Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ THỊ THỤC

BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU,
HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ THỊ THỤC

BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU,
HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2017
Tác giả

Vũ Thị Thục


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn tới:
Hội đồng Khoa học thuộc Học viện Hành chính.
Các Thầy giáo, Cô giáo, đã trang bị những kiến thức quý báu và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính;
PGS.TS. Đặng Khắc Ánh, người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2017
TÁC GIẢ

Vũ Thị Thục



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN
VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT .............................................. 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan tới chính sách bảo tồn di sản văn hóa
đối với tài liệu, hiện vật................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm chính sách công ................................................................. 8
1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa .................................................................. 13
1.1.3. Khái niệm tài liệu, hiện vật ............................................................... 15
1.1.4. Khái niệm bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa đối với
tài liệu, hiện vật ........................................................................................... 17
1.1.5. Khái niệm chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu,
hiện vật .............................................................................................. 19
1.2. Chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở nước ta
hiện nay ....................................................................................................... 22
1.2.1. Vai trò của hoạt động bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật
trong xã hội hiện đại ................................................................................... 22
1.2.2.Cơ sở pháp lý của chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu,
hiện vật ........................................................................................................ 26
1.2.3. Nội dung của chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện
vật ở nước ta hiện nay ................................................................................. 28
* Tiểu kết chương 1..................................................................................... 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN
DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT Ở BẢO TÀNG
HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 39
2.1. Khái quát về Bảo tàng Hồ Chí Minh ................................................... 39
2.1.1. Quá trình hình thành Bảo tàng Hồ Chí Minh ................................... 39
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo tàng Hồ Chí Minh ...... 42
2.1.3. Khái quát về tài liệu, hiện vật và phân loại hiện vật tại Bảo tàng

Hồ Chí Minh ................................................................................................ 46
2.2. Thực trạng bảo quản tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh........... 53


2.2.1. Công tác sưu tầm và bảo quản tài liệu, hiện vật .............................. 53
2.2.2. Công tác kiểm kê, tổ chức hệ thống kho bảo quản, lưu trữ tài liệu,
hiện vật ........................................................................................................ 58
2.2.3. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào bảo tồn
tài liệu, hiện vật ........................................................................................... 59
2.3. Tình hình thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu
hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh ............................................................... 62
2.3.1. Thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
đối với tài liệu, hiện vật............................................................................... 62
2.3.2. Thực hiện chính sách tài chính cho hoạt động bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật .......................................................... 66
2.3.3. Thực hiện chính sách bồi dưỡng, phát triển đội ngũ công chức,
viên chức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật..... 68
2.3.4. Thực hiện chính sách tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ....................................... 71
2.3.5. Thực hiện chính sách thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa
đối với tài liệu, hiện vật............................................................................... 75
2.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với
tài liệu hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh từ năm 1990-2015 .................... 77
2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................... 77
2.4.2. Những hạn chế, yếu kém ................................................................... 78
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ....................................... 80
* Tiểu kết chương 2..................................................................................... 82
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
CÔNG TÁC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT

Ở BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ................................................................... 84
3.1. Mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa
đối với tài liệu, hiện vật............................................................................... 84
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
đối với tài liệu hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh....................................... 87


3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng nội quy, quy chế hoạt động nâng cao
chất lượng công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu,
hiện vật .............................................................................................. 87
3.2.2. Tăng cường đầu tư tài chính cho hoạt động bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ................................................................. 89
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật .......................................................... 93
3.2.4. Hoàn thiện chính sách tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật .................................. 97
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa
đối với tài liệu, hiện vật............................................................................. 100
* Tiểu kết chương 3................................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Đất nước Việt Nam của chúng ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử
dựng nước và giữ nước với bao thăng trầm, biến cố. Trong khoảng thời gian
dài của lịch sử, văn hóa Việt Nam được hình thành và khẳng định với bản lĩnh,
bản sắc riêng. Nối tiếp các thế hệ, nền văn hóa ấy dần được hình thành, tôi

luyện qua bao thử thách, được bồi đắp tô điểm thêm nhiều sắc màu và ngày
nay trở thành “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Di sản văn hóa chính là một trong những cội nguồn sức sống tiềm tàng
to lớn của dân tộc được tạo ra trong quá khứ, cần phải được bảo vệ, duy trì và
phát huy trong các giai đoạn phát triển xã hội sau này. Trong xu thế giao lưu
hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm gìn giữ và phát triển bản sắc văn
hoá dân tộc, để hội nhập mà không bị hoà tan. Di sản văn hóa trở thành điểm
tựa quan trọng, tạo thế đi vững chắc cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc
gia, dân tộc.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ và phát huy những giá
trị văn hóa dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm, đường lối,
chủ trương nhằm thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa 10, kỳ họp
thứ 9 thông qua ngày 14-6-2001, có hiệu lực từ ngày 1-1-2002 là cơ sở pháp
lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.
Những chủ trương, chính sách định hướng của Đảng, Nhà nước về lĩnh
vực văn hóa thực sự đã đi vào đời sống, trở thành kim chỉ nam cho các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện việc sưu tầm,
gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.
Với Bảo tàng Hồ Chí Minh, sau ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh
qua đời, trong niềm thương tiếc vô hạn, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng,
1


toàn dân, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định xây
dựng Lăng và Bảo tàng về Người - Vị lãnh tụ thiên tài và người thầy vĩ đại
của cách mạng Việt Nam, Người đã để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng
đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Thời đại Hồ
Chí Minh, và Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ tổng kết sâu

sắc thực tiễn cách mạng và từ quá trình phát triển nhận thức và tư duy lý luận
trong những năm qua, Đảng ta đã khẳng định một cách chắc chắn: “Chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam
cho hoạt động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta”. Di sản Chủ tịch Hồ Chí
Minh để lại chính là một bộ phận di sản quan trọng của dân tộc Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Gần 50 năm qua, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, sự
giúp đỡ của các ngành, các cấp cùng với sự nỗ lực phấn đấu liên tục của các
thế hệ cán bộ, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã không ngừng lớn mạnh, phát triển,
hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy di sản Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Hơn 20 năm
mở cửa bảo tàng, quãng thời gian chưa phải là dài đối với một bảo tàng danh
nhân, nhưng có thể khẳng định rằng, từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, cuộc đời, sự
nghiệp, tư tưởng, tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lan toả và có ảnh
hưởng đặc biệt đến nhận thức và hành động của Đảng ta, nhân dân ta và bạn
bè quốc tế. Kết quả đó được thực hiện qua các khâu công tác của bảo tàng
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta, điều kiện bảo
quản chưa hiện đại và nhất là nếu chưa có một chính sách bảo quản đúng đắn
thì rất có thể sẽ khiến di sản tài liệu, hiện vật trở thành bụi trong thời gian
tới. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ xóa sạch cả một mảng ký ức về Bác – Người
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Đây cũng là một sự cảnh báo trực tiếp đối với
công tác bảo quản tài liệu, hiện vật trong các bảo tàng hiện nay. Chính vì vậy,
việc gìn giữ, bảo quản một khối lượng đồ sộ tài liệu, hiện vật để giảm thiểu
2


mức thấp nhất những tác động của môi trường, của thời gian là vấn đề sống
còn và được đặt ra vô cùng cấp thiết đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh. Vì những
lý do trên mà tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Bảo tồn di sản văn hóa đối

với tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp thạc
sĩ chuyên ngành chính sách công, với mong muốn kết quả nghiên cứu luận
văn sẽ đề xuất được những giải pháp thiết thực góp phần bảo tồn phát huy tốt
hơn những tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan
Việc nghiên cứu về bảo tồn di sản văn hóa nói chung và bảo tồn di sản
văn hóa đối với tài liệu, hiện vật nói riêng không còn là một vấn đề mới,
nhưng luôn là đề tài có tính thời sự và cũng không kém phần phức tạp. Vấn đề
này đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách và hoạt
động thực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, khảo sát. Đến nay đã có
nhiều công trình được công bố dưới những góc độ, mức độ, khía cạnh, hình
thức thể hiện khác nhau đã được đăng tải và công bố trên một số sách, báo,
tạp chí ở trung ương và địa phương có thể kể đến trên hai phương diện sau:
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung bảo tồn
di sản văn hóa:
Từ nửa sau thế kỷ XX, các tổ chức quốc tế như tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), chương trình phát triển của Liên
hiệp quốc đều nỗ lực nghiên cứu đánh giá tiềm năng quá khứ của nhân loại,
đặc biệt là về di sản văn hoá. Feredico Mayor (nguyên tổng giám đốc tổ chức
UNESCO) hình dung di sản văn hóa như “hệ thống các giá trị”, những nhân
tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc.
- Trong Hội nghị quốc tế “Bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể:
Hướng đến Phương pháp tiếp cận tổng thể” tổ chức tại Nara, Nhật Bản từ 19
đến 23/10/2004, đã ra tuyên bố Yamato về phương pháp tiếp cận tổng thể
trong bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đã được thông qua. Với bản
Tuyên bố này, các quan niệm về di sản văn hóa đã được nhân loại định nghĩa
3


cụ thể trên phương diện lý luận theo Công ước và Quy chế của UNESCO.

Đây là những quan niệm cụ thể nhằm giúp nhận diện một cách đúng đắn khoa
học về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên thế giới.
- Ở nước ta, trong những năm gần đây, bảo tồn di sản văn hóa và thực
thi chính sách bảo tồn di sản văn hóa đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của
các nhà khoa học, các nhà chính sách. Nghiên cứu trước tiên phải kể đến là
công trình Việt Nam Văn hoá sử cương của học giả Đào Duy Anh từ năm
1938 với quan điểm: “Ta muốn trở thành một nước cường thịnh về vật chất,
vừa về tinh thần thì phải giữ văn hoá cũ (di sản) làm thể (gốc, nền tảng); mà
lấy văn hoá mới làm dụng nghĩa là phải khéo điều hòa tinh tuý của văn hoá
phương Đông với những điều sở trường về khoa học của văn hoá phương Tây
[1, tr.371].
- Năm 1997, GS,TS. Hoàng Vinh hoàn thành cuốn sách “Một số vấn
đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân tộc”, trong đó đề cập tới thực
trạng bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc. Trên cơ sở những quan
niệm về di sản văn hóa, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận về di sản văn
hóa, đồng thời bước đầu vận dụng nghiên cứu di sản văn hóa nước ta.
- Công trình “Một con đường tiếp cận di sản văn hóa” do Bộ Văn hóa Thông tin ấn hành, Hà Nội năm 2006, đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu về lý
luận di sản văn hóa cũng như thực tiễn, có thể làm tư liệu nghiên cứu tốt cho
đề tài. Trong đó tiêu biểu nhất là các bài: Khảo cổ học với công tác bảo vệ và
phát huy di sản văn hóa (Vũ Quốc Hiền), Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng
của phát triển bền vững (Lê Thành Vinh); Di tích lịch sử và văn hóa đồng
bằng sông Hồng (Đặng văn Bài).
- “Quản lý các tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Công an nhân dân”, Luận văn
Thạc sỹ chuyên ngành quản lý văn hóa của Nguyễn Minh Đức năm 2011;
- "Quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ thực tiện huyện Hóc Môn, thành phố
Hồ Chí Minh", Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Hành chính công của Huỳnh
Thị Thu Thảo năm 2010;
4



- Trên cơ sở kế thừa một số bài viết của các nhà nghiên cứu trên website
của trường Đại học văn hóa Hà Nội, Cục di sản văn hóa, Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành văn hóa học của tác giả Nguyễn Thị Nữ Y, Học viện chính trị
hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2011 - “Bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa ở Tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đổi mới hiện nay”…Công trình nghiên
cứu này đã viết khá kỹ về lý luận văn hóa về di sản văn hóa và thực tiễn khảo
cứu tại một số địa phương.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung bảo tồn
di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật bảo tàng:
- “Quan tâm và tiếp xúc với vốn tài liệu Thư viện”, Tài liệu học tập /
Frances Cumming – Thư viện Quốc gia Việt Nam. Chương trình tình nguyện
viên Vida - 2007
- “Tổ chức và bảo quản tài liệu” của tác giả Nguyễn Tiến Hiển, Kiều
Văn Hốt - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội - 2005
- Đề tài “Những vấn đề về chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn
hóa dân tộc” năm 1996 của tác giả Trần Độ và PGS.TS. Hoàng Vinh đã
nghiên cứu một cách tổng quát lý luận về chính sách bảo tồn di sản văn hóa
đồng thời đưa ra những kiến nghị về chính sách bảo tồn và phát triển di sản
văn hóa dân tộc.
- “Những vấn đề chủ yếu của công tác bảo tàng và bảo tồn di tích lịch sử
văn hóa”/Bảo tàng Hồ Chí Minh (2012) đã hướng dẫn một cách khá chi tiết về
các khâu công tác bảo tàng, về bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa nói chung và di
tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng.
Khảo cứu các công trình khoa học cho thấy những vấn đề liên quan đến
bảo tồn di sản văn hóa đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, tiếp cận và giải
quyết dưới những góc độ khác nhau. Các tác giả đề cập, đi sâu nghiên cứu lý
luận bảo tồn di sản văn hóa, tìm hiểu bảo tồn di sản văn hóa qua hoạt động cụ
thể, với những đối tượng di sản nhất định. Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến
nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống
5



về chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật tại Bảo tàng Hồ
Chí Minh. Để thực hiện luận văn, tác giả tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên
cứu của một số công trình khoa học liên quan đến đề tài. Đây cũng là lý do để
đề tài này được lựa chọn bởi sự không trùng lặp của đề tài với các công trình
có liên quan được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở phân tích việc thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa
đối với công tác bảo quản tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, luận văn
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo quản tài liệu,
hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa.
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa trong
công tác bảo quản tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Nêu ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác bảo
quản tài liệu hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác bảo quản tài liệu, hiện
vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
- Thời gian: từ năm 1990 - 2015
- Nội dung: luận văn chỉ nghiên cứu giai đoạn thực hiện chính sách
trong quy trình chính sách.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận duy

vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử;
Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
6


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp thống kê
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án có những ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sau:
- Khẳng định việc thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với
công tác bảo quản tài liệu hiện vật là cần thiết và khả thi.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên
cứu, học tập việc thực hiện chính sách đối công tác bảo quản tài liệu hiện vật.
- Luận văn cũng có giá trị tham khảo cho các nhà lãnh đạo, quản lý
trong việc nâng cao chất lượng bảo quản di sản văn hóa.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương,
nội dung cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với
tài liệu, hiện vật
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa
đối với tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo
tồn di sản văn hóa đối với tài liệu, hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.

7



Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN
VĂN HÓA ĐỐI VỚI TÀI LIỆU, HIỆN VẬT
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan tới chính sách bảo tồn di sản
văn hóa đối với tài liệu, hiện vật
1.1.1. Khái niệm chính sách công
1.1.1.1 Khái niệm chính sách công
Chính sách là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các tài liệu
và trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên cho đến hiện nay vẫn khó có
thể đưa ra một định nghĩa duy nhất.
Theo Từ điển Tiếng Anh (Oxford English Dictionary), chính sách là
một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng,
nhà cai trị, chính khách ... [24, tr64]. Với sự giải thích này, chính sách không
đơn thuần chỉ là một quyết định, mà nó là một đường lối hay phương hướng
hành động.
Theo Michael Hill: The Policy Process in the Mordern State, Third
Edition, Prentice, 1977, p7 trong đó: Hugh Heclo (năm 1972) định nghĩa một
chính sách có thể được xem như là một đường lối hành động hoặc không hành
động thay vì những quyết định hoặc các hành động cụ thể. David Easton cho
rằng một chính sách bao gồm một chuỗi các quyết định và các hành động
phân phối các giá trị. Còn theo Smith khái niệm chính sách bao hàm sự lựa
chọn có chủ định hành động hoặc không hành động, thay vì những tác động
của những lực lượng có quan hệ với nhau. Smith nhấn mạnh “không hành
động” cũng như “hành động” và nhắc nhở chúng ta rằng “sự quan tâm sẽ
không chỉ tập trung vào các quyết định mà tạo ra sự thay đổi, mà còn phải
thận trọng với những quyết định chống lại sự thay đổi và khó quan sát bởi vì
chúng không được tuyên bố trong quá trình hoạch định chính sách [30, tr18].
Như vậy, để có được một khái niệm rõ ràng và cụ thể về chính sách là
một điều rất khó, các chính sách đôi khi được nhận diện dưới hình thức các
8



quyết định đơn lẻ, nhưng thực tế nó bao gồm một tập hợp các quyết định hoặc
được nhìn nhận như là một sự định hướng cho những quyết định, hành động
cụ thể. Những nỗ lực của các nhà khoa học để đưa ra các định nghĩa cũng
hàm ý rằng khó có thể xác định những thời điểm cụ thể mà chính sách được
ban hành. Chính sách thường sẽ liên tục tiến hóa trong cả chu trình thực hiện,
chứ không chỉ trong giai đoạn hoạch định của chu trình chính sách.
Thomas Dye (năm 1972) đã đưa ra một định nghĩa súc tích về chính
sách công như sau “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn
làm hoặc không làm” [31. tr17]. Định nghĩa này khá đơn giản và không cung
cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về chính sách công vì nó không đưa
ra một sự phân định những hoạt động nào của nhà nước được gọi là chính
sách và hoạt động nào không được gọi là chính sách trong vô số các hoạt
động của nhà nước. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng đem lại cho chúng ta
những hiểu biết nhất định về chính sách công. Thứ nhất, chủ thể ban hành
chính sách công là nhà nước. Điều này có nghĩa các quyết định kinh doanh
của tư nhân, các quyết định của các tổ chức từ thiện, các nhóm lợi ích, các cá
nhân hoặc các nhóm xã hội khác nhau không phải là chính sách công. Khi đề
cập đến chính sách công, tức là chúng ta đề cập đến các hành động của nhà
nước. Chính sách công là biện pháp mà nhà nước thực hiện trên thực tế. Thứ
hai, chính sách công bao gồm sự lựa chọn cơ bản của Nhà nước về việc làm
hoặc không làm gì. Quyết định này được các cán bộ, công chức nhà nước và
các cơ quan nhà nước ban hành. Nói một cách đơn giản nhất chính sách công
là sự lựa chọn của nhà nước để thực hiện một đường lối hành động. Khái
niệm “không làm gì” có nghĩa là nhà nước quyết định không tạo ra một
chương trình mới, hoặc đơn giản là duy trì tình trạng hiện tại.
Theo William Jenkins đưa ra định nghĩa về chính sách công cụ thể hơn.
Ông định nghĩa “Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với
nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị liên
quan đến lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một

9


tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền” [32, tr11]. Như vậy theo W.
Jenkins năm 1978 hoạch định chính sách công là một quá trình chứ không
đơn giản là một sự lựa chọn. Chính sách công không phải là một quyết định
đơn lẻ, mà nó là một tập hợp các quyết định khác nhau có liên quan với nhau
trong một khoảng thời gian dài. Định nghĩa chính sách công này, cũng xem
quá trình chính sách là hành vi định hướng mục tiêu về phía nhà nước, nó
cung cấp một tiêu chuẩn để đánh giá các chính sách công. Chính sách công là
các quyết định do nhà nước ban hành để xác định mục tiêu và các phương tiện
để đạt mục tiêu đó.
Theo B. Guy Peter năm 1990 đưa ra định nghĩa “Chính sách công là
toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián
tiếp đến cuộc sống của mọi người dân”. [12, tr41]. Quan niệm này đã bổ sung
thêm một điểm quan trọng của chính sách công là nhấn mạnh tác động của
chính sách công đến đời sống của nhân dân hay cộng đồng xã hội, thay vì tác
động lên một cá nhân hoặc một tổ chức cụ thể. Nói cách khác, chính sách
công hướng tới giải quyết vấn đề công và việc giải quyết vấn đề này sẽ ảnh
hưởng sẽ ảnh hưởng đến một hoặc nhiều nhóm dân số trong xã hội. Điều này
cũng đưa ra gợi ý về tiêu chuẩn đánh giá chính sách công là để đánh giá tác
động của nó đến xã hội.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Chính sách là những chuẩn tắc cụ
thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một
thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất nội dung và
phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa” [23, tr475]. Hoặc theo PGS.TS. Nguyễn Hữu
Hải “Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn
đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức
khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển” [7, tr14]. Như vậy, theo hai quan

niệm này mục đích của chính sách công là thúc đẩy xã hội phát triển theo định
hướng, chứ không đơn giản chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề công. Nói
10


cách khác, chính sách công là công cụ để thực hiện mục tiêu chính trị của nhà
nước. Ở nước ta chính sách công là công cụ để hiện thực hóa đường lối, chủ
trương của Đảng nhằm xây dựng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Qua cách hiểu như trên về chính sách công, có thể khái quát rằng:
Chính sách công là phương hướng hành động của Nhà nước, thể hiện qua
một tập hợp các quyết định của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể
với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết một vấn đề của xã hội trong một
giai đoạn nhất định.
Các quyết định ở đây thể hiện trước hết ở các văn bản quy phạm pháp
luật. Các văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo
thẩm quyền, trình tự, hình thức và thủ tục được quy định trong Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật. Ở nước ta, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
bao gồm: văn bản luật (Hiến pháp, Luật, Bộ luật) và văn bản dưới luật (Nghị
định, Quyết định, Thông tư...).
1.1.1.2 Khái niệm chu trình chính sách công
Một chính sách công được ban hành và đi vào thực tế phải trải qua
nhiều bước, mỗi bước có vai trò và ý nghĩa nhất định. Các nhà chính sách gọi
đó là chu trình chính sách công.
Chu trình chính sách công được hiểu là quá trình luân chuyển các bước
từ khởi sự chính sách đến khi xác định được hiệu quả của chính sách trong đời
sống xã hội. Theo cách hiểu này, chu trình chính sách công gồm các bước sau:
- Tìm kiếm, xác định vấn đề chính sách công: Bước này bao gồm các
hoạt động nhằm xác định được những mong muốn hay mâu thuẫn nảy sinh
trong đó chứa đựng vấn đề cần được tập trung giải quyết bằng chính sách

công (vấn đề chính sách). Muốn xác định được vấn đề chính sách cần phải
thường xuyên quan sát và phân tích các hiện tượng trong thực tế để dự báo
được những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết nhằm cải thiện tình hình, duy trì
sự tồn tại và phát triển xã hội.
11


- Hoạch định chính sách công: Là bước pháp lý hóa định hướng hành
động của chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề công bằng văn bản chính
sách. Định hướng của nội dung chính sách chủ yếu về cách thức tác động của
nhà nước đến các đối tượng hay quá trình kinh tế - xã hội để đạt được những
mục tiêu nhất định. Nếu bước này được thực hiện khoa học, hợp lý, đúng quy
trình và thủ tục theo pháp luật sẽ giúp ban hành được một chính sách tốt.
- Tổ chức thực thi chính sách công: Đây là bước đưa chính sách công
vào thực hiện trong đời sống xã hội. Bước này bao gồm các hoạt động tuyên
truyền, vận động, tổ chức nguồn lực, phân công, phối hợp thực hiện, kiểm tra,
đôn đốc và điều chỉnh chính sách cùng với các biện pháp hỗ trợ khác để chính
sách phát huy được vai trò trong cuộc sống.
- Đánh giá chính sách công: Đây là bước xem xét tác động của chính
sách công đến từng đối tượng hay quá trình phát triển; đo lường kết quả và
hiệu quả tác động của một chính sách trong thực tế sau khi chính sách được
đưa vào thực hiện. Đánh giá chính sách công do nhiều chủ thể tham gia và
được tiến hành thường xuyên hay định kỳ tùy theo mục đích, yêu cầu quản lý
chính sách của nhà nước.
- Phân tích chính sách công: Là hoạt động mang tính thường xuyên,
liên tục, có liên quan đến tất cả các bước trong chu trình chính sách công.
Phân tích chính sách công thường do các chủ thể tham gia (như các nhà chính
trị, công chức và các cá nhân trong xã hội) để làm rõ kết quả tham gia của các
chủ thể vào chu trình chính sách công; xem xét mức độ nảy sinh những vấn
đề trong hoạch định và thực thi chính sách công…

Các bước trong chu trình chính sách công có mối quan hệ chặt chẽ, mật
thiết với nhau, không bước nào có thể phủ nhận bước nào. Để một chính sách
thành công đòi hỏi các nhà chính sách phải làm tốt tất cả các bước trong chu
trình. Như vậy, chu trình chính sách sẽ được vận động liên tục với mức độ
ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng.
12


1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa
Văn hóa hình thành trong hoạt động sống của con người và mối quan hệ
tương tác giữa con người với tự nhiên. Trong quá trình hình thành và phát
triển, văn hóa hàm chứa một hệ giá trị được xã hội, cộng đồng thừa nhận. Các
giá trị văn hóa là cốt lõi của văn hóa. Giá trị văn hóa chứa đựng, kết tinh trong
di sản văn hóa và thông qua di sản văn hóa để thực hiện các chức năng xã hội
Di sản văn hóa là hình thức tồn tại của giá trị văn hóa, hệ giá trị văn
hóa có nguồn gốc từ nhu cầu của con người, nó thể hiện một chuẩn mực xã
hội mà con người muốn hướng tới, nói cách khác nó là tiêu chí để đánh giá,
điều chỉnh hành vi, suy nghĩ… của một cá nhân trong một cộng đồng xã hội
nhất định [28, tr3]. Các giá trị văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được
sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với
môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hóa hướng tới thỏa mãn
những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp, bồi đắp và
nâng cao bản chất người. Di sản văn hóa được xem như là những yếu tố đặc
biệt, nổi bật, là tinh hoa của văn hóa. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau
về “Di sản văn hóa”. Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Di sản là cái của
thời trước để lại; văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử” [27, tr.254].
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, di sản văn hóa được xem là một
thuật ngữ khoa học xuất phát điểm hình thành từ cuộc cách mạng Tư sản Pháp
năm 1789. Sau thành công của cuộc cách mạng, Nhà nước Pháp lúc bấy giờ

đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác
định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia. Theo Nguyễn
Thị Nữ Y, cách hiểu sơ khai ban đầu của di sản đó là “ý niệm về một tài sản
chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó là ý niệm
đó tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia” [29, tr.7].
UNESCO đã ra công ước bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới
vào năm 1972, công ước đã đưa ra các quan niệm di sản văn hóa bao gồm các
13


di tích, quần thể, thắng cảnh. Công ước nhấn mạnh đến các đối tượng miêu tả
là các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa, các di chỉ khảo cổ, các công
trình của con người tạo ra hoặc những công trình có sự kết hợp của con người
với thiên nhiên…có ý nghĩa, giá trị quốc tế về phương diện lịch sử, nghệ thuật,
thẩm mỹ, khoa học. Từ đó ta nhận thấy rằng điểm nổi bật thấy rõ rằng quan
niệm này của UNESCO đã nghiêng về yếu tố vật chất của di sản văn hóa. Đến
năm 1992 UNESCO đã đưa ra khái niệm mới đối với di sản hỗn hợp hay cảnh
quan văn hóa để miêu tả mối quan hệ giữa văn hóa và thiên nhiên. UNESCO
họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29/9 đến 17/10/2003 đã bàn thảo và ra Công ước về
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Công ước đó ghi nhận: Các quá trình toàn cầu
hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cộng với các điều kiện khác đó tạo nhiều cơ hội
đối thoại mới giữa các cộng đồng, đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe
dọa về sự suy thoái biến mất và hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể.
Năm 1938 học giả Đào Duy Anh đã đề cập đến quan niệm di sản trong
nhận định về vai trò của nhân tố nội sinh trong sự giao lưu tiếp biến văn hóa
bản địa: “Ta muốn trở nên một nước cường thịnh vừa về vật chất, vừa về tinh
thần thì phải giữ văn hóa cũ (di sản) làm thể; mà lấy văn hóa mới làm dụng,
nghĩa là phải khéo điều hòa tinh túy của văn hóa Phương Đông với những
điều sở trường về khoa học và kỹ thuật của văn hóa Phương Tây” [1, tr.71].
Nhà nghiên cứu Lưu Trần Tiêu cho rằng: Di sản văn hóa là toàn bộ

những sản phẩm vật chất (hay còn gọi là vật thể) và tinh thần (hay còn gọi là
phi vật thể), có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, do con người sáng tạo và
tiếp nhận trong điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của mình, được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [22, tr.2].
Năm 2001 Việt Nam ban hành Luật Di sản văn hóa (sửa đổi năm 2009)
trong đó khẳng định: Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam và là bộ phận của di sản văn hóa nhân loại có vai trò to lớn trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Tại Điều 1, Luật Di sản
văn hóa ghi rõ: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản
văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
14


khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [10, tr.12]. Cùng
với đó Việt Nam đã phê chuẩn Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
của UNESCO.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khóa
VIII nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là
cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở sáng tạo giá trị mới và giao lưu văn hóa”.
Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IX, khóa X và khóa XI của Đảng tiếp tục đưa
nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ
then chốt trong nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân và củng cố, thúc đẩy
kinh tế phát triển. Đảng và Nhà nước ta xác định việc bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa, bản sắc
văn hóa dân tộc, đưa văn hóa trở thành động lực tinh thần thúc đẩy kinh tế
phát triển, các lĩnh vực của đời sống được nâng cao và từng bước xây dựng
đất nước hiện đại văn minh, bắt kịp với các quốc gia trong thời kỳ hội nhập
toàn cầu hóa.
1.1.3. Khái niệm tài liệu, hiện vật
Một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản lý nhà

nước là văn bản. Văn bản là công cụ, là phương tiện cung cấp thông tin và
truyền đạt những quyết định quản lý, ngày nay con người đã nhận thức được
vai trò to lớn của tài liệu nói chung và văn bản nói riêng, luôn có ý thức giữ
gìn tài liệu để sử dụng lâu dài và coi nó như một loại tài sản quý giá. Đa số
quan niệm của các nhà nghiên cứu cho rằng tài liệu là vật mang tin được sản
sinh ra hoặc được nhận trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá
nhân không phân biệt hình thức và chất liệu vật mang tin.
Ở một số nước trên thế giới như Canada cho rằng tài liệu bao gồm bất
kỳ các bản viết, ghi, sách, bản đồ, kế hoạch, đồ họa, bản vẽ, ảnh, phim
microfilm, ghi âm, ghi hình, tài liệu đọc bằng máy và tất cả các tài liệu không
phân biệt hình thức vật lý, tính chất của tài liệu và các bản sao của chúng. Ở
Malaysia quan niệm tài liệu lưu trữ công là những tài liệu giấy, bản đăng ký,
15


tài liệu in, sách, bản đồ, bản kế hoạch, ảnh, microfilm, phim điện ảnh, băng
ghi âm, mà được nhận hoặc làm ra bởi cơ quan hoặc bởi các công chức hoặc
người nhân viên của cơ quan trong nhiệm vụ của mình.
Theo quy định của Luật lưu trữ số 01/2011/QH13 thông qua tại kỳ họp
thứ 2 ngày 11/11/2011 và Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 25/11/2011
thì “Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên
cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ. Tài liệu lưu trữ bao gồm bản
gốc, bản chính; trong trường hợp không có bản gốc, bản chính thì được thay
thế bằng bản sao hợp pháp” [11, tr4].
Tài liệu lưu trữ do Nhà nước thống nhất quản lý, được bảo quản và tổ
chức sử dụng theo những quy định và nguyên tắc khoa học nghiệp vụ nhất
định. Giá trị của tài liệu lưu trữ và các thông tin trong tài liệu lưu trữ được thể
hiện chỉ khi được đưa vào khai thác, sử dụng. Khi chúng ta khai thác sử dụng
tài liệu lưu trữ càng nhiều thì giá trị của nó ngày càng tăng, càng trở nên hữu
ích đối với con người và xã hội.

Cùng với tài liệu lưu trữ là các hiện vật được lưu trữ trong bảo tàng.
Theo Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15/9/2006 của Bộ trưởng
Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy chế kiểm kê, bảo
tồn hiện vật bảo tàng thì “hiện vật bảo tàng là di sản văn hóa gồm di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia, các tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể đã được
vật thể hóa và các mẫu vật tự nhiên, thuộc đối tượng nghiên cứu, sưu tầm,
trưng bày, giới thiệu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và loại hình bảo
tàng” [17, tr2].
Tài liệu, hiện vật là di sản văn hóa vô giá của mỗi dân tộc, của các quốc
gia trên thế giới, chính vì vậy mỗi quốc gia đều cố gắng tìm cho mình một
biện pháp để gìn giữ, bảo quản an toàn tài liệu, hiện vật. Điều đó, một mặt
nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cho phát triển kinh tế, xã hội mặt khác nhằm
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn di sản văn hóa và chứng cứ lịch sử
của dân tộc mình.
16


1.1.4. Khái niệm bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa đối
với tài liệu, hiện vật
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về bảo tồn di sản văn hóa, cụ
thể như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt “bảo tồn” là giữ lại không để cho mất đi, bảo
tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật, hiện tượng theo dạng thức vốn
có của nó [27, tr28]. Bảo tồn là không để mai một không để bị thay đổi, biến
hóa hay biến thái. Đối tượng “bảo tồn” phải được nhìn nhận là tinh hoa chúng
đã khẳng định được giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian dưới
nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.
Theo Cơ sở Bảo tàng học Trung quốc: "Bảo tồn hiện vật là khoa học
nghiên cứu quy luật biến đổi chất lượng của di sản văn hoá nhân loại và
những di tồn của hiện tượng thiên nhiên trong khoa học tự nhiên, là khoa học

nghiên cứu nhằm ngăn chặn và làm chậm quá trình biến đổi chất, khống chế
và hạ thấp tốc độ biến chất, tiến hành phòng và chữa một cách tổng hợp sự hư
hỏng và biến dạng của hiện vật, chống lại sự phá hoại của thiên nhiên đối với
hiện vật" [16, tr 184].
Đối tượng được bảo tồn (giá trị di sản văn hóa) cần thỏa mãn hai điều
kiện sau:
- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một giá trị đích thực được
thừa nhận minh bạch, không phải hoài nghi hay tranh cãi.
- Hai là, nó phải hàm chưa khả năng, tiềm năng đững vững lâu dài (tức
là có giá trị lâu dài trước những biến đổi tất yếu của đời sống vật chất và tinh
thần của con người nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập như hiện nay)
Quan điểm của UNESCO về bảo tồn di sản văn hóa: Bảo tồn mang
nghĩa rộng hơn, là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự
xuống cấp hoặc phá hoại, bảo quản kết cấu một địa điểm ở hiện trạng và tránh
sự xuống cấp của kết cấu đó. Như vậy, bảo tồn là tất cả những nỗ lực nhằm
17


hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo đảm sự
an toàn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm bảo
việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng phục
vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội [26, tr16].
Công tác bảo tồn di sản văn hóa có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm
các hoạt động: bảo tồn nguyên trạng, trùng tu, gia cố, tái định vị, phục hồi, tái
tạo - làm lại, qui hoạch bảo tồn. Vấn đề đặt ra là khi bảo tồn một di sản văn
hóa cụ thể cần nghiên cứu, chọn lựa phương án thích hợp với từng địa
phương, từng đặc thù riêng để đảm bảo rằng cái chúng ta đang trưng bày là
xác thực chứ không phải đồ giả.
Trên cơ sở tôn trọng các điều khoản của Hiến chương Venice,

UNESCO đã ban hành Công ước về việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên
nhiên thế giới vào năm 1972. Tiếp đến năm 2003, UNESCO ban hành Công
ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, được sự đồng thuận của trên 120 quốc
gia thành viên mà Việt Nam là một trong số những thành viên đó. Với mục
tiêu tăng cường nhận thức về tầm quan trọng và thống nhất hoạt động bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể, Công ước yêu cầu các nước cam kết có những biện
pháp bảo đảm việc bảo vệ và duy trì sự tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể,
cùng với sự phối hợp chặt chẽ ở cấp vùng và cấp quốc tế cho mục tiêu này [25,
tr3]. Có thể thấy, các biện pháp bảo vệ do Công ước đề ra, nhất là biện pháp
kiểm kê (xác định giá trị di sản), tư liệu hóa cho thấy quan điểm tôn trọng yếu
tố gốc của loại hình di sản này.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có thể có 2 quan điểm như sau:
Bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở kế thừa. Quan điểm của UNESCO
những năm 1972 nghiêng về dạng bảo tồn nguyên vẹn, di sản văn hóa bị “đóng
gói” và bảo vệ trong môi trường khép kín để tránh mọi tác động bên ngoài làm
phương hại đến chúng. Khuynh hướng này mang lại một số kết quả rất đáng
quan tâm, như các công trình kiến trúc vẫn tồn tại dù trải qua một giai đoạn thời
gian rất dài... Tuy nhiên, văn hóa nói chung trong đó có di sản văn hóa luôn gắn
18


×