chủ xã hội mới.
• Chuẩn bị cho thanh niên tri thức, khoa học công nghệ, tinh thần và ý chí, năng
lực và phẩm chất nhân cách, khả năng cần thiết vàođời, nắm bắt tiến bộ xã hội, tinh
thần nghị lực vươn lên làm chủ xã hội hiệnđại, phát triểnđất nước.



-

Nhằm hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao , có kĩ năng nghề nghiệp
phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước , hội nhập quốc tế.
Giúp thanh niên nắm bắt khoa học công nghệ mới của thời đại, kinh tế tri thức, vận
dụng sáng tạo vào công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế thế giới, mở ra
cho nước ta sự chủ động trong phát triển.


• Động viên và cổ vũ đông đảo các tầng lớp, lực lượng, lứa tuổi thanh niên,
phát huy tinh thần xung phong tình nguyện, khát vọng cao đẹp và tài năng sáng
tạo, tham gia xây dựng đất nước, trên cơ sở chiến lược 2011 – 2020 chính sách luật
pháp tạo động lực thực hiện chương trình thanh niên một cách hiệu quả và bền
vững.
-

-

Để thanh niên đem hết nhiệt huyết, ước mơ khát vọng, tài năng sáng tạo của mình,
hướng vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam: “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại
trong khu vực.
Câu 2: Anh chị hãy trình bày mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của chiến
lược phát triển thanh niên 2011-2020?

-



-


-

-

Chiến lược phát triển thanh niên VN giai đoạn 2011-2020 được thủ tướng chính
phủ phê duyệt ngày 30 tháng 12 năm 2011 đã đề ra những mục tiêu tổng quát và
mục tiêu cụ thể của chiến lược này.
Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thế hệ thanh niên VN phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo
đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng XHCN; có trình độ học vấn, nghề
nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung
kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực
trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập
quốc tế.Phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc.
Mục tiêu cụ thể:
Giáo dục thanh niên về lòng yêu nước, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống, tinh
thần tự tôn dân tộc; ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với xã hội, tôn
trọng quy ước cộng đồng.
Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và
ý thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đât nước
Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với ứng
dụng khoa học công nghệ phục vụ sự phát triển của đất nước
Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ; hình thành đội ngũ cán bộkhoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi
trong cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế- xã hội khác.



Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
thanh niên; bừng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên ở các khu công nghiệp, khu
chế xuất và trường học.
Từng bước nâng cao sức khỏe, thể vực và tầm vóc cho thanh niên; có năng lực tự
học, tự đào tạo; có kỹ năng sống, để kích ứng với môi trường sống và làm việc.

-

-

Câu 3: Anh chị hãy kể tên một chính sách dành cho thnah niên và đánh giá
thực trạng công tác tổ chức, triển khai chính sách và những bất cập nảy sinh
trong quá trình thực thi chính sách này?
ĐỀ ÁN HỖ TRỢ THANH NIÊN HỌC NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM
GIAI ĐOẠN 2008- 2015
Ngày 21/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
103/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc
làm giai đoạn 2008 – 2015.
Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015 có hiệu
lực kể từ ngày 14/8/2008./.
Mục tiêu của đề án:
- Mục tiêu chung của Đề án
a, Nhằm nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về học nghề, lập
nghiệp.
b, Tạo bước đột phá về tăng số lượng, nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc làm
cho thanh niên, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nhất là thanh niên
để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
c, Góp phần tăng cường đoàn kết, tập hợp đội ngũ thanh niên, xây dựng tổ chức
Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên vững mạnh.

Đề án đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể phấn đấu thực hiện trong giai đoạn 2008- 2015
là:
a, Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn học nghề, tạo việc làm và đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài theo các chính sách hiện hành của Nhà nước.
b, Hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực và hiện đại hóa 10 trung tâm giới thiệu việc
làm và dạy nghề của Đoàn thanh niên; tập huấn 60.000 lượt cán bộ đoàn các cấp về
tư vấn học nghề, việc làm; tỷ lệ thanh niên được tiếp cận thông tin tư vấn, giới
thiệu việc làm đạt 50% vào năm 2010 và 75% vào năm 2015.


-




c, 100% thanh niên có nhu cầu lập doanh nghiệp được cung cấp kiến thức khởi
sự doanh nghiệp.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo
việc làm giai đoạn 2008 – 2015 cũng quy định trách nhiệm cụ thể của các cấp,
các ngành.
- Theo đó, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện Dự án “Truyền thông nâng cao nhận
thức của thanh niên và xã hội về học nghề lập nghiệp”,
- Dự án “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”
- Đầu tư xây dựng các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm
kiểu mẫu của Đoàn Thanh niên; giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách của
Nhà nước về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan
xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách phục vụ chương trình khuyến
khích học nghề và tạo việc làm cho mọi đối tượng, trong đó chú trọng cho thanh

niên.
- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương
triển khai thực hiện Đề án trên cơ sở hướng dẫn của các Bộ, ngành, TƯ Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh.


Công tác triển khai Đề án:

- Tổ chức Đoàn đã tổ chức tập huấn cho 39.875 lượt cán bộ Đoàn (đạt 66,5%
chỉ tiêu)
- Đào tạo và xây dựng mạng lưới 800 giảng viên nguồn đào tạo khởi sự
doanh nghiệp (đạt 100% chỉ tiêu)
- Đào tạo 53.750 thanh niên về khởi sự doanh nghiệp, tự tạo việc làm (đạt
21,5% chỉ tiêu).
- Tỷ lệ thanh niên thường xuyên tiếp cận các thông tin tư vấn về nghề
nghiệp, việc làm đạt trên 65% (chỉ tiêu đặt ra là 50% năm 2010, 75% vào năm
2015).
- Tư vấn, hỗ trợ cho trên 03 triệu đoàn viên, thanh niên về học nghề, khởi sự
doanh nghiệp và lập nghiệp.
-

Khởi công xây dựng 06 Trung tâm Hướng nghiệp, Dạy nghề và Giới thiệu việc làm
tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Quảng Bình, Cần Thơ và Thanh Hóa,


trong đó đã khánh thành 02 Trung tâm tại Thanh Hóa và TP. Hồ Chí Minh (mục
tiêu Đề án là 10 Trung tâm.
- Ngay từ thời gian đầu triển khai Đề án, Trung ương Đoàn đã chủ động phối
hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các đơn vị liên
quan tham mưu phê duyệt các dự án, chương trình thành phần.

- Phối hợp tham mưu Văn phòng Chính phủ chỉ đạo thực hiện Đề án; thành
lập Ban điều hành Đề án, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện Đề án và duy trì
tốt chế độ báo cáo, giám sát, kiểm tra thực hiện Đề án.
- Thực hiện hướng dẫn của Ban điều hành Đề án Trung ương, 100% các
Tỉnh, Thành đoàn đã tổ chức quán triệt, phổ biến việc thực hiện Đề án.
- Chủ động trong việc tham mưu UBND các Tỉnh, Thành phố phê duyệt
kế hoạch thực hiện, thành lập Ban điều hành Đề án tại các địa phương; chủ động
xây dựng các chương trình phối hợp liên tịch với các Ban, ngành của địa phương
tạo cơ chế thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Đề án.
* Những bất cập khi thực thi Đề án:
- Tuy đạt được nhiều kết quả nhưng so với thực tế, hoạt động đào tạo khởi
sự doanh nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên mới đạt 27,4% so với chỉ tiêu đặt
ra.
- Nguyên nhân là nguồn kinh phí hạn chế, trong khi việc khai thác các
nguồn lực xã hội gặp nhiều khó khăn nên các dự án quan trọng như: Xây dựng mô
hình “Vườn ươm doanh nghiệp”, tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp cùng bạn”...
không thể triển khai. Cũng do thiếu kinh phí nên hoạt động khởi nghiệp tại các địa
phương chưa rõ, thiếu cụ thể; chất lượng các khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp
thành công mới đạt 25%...
- Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội LHTN TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Việt
chia sẻ, khó khăn đối với khởi nghiệp cho thanh niên vẫn là vốn và hạn mức vay
thấp, không đủ đầu tư khởi sự doanh nghiệp.
-

Còn theo Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên, Trung
ương Đoàn, Nguyễn Thị Thu Vân, công tác đào tạo khởi nghiệp chủ yếu bằng hình
thức trực tuyến, đòi hỏi đối tượng tiếp thu phải có trình độ nhất định về công nghệ
thông tin và có kết nối internet. Đây là rào cản thanh niên khu vực nông thôn, miền
núi nên khó khởi nghiệp thành công.



Giải pháp để nâng cao Đề án:


-

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Phi Long cho
biết, 67,2% người trưởng thành ở Việt Nam có mong muốn khởi nghiệp để trở
thành doanh nhân. Tổ chức Đoàn, Hội LHTN đã có nhiều giải pháp, mô hình sáng
tạo nhằm hỗ trợ, động viên thanh niên khởi nghiệp thành công như:
+ Phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH triển khai thực hiện Đề án "Hỗ trợ thanh
niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015"; xây dựng các chính sách hỗ
trợ tín dụng cho học sinh, sinh viên, chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao
động nông thôn.
+ Trung ương Đoàn, Hội LHTN Việt Nam chỉ đạo 63/63 tỉnh, thành phố ban
hành kế hoạch thực hiện Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm cũng
như tham mưu, xây dựng, triển khai thực hiện các đề án về tư vấn hướng nghiệp,
đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với thanh niên.
+ Tổ chức hành trình “Tư vấn hướng nghiệp” tại 25 tỉnh, thành phố khu vực
phía Bắc, miền Trung giúp 175.000 lượt học sinh THCS, THPT...
+ Các cấp bộ Đoàn, Hội LHTN còn kết nối, mở rộng quy mô hỗ trợ khởi
nghiệp cho thanh niên thông qua các trang mạng như “Mạng Thanh niên khởi
nghiệp”, “Cổng tri thức Thánh Gióng”, CLB Thanh niên khởi nghiệp… Đây là
những diễn đàn cho các bạn trẻ là các học sinh, sinh viên và thanh niên có ý chí và
khát vọng lập nghiệp làm giàu chính đáng giao lưu học hỏi kiến thức, tìm kiếm cơ
hội khởi nghiệp.
- Từ sự nỗ lực của tổ chức Đoàn, Hội, ngày càng có nhiều mô hình thanh niên
khởi nghiệp thành công, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
Vd: + Điển hình như mô hình của Tạ Đình Huy (xã Thượng Vực, huyện
Chương Mỹ), từ thợ sửa xe máy, bằng ý chí nghị lực, vươn lên thành chủ xưởng

sản xuất máy nông nghiệp có tiếng, với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, giúp
hàng chục thanh niên có việc làm, thu nhập ổn định.
+ Mô hình trồng nấm thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm của Trịnh Huy
Minh, cử nhân Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương Hà Nội, người đã
mạnh dạn rời thành phố, xếp lại bằng cấp lên vùng núi Ba Vì khởi nghiệp. Hoặc
các mô hình CLB “Thanh niên giúp nhau lập nghiệp”, hợp tác xã thanh niên, trang
trại trẻ đang ngày càng phát triển.

Câu 4: anh chị hãy trình bày nội dung quản lý nhà nước về CTTN? Theo điều
5 luật thanh niên 2005


-

Quản lý nhà nước về công tác thanh niên là toàn bộ những hoạt động của Nhà
nước tác động đến công tác thanh niên nhẳm đạt được những mục tiêu của Đảng về
giáo dục, bồi dưỡng và phát huy lực lượng thanh niên.
Luật thanh niên năm 2005 đã quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về CTTN
Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược,
chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên
+ Luật Thanh niên hiện hành chỉ mới quy định về nội dung, trách nhiệm QLNN
về công tác thanh niên mà chưa quy định về cơ quan QLNN về công tác thanh
niên, vì vậy, cần có quy định về vấn đề này trong Luật Thanh niên sửa đổi, bổ
sung;
+ quy định rõ vai trò, trách nhiệm và mối quan hệ của cơ quan QLNN về công
tác thanh niên với Ủy ban quốc gia về thanh niên, với Trung ương Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh. Cần tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn;
+ Sớm ban hành các quy định về chế độ, chính sách phát huy vai trò của thanh

niên trong giai đoạn mới nhằm cụ thể hóa chính sách, xác định rõ cơ chế, nguồn
lực để các chính sách, pháp luật đó được thực hiện trong thực tế.
+Các cơ quan, tổ chức trước khi quyết định những chủ trương, chính sách liên
quan đến thanh niên phải có trách nhiệm lấy ý kiến của thanh niên hoặc tổ chức
thanh niên.
+Đồng thời, tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội và có biện pháp sử
dụng các kênh thông tin của các tổ chức, cá nhân (nhất là đối tượng thanh niên)
trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đối với thanh
niên. Tổ chức cho thanh niên tham gia xây dựng chính sách để từ đó gắn kết chính
sách với cuộc sống.
Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm CTTN
+Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QLNN về công tác thanh niên cho đội
ngũ cán bộ chuyên trách các cấp để nâng cao khả năng tham mưu, đề xuất tổ chức
thực thi chính sách thanh niên
+ Đồng thời, cần có hướng dẫn cụ thể về việc bố trí cán bộ làm nhiệm vụ này ở
các bộ, ngành để tránh tình trạng lúng túng như hiện nay.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong việc
thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và CTTN
+ Thường xuyên thanh tra, kiểm tra để phát hiện những khó khăn, vướng mắc,
bất cập từ đó đề xuất biện pháp, giải giáp nhằm sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách
cho thanh niên.


-

-

-



-

+ Tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại tố cáo một cách công khai, minh bạch.
+ Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện chính sách pháp
luật về thanh niên và CTTN
Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về CTTN
+ Dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật
mỗi nước và thông lệ quốc tế.
+ Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về công
tác thanh niên;
+ Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước
quốc tế về công tác thanh niên;
+ Nhằm Giao lưu với thanh niên các nước; trao đổi thông tin, kinh nghiệm về
công tác thanh niên



KL : Trong 4 nội dung của quản lý nhà nước về công tác thanh niên, nội dung nào
cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả là nội dung “Ban hành và tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát
triển thanh niên và công tác thanh niên” . Thực hiện tốt nội dung này sẽ làm tiền đề
tạo nên sự thành công của công tác thanh niên và tạo bước đột phá trong việc phát
triển thanh niên 1 cách toàn diện phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước.
Câu 5: Anh chị hãy cho biết vai trò của chính sách thanh niên, các nhóm
chính sách dành cho thanh niên?

-

-


Thanh niên là công dân vân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30tuổi (Luật Thanh niên
2005
Chính sách quốc gia về thanh niên là văn kiện pháp lý cơ bản về thanh niên, quy
định các mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc và các biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện
chính sách cho thanh niên tạo ra các điều kiện kinh tế- xã hội, luật pháp và các bảo
đảm cho sự phát triển của các công nhân trẻ, phát triển và thực hiện tiềm năng của
thanh niên vì lợi ích của đất nước
• Vai trò của chính sách thanh niên:
Nhằm hướng tới việc giáo dục thanh niên, hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên
phát triển toàn diện
+Nâng cao sức khỏe và thể lực của thanh niên
+ Hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên
+ Trang bị cho thanh niên các kỹ năng cần thiết để thành công trong công việc


-

+ Trợ giúp thanh niên giải quyết những vấn đề trong cuộc sống
…..
Phát huy sự tham gia của thanh niên vào các tiến trình xã hội, đóng góp tốt nhất
cho sự phát triển đất nước.
+ Các chính sách hỗ trợ cho thanh niên xung kích, tình nguyện vì cộng đồng.
+ Các chính sách huy động, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia vào sự
nghiệp CNH-HĐH , hội nhập quốc tế
….
- Quy định rõ nguồn lực và điều kiện để bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra.



+Các chính sách đều quy định rõ các cơ quan , các cấp , ban ngành thực hiện

các chính sách.
….
Chính sách thanh niên của Nhà nước ta bao gồm: chính sách phát triển thanh niên;
chính sách bảo vệ thanh niên; chính sách phúc lợi thanh niên.
Nhóm chính sách phúc lợi, an sinh xã hội
+Chính sách Phúc lợi thanh niên là một phương sách nhằm hỗ trợ đất nước
trở thành một quốc gia có phúc lợi xã hội cao, cùng với việc nâng cao mức sống,
chất lượng sống của thế hệ trẻ. Phúc lợi về sức khỏe và thể chất của thanh thiếu
niên được bắt đầu từ gia đình. Chính phủ thúc đẩy các chính sách hỗ trợ thanh
thiếu niên về cả vật chất và tinh thần trong sự phát triển mọi mặt.

+ Bao gồm :
Chính sách cho thanh niên yếu thế
Chính sách về bình đẳng giới
Chính sách nâng caođời sống vật chất
Chính sách nâng cao đời sống tinh thần
Bảo hiểm xã hội

-

Nhóm chính sách phát triển:




+ Chính sách phát triển thanh niên đề ra các chương trình hoạt động cho thanh
niên trong môi trường sống hoặc môi trường tự nhiên nhằm giáo dục nhân cách,
điều khó đạt được trong môi trường giáo dục chính quy của nhà trường.
+ Bao gồm các chính sách:
Học tập và hoạt động khoa học công nghệ

Lao động, giải quyết việc làm
Bảo vệ Tổ Quốc
Hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí
Bảo vệ sức khỏe và hoạt động thể dục thể thao
Hôn nhân và gia đình
Tham gia quản lý nhà nước và xã hội
Bảo vệ, bồi dưỡng thanh niên từ 16 – 18 tuổi
Chính sách đối với thanh niên dân tộc thiểu số
Nhóm chính sách này nhằm tạo động lực cho thanh niên phát triển toàn diện, phát
triển các sở thích khác nhau và nuôi dưỡng nền văn hóa thanh niên lành mạnh.
Nhóm chính sách bảo vệ
+ Chính sách bảo vệ thanh niên được xây dựng nhằm ngăn chặn thanh niên
thoát khỏi bạo lực và phạm tội đang ngày càng gia tăng. Một mặt, Chính phủ xây
dựng môi trường an sinh cho thanh niên dựa trên Luật Bảo vệ Thanh thiếu niên;
Mặt khác, Chính phủ đề ra các giải pháp ngăn chặn tình trạng phạm tội ảnh
hưởng của văn hóa lệch chuẩn, tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên đang gia tăng
nhằm góp phần tu dưỡng, rèn luyện thanh niên.

+Bao gồm các chính sách về:
Bảo vệ Sức khỏe
Bảo vệ khỏi các Văn hóa phẩm đồ trụy
Bảo vệ khỏi cácTệ nạn xã hội: ma túy, mại dâm,….
Câu 6: anh chị hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo và quản
lý nhà nước? sự biểu hiện của nó trong thực tế?
-

Nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo và quản lý nhà nước về công tác thanh niên là
những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý nhà
nước về công tác thanh niên, từ bản chất của chế độ nước CHXHCNVN, được quy




-

-

định trong phát luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác
thanh niên
Nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
Đảng lãnh đạo:
+ khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong toàn bộ
tiến trình cách mạng Việt Nam.
+ Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách
và chủ trương lớn;
+ Bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra,
giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên;
+ Đặc biệt, “phương thức lãnh đạo của Đảng phải chủ yếu bằng Nhà nước và
thông qua Nhà nước” để cùng Nhà nước và toàn dân thực hiện mục tiêu của Đảng.
Nhà nước quản lý:
+ Là đề cập đến chức năng quản lý xã hội của bộ máy quyền lực – Nhà
nước.
+ Nội dung quản lý bao gồm: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo
điều hành và kiểm soát tiến trình hoạt động…dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Để có thể thực hiện chức năng quản lý của mình, Nhà nước phải được tổ
chức thành các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo đảm quyền lực
được phân công và phối hợp thực hiện có hiệu quả.

-

Nhân dân làm chủ:

+Là đề cập đến quyền lực của nhân dân. Quyền lực thuộc về nhân dân thể
hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
+Tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố này biểu hiện ở chỗ: quyền lực của
Đảng và Nhà nước đều từ quyền lực của nhân dân. Mọi mục tiêu, quan điểm,
đường lối của Đảng, mọi cơ chế, chính sách của Nhà nước đều phải xuất phát từ
nhân dân và vì lợi ích của nhân dân.
+ Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ
thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân
chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”.
+ Những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước có quan hệ trực tiếp đến đời sống của quần chúng nhân dân đều là nội dung
mà người dân cần biết, cần bàn, cần thực hiện và cần kiểm tra, giám sát việc thực
hiện, đặc biệt, trong công tác xây dựng, thực thi Hiến pháp và pháp luật.



Nguyên tắc: Khách quan, toàn diện,phát triển,lịch sử cụ thể

-

Nội dung chính của quan điểm Khách quan,toàn diện :


+ Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều
mặt, nhiều mối quan hệ của nó.
+ Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự
phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc
giải quyết các tình huống thực tiễn.
+ Nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong
thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.

- Nội dung chính của quan điểm phát triển
+ Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật theo một quá trình
không ngừng thay đổi về chất, ở trình độ cao hơn qua sự biểu hiện của nó ở các
giai đoạn, các hình thái xác định.
+ Nhờ đó giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật theo một quá trình không
ngừng phát triển của nó.
+ Cũng từ đó có thể dự báo được giai đoạn, hình thái phát triển trong tương
lai của nó.

-

Nội dung chính của quan điểm lịch sử cụ thể

+Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vậttrong các mối quan hệ
và tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định;
+Cũng tức là: khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh
quan niệm chung chung trừu tượng, thiếu tính xác định lịch sử cụ thể; tránh chiết
trung, nguỵ biện.
 Như vậy, khi thực hiện quan điểm khách quan toàn diện và phát triển cần phải luôn

luôn gắn với quan điểm lịch sử cụ thể thì mới có thể thực sự nhận thức chính xác
được sự vật và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn


Nguyên tắc: Tập trung dân chủ


-

Dân chủ là tất cả mọi cá nhân đều được tự do bày tỏ chính kiến của mình về các

vấn đề chung của tập thể, đề xuất các ý tưởng, biện pháp, cách làm cho tập thể.

-

Tập trung là thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động. Biểu hiện của tập trung
là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ
chức.

-

Mọi quyết định của tổ chức đều phải được quá nửa số thành viên tán thành

-

Tập trung dân chủ có nghĩa là thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phục tùng.Tập
thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phục tùng là tập trung.

-

Nguyên tắc tập trung dân chủ mang ý nghĩa đặc biệt to lớn, sự kết hợp đúng đẳn
giữa tập trung và dân chủ là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh và hiệu
quả hoạt động của tập thể.

-

Tạo ra sự thống nhất về tổ chức và hành động, phát huy và kết hợp chặt chẽ sức
mạnh của cả tập thể với sức mạnh từng cá nhân; của cả nước và từng địa phương,
từng cơ sở; của cả hệ thống bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước và từng tổ chức.

-


Tập trung và dân chủ là hai mặt của một hệ thống nhất không thể tách rời. Nếu chỉ
thiên về tập trung và coi nhẹ dân chủ thì sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán,
trái với bản chất của Nhà nước ta. Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập
trung thì sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động tập thể kém hiệu quả.



-

Nguyên tắc: quy trình, kế hoạch hóa, tập trung, dứt điểm, tạo điều
kiện nhằm tạo ra hiệu quả

Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, và khi nào
và ai sẽ làm. Việc lập kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng
ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai.
-

Các bước thực hiện nguyên tắc kế hoạch hóa :

+ Xác định các mục tiêu và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó
+ Xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra.
+ Xác định các nguồn lực cần thiết về vật chất, công nghệ, vốn, lao động….


+ Xác định các mốc thời gian bắt đầu và hoàn thành các công việc, các nhiệm vụ
cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra.
+ Phân công trách nhiệm cho các tổ chức, các tập thể và cá nhân.
Vai trò của nguyên tắc:
+ Giúp cho công việc không bị trì trệ vì đã xác định rõ thời gian hoàn thành

công việc.
+ Tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm vì đã xác định rõ những đơn vị, cá
nhân phụ trách công việc.
+ Dễ đánh giá, sơ kết, tổng kết công việc. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
trong các công tác, nhiệm vụ tiếp theo.
Nguyên tắc: Đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu chủ thể quản lý với nhu cầu của
đối tượng quản lý
Mọi sự quản lý đều dựa trên ý kiến, yêu cầu chủ quan của chủ thể quản lý, cơ quan
quản lý, nhưng cần dựa vào lợi ích, nhu cầu của thanh niên. Hai yếu tố này phải
hòa hợp với nhau.
Mọi quyết định quản lý đều thể hiện ý chí của các chủ thể quản lý có thẩm quyền
nhân danh nhà nước.
Việc ban hành quyết định của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước còn phải
tính đến nhu cầu, lợi ích của các đối tượng các liên quan trực tiếp đến quyết định.
Hay nói cách khác, quyết định quản lý của chủ thể quản lý và lợi ích, nhu cầu của
đối tượng quản lý là mối quan hệ hai chiều:
+Nếu những quyết định, chính sách của chủ thể quản lý phù hợp, đáp ứng nhu
cầu, lợi ích của đối tượng quản lý thì sẽ tạo điều kiện phát triển cho đối tượng quản
lý.
+ Ngược lại, nếu những quyết định, chính sách mang tính chủ quan, xa dời thực
tiễn và lợi ích, nhu cầu của đối tượng quản lý thì sẽ gây cản trở, kìm hãm quá trình
phát triển của đối tượng quản lý.
-


-

-




×