Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.91 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THU HÕA

ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI - TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ
LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐẮK LẮK - NĂM 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ HƢƠNG

Phản biện 1:

Phản biện 2:


Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trƣờng bảo vệ
luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Số:… - Đƣờng………- Quận………… - TP…………….
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201...

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính
Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện
Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi một con ngƣời sống trong xã hội đều có một nhu
cầu riêng. Một trong những nhu cầu không thể thiếu của con
ngƣời đó là nhu cầu về giao lƣu tình cảm. Quyền đƣợc mƣu cầu
hạnh phúc, trong đó có hạnh phúc lứa đôi là quyền tự nhiên của
mỗi cá nhân đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Với xu hƣớng
hội nhập quốc tế một cách sâu rộng, Việt Nam đang khẳng định
vị trí của mình trên trƣờng quốc tế. Việc nhà nƣớc ta ghi nhận
và bảo vệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài có ý nghĩa quan trọng
trong việc bảo vệ quyền con ngƣời và lợi ích của nam, nữ; tạo
cơ sở pháp lý cho việc quản lý của cơ quan nhà nƣớc và có ý
nghĩa hội nhập. Mặc dù, Nhà nƣớc ta đã kịp thời ban hành các
văn bản pháp luật để điều chỉnh việc đăng ký kết hôn có yếu tố
nƣớc ngoài để đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội và
tạo điều kiện cho mọi công dân thực hiện quyền tự do kết hôn
của mình. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết thủ tục hành
chính việc đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại tỉnh Lâm

Đồng còn gặp một số khó khăn, vƣớng mắc. Vì vậy, đề tài
“Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài - từ thực tiễn tỉnh Lâm
Đồng” đƣợc tác giả lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, vấn đề về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài đã
đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhiều sách báo, tạp chí,
luận văn viết về vấn đề này. Tuy nhiên, chƣa có đề tài nào
nghiên cứu vấn đề “Đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, từ
thực tiễn tỉnh Lâm Đồng” nhất là từ khi Luật Hộ tịch năm 2014
1


có hiệu lực thi hành; để từ đó tìm ra tồn tại, nguyên nhân và giải
pháp để thực hiện tốt hơn việc đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài trên địa bàn tỉnh cũng nhƣ các địa phƣơng khác trên cả
nƣớc. Do vậy, đề tài của luận văn này là hoàn toàn không có sự
trùng lắp về mặt nội dung so với các đề tài trƣớc đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp
lý về đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài cũng nhƣ thực trạng
đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại tỉnh Lâm Đồng, luận
văn đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn vấn đề kết
hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại các địa phƣơng khác trên cả nƣớc
trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận
văn cần phải giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về đăng ký kết hôn có
yếu tố nƣớc ngoài trên cơ sở là một quyền của con ngƣời nhƣ
khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền... đăng

ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.
+ Phân tích thực trạng đăng ký kết hôn giữa công dân
Việt Nam với ngƣời nƣớc ngoài tại tỉnh Lâm Đồng, nêu lên một
số hạn chế, bất cập và nguyên nhân.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt
hơn việc đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam hiện
nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài.
2


- Phạm vi nghiên cứu: đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài tại tỉnh Lâm Đồng từ năm 2011 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
của luận văn
- Phương pháp luận: Lấy lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cũng nhƣ quan điểm của Đảng và
pháp luật của Nhà nƣớc Việt Nam về quyền kết hôn nói chung
và kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phân tích,
tổng hợp những tài liệu, phƣơng pháp trích dẫn, phƣơng pháp
thống kê…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Một là, góp phần hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận và
pháp lý về đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.
Hai là, qua khảo cứu tình hình đăng ký kết hôn có yếu
tố nƣớc ngoài tại tỉnh Lâm Đồng, luận văn đã chỉ ra những bất
cập trong các quy định của pháp luật về hôn nhân có yếu tố
nƣớc ngoài cần phải hoàn thiện, những vƣớng mắc trong việc

thực thi pháp luật cần phải khắc phục và xác định rõ nguyên
nhân của thực trạng đó.
Ba là, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tƣ
liệu mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc để các cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền có thể tham khảo, góp phần hoàn thiện một
số quy định của pháp luật có liên quan đến đăng ký kết hôn có
yếu tố nƣớc ngoài. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu của
luận văn có thể đƣợc dùng làm tƣ liệu học tập, tài liệu tham
khảo, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo luật hoặc cơ quan, tổ
3


chức, cá nhân quan tâm trong quản lý nhà nƣớc về hôn nhân có
yếu tố nƣớc ngoài.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn đƣợc kết cấu 02 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về đăng ký kết hôn
có yếu tố nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng đăng ký kết hôn có yếu tố nước
ngoài tại tỉnh Lâm Đồng và các giải pháp bảo đảm đăng ký kết
hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam.

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐĂNG KÝ
KẾT HÔN
CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI

1.1. Quan niệm về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm kết hôn
Kết hôn là việc hai người nam và nữ xác lập quan hệ
vợ chồng với nhau theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng
ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của hai
người khác giới tính.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm kết hôn có yếu tố nước
ngoài
1.1.2.1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
Kết hôn là cơ sở để xác lập quan hệ hôn nhân. Để xác
định yếu tố nƣớc ngoài trong quan hệ kết hôn cần dựa vào dấu
hiệu xác định yếu tố nƣớc ngoài trong quan hệ hôn nhân. Theo
đó, kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài là việc nam và nữ xác lập quan
hệ vợ chồng thuộc một trong các trƣờng hợp sau:
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài
- Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú
tại Việt Nam.
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước
với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam định cư ở nước
ngoài với nhau.

5


- Kết hôn giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc
tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước
ngoài.
1.1.2.2. Đặc điểm kết hôn có yếu tố nước ngoài

Kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài có đặc điểm sau:
- Chủ thể tham gia kết hôn là người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Chủ thể tham gia quan hệ là công dân Việt Nam
nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
1.1.3. Điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.1.3.1. Điều kiện về tuổi kết hôn
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nam từ đủ 20 tuổi trở
lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn”.
1.1.3.2. Điều kiện về sự tự nguyện của hai bên nam nữ
khi kết hôn
Hai bên nam, nữ tự mình quyết định việc kết hôn,
không chịu bất kỳ một áp lực nào khiến kết hôn trái với nguyện
vọng của mình. Sự tự nguyện của hai bên nam, nữ phải thể hiện
rõ ràng là họ muốn đƣợc gắn bó với nhau, cùng nhau chung
sống suốt đời. Hành vi kết hôn giả tạo, cƣỡng ép hay lừa dối để
kết hôn, cản trở hôn nhân tiến bộ đều bị coi là vi phạm sự tự
nguyện của hai bên nam, nữ khi kết hôn [40, tr.22-23].
Để đảm bảo cho việc kết hôn giữa hai bên nam nữ là
trên cơ sở tự nguyện, pháp luật đã có những quy định và bắt
buộc tiến hành khi các đối tƣợng này có nguyện vọng tiến tới
6


hôn nhân.
1.1.3.3. Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự
Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm

2014 quy định hai bên nam, nữ tại thời điểm đăng kí kết hôn
phải không bị mất năng lực hành vi dân sự. Có nghĩa là những
ngƣời bị mất năng lực hành vi dân sự thì không đủ điều kiện để
kết hôn. Trƣờng hợp này cũng áp dụng đối với các quan hệ kết
hôn có yếu tố nƣớc ngoài [40, tr. 25].
Một ngƣời chỉ không đƣợc kết hôn khi có quyết định
của Tòa án tuyên bố ngƣời đó là ngƣời mất năng lực hành vi
dân sự.
1.1.3.4. Các trường hợp cấm kết hôn
Thứ nhất, kết hôn giả tạo.
Thứ hai, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn,
cản trở kết hôn.
Thứ ba, người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với
người đang có chồng, có vợ.
Thứ tư, kết hôn giữa những người cùng dòng máu về
trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa
cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi
với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha
dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Thứ năm, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa
những người cùng giới tính.
1.2. Quan niệm về đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài
7


1.2.1. Khái niệm và đặc điểm đăng ký kết hôn có yếu
tố nước ngoài
1.2.1.1. Khái niệm đăng ký kết hôn có yếu tố nước

ngoài
Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý để cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền công nhận quan hệ hôn nhân của hai bên nam
nữ, trên cơ sở kiểm tra các điều kiện kết hôn và xác nhận việc
kết hôn của hai bên nam nữ thông qua việc cấp giấy chứng nhận
kết hôn. Kể từ ngày đăng kí kết hôn, các bên nam nữ phát sinh
quan hệ vợ chồng trƣớc pháp luật.
Theo quy định tại khoản 25, điểu 3 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 quy định: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất
một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham
gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại
nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài”.
Từ những phân tích trên đây, có thể hiểu: Đăng ký kết
hôn có yếu tố nước ngoài là thủ tục pháp lý để cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công nhận quan hệ hôn nhân của hai bên
nam nữ, mà trong đó ít nhất một bên tham gia là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; trên cơ sở kiểm
tra các điều kiện kết hôn và xác nhận việc kết hôn của hai bên
nam nữ thông qua việc cấp giấy chứng nhận kết hôn. Kể từ
ngày đăng kí kết hôn, các bên nam nữ phát sinh quan hệ vợ
chồng trước pháp luật.
8


1.2.1.2. Đặc điểm đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Về phía chủ thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có

yếu tố nƣớc ngoài.
- Về phía cơ quan thực hiện thủ tục.
1.2.2. Nguyên tắc đăng ký kết hôn có yếu tố nước
ngoài
- Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân.
- Việc kết hôn của nam, nữ phải được đăng ký đầy đủ,
kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác.
- Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ được đăng
ký tại một cơ quan đăng ký có thẩm quyền.
- Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký kết
hôn.
1.2.3. Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước
ngoài
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp xã đối với các trƣờng hợp công
dân Việt Nam cƣ trú ở vùng biên giới kết hôn với công dân các
nƣớc láng giềng cùng cƣ trú ở vùng biên giới giáp với Việt
Nam;
- Cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc
ngoài.
1.2.3.1. Thẩm quyền đăng kí kết hôn của Ủy ban nhân
dân cấp huyện
Theo Luật Hộ tịch năm 2014, Nghị định số
123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ
tịch, Thông tƣ số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015
9


của Bộ Tƣ pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật

Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11
năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hộ tịch, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và
giải quyết đăng kí kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài là Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
1.2.3.2. Thẩm quyền đăng kí kết hôn của Ủy ban nhân
dân xã đối với các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài ở
vùng giáp biên giới nước láng giềng
Thẩm quyền đăng kí kết hôn của Ủy ban nhân dân xã
đối với các trƣờng hợp kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài ở vùng
giáp biên giới nƣớc láng giềng đƣợc quy định tại Điểm d Khoản
1 Điều 7 Luật Hộ tịch.
1.2.3.3. Thẩm quyền đăng kí kết hôn của cơ quan ngoại
giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam sinh
sống, làm việc ở nƣớc ngoài thực hiện quyền kết hôn của mình,
pháp luật nƣớc ta cho phép Cơ quan đại diện ngoại giao của
Việt Nam ở nƣớc ngoài có thẩm quyền đăng kí kết hôn giữa
công dân Việt Nam với nhau tại nƣớc ngoài.
1.2.4. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.2.4.1. Trình tự thực hiện
1.2.4.2. Cách thức thực hiện
1.2.4.3. Lễ đăng ký kết hôn:
1.2.4.4. Nghi thức kết hôn

10


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU

TỐ NƢỚC NGOÀI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ CÁC GIẢI
PHÁP BẢO ĐẢM ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài tại tỉnh Lâm Đồng
2.1.1. Kết quả giải quyết đăng ký kết hôn có yếu tố
nước ngoài từ năm 2011 đến nay tại tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh Nam Tây nguyên, gồm 12 đơn vị
hành chính cấp huyện, 147 đơn vị hành chính cấp xã, diện tích
tự nhiên 9773,5km2, dân số hơn 1,26 triệu ngƣời, với 43 dân tộc
khác nhau sinh sống dải rác, phân bố chủ yếu tập trung ở các
khu vực đô thị, nơi giao thông thuận tiện hoặc các vùng có điều
kiện thuận lợi về địa hình, đất đai phục vụ canh tác nông
nghiệp. Các điều kiện tự nhiên, dân số đã ảnh hƣởng, làm cho
kinh tế - xã hội phát triển không đồng đều, trình độ dân trí có sự
chênh lệch khá lớn giữa các khu vực, đặc biệt là vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là những khó khăn ảnh
hƣởng tới công tác chuyên môn của ngành Tƣ pháp, trong đó có
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý cho
ngƣời dân.
Trên cơ sở tổng hợp từ Sổ thụ lý và trả kết quả đăng ký
kết hôn mà bản thân tự thu thập đƣợc thì từ năm 2011 đến năm
2016, tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký
kết hôn nhƣ sau:

11


Số hồ


Số hồ sơ đã giải quyết

sơ tiếp
nhận
1.245

Tổng số

Số hồ sơ
không
giải

Đúng

Quá

hạn

hạn

quyết

1.205

14

08

1.219


Số hồ sơ
đƣơng
sự rút
18

Trong số 1.219 hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài mà tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận và đã giải quyết thì có
175 trƣờng hợp là công dân nam của Việt Nam, 1.044 trƣờng
hợp là công dân nữ của Việt Nam.
Số hồ sơ mà đƣơng sự có đơn xin rút lại là 18 hồ sơ.
Đối với các hồ sơ có nghi vấn, Sở Tƣ pháp và Ủy ban
nhân dân tỉnh đã có văn bản đề nghị Công an tỉnh xác minh đối
với 23 trƣờng hợp; trong đó có văn bản trả lời từ chối giải quyết
đăng ký kết hôn đối với 08 trƣờng hợp.
Số hồ sơ mà tỉnh Lâm Đồng đã giải quyết đã giải quyết
quá hạn: 14 hồ sơ.
Số hồ sơ mà đƣơng sự cần phải bổ sung để hoàn thiện
hồ sơ: 37 trƣờng hợp.
Số hồ sơ đã giải quyết xong mà hai bên nam nữ không
quay lại để làm thủ tục nhận giấy chứng nhận kết hôn và ghi
vào sổ kết hôn: 07 hồ sơ.
Trong biên bản phỏng vấn, đều có nội dung trả lời của
hai bên kết hôn về hiểu biết pháp luật về hôn nhân, gia đình của
mỗi nƣớc và ngƣời phiên dịch cam kết dịch chính xác nội dung
theo quy định.
Đối với các trƣờng hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài, sau khi trao giấy chứng nhận kết hôn xong, Sở Tƣ pháp
12



đều có văn bản Thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị
trấn để ghi chú vào Sổ cấp Giấy xác nhận tnh trạng hôn nhân
theo đúng quy định.
Từ năm 2011 đến năm 2016, tỉnh Lâm Đồng đã giải
quyết đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài (ghi việc kết hôn
vào Sổ đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cùng ký tên vào Sổ và
nhận Giấy chứng nhận kết hôn) đối với 1204 hồ sơ.
Kết quả các trƣờng hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài tại tỉnh Lâm Đồng: phần lớn là đăng ký kết hôn với công
dân Việt Nam định cƣ tại các nƣớc Hoa Kỳ, Canada, Australia,
Pháp…
Từ việc phân tích thực trạng đăng ký kết hôn có yếu tố
nƣớc ngoài tại tỉnh Lâm Đồng từ năm 2011 đến nay, tôi xin
đƣợc dự báo xu thế đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài trong
thời gian tới tại tỉnh Lâm Đồng sẽ tăng lên. Với xu thế này, vừa
có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực tới tình hình kinh
tế, xã hội, an ninh chính trị tại địa phƣơng.
2.1.2. Nhận xét về thực trạng đăng ký kết hôn có yếu
tố nước ngoài tại tỉnh Lâm Đồng
2.1.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân
Ưu điểm:
Việc tổ chức thực hiện các văn bản của Trung ƣơng về
đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài tại tỉnh Lâm Đồng đã
đƣợc thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Cụ thể:
-

Về công tác chỉ đạo, triển khai:

Thực hiện chức năng quản lý và thực hiện đăng ký kết
hôn tại địa phƣơng, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có

nhiều văn bản triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
13


Thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04
tháng 9 năm 2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành
Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, tại cơ quan hành chính
Nhà nƣớc ở địa phƣơng, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã
phê duyệt Quyết định số 1422/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5
năm 2007 thủ tục hành chính theo cơ chế"một cửa" về đăng ký
hộ tịch có yếu tố nƣớc ngoài, quốc tịch, lý lịch tƣ pháp của Sở
Tƣ pháp tỉnh Lâm Đồng. Cơ chế "một cửa" đƣợc thực hiện trên
các lĩnh vực hộ tịch có yếu tố nƣớc ngoài, quốc tịch, lý lịch tƣ
pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tƣ pháp, trong đó có
thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Sở Tƣ pháp
giải quyết các hồ sơ đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam
với ngƣời nƣớc ngoài đúng quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chú trọng quan tâm chỉ đạo,
quản lý hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ kết hôn nay là Trung
tâm tƣ vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài
trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh. Thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc
ngoài trên địa bàn tỉnh.
Để tổ chức triển khai thi hành Luật Hộ tịch năm 2014,
Sở Tƣ pháp tỉnh Lâm Đồng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
liên quan tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Hộ tịch.
Sở cũng đã tham mƣu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị chỉ
đạo UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện tuyển dụng, bố trí
ngƣời làm công tác hộ tịch đảm bảo đúng tiêu chuẩn.


14


Sở Tƣ pháp tỉnh Lâm Đồng đã ban hành nhiều văn bản
hƣớng dẫn nghiệp vụ đối với phòng Tƣ pháp các huyện, thành
phố.
Bên cạnh việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn, tổ chức các hội
nghị tập huấn nghiệp vụ thì Sở Tƣ pháp cũng tăng cƣờng công
tác kiểm tra.
-

Về công tác tuyên truyền:

Các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn tỉnh trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ của mình đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền,
phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật có
liên quan nhƣ:
Với nhiệm vụ là cơ quan thƣờng trực của Hội đồng
phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Lâm
Đồng, Sở Tƣ pháp đã có nhiều hoạt động để tuyên truyền về
pháp luật hôn nhân và gia đình.
Công tác trợ giúp pháp lý tiếp tục đƣợc chú trọng triển
khai bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều hoạt
động nhằm nâng cao ý thức pháp luật của chị em phụ nữ.
Thực hiện Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng
7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Hôn nhân và gia đình về mối quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 21/QĐ-HPN ngày 15
tháng 7 năm 2004 về việc thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn
tỉnh Lâm Đồng, thuộc Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Lâm Đồng.
Qua những năm qua, Trung tâm hỗ trợ kết hôn đã tổ
chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục cho các đối tƣợng hội
15


viên phụ nữ và nhân dân các quy định của pháp luật về hôn
nhân gia đình, về bình đẳng giới, đặc biệt là hôn nhân gia đình
có yếu tố nƣớc ngoài.
- Về phía các chủ thể thực hiện việc đăng ký kết hôn có
yếu tố nước ngoài.
- Về phía cơ quan thực hiện việc đăng ký kết hôn có yếu
tố nước ngoài:
+ Việc bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ; điều kiện về
cơ sở vật chất và phƣơng tiện làm việc.
+ Trình độ của đội ngũ công chức tƣ pháp.
+ Việc triển khai các thủ tục hành chính trong đó có thủ
tục đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài theo quy trình ISO
9001: 2000 và đang áp dụng hiện nay là ISO 9001: 2008.
Đối với Ủy ban nhân dân các xã, phƣờng, thị trấn thuộc
tỉnh Lâm Đồng, Sở đã thực hiện công tác tuyên truyền và
hƣớng dẫn cơ sở thực hiện giải quyết cấp các giấy tờ có liên
quan phục vụ cho việc đăng ký kết hôn (nhƣ cấp giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân, hƣớng dẫn ngƣời dân đến các cơ quan có
thẩm quyền khi yêu cầu của họ không thuộc thẩm quyền giải
quyết của cấp xã); phối hợp thực hiện việc niêm yết kết hôn tại
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi công dân Việt Nam thƣờng trú;
hƣớng dẫn công dân trình báo với chính quyền địa phƣơng về

việc kết hôn sau khi đƣợc đăng ký kết hôn
Nguyên nhân của những ưu điểm:
Quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ƣơng, Ủy
ban nhân dân tỉnh thƣờng xuyên chỉ đạo Sở Tƣ pháp, các sở,
ngành có những hoạt động phối hợp thực hiện giải quyết kết
hôn có yếu tố nƣớc ngoài cũng nhƣ tham mƣu, thực hiện các
16


biện pháp tháo gỡ các vấn đề xã hội phát sinh trong lĩnh vực
hôn nhân gia đình có yếu tố nƣớc ngoài; nhằm ngăn chặn việc
môi giới hôn nhân trái phép hoặc lợi dụng danh nghĩa hôn nhân
để buôn bán phụ nữ ra nƣớc ngoài.
Ngành Tƣ pháp tỉnh Lâm Đồng đã nhận đƣợc sự quan
tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng trong
việc tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về hôn
nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài; sự phối kết hợp của các
cơ quan, đoàn thể trong việc tuyên truyền để ngƣời dân thực
hiện đúng quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố
nƣớc ngoài. Đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tƣ pháp tỉnh
Lâm Đồng có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị để đáp
ứng yêu cầu công việc; thực hiện nghiêm túc lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Tƣ pháp: “Cán bộ Tư pháp
phải là người phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”.
Sở Tƣ pháp tỉnh Lâm Đồng và các cấp, các ngành có
liên quan đã có nhận thức đúng đắn về nội dung của các văn
bản có quy định về kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
2.1.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Những hạn chế:
Vấn đề tuổi tác khi kết hôn cũng là vấn đề cần đặt ra khi

giải quyết.
Việc xác định tính tự nguyện của hai bên đƣơng sự.
Về giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân.
Có sự quy định không thống nhất về thời gian giải
quyết giữa Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Luật Hộ tịch.
Trong công tác quản lý Nhà nƣớc đối với đăng ký kết
hôn có yếu tố nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời
17


gian vừa qua còn gặp khó khăn đó là khó xác định đƣợc trƣờng
hợp nào khi đăng ký kết hôn là thông qua môi giới bất hợp pháp
để có cơ sở tiến hành xác minh hoặc không chấp nhận.
Việc thực hiện luân chuyển cán bộ theo quy định tại
Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của
Chính phủ quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn
định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức,
viên chức đã đƣợc thực hiện tại tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên việc
bố trí cán bộ cần kết hợp với công tác bồi dƣỡng, nâng cao năng
lực trình độ và phẩm chất đạo đức, việc bố trí luân chuyển cán
bộ không làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác chuyên môn,
trong đó có công tác hƣớng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.
Hoạt động quản lý Nhà Nƣớc về tình hình hôn nhân có
yếu tố nƣớc ngoài chƣa thực sự triệt để và cũng rất khó để phát
hiện các trƣờng hợp môi giới hôn nhân.
Trung tâm tƣ vấn và hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nƣớc ngoài còn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, chƣa
triển khai sâu rộng các hoạt động tuyên truyền về vị trí, vai trò
của Trung tâm trong việc giúp đỡ các trƣờng hợp phụ nữ Việt

Nam kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài.
Luật Hộ tịch năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2016, thì yêu cầu cấp giấy xác nhận công dân Việt Nam
đã đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc
ngoài đối với các trƣờng hợp trên không còn là yêu cầu bắt
buộc mà là sự tự nguyện của cá nhân, năm 2016 không có
trƣờng hợp nào đến để đƣợc tƣ vấn và hỗ trợ kết hôn.
18


Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về kết hôn có
yếu tố nƣớc ngoài, Sở Tƣ pháp đã có Kế hoạch và thành lập
đoàn kiểm tra, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính tại địa
bàn các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra thực tế
tại địa bàn các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, Đoàn kiểm
tra của Sở Tƣ pháp đã thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên các hồ sơ
đăng ký kết hôn, còn phát hiện một số sai sót trong giải quyết.
Qua việc xem xét Sổ đăng ký kết hôn từ năm 2011 đến
nay, lƣu tại cơ quan, tôi thấy việc ghi chép còn có sai sót.
Nguyên nhân của hạn chế:
- Quy định pháp luật đối với vấn đề kết hôn có yếu tố
nƣớc ngoài quy định còn chƣa rõ ràng, cụ thể. Mỗi quốc gia lại
cấp một loại giấy để xác định tình trạng hôn nhân khác nhau.
- Chất lƣợng của cán bộ tƣ pháp còn một số hạn chế
nhất định.
- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật của
các cơ quan, đoàn thể chƣa thu hút đƣợc đông đảo ngƣời dân,
đoàn viên, hội viên đặc biệt các đối tƣợng là phụ nữ tham gia.
2.2. Các giải pháp bảo đảm đăng ký kết hôn có yếu
tố nƣớc ngoài ở Việt Nam

2.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hôn nhân có
yếu tố nước ngoài
- Về độ tuổi kết hôn
- Nên quy định phỏng vấn hai bên trước khi tiến hành
thủ tục đăng ký kết hôn là thủ tục bắt buộc.
- Về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Cần có sự quy định thống nhất về thời hạn giải quyết
thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
19


2.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Sở Tƣ pháp với nhiệm vụ là cơ quan thƣờng trực của
Hội đồng phổ biến giáo dục và pháp luật của tỉnh cần tăng
cƣờng công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài đến
ngƣời dân trên địa bàn tỉnh đặc biệt là phụ nữ. Trung tâm Trợ
giúp háp lý nhà nƣớc tỉnh cần tăng cƣờng các hoạt động tuyên
truyền, hỗ trợ pháp lý miễn phí đến các đối tƣợng thuộc diện
đƣợc trợ giúp pháp lý đến các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều
kiện kinh tế khó khăn trên địa bàn tỉnh để nâng cao sự hiểu biết
của ngƣời dân về hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài, về
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, xây dựng gia đình hạnh phúc;
tránh các tình trạng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn và sự hiểu
biết hạn chế bị các đối tƣợng lợi dụng để kết hôn trái pháp luật.
Việc tập huấn nghiệp vụ hộ tịch đƣợc xác định là
nhiệm vụ cần thực hiện thƣờng xuyên của cơ quản lý nhà nƣớc
về hộ tịch. Vì vậy, Bộ Tƣ pháp và Sở Tƣ pháp cần tăng cƣờng
công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tƣ pháp ở cấp huyện,

cấp xã trong việc triển khai Luật Hộ tịch và các văn bản hƣớng
dẫn thi hành.
Đối với Trung tâm tƣ vấn và hỗ trợ hôn nhân có yếu tố
nƣớc ngoài của tỉnh: Trung tâm cũng nhƣ Hội Liên hiệp phụ nữ
tỉnh cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến để ngƣời
dân hiểu đƣợc vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình; để
nam, nữ tự nguyện đến Trung tâm để đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ về các
vấn đề có liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc
ngoài.
20


Tăng cƣờng nội dung tuyên truyền trên sóng phát
thanh, truyền hình; lồng ghép sinh hoạt của các câu Câu lạc bộ
với việc cấp phát tờ gấp pháp luật để tuyên truyền đến ngƣời
dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2.3. Nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của
đội ngũ công chức tư pháp, hộ tịch
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng phương pháp phân tích,
mô tả công việc cho từng vị trí việc làm và chức danh cụ thể
của đội ngũ công chức tư pháp, hộ tịch .
Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức từ tỉnh đến cơ sở
trong lĩnh vực hành chính tư pháp.
Thứ ba, quan tâm bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng,
đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ công chức tư pháp, hộ tịch
Thứ tư, thực hiện luân chuyển cán bộ theo quy định
2.2.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các
ngành, các cấp liên quan
Thứ nhất, các cấp chính quyền, cùng ngành Lao động

Thƣơng binh và Xã hội quan tâm hơn nữa đến việc phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo, tổ chức dạy nghề, tạo công ăn việc làm
giúp phụ nữ có việc làm tại chỗ, cải thiện đời sống, góp phần hạn
chế các trƣờng hợp kết hôn do đời sống khó khăn, đặc biệt đối với
những ngƣời ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và những
ngƣời bị buôn bán hoặc do hôn nhân bất hạnh trở về quê hƣơng
làm ăn sinh sống.
Thứ hai, ngành Tƣ pháp phối hợp cùng ngành Công an
các cấp chính quyền tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc
21


trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài trên
địa bàn tỉnh; xác minh hồ sơ đăng ký kết hôn trong trƣờng hợp
nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc kết hôn giả tạo, lợi
dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, kết hôn vì
mục địch trục lợi khác.
Thứ ba, cơ quan Tƣ pháp phối hợp Công an cùng cấp,
các ban, ngành của địa phƣơng tuyên truyền phổ biến pháp luật
về hôn nhân và gia đình, tình hình phụ nữ bị lƣờng gạt buôn bán
thông qua con đƣờng kết hôn và thông tin cảnh báo cho phụ nữ,
các bậc cha mẹ về những rủi ro có thể gặp phải khi kết hôn với
ngƣời nƣớc ngoài, góp phần tạo chuyển biến cơ bản trong nhận
thức của nhân dân về vấn đề này.
2.2.5. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn
thể, các tổ chức xã hội đối với đoàn viên, hội viên
Bên cạnh các giải pháp trên thì cần tăng cƣờng vai trò,
trách nhiệm của các đoàn thể, các tổ chức xã hội nhƣ Liên hiệp
phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên… đối với đoàn viên, hội viên của
mình.

Để hạn chế tình hình môi giới kết hôn bất hợp pháp,
Chính phủ đã cho quy định nghĩa vụ của Trung tâm tƣ vấn, hỗ
trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài có nghĩa vụ:
”Trường hợp công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có nhu
cầu giới thiệu người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam để kết
hôn thì Trung tâm thực hiện giới thiệu” (Điểm g Khoản 1 Điều
55 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình). Nhƣ vậy Trung tâm
22


cũng nhƣ các cơ quan, đoàn thể trong khi thực hiện việc tuyên
truyền các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố
nƣớc ngoài thì cũng nên tuyên truyền nghĩa vụ này của Trung
tâm để ngƣời dân đƣợc biết; góp phần lành mạnh hóa và ổn
định cho các cuộc hôn nhân giữa công dân Việt Nam với ngƣời
nƣớc ngoài. Đây cũng là yếu tố để tăng cƣờng hiệu quả hoạt
động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn, có sự định hƣớng rõ ràng,
chuẩn bị tốt hơn cho công dân Việt Nam khi kết hôn với ngƣời
nƣớc ngoài, tránh những hậu quả do va chạm, bất đồng trong
cuộc sống hôn nhân. Ngoài ra, Trung tâm cũng nên bố trí ít nhất
một ngƣời thực hiện nhiệm vụ chuyên trách tƣ vấn, hỗ trợ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài.
2.2.6. Cải thiện hoạt động của trung tâm hỗ trợ kết
hôn tại Việt Nam
2.2.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động
đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Thứ nhất: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Thứ hai, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận kịp thời

những phản ánh của người dân trong việc tiếp nhận, giải
quyết và hoàn trả hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Thứ ba, đẩy mạnh việc xử lý, khen thưởng sau thanh
tra, kiểm tra
2.2.8. Giải pháp riêng đối với tỉnh Lâm Đồng
Đối với Phòng Tư pháp
Đối với Công an cấp huyện:
Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh:
23


×