MỤC LỤC
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ ĐỨC TÍNH KIÊN TRÌ ..........................................2
BÀI LÀM 1 ..............................................................................................................2
BÀI LÀM 2 ..............................................................................................................3
BÀI LÀM 3 ..............................................................................................................4
BÀI LÀM 4 ..............................................................................................................6
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG BIẾT ƠN ....................................................8
BÀI LÀM 1 ..............................................................................................................8
BÀI LÀM 2 ..............................................................................................................9
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ Ý CHÍ, NGHỊ LỰC..............................................11
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG YÊU THƯƠNG .......................................12
ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH MẪU TỬ ..................................................................14
BÀI LÀM 1 ............................................................................................................14
BÀI LÀM 2 ............................................................................................................15
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ ĐỨC TÍNH KHIÊM TỐN ...................................17
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ SỐNG ĐẸP ..........................................................18
BÀI LÀM 1 ............................................................................................................18
BÀI LÀM 2 ............................................................................................................19
BÀI LÀM 3 ............................................................................................................22
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 1
ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO .....................24
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HẠNH PHÚC ......................................................27
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HỌC ............29
ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ ƯỚC MƠ.............................................................................31
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG KHOAN DUNG ......................................34
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ SỰ ÍCH KỈ ...........................................................37
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TÍNH TỰ LẬP .....................................................39
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI .........................42
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TINH THẦN LẠC QUAN ..................................43
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ ĐỨC TÍNH KIÊN TRÌ
BÀI LÀM 1
Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản
thân mình. Cha ông ta đã từng dạy :” Có công mài sắt có ngày nên kim “
Lời khuyên trên hoàn toàn đúng. Sắt là một kim loại cứng nhưng nếu ra sức
mài dũa lâu ngày thì có thể trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng. Từ việc
mài sắt nên kim nhân dân ta đã nêu lên một bài học sâu sắc về việc rèn luyện đứa
tính kiên trì. Kiên trì là luôn giữ vững, không thay đổi ý định, ý chí để làm một
việc gì đó mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Vậy tại sao phải kiên trì? Vì tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng
mà thành công được. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện phần đầu không
ngừng. Hơn nữa, trong cuộc sống con người luôn phài đương đầu với biết bao thử
thách, khó khăn, nếu nãn lòng, thoái chí chắc chắn chúng ta chỉ nhận được sự thất
bại, cay đắng.
ví dụ như Bác Hồ là một tấm dương sáng ngời về lòng kiên trì để chúng ta
noi theo, Bác đã kiên trì con đường cứu nước dù gặp nhiều khó khăn, và nhờ kiên
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 2
trì mà Bác đã biết hơn hai mươi thứ tiếng trên đời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí cũng là
một tấm gương về ý chí kiên trì, dù bị liệt mất đôi tay nhưng vẫn cố gắng rèn luyện
viết bằng chân và trờ thành thầy giáo giỏi Nguyễn Đình Chiểi dù bị mù hai đôi mắt
nhưng vẫn kiên trì vượt qua khó khăn và trỡ thành một thầy giáo, người thầy thuốc
để bốc thuốc chữa bệnh nhân dân….những người có đức tính kiên trì sẽ đạt được
những thành công và đc mọi người yêu mến,cảm phục.
Đồng thời, bên cạnh những người biết kiên trì để đạt được thành công trong
cuộc sống vẫn có những người có biểu hiện thiếu sự kiên trì trong cuộc sống cũng
không ít nhừng người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nãn lòng thoái chí ví dụ như những
người chĩ biết dựa vào người khác,sự giúp đỡ người khác đễ nhận được thành công
về mình .Những người đó chắc chắn sẽ không nhận đc sự cãm phục yêu mến kính
trọng từ mọi người sẽ nhận lấy những thất bại
Nói tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi người.Là học sinh chúng ta
cần cố gắng nổ lực , học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để đối mặt với những
khó khăn phía trước để khiến đất nước ngày càng xanh đẹp và phát triển đến tầm
cao.
Hãy nhớ rằng :” Chúng ta chĩ thật sự thất bại mọi khi chúng ta từ bỏ mọi cố
gắng “.
BÀI LÀM 2
Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy có rất nhiều người đã thành công ở
lĩnh vực mà họ đang làm. Để đạt được thành công rực rỡ như vậy, họ đã phải cố
gắng rất nhiều trong việc tu dưỡng tri thức, kĩ năng và trên hơn hết là đức tính kiên
trì , nhẫn nại. Nếu muốn cuộc sống sung túc và hạnh phúc thì chúng ta cần kiên trì
và nỗ lực trong công việc.
Vậy kiên trì là gì? Kiên trì là biết nhẫn nại, chờ đợi, phải có sự quyết tâm khi
làm bất cứ công việc nào mà mình đang mong muốn. Nhờ có kiên trì học tập thì ta
mới có thành quả tốt đẹp và được mọi người trân trọng, đạt được những lợi ích quý
giá. Nhờ có kiên trì mà ta không bị thất bại. Kiên trì giúp cho chúng ta đạt được
ước mơ. Ví dụ như tôi mơ ước được trở thành bác sĩ thì tôi phải kiên trì, nỗ lực
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 3
nhiều hơn trong học tập, rồi mai đây tôi cũng sẽ trở thành bác sĩ như mình đã hằng
mơ ước. Các bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình nếu có sự kiên trì, nhẫn nại.
Những người thành công trong cuộc sống đó là những người luôn biết phấn đấu,
kiên trì, nhẫn nại. Bởi họ đặt hết niềm tin, quyết tâm vào công việc thì chắc chắn
họ sẽ thành công. Ví như Ê-đi-xơn đã tìm tòi, nghiên cứu cách tạo ra bóng đèn tròn
nhưng ông vẫn kiên trì nhẫn nại tiếp tục trong công việc nghiên cứu sau 10.000 lần
thất bại. Cuối cùng ông cũng thành công.
Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó một số người hay nản chí, chỉ
thất bại lần đầu đã vội bỏ cuộc. Những người thiếu ý chí như vậy chắc chắn trong
tương lai sẽ không bao giờ thành công được. Trong đời sống hàng ngày ta vẫn thấy
có rất nhiều người nghèo nàn đó là do họ không ăn học đàng hoàng ngày trước chỉ
biết trốn học, không thích học. Sau này họ phải buôn bán vé số hay phải trộm
cắp… bởi họ sống mà không có một mục đích rõ ràng, không kiên trì phấn đấu để
vươn lên trong cuộc sống. Những đối tượng này sẽ dễ sa vào con đường phạm
pháp.
Nếu trong cuộc sống ta không kiên trì, nhẫn nại thì khó mà dẫn đến thành
công trong mọi việc được. Vì vậy ta hãy cố gắng học tập, phấn đấu đến mục tiêu
mà mình đã đặt ra. Tôi sẽ kiên trì nhiều hơn nữa để có thể đạt được thứ mình mong
muốn và được mọi người tôn trọng.
BÀI LÀM 3
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa,
đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng
số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội.
Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất
đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự
nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được
dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến.
Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm,
thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ
tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 4
cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan.
Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài.
Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ
cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó
thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là
phủ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nổ lực hết sức mình để vượt qua thử
thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc
người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi
bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường.
Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường
trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra? Xã hội
loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích
càng cao lại càng thêm vinh dự.
Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan
trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp thì tệ lắm cũng vẫn được
người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết
sức của mình, hãy sử dụn chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại
đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới
có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều
được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất
định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ
vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp
thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan,
chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu
hay đường hướng đạt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy thì quả phạm vào tối kị.
Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực
sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 5
những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sang tự
chuyển đổi cách nhìn.
Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng
lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quảng đường
việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính
chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại
làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.
Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh
phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí”
thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng
như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải
khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc
ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì
ắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có,
nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố
tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính
“kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người
muốn thành công có.
BÀI LÀM 4
Bác Hồ đã từng viết:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 6
Thực sư, điều làm nên sự thành công của một người không thể không kể đến
lòng kiên nhẫn của họ khi theo đuổi mục tiêu của mình. Đó làm một trong những
yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của chúng ta.
Vậy lòng kiên nhẫn là gì? Đó là khi chúng ta biết bình tĩnh nhìn nhận, đánh
giá mọi việc, không vội vàng ,bực bội, nản chí khi những khó khăn. Kiên nhẫn là
khi bản thân tập trung, tin tưởng vào việc mình đang làm đồng thời khi vấp ngã
cũng tự mình đứng dậy chứ không buông xuôi.
Lòng kiên nhẫn đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Một người bản tính
kiên nhẫn sẽ luôn thành công trong công việc và học tập. Sự kiên nhẫn là chìa khóa
để giải quyết mọi khó khăn, giúp chúng ta lấy những vấp ngã làm bài học mà quyết
tâm cố gắng đến cùng để đạt được mục tiêu. Hẳn nhiều người còn nhớ thầy
Nguyễn Ngọc Kí – một người bị liệt cả hai tay nhưng với lòng kiên nhẫn, thầy đã
làm được mọi việc như một người bình thường. Không chỉ vậy, thầy nay đã trở
thành một thầy giáo mẫu mực, là tấm gương về nghị lực sống và lòng kiên nhẫn
với nhiều người.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ ngày nay không tự rèn luyện cho mình bản tính
kiên nhẫn. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, họ dễ chán nản và buông xuôi. Khi
gặp những chuyện không vừa ý, thay vì bình tĩnh tìm cách giải quyết, họ bực bội,
nóng vội, cáu gắt khiến cho chuyện lại càng rắc rối, rơi vào bế tắc hơn. Sống thiếu
kiên nhẫn khiến họ trở nên dễ dãi với chính bản thân mình, sống thờ ơ và không có
mục đích rõ ràng. Cuộc sống của họ trở nên vô nghĩa.
Sự kiên nhẫn có thể được rèn luyện từ những hành vi rất nhỏ trong đời
thường. Là học sinh, chúng ta sự kiên nhẫn được thể hiện qua việc tự giác học
hành, những môn yếu kém thì chịu khó nghe giảng trên lớp, làm bài ở nhà, hỏi bạn
bè… Sự nỗ lực không ngừng sẽ giúp bạn đạt kết quả cao trong một tương lai
không xa.
Thực sự lòng kiên nhẫn là vô cùng cần thiết cho mỗi một người. Tự rèn bản
thân có đức tính kiên nhẫn, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 7
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG BIẾT ƠN
BÀI LÀM 1
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống
nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống
của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và
trân trọng.
Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại.
Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng
một tương lai tốt đẹp hơn.
Lòng biết ơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen
và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn,
khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng
ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta
uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn,
nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người
chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng
ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải
nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất
cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay.
" Biết ơn " mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người.
Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý
nghĩa.
Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu
đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi
người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.
Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết
rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao
nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa
thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được. Nói về lòng
biết ơn những người nông dân thì ông cha ta có câu:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã
phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu
người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn
nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự
nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 8
thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại
cho chúng ta hôm nay.
Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ
là chúng ta không tinh tế để nhận ra. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng
niu và trân trọng.
Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều
người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang
có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và
cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân
trọng cuộc sống.
Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết
để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.
BÀI LÀM 2
Đất nước chúng ta trải qua hơn bốn nghìn năm đô hộ giặc tàu, tám mươi
năm đô hộ giặc tây, gánh chịu bao nhiều thăng trầm. Nhưng ngày hôm nay, chúng
ta đã được thống nhất, được hòa bình, sống trong yên ấm, nhà nhà hạnh phúc. Tất
cả đều nhờ vào sự hi sinh và đổ máu của biết bao anh hùng. Do đó, hãy ghi nhớ
công ơn của họ, hãy nhìn về quá khứ để hiểu được thành quả ngày hôm nay.
Chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống cáo đẹp của dân tộc, một nét
văn hóa của Việt Nam đó chính là uống nước nhớ nguồn, đó là ăn quả phải nhớ kẻ
trông cây.
Những câu tục ngữ của ông cha xưa để lại cho chúng ta luôn là những lời
dạy bảo, nhắc nhở vô cùng đúng và hữu ích. Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là khuyên ta phải luôn có lòng biết ơn và tôn
trọng với những người đã hi sinh vì dân tộc, đối với ông bà, tổ tiền với công lao
của cha mẹ ta, với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Đây là đạo lý
cần được truyền từ đời này sang đời khác, và cần được phát huy gìn giữ
Mỗi người đều có những cách biểu hiện lòng biết ơn, thành kính theo những
cách riêng, có thể ngay trong lời nói, hay ở cử chỉ, hành động, hay chỉ là ánh mắt
của mình. Chỉ cần bạn có tâm thì ở bất kỳ biểu hiện nào đều đáng quý, đáng trân
trọng.
Nhìn lại trang lịch sử đất nước mình ta càng thấy khâm phục con người xưa
hơn. Bốn nghìn năm phương Bắc đô hộ, nhằm biến nước ta thành một tỉnh của
chúng, chúng mang chữ viết, mang phong tục tập quán, mang nền giáo dục nho
học của chúng vào đất nước ta, rồi lại đến bọn thực dân Pháp, bọn đế quốc Mỹ,
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 9
phát xịt Nhật chúng áp bức, lợi dụng dân ta, muốn biến dân ta thành thuộc địa.
Nhưng hãy nhìn ngày hôm nay của chúng ta để thấy được rằng, chúng ta đang là
một đất nước độc lập, chúng ta có tiếng nói, có ngôn ngữ, văn hóa, phong tục
riêng. Chúng ta được thừa nhận là một dân tộc có lãnh thổ, chủ quyền….Tất cả
điều này được đánh đổi bằng chính con người Việt Nam xưa, các vị anh hùng, tầng
lớp nông dân, tri thức, người già cho đến phụ nữ, trẻ nhỏ của ngày xưa,…không sợ
súng đạn, không sợ thương vong, sẵn sàng một long đuổi tất cả bọn cướp nước bán
nước. Công lao đó quá to lớn, vĩ đại, đó chính là một tường thành mãi mãi của thời
gian, cột mốc không bao giờ được xóa bỏ, chúng ta cần trân trọng và biết ơn. Hãy
hướng về cội nguồn, nơi những người đã khuất đã nằm xuống, hãy để họ mãi sống
trong lòng chúng ta.
Mỗi năm, chúng ta đã chúng thường tổ chức ngày tưởng nhớ công lao những
người anh hùng liệt sĩ vào ngày 27/7. Chúng ta cũng luôn tổ chức những cuộc tìm
kiếm những mộ anh hùng vô danh về với người thân của họ. Chúng ta cũng luôn
thăm hỏi, tặng quà, tạo công việc cho những người thương binh, những mẹ Việt
Nam anh hùng. Tuy chỉ là những hành động nhỏ, nhưng đây cũng là một cách để
chúng ta thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Và hơn hết, chúng ta phải nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha
mẹ. Cha mẹ là những người luôn cho ta những thứ tốt đẹp nhất mà không bao giờ
cần chúng ta đến đáp. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, chiu mọi khổ cực, có thể nhường
cơm, nhịn đói để lo cho ta được no đủ. Vậy, mỗi đứa con hãy khắc cốt ghi tâm sự
hi sinh thầm lặng của cha mẹ. Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, trở
thành người tốt, người có ích cho xã hội. Lúc đó chính bạn sẽ khiến ba mẹ được
ấm lòng và hạnh phúc. Khi cha mẹ về già, nhìn những thành quả bạn gặt hái được
sẽ khiến họ vui vẻ khỏe mạnh. Là một đứa con, chỉ cần nụ cười trên đôi môi cha
mẹ bạn sẽ thấy hạnh phúc nhường nào, tại sao ngay lúc này bạn không thực hiên?
Và biết ơn với những người giúp đỡ với chúng ta như câu tục ngữ “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây” Họ đã sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn, nếu không có họ
liệu bạn có vượt qua và thành công không. Lòng biết ơn sẽ giúp cho mối quan hệ
giưa người với người trở nên tốt đẹp hơn, tình cảm hơn. Nhưng bạn phải bày tỏ
lòng biết ơn bằng chính trái tim của mình, để nó trở nên chân thành và thiêng liêng
nhất.
Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều mảng tối, và tồn tại nhiều tệ nạn như phá
hủy những nơi cổ kính, chụp hình phản cảm bên những bia mộ, con cái đuổi cha
mẹ ra khỏi nhà, đánh đạp cha mẹ. Phản bội lại với những người đã giúp đỡ mình,
đã hướng dẫn mình đi đúng đường.…Họ quên đi những giá trị tốt đẹp của dân tộc
luôn uống nước nhớ nguồn, biết ơn với những công lao trong quá khứ, luôn nhớ
đến công ơn sinh thành và nuôi dưỡng, nhớ ơn với những người đã giúp đỡ mình.
Thật buồn và đáng tiếc làm sao! Chúng ta cần lên án, phê phán thực trạng này.
Cuộc sống sẽ chẳng còn tốt đẹp và ý nghĩa khi chúng ta quên đi sự biết ơn, nó đẩy
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 10
chúng ta lạc lõng trong xã hội, thật bạc bẽo khi bạn đang sống cuộc sống hôm nay
trên mồ hôi, nước mắt và máu của những người đã đi trước mà bạn lại vô tâm
không nhớ đến.
Giới trẻ ngày nay, chính là một thế hệ mới đưa đất nước đến tầm cao mới,
vậy các bạn đừng bỏ đi truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng ta hãy làm cháy
nồng phong trào anh hùng, tưởng nhớ những người đã khuất, giúp đỡ những hoàn
cảnh khó khăn, và đặc biệt hãy là một người hiếu thảo đối với cha mẹ và người
thân…. đây chính là hành động thiết thực nhất mà bạn phải làm. Đừng bỏ qua nó.
Uống nước nhớ nguồn hay ăn quả nhớ kẻ trồng cây chính là nét đẹp, bản
sắc, đạo lý của dân tộc Việt. Hãy cùng gìn giữ và quý trọng, hãy sống để tưởng
nhớ và biết ơn, hãy mở rộng trái tim của chúng ta để cùng tạo nên nhưng trang sử
mới tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam.
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ Ý CHÍ, NGHỊ LỰC
BÀI LÀM
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt
qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng
tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có
sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không
khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ
chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!
Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để
tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những
con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con
đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo
âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó
một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho
chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều
quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường
đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học
muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua
nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua
được.
Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính
mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định
và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc
sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 11
chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước,
cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao,
vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho
dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt
qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những
người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng
bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm
bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn
không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn
đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình
đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó
khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có
như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó
khăn của cuộc sống.
Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ
dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không
thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra
quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không
sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã
dạy: " Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết
chí ắt làm nên." Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho
dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó
khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại
sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi
ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước ?
Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu
điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn
con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức,
niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn
đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LÒNG YÊU THƯƠNG
BÀI LÀM
Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con
người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 12
đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp
con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người
có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.
Tình yêu thương là gì? Đó chính là sự sẽ chia mà mỗi người dành cho nhau,
một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Đó chính là sự đồng cảm,
và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người. Tình yêu thương có
vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại
hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể dễ dàng nhận
ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi. Bố
mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho
bạn…. Tình yêu thương chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi chúng ta đều sinh ra
may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình
yêu nồng nàn từ cha mẹ, từ người mang chung dòng máu với ta. Và khi chập
chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn.
Những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi sự sẽ chia, bởi
niềm vui và nổi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Và cứ thế, trên
đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Trong đó có một loại tình cảm,
được gọi là tình yêu, đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà
thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,…. họ viết lên những câu thơ,
những bài tình ca ngọt ngào để ca ngời tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất
tận. Và còn có một tình yêu đất nước, dân tộc, chúng ta sống trên cùng một tổ
quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình
cảm đồng thân đó cho nhau.
Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định
nghĩa được. nó trìu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế
đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu
những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cãi mất mát…..chúng ta cảm
thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người
với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là
thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ,
bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em
nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật,
những trẻ em bị mặc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,…Dù là âm thầm giúp
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 13
đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi
người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm
áp, và hạnh phúc.
Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của
cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì
cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều
người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng
thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết
nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống
trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,…Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy
sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập
vào thế giới tràn ngập yêu thương.
Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi
chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để
tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một
phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.
ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ TÌNH MẪU TỬ
BÀI LÀM 1
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Vâng đúng là như vậy. Mọi người sinh ra đều mang trong mình một tình
mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình
cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình cùng bao điều tốt
đẹp.
"Mẹ!” – thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ
đau, là người chắp cho ta những đôi cánh ước mơ để bay đến chân trời hi vọng.
Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ
ấm áp như vãng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh, ngay từ những ngày
đầu, mẹ là nguôi nâng đỡ, yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 14
cảnh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử cao
quý ấy không gì có thể sánh bằng.
Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta
phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu, hiện cụ thế.
Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng
trở nên cao cả hơn. Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà
và sâu lắng. Có câu hát nói rằng "Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…",
tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớn.
Nếu thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao? Lúc ấy,
cuộc sống này thật tẻ nhạt vô vọng. Mẹ là nguồn ánh sáng, soi đường, chỉ lối cho
chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn
động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con.
Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tinh cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời
này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương", con vẫn mãi
mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được
nhận tình mẫu từ thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một
ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thì cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi!
Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.
BÀI LÀM 2
Tôi viết về một tình cảm thiêng liêng nhỏ bé vô cùng. Tôi viết lên câu thơ về
hình ảnh một vầng trăng khuyết, vầng trăng khuyết như một dáng nằm nghiêng,
giữ cái khuyết cho mình nhưng là để ôm vòng lấy yêu thương, vầng trăng tuy
khuyết nhưng đối với tôi, đó sẽ mãi là vầng trăng đẹp nhất, sáng nhất, và cái ánh
sáng nhẹ nhàng, hiền dịu như tinh mẫu từ ấy sẽ mãi mãi soi sáng cho tôi trong suốt
cuộc đời này. Với tôi, bất cứ những điều thuộc về tình mẫu từ, dẫu bình thường
nhưng cũng rất thiêng liêng.
Tình mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh, sự chở che và bao dung của
người mẹ đối với con của mình. Với tôi, tôi không thật sự hiểu sâu sắc về tình mẫu
tử, nhưng tôi có thể cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của nó.
Nếu như bạn hỏi tôi tình mẫu tử như thế nào thì có lẽ tôi sẽ không thể trả lời bạn
được, nhưng tôi có thể dùng cả cuộc đời của mình để nói cho bạn biết vẽ sự thiêng
liêng của tình mẫu tử, tôi sẽ kể về câu chuyện của tôi cũng như câu chuyện của
người khác, tôi sẽ biểu đạt cho bạn biết được tình cảm của tôi cũng như tình cảm
của người khác… Đối với tôi, tình mẫu tử thiêng liêng hơn cả!
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 15
Mẹ sẽ mãi mãi là người đi cùng bạn trong suốt những cuộc hành trình trong
đời bạn. Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay, bạn cảm ơn
mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử. Và rồi một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi.
Tất cả những điều bạn chưa làm sụp đổ tan tành. "Hãy ru con ngủ, ru con suốt đêm
dài. Bàn tay đưa nôi… có thể cai trị cả thế giới". Ta hãy dành một giây nào đó để
báo hiếu và tỏ lòng kính trọng với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể
sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng điều gì có thể thay thế mẹ
được. Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu
ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của
chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!!
Mẹ sẽ luôn ở bên bạn; lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như
những nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình: "Mình có dành đủ thời gian
cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của một người nội trợ suốt
ngày ở trong bếp không???''. Suốt cuộc đời tần tảo nuôi con, một người mẹ không
trông mong gì ở con mình sự báo đáp, niềm hạnh phúc lớn lao nhất nhất của một
người mẹ là được nhìn thấy con mình hạnh phúc. Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm
hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi
sinh tính mạng để cứu sống con! Người mẹ lu dành hét cuộc đòi cho con, đếcuôì
cùng, các bà không nhận được gì cả, các ta mẹ sẽ trở nên già nua và nhăn nheo
nhưng các bà sẽ mãi mãi không bao giờ xấu xí.
Một bông hồng cho em/ Một bông hồng cho anh/ Và một bông hồng cho
những ai/ Cho những ai đang còn mẹ/ Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn/ Rủi
mai này mẹ hiền có mất đi/ Như đóa hoa không mặt trời/ Như trẻ thơ không nụ
cười/ Ngỡ đời mình không lớn khôn thêm/ Như bầu trời thiếu ánh sao đêm/ Mẹ,
mẹ là dòng suối dịu hiền/ Mẹ, mẹ là bài hát thần tiên/ Là bóng mát trên cao/ Là
mắt sáng trăng sao/ Là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối/ Mẹ, mẹ là lọn mía ngọt
ngào/ Mẹ, mẹ là nải chuối buồng cau/ Là tiếng dế đêm thâu/ Là nắng ấm nương
dâu/ Là vốn liếng yêu thương cho cuộc đời… Lời bài hát nghe thật buồn, nó đã thể
hiện được sự quan trọng của người mẹ đối với người con cũng như là sự thiếu
thốn, mất mát không gì bù đắp được khi không còn mẹ. Một cuộc sống hạnh phúc
không hẳn phải là một cuộc sống có đầy đủ tiền thì vật chất. Đôi khi, cho dù bạn là
một người giàu sang, của cải đếm không hết nhưng từ tận sâu trong con tim mình,
bạn có cảm thấy thật sự hạnh phúc không, đặc biệt là khi mẹ của bạn đã không còn.
Tôi nghĩ có lẽ bên ngoài hạnh phúc ấy, vào một thời khắc nào đó, sẽ có lúc bạn
cảm thấy mình rất đơn. Niềm hạnh phúc lớn nhất của một con người là được trải
qua một tuổi bên cạnh mẹ, được mẹ yêu thương, chăm sóc, bao bọc. Đối với mẹ,
bạn sẽ mãi chỉ là một đứa trẻ nhỏ bé luôn cần có mẹ chăm nom, những kí ức về mẹ
sẽ mãi là những kí ức vĩnh cửu và nếu như thời gian như một cuốn băng quay
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 16
ngược dòng thời gian và cả không gian để trở về với tuổi thơ xinh đẹp ấy thì bạn
có còn trân trọng những thời khắc tuyệt đẹp đó nữa hay không?
Hãy nhớ, yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn
khác mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở
cũng như cái tình mẫu tử bị đứt đoạn. Bạn hãy nhớ rằng, dù bạn đi đến đâu ở bất
cứ nơi nào, mẹ sẽ luôn là người quan tâm, yêu thương, lo lắng cho bạn nhất. Đừng
xem những điều gần gũi với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình,
vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có người.
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ ĐỨC TÍNH KHIÊM TỐN
BÀI LÀM
Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành
trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã
hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan
hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là
nền tảng dẫn đến thành công.
Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày.
Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi
người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất
hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn
nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm mình, học tập những cái hay,
cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là
tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ
một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong
ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc
vườn cây, nuôi cá,… Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn
khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.
Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã
hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là
một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn
thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 17
cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy
giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan
hệ gần gũi và cần thiết.
Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh
quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở
nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại,
kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân
mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công
việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị
thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.
Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người
có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ
bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự
ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.
Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính
vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học rèn luyện bản
thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là
hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp
phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt
đẹp hơn.
ĐỀ: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ SỐNG ĐẸP
BÀI LÀM 1
Tùy vào suy nghĩ của từng người mà "sống đẹp' được cảm nhận theo nhiều
cách khác nhau, nhưng dù thế nào thì nó cũng mang một ý nghĩa tốt đẹp. Sống đẹp
là sống có mục đích, sống có tình cảm, có lí tưởng, sống vì mọi người,…Sống đẹp
là mang lại niềm vui cho người khác mà không phải vì một lợi ích cá nhân nào,
cũng không phải để mọi người chú ý khen ngợi. Sống như thế chỉ với một mục
đích sống tốt đẹp, giúp ích cho đời mang lại niềm vui cho mọi người. Trong kho
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 18
tàng ca dao – tục ngữ, cha ông ta từng thiết tha sống đẹp. Đến thời đại chúng ta, Tố
Hữu cũng tha thiết kêu gọi bằng câu thơ Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
Nguyễn Hữu Ân – chàng trai vào đời bằng nghĩa cử đẹp như trang cổ tích,
đả dùng gần hết "chiếc bánh thời gian” của mình để thăm nom, chăm sóc cho
những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối; một em học sinh vùng núi hằng ngày
cõng bạn bị cụt hai chân đến trường ròng rã bao năm liền…Không chỉ có vậy, ta
còn thấy nó qua những câu chuyện phương Đông trong “nhị thập tứ hiếu”,…
Nhưng ngày nay không ít người chỉ biết sống cho riêng mình, không cân quan tâm
đến mọi người, thậm chí họ còn sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác để
kiếm lợi ích cho bản thân mình. Đó là một trong những quan niệm sai lầm về lối
sống, đó là một lối sống ích kỉ và nhỏ nhen, nếu như không sớm khắc phục thì hậu
quả sẽ không tốt cho thế hệ con cháu sau này, nó biến mọi người trở nên vô cảm và
khi đó cuộc sống sẽ rất tẻ nhạt, buồn chán… Để cho xã hội tốt đẹp hơn, trước hết
ta phải làm đẹp con người đã, làm đẹp ở đây không phải là đi thẩm mĩ để đẹp dung
nhan mà là làm đẹp nhân cách con người. Ta phải rèn luyện tính tự lập hòa đồng
biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh mình dù đó là một việc làm rất
nhỏ.Suy nghĩ trong từng lời nói, cử chỉ sẽ giúp ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp hơn.
Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người, câu thơ của
Tố Hữu có tác dụng gợi mở, nhắc nhở chung cho mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ
hiện nay phải biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp cùa dân tộc như lá lành đùm lá
rách”, “Nhường cơm sẻ áo”, cùng nâng đỡ tâm hồn, nhân cách của nhau để cuộc
sống ý nghĩa hơn, góp phần xây dựng một đất nước văn minh giàu đẹp.
BÀI LÀM 2
Sống đẹp là sống có mục đích, có ước mơ, lí tưởng. Sống đẹp là sống có chí
cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân của mình khi vấp ngã, biết bền lòng và
dũng cảm vượt qua những thử thách, khó khăn để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ
của mình đưọc bay cao, bay xa. Sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, biết lịch
sự; là một cuộc sống có tri thức, có tình người.
Trong cuộc sống hằng ngày mỗi người chọn cho mình những cách thể hiện
khác nhau hình thành lên những cách sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích và lối
sống ích kỷ, buông thả thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. Như vậy "sống đẹp" là
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 19
một lối sống tích cực mà mỗi người cần phải hướng tới. Nhưng sống thế nào mới
là lối "sống đẹp" còn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
"Đẹp" không phải chỉ là cái đẹp hình thức. Cái "đẹp" thể hiện từ những hành
động cư xử nhỏ nhất trong cuộc sống đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người.
"Sống đẹp" trước hết phải xuất phát từ lòng nhân ái, từ chính tình yêu trong trái tim
để từ đó mà sống hết mình vì người khác, để bao dung, thứ tha … Xuất phát từ tình
yêu thương nên bất cứ hành động nào dù là nhỏ nhất cũng đầy sự quan tâm, chia sẻ
giữa những con người. Một sáng đến trường bạn không sợ muộn học mà dừng lại
giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “vì người
nghèo". Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.
Sống đẹp là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trong lịch sử của
dân tộc có biết bao tấm gương về sống đẹp: Trần Hưng Đạo, Trưng Nhị, Trưng
Trắc, Trần Quốc Toản, chị Võ Thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Văn Trỗi,…
vĩ đại hơn cả là Bác Hồ kính yêu. Họ là những người sống hết mình vì dân tộc vì
cách mạng, vì nền độc lập, tự do của đất nước. Họ đã giành cả cuộc đời mình cho
Tổ quốc. Họ là những anh hùng đã có công giữ nước, là những tấm gương sáng
cho chúng ta học tập, noi theo.
Bên cạnh đó cũng không hiếm những người có lối sông tiêu cực, đi ngược
với luân lí và đạo đức. Đó là những tên bán nước, buôn người, những người đầu
độc chính dân tộc mình bằng thuốc phiện, rượu cồn. Chính họ đã vấy bẩn bộ mặt
xã hội, làm cho không ít dân ta trở nên nhu nhược, bần hèn. Đó là những tấm
gương xấu đáng bị lên án và bài trừ. Thật vậy, để sông đẹp không phải là điều đơn
giản. Ai cũng biết sống đẹp là như thế nào, nhưng không phải ai cũng biết sống thế
nào cho đẹp. Bởi lẽ, cuộc sống hiện tại quá hỗn tạp, có nhiều luồng tư tưởng khác
nhau, hoặc đồng điệu hoặc trái ngược nhau. Có những người sống thiên về vật chất
mà vô tình đánh mất đi vẻ đẹp của tâm hồn. Trong khi sống đẹp đòi hỏi chúng ta
phải thực sự tỉnh táo, biết nhận thức, biết yêu thương, biết giữ mình khỏi những
cám dỗ của xã hội.
Sống đẹp không phải là chuyện một ngày, một bữa. Chúng ta không thể trở
thành người sống đẹp chỉ trong một ngày, một giờ. Cần phải nhận thức đúng và rèn
luyện thường xuyên. Lâu ngày sẽ trở thành thói quen, lối sống của ta sẽ dần được
cải thiện. Sống đẹp không khó; chi khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ
quyết tâm, dễ dàng bỏ cuộc, buông xuôi, mặc cho dòng đời xô đẩy. Cuộc đời bạn
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 20
phải do bạn quyết định. Có sống đẹp hay không cũng do ở nơi bạn. Đừng ngồi lì
mãi thế! Cũng đừng mãi mê muội chạy theo những thứ phù phiếm mà đánh mất đi
bản chất của mình! Đừng sống phí tuổi thanh xuân cho những trò vui vô bổ, những
thói ăn chơi trụy lạc! Mà bạn hãy trao dổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh,
tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ
già ốm đau, không nơi nương tựa.
Sẽ sống đẹp nếu con người có mục tiêu, có lý tưởng hợp lý, vừa sức và hài
hòa giữa các giá trị. Giá trị vật chất, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần, giá trị thẩm
mỹ… phải thực sự hài hòa trong quan hệ tương tác sẽ làm cho mỗi người sống đẹp
hơn. Thật sự bất hợp lý và thiếu toàn diện nếu như con người thiếu động cơ sống
hay thiếu động cơ đích thực và chân chính. Sống đẹp mãi là động lực để mỗi người
phấn đấu nếu như mỗi người biết cống hiến, biết hy sinh và có bản lĩnh sống!
Hãy mở rộng lòng mình, đem yêu thương sưởi ấm cho những trái tim ướt
lạnh trước sóng gió của cuộc đời. Hãy biết cho đi để được nhận lại: tình yêu
thương, niềm tin và hy vọng. Sống đẹp là lối sống mà ai ai cũng muốn có được.
Sống phải biết học tập và rèn luyện đúng cách thì lối sống ấy mới tồn tại và phát
triển. Không ai sống đẹp ngay từ lúc lọt lòng. Bởi vậy, học tập và rèn luyện đúng
cách là con đường duy nhất đưa ta đến với một lối sống văn minh, một lối sống
đẹp. Bạn còn chờ gì nữa ?
Hãy bắt đầu từ hôm nay, và ngay bây giờ ! Bạn thực sự muốn mình là một
ngưòi "Sống đẹp".
Tôi từng đọc một bài thơ nghe qua tưởng chỉ là thơ vui nhưng lại mang một
ý nghĩa sâu sắc:
"Khi anh sinh ra
Mọi người đều cười
Riêng anh thì khóc tu tu
Hãy sống sao để khi chết đi
Mọi người đều khóc
Còn môi anh thì nở nụ cười"
Bạn và tôi, hãy tự chiêm nghiệm cho mình lối sống đẹp để khi ở cuối con
đường, chúng ta đều mỉm cười mãn nguyện!
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 21
BÀI LÀM 3
Cuộc sống luôn có những quy tắc và chuẩn mực của nó. Và con người sống
cũng đều tuân theo nó. Những lối sống, phong cách sống luôn là điều mà mọi
người quan tâm. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, có rất nhiều những nền văn
hóa khác nhau du nhập vào Việt Nam. Những nền văn hóa ấy cũng kéo theo những
suy nghĩ, lối sống mới. Người Việt dễ dàng hòa nhập với chúng đặc biệt là giới trẻ.
Điều đó cũng không hề xấu. Biết hội nhập là tốt, biết học hỏi những điều mới là
hay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra chính là người trẻ, sống mới nhưng vẫn phải đẹp.
Tuổi trẻ phải sống đẹp.
Để nói về vấn đề này, đầu tiên ta phải hiểu sống đẹp là gì, là như thế nào.
Chắc chắn, sống đẹp là sống tốt rồi. Bởi đã "đẹp" đương nhiên phải là hợp lý.
"Sống đẹp" là sống phù hợp với đạo lý, với những chuẩn mực của xã hội. Sống biết
yêu thương, biết sẻ chia. Sống có hoài bão và ước mơ. Sống cho đúng với lương
tâm con người, đúng với những lí tưởng cao cả đúng đắn mà mình hướng tới. Sống
đẹp là sống với một tâm hồn đẹp. Vậy thế nào là đạo lý, là chuẩn mực xã hôi, là lí
tưởng cao cả? Những điều đó có thể là những đạo lý của con người Việt từ xưa đến
nay như yêu nước thương nòi, khiêm tốn, kiên trì, giản dị, giàu lòng nhân ái; có thể
là lí tưởng xây dựng xã hội chủ nghĩa, những mục tiêu hiện đại hóa đất nước…
Biết yêu thương là biết đồng cảm, sẻ chia chân thành với những người thân, những
người xung quanh mình, những mảnh đời éo le hơn nếu có thể. Sống có hoài bão,
ước mơ. Với những đam mê và ước mơ của mình có trách nhiệm và hành động để
đạt được chúng. Không ai có thể sống tốt nếu không có những ước mơ dẫn đường.
Ước mơ chính là kim chỉ nam giúp ta chọn con đường để đi tới. Nhiều người bạn
của tôi sống mà không có bất cứ một ước mơ nào, họ không biết mình thích gì, cứ
đi mà không biết cái đích mình đến là đâu. Chính vì vậy mà họ lãng phí thời gian
và tiền bạc của mình vào những trò tiêu khiển không điểm dừng. Rồi dần dần, họ
sống buông thả lúc nào không hay, đến khi quay đầu lại cũng đã quá muộn. Những
trường hợp như tôi kể trên rất nhiều. Bạn không tin chỉ cần vài thao tác nhỏ trên
mạng cũng có thể thấy hàng loạt những lời kêu ca về họ. Sống đẹp không chỉ được
thể hiện ở phong cách sống mà còn ở cách ăn nói, đối nhân xử thế, cách mà ta nhìn
nhận cuộc đời. Trước hết là lời ăn tiếng nói. Tiếng nói không chỉ mang nét đặc
trưng của vùng miền nơi bạn sinh sống mà còn thể hiện trình độ của bạn. Bởi
người khôn khéo và có học thức không bao giờ sử dụng những lời tục tĩu, lăng mạ
như mấy bà bán cá ngoài chợ được. Ngôn ngữ sử dụng đều được lựa chọn sao cho
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 22
phù hợp nhất nhưng vẫn có khả năng diễn đạt thái độ và tâm ý của người nói.
Những lời nói phải được sử dụng sao cho phù hợp với hoàn cảnh và mối quan hệ
đôi bên. Chẳng hạn giao tiếp với sếp thì dùng một lối nói, về nhà nói chuyện với ba
mẹ một lối nói…. Việc giao tiếp với người xung quanh là một cơ hội để cho họ
biết được tâm hồn cũng như tính cách của mình. Và việc bạn sống đẹp hay không
cũng được đánh giá qua những lời nói ấy. Cách đối nhân xử thế cũng là mặt biểu
hiện hết sức quan trọng. Yếu tố này thể hiện rõ nhất phong cách sống của bạn. Bạn
đối xử với bề trên như thế nào, với bạn bè anh em như thế nào,với những người
xung quanh, với kẻ thù, những người ganh ghét bạn như thế nào đều thể hiện rõ.
Bạn hào nhã với họ, bạn không chấp nhặt phản bội, đâm sau lưng hoặc tìm cách
hãm hại họ đó là sống đẹp. Bạn bao dung với những người làm tổn thương bạn đó
là sống đẹp. Bạn biết đồng cảm với những người bất hạnh hơn mình cũng là sống
đẹp. Bạn sống với một tâm thế lạc quan yêu đời đó cũng là sống đẹp.
Phần nào hiểu qua sống đẹp là gì, câu hỏi đặt ra cho chúng ta lại là:"Tại sao
tuổi trẻ lại phải sống đẹp?". Thì tôi có thể giải thích đầu tiên tuổi trẻ là lực lượng
nòng cốt của xã hội. Tuổi trẻ với vai trò dựng xây đất nước, nằm trong độ tuổi lao
động, là động lực phát triển đất nước. Sứ mệnh của tuổi trẻ là dựng xây và bảo vệ
Tổ Quốc. Nếu không sống đẹp, đất nước ấy sẽ chẳng thể phồn vinh, mà còn có
nguy cơ rơi vào bạo loạn. Bởi đối lập với sống đẹp là ích kỉ, là độc ác tham lam,
luôn mang trong mình dã tâm không tốt đẹp. Những lối sống ấy sẽ ăn mòn lương
tri con người, làm cho xã hội ngày càng xuống ấp trầm trọng về mặt đạo đức xã
hội, khiến xã hội không thể phát triển vững bền. Sống đẹp sẽ giúp cho con người
có một nhân sinh quan đúng đắn, là tiền đề để xã hội phát triển theo chiều hướng
tích cực. Là một người trong hàng ngũ tuổi trẻ, bạn hãy hăm hở, đam mê học hỏi
để dựng xây nước nhà, rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi, tạo cho mình một lối
sống đep, đúng đắn. Khi đó không những cuộc sống mỉm cười với bạn mà chính
bạn cũng cảm thấy mình thanh thản và xứng đáng. Đừng đắm chìm mãi trong
những trò tiêu khiển, đừng ngủ quên trong huyễn hoặc hão huyền. Hãy đứng lên và
hành động để tiến về phía trước. Vì tương lai là do chính bạn tạo ra chứ không phải
ai khác. Tấm gương sống đẹp nổi bật nhất chính là Bác Hồ vĩ đại của chúng ta. Với
nhiệt huyết tuổi trẻ của Người, Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra
con đường cứa nước, tìm ra lối đi đúng đắn để giải phón cho dân tộc. Bởi vậy mà
ngày nay, phong trào học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
luôn là phong trào sôi nổi của tuổi trẻ, những thanh niên, đoàn viên, đảng viên.
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 23
Phong trào này không những thúc đẩy sự phát triển trong lối sống của đại bộ phận
giới trẻ mà còn hình thành những tấm gương sống đẹp mới cho xã hội.
Sống đẹp là một vấn đề chưa bao giờ là thôi cần thiết. Và tuổi trẻ phải sống
đẹp là một điều tất yếu và quan trọng. Không một lĩnh vực nào mà tuổi trẻ bị khuất
phục. Bởi vậy hãy rèn luyện cho mình một lối sống đẹp đúng nghĩa để không phí
hoài tuổi xuân của chính bản thân mình. Vì "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" (Xuân
Diệu) nên đừng để thời gian ttrooi qua một cách vô nghĩa. Hãy thức tỉnh và hành
động ngay hôm nay để làm giàu cho chính bản thân cũng như chuẩn bị cho một
tương lai tươi sáng.
ĐỀ: NGHỊ LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
BÀI LÀM
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và coi trọng người thầy. Ca
dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở con người về thái độ Tôn sư trọng
đạo: "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc Cầu
kiểu – Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"… Ngày nay, đặt trong bối cảnh của xã
hội hiện đại, truyền thống ấy cần được nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo.
Tôn sư trọng đạo là tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo, Nho giáo đặc biệt đề
cao sự học và vai trò của người thầy. Người thầy đại diện cho những gì tôn kính
nhất; đạo thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng nhất của xã
hội phong kiến (quân, sư, phụ)… ông cha ta đã tiếp thu tư tưởng này theo tinh thần
"thiết thực, linh hoạt, dung hòa"; lược bớt các nghi lễ mang tính hình thức khắt
khe, rườm rà, chú trọng đến nội dung nhân bản của thái độ coi trọng tri thức và
mối quan hệ thầy trò. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một truyền thông văn hóa, đạo
đức quý giá của người Việt. Nhờ coi trọng việc học tôn kính người thầy, nhân dân
ta đã góp phần tạo dựng nền văn hiến của đất nước. Thời đại nào cũng có nhiều
tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về
tình nghĩa thầy trò. Có những người thầy đã xa khuất mà tài năng, nhân cách vẫn
tỏa sáng cho bao nhiều thế hệ mai sau. Có những học trò đỗ đạt, làm quan to nhưng
khi trờ về thăm thấy cũ nơi làng quê hẻo lánh vẫn lễ phép, khiêm nhường như
người trò ngày xưa…
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 24
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà
nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của
người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương
giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn
chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan
hệ thầy – trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò
chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác
động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người.
Nhiều khi, học trò có thế tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được
vói cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gừi gắm con em cho nhà
trường và thầy cô…
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực đang tác động không tốt đên
truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương nhận được chưa đi đảm bảo
cho người thầy một mức sống trung bình. Thực trạng này khiến không ít các thầy,
cô phải làm thêm để kiếm sống – vừa mất đi thời gian, sức lực lẽ ra phải dành cho
việc giảng dạy, vừa làm suy giảm hình ảnh người thầy. Đây đó, cũng có những
giáo viên không đứng vững trước “cơn bão thị trường” đã làm giảm sút sự trân
trọng của xã hội đối với người thầy… Đồng thời mức lương thực tế được tạo nên
sự so sánh với các ngành, nghề khác, khiến học sinh giỏi có tâm lí ngại làm nghề
dạy học. Chẳng hạn, một sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương có thể
dễ đàng tìm việc làm với mức lương khởi điểm từ ba đến năm triệu đồng một
tháng; trong khi một sinh viên Trường Đại học Sư phạm ra trường chỉ có thể nhận
hơn một triệu đồng một tháng. Mà cơ hội tìm việc làm lại khó khăn rất nhiều…
Thầy Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh, khi
chúc mừng các học trò thi đỗ đạt đã có mấy lời "cảm tác" đáng để suy ngẫm: "Các
em vào đại học, thầy vui – Duy chút băn khoăn, thoáng ngậm ngùi – ít em mong
muốn vào sư phạm – Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?". Mặt khác, sự quan tâm của
nhiều phụ huynh và học sinh còn mang tính thực dụng cũng làm giảm nhiệt tâm
của không ít thầy,cô. Không hiếm học trò chăm chỉ đến thăm, tặng quà thầy, cô
trong ngày lễ nhưng lại chểnh mảng, lười biếng trong giờ học. Có những học trò ra
trường, khi thành đạt không hề nhớ đến người thầy đã tận tụy dạy dỗ mình. Có lẽ,
họ không biết rằng, chỉ một lời thăm hỏi qua điện thoại cũng khiến thầy, cô hạnh
phúc và yêu nghề hơn. Thậm chí, có cả những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh
xúc phạm nặng nề đến thân thể và nhân phẩm của thầy, cô giáo… Đó là những
NHỮNG BÀI VĂN MẪU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
123DOC.ORG | TÀI LIỆU HỌC VÀ THI
Page 25