Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.53 KB, 22 trang )

I

Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ
Số: 01-HSSE/ref doc-nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang:

QUY ĐỊNH AN TOÀN VÀ KẾ HOẠCH PHÒNG
CHỐNG TRÀN ĐỔ


I

Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ
Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

Mục Lục
I. Mục đích .................................................................................................................. 4
II. Phạm vi & đối tượng áp dụng ................................................................................ 4
II.1. Phạm vi áp dụng ............................................................................................. 4
II.2. Đối tượng áp dụng và trách nhiệm ................................................................. 4
II.2.1. Trách nhiệm của chỉ huy công trường và người quản lý chính .............. 4
II.2.2. Trách nhiệm của người quản lý HSE ...................................................... 4
II.2.3. Trách nhiệm của nhà thầu phụ và người lao động ................................. 5
III. Định nghĩa - Thuật ngữ - Từ viết tắt ................................................................... 5


III.1. Các định nghĩa ............................................................................................... 5
III.1. 1. Sự tràn đổ .............................................................................................. 5
III.1.2. Các cấp độ về sự tràn đổ ....................................................................... 6
III.2. Các thuật ngữ và chữ viết tắt ......................................................................... 6
IV. Các tài liệu liên quan ............................................................................................ 6
V. Nguyên nhân và các yếu tố nguy hiểm của sự cố tràn đổ ..................................... 7
V.1. Các vật chất gây nên sự tràn đổ ...................................................................... 7
V.2. Các nguyên nhân tràn đổ ............................................................................... 7
V.3. Các yếu tố nguy hiểm liên quan đến sự cố tràn đổ ....................................... 8
IV. Các quy định an toàn chống tràn đổ ..................................................................... 8
IV.1. Kho chứa nhiên liệu, hệ thống chống tràn thứ cấp ....................................... 8
IV.2. Phương tiện tiếp liệu ................................................................................... 10
IV.3. Trạm vận hành và thiết bị máy móc............................................................ 10
IV.4. Thùng chứa và container ............................................................................. 10
IV.5. Các chất thải ................................................................................................ 11
IV.6. Nước thải ..................................................................................................... 11
IV.6.1. Nước rửa bê tông, xi măng .................................................................. 11
IV.6.2. Nước thải sinh hoạt .............................................................................. 12
IV.7. Quá trình vận chuyển và tiếp nhiên liệu ..................................................... 12
IV.8. An ninh ........................................................................................................ 13
2


I

Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ
Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01


Trang: 22

IIV. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp sự cố tràn đổ ........................................................ 13
IIV.1. Kế hoạch ứng phó ...................................................................................... 13
IIV.2. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với
lực lượng bên ngoài .............................................................................................. 14
IIV.3. Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ .......................................... 14
IIV.4. Phương án khắc phục hậu quả tràn đổ ....................................................... 14
Phụ lục số 1............................................................................................................... 16

3


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

I. Mục đích
Tài liệu này chỉ ra các phương án và hướng dẫn để ngăn chặn hoặc kiểm soát
sự tràn đổ hóa chất, nhiên liệu và các chất độc hại trên công trường dự án và kho
chứa. Vì các điều kiện và tính chất công việc là khác nhau nên đòi hỏi mỗi một
công trường dự án hay kho chứa phải có các kế hoạch riêng biệt trên cơ sở các
hướng dẫn trên tài liệu này.
II. Phạm vi & đối tượng áp dụng

II.1. Phạm vi áp dụng
Tài liệu này được áp dụng cho tất cả các các dự án liên quan đến công việc có
nguy cơ xảy ra tràn đổ, trên khắp các địa điểm: công trường, khu cư xá, khu vận
hành, kho chứa và các quá trình vận chuyển khác.
II.2. Đối tượng áp dụng và trách nhiệm
Các quy định trong tài liệu này áp dụng cho tất cả các nhân viên, cán bộ và các
nhà thầu liên quan đến dự án. Tất cả mọi người khi phát hiện sự cố tràn đổ, rò rỉ đều
phải có trách nhiệm thông báo ngay lập tức cho các giám sát trực tiếp, giám sát an
toàn chịu trách nhiệm của khu vực hoặc của dự án. Dưới đây là các quy định chi tiết
về trách nhiệm của các CBCNV:
II.2.1. Trách nhiệm của chỉ huy công trường và người quản lý chính
Là người chịu trách nhiệm chính với các sự cố tràn đổ xảy ra. Chỉ huy công
trường/người quản lý chính có trách nhiệm đảm bảo sự đẩy đủ và sẵn sàng của các
nguồn lực cần thiết, các trang thiết bị ứng phó sự cố cần thiết dưới sự quản lý của
họ.
Chỉ huy công trường và người quản lý chính có trách nhiệm chỉ đạo các giám
sát khác thực hiện các công tác phòng chống sự cố tràn đổ và xử lý khi sự cố xảy ra.
II.2.2. Trách nhiệm của người quản lý HSE
- Kiểm tra sự thực hiện của các kế hoạch an toàn chống tràn đổ, kiểm tra hằng
ngày, hằng tuần và hằng tháng tại các vị trí, hạng mục có khả năng xảy ra tràn
đổ.

4


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung


Phiên bản: 01

Trang: 22

- Định hướng những hoạt động phù hợp với các quy định và kế hoạch an toàn
đã đề ra.
- Đảm bảo tất cả các loại hóa chất, vật tư quản lý có đầy đủ nhãn, bảng thông tin
an toàn về các đặc tính hóa chất, vật tư.
- Đảm bảo đội ứng phó sự cố khẩn cấp được đào tạo và có chứng chỉ phù hợp
với công việc. Sao cho đội ứng phó xử lý khẩn cấp có thể xử lý được các sự cố
tràn đổ vừa và nhỏ.
- Có trách nhiệm báo cáo với chủ nhiệm dự án và các lãnh đạo trực tiếp khi xảy
ra các sự cố. Xây dựng và đưa ra được các phương án ứng phó sự cố tràn đổ.
- Có trách nhiệm tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tràn đổ và báo cáo chủ nhiệm dự
án & lãnh đạo trực tiếp.
II.2.3. Trách nhiệm của nhà thầu phụ và người lao động
- Các nhà thầu phụ có trách nhiệm tuân thủ các quy định an toàn, các kế hoạch
an toàn của dự án và pháp luật hiện hành có liên quan.
- Các nhà thầu phụ có trách nhiệm xây dựng các quy trình ứng phó sự cố tràn đổ
cho mỗi khu vực mà mình trực tiếp quản lý. Xây dựng các hướng dẫn ứng phó
sự cố trước khi thực hiện công việc dự án.
- Các nhà thầu phụ có trách nhiệm báo cáo ngay lập tức tất cả các sự cố rò rỉ và
tràn đổ cho người chịu trách nhiệm của dự án và không được chậm trễ.
- Đảm bảo cho người lao động trực tiếp được đào tạo và hướng dẫn chống tràn
đổ, rò rỉ. Làm vệ sinh khi xảy ra tràn đổ và sử sụng bảo hộ lao động phù hợp
với công việc được giao.
III. Định nghĩa - Thuật ngữ - Từ viết tắt
III.1. Các định nghĩa
III.1. 1. Sự tràn đổ

Sự tràn đổ là một loại sự cố môi trường có liên quan đến sự mất kiểm soát,
giải phóng những vật chất không mong muốn ra ngoài môi trường. Điều đó dẫn đến
kết quả là sự ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh của khu vực làm việc
đó.

5


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

Trong trường hợp các chất gây ô nhiễm chưa ảnh hưởng trực tiếp lên môi
trường xung quanh thì không coi đó là sự cố tràn đổ mà là trạng thái tiệm cận sự cố
- Near miss inccident.
III.1.2. Các cấp độ về sự tràn đổ
Quốc tế chia ra 3 cấp độ về sự tràn đổ.
- Cấp độ 1: Những sự cố tràn đổ nhỏ có thể xử lý tại nguồn phát sinh mà không
cần đến hỗ trợ bên ngoài.
- Cấp độ 2: Đó là những tràn đổ lớn hơn cấp 1 mà đội phản ứng nhanh không
xử lý đơn độc được hoặc các sự cố xảy ra bên ngoài công trường; xảy ra trên
đường
- Cấp độ 3: Đó là những sự cố tràn đổ rất lớn, với cường độ đủ mạnh mà chính
quyền địa phương hay đơn vị chủ quản không thể xử lý được, cần đến sự hỗ

trợ của chính phủ hoặc sự hỗ trợ của Quốc tế nếu cần thiết.
III.2. Các thuật ngữ và chữ viết tắt
- QĐ-TTg: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- TT-BCT: Thông tư của Bộ Công thương.
- NĐ-CP: Nghị định Chính phủ.
- IBC: Intermediate bulk container-Container trung gian (chứa hàng rời).
- SDS: Safety Data Sheet-Bảng dữ liệu an toàn của vật liệu, hóa chất, hàng hóa.
- HSE: Health/Safety/Environment-An toàn/sức khỏe/môi trường.
- Spill kit: Bộ chống tràn đổ.
IV. Các tài liệu liên quan
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, số 55-2014.
- Quyết định số 5968/QĐ-DKVN của tập đoàn Dầu khí Việt nam ngày
31/07/2012: Kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp và kế hoạch ứng phó sự cố tràn
dầu.
- Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg 14/01/2013, của Thủ tướng Chính phủ: Quy
chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

6


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22


- Thông tư số 28/2010/TT-BCT, quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất
và nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
- Thông tư số 04/2012/TT-BCT, Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất.
- Thông tư số 20/2013/TT-BCT, Quy định về kế hoạch và biện pháp phòng
ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực Công nghiệp.
- Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của
Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa
chất.
V. Nguyên nhân và các yếu tố nguy hiểm của sự cố tràn đổ
V.1. Các vật chất gây nên sự tràn đổ
Tại mỗi dự án, các bảng kiểm kê vật tư và hóa chất nguy hiểm phải được xây
dựng bởi người quản lý an toàn HSE. Các dữ liệu sẽ được cập nhật về số lượng và
ngày tháng một cách liên tục, bao gồm cả đánh giá về khối lượng tối đa có thể chứa
trong các kho. Bảng dữ liệu an toàn hóa chất SDS luôn được đính kèm tại các kho
chứa hóa chất, vật tư nguy hiểm. Nội dung bảng kiểm kê có thể bao gồm các vật
chất có thể gây tràn đổ như sau:
- Nhiên liệu: Xăng, Dầu;
- Dầu nhớt, dầu thủy lực;
- Sơn;
- Vật liệu chịu lửa, chịu nhiệt;
- Các loại Acid, Bazo;
- Các chất thải nguy hại;
- Nước thải sinh hoạt;
- Nước rửa máy móc, thiết bị;
- Nước cứu hỏa bị ô nhiễm.
V.2. Các nguyên nhân tràn đổ
Tràn đổ có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:


7


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

- Sự hư hại, vỡ hỏng của các kho chứa, bồn chứa do các tác động bên ngoài như
va đập, rơi...
- Rò rỉ từ các kho chứa, bồn chứa do bị ăn mòn bởi hóa chất.
- Bị tràn do quá trình bơm, tiếp liệu.
- Không có đủ kho chứa, bồn chứa. Hóa chất vật tư không được đóng gói cẩn
thận. Hoặc sự cố liên quan đến van, đường ống...
- Thiếu sự cảnh báo, quan tâm trong quá trình tiếp liệu, bơm vào bồn chứa, kho
chứa.
- Bị yếu tố phá hoại của con người.
- Cố ý xả thải ra môi trường (nước thải, nước rửa máy móc, nước cứu hỏa bị ô
nhiễm chưa qua xử lý)
V.3. Các yếu tố nguy hiểm liên quan đến sự cố tràn đổ
Sự nguy hiểm của tràn đổ hóa chất và vật liệu phụ thuộc vào đặc tính của từng
loại hóa chất và vật liệu cụ thể. Có thể xảy ra các nguy cơ như sau:
- Cháy, nổ từ các vật liệu và hóa chất dễ bắt lửa.
- Các tổn thương đường hô hấp do con người hít phải hơi hoặc khói phát sinh từ
hóa chất, vật liệu dò rỉ.

- Gây ngạt do rò rỉ khí gas (chủ yếu xảy ra ở không gian hạn chế)
- Cháy, hỏa hoạn do các hóa chất ăn mòn.
- Gây hư hại cho các cấu trúc hạ tầng do ăn mòn.
- Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và nước biển.
- Gây nhiễm khuẩn, bệnh dịch từ nước thải, nước cống.
- Ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, vật chất
tràn đổ, dò rỉ.
- Ảnh hưởng mãn tính đến sức khỏe do tiếp xúc với hóa chất và vật chất tràn đổ,
rò rỉ.
IV. Các quy định an toàn chống tràn đổ
IV.1. Kho chứa nhiên liệu, hệ thống chống tràn thứ cấp
Tất cả nhiên liệu, dầu, hóa chất dạng lỏng phải được chứa trong các bồn có
cấu trúc vững vàng, đảm bảo không bị rò rỉ hoặc bung nứt trong quá trình sử dụng.
8


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

Các bồn chứa nên được đặt trên mặt đất. Vì các bồn xây dựng dưới lòng đất
tiềm ẩn nguy cơ rủi ro từ rò rỉ, rất khó nhận biết. Với các bồn chứa trên mặt đất
cũng như dưới mặt đất cần xây dựng hệ thống chống tràn phù hợp.
Các bồn chứa nhiên liệu cần đặt ở các vị trí an toàn nhất, ít chịu các tác động

từ ngoại lực bên ngoài. Lên đặt trên mặt đất và được thiết kế một cách phù hợp nhất
kèm với các công trình phụ trợ.
Bồn chứa và các công trình phụ trợ phải được bao bọc bởi hệ thống chống tràn
thứ cấp (chống tràn, rò rỉ), tương tự như một vòng đê bao xung quanh. Hệ thống
chống tràn thứ cấp phải hoàn toàn không thấm nước, dầu và không được xây dựng
các đường thoát trực tiếp ra bên ngoài.
Bồn chứa, các công trình phụ trợ và đê bao phải được dựng mái che, chống
nắng mưa.
Hệ thống chống tràn thứ cấp phải chứa được 110% thể tích tối đa của bồn
chứa nhiên liệu bên trong. Nếu có nhiều hơn 01 bồn chứa nhiên liệu bên trong thì hệ
chống tràn thứ cấp phải có công suất chứa bằng 110 % thể tích tối đa của bồn chứa
nhiên liệu lớn nhất hoặc bằng 25% tổng thể tích của tất cả các bồn chứa nhiên liệu
bên trong đê bao. Thiết kế đê bao và vị trí đặt của bể phải tính toán đến nguy cơ
nhiên liệu, vật liệu bị thoát ra khỏi khu vực đê bao, nên xây dựng một hố gom bên
trong khu vực đê bao.
Các thiết bị phụ trợ của bồn chứa (van, bộ lọc, thước thăm chiều cao, ống dẫn
khí-ống thở) phải được đặt ở bên trong hệ thống chống tràn thứ cấp và có khoảng
cách đủ để bất cứ sự rò rỉ nào cũng nằm bên trong phạm vi đê bao.
Các bể chứa phải được trang bị van đóng ngắt tự động và hệ thống cảnh báo
để ngăn chặn sự cố tràn đổ từ việc bơm tiếp nhiên liệu. Vị trí ống tiếp nhiên liệu
nằm bên ngoài đê phải được đặt các khay có thể tích chứa đủ lớn để chứa nhiên liệu
và các loại vật liệu chảy ra ngoài trong quá trình bơm tiếp liệu. Vị trí ống phân phối
nhiên liệu phải được trang bị các vòi, súng phun và van nước sẵn sàng kích hoạt khi
quá trình tiếp liệu kết thúc. Các thiết bị này luôn đóng khi không tiếp liệu vào bồn
chứa.

9


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ


I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

IV.2. Phương tiện tiếp liệu
Các phương tiện tiếp nhiên liệu di động: Xe bồn, tàu, chở hóa chất, phụ gia...
phải được trang bị các khay chống tràn có kích cỡ phù hợp khi làm việc hoặc di
chuyển trên đường.
Vòi và van của thiết bị tiếp nhiên liệu phải được trang bị khóa cố định sao cho
nhiên liệu, hóa chất có thể xả ra khi mở van, và đóng lại khi không sử dụng nữa.
Nếu các ống mềm được sử dụng cho quá trình tiếp liệu thì ống mềm phải được
cố định kèm với phương tiện tiếp nhiên liệu sao cho đảm bảo các vấn đề sau:
- Trước khi ống mềm dừng quá trình tiếp liệu, các van và bơm phải hoạt động
bình thường, đóng tự động khi không sử dụng.
- Các bơm và van luôn được khóa và ở trạng thái đóng khi không được sử dụng.
- Sau khi kết thúc bơm tiếp liệu, ống mềm sẽ được tháo dời, các van và vòi sẽ
phải được khóa lại khi không còn sử dụng nữa.
IV.3. Trạm vận hành và thiết bị máy móc
Tất cả các thiết bị sử dụng dầu, nhiên liệu như: máy phát điện, máy nén khí, xe
cộ, cẩu kéo, xe nâng...; các thiết bị vận hành, hòa trộn hóa chất: bơm, máy thổi khí,
... đều phải được đặt trên nền bê tông, xung quanh phải xây đê bao hoặc đặt trên các
khay chống tràn có thể tích bằng 110% tổng thể tích bồn chứa nhiên liệu bên trong
thiết bị.
IV.4. Thùng chứa và container
Những thùng chứa nhiên liệu, dầu nhớt, hóa chất cho đến sơn, chất tẩy rửa,

chất tẩy dầu mỡ, dung môi và dầu thủy lực phải được sắp xếp và bảo vệ cẩn thận
chống tràn đổ và rò rỉ.
Các thùng chứa và container trung gian phải được cảnh báo các thông tin cụ
thể những mối nguy từ hư hại và tràn đổ như ăn mòn, hư hỏng, cháy nổ, tác động
ngoại lực, trong quá trình nâng hạ, quá trình tiếp liệu hay bị phá hoại.
Các kho chứa thứ cấp phải có cấu trúc vững chắc và nguyên vẹn, đảm bảo sao
cho trong điều kiện làm việc bình thường không xảy ra tràn đổ, bung nứt.

10


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

Các container, thùng chứa bị hư hỏng, rò rỉ hoặc không chứa hàng phải bị loại
bỏ khỏi nơi làm việc ngay lập tức. Bị thải loại thông qua giấy phép xả thải hoặc
được tái chế lại.
Nếu không có các đề xuất khác, container trung gian phải được đặt trong các
thiết bị bảo vệ, có rào chắn, tường bao hoặc khay chống tràn.
Hệ thống chống tràn thứ cấp được sử dụng để ngăn chặn các tràn đổ và rò rỉ từ
các thùng chứa và container. Hệ thống này bao gồm:
- Kho chứa riêng biệt (biện pháp ngăn chặn ở đây là làm bậc thang, lối đi dựng
đứng, dốc nghiêng, đê chắn hoặc sử dụng các hệ thống tương thích khác)

- Khay chống tràn.
- Bơm hút-đẩy.
- Hố gom.
- Đê ngăn bảo vệ.
- Các vật liệu chống thấm, chống ăn mòn.
Các thiết bị thứ cấp phải tính đến công suất tối đa chứa được, công suất chứa
tối đa của thiết bị thứ cấp luôn bằng 110% thể tích lớn nhất của thùng, container
chứa nhiên liệu, hóa chất. Với các container nhiều ngăn công suất tối đa phải bằng
110% thể tích ngăn lớn nhất hoặc bằng 25% tổng thể tích của các ngăn nằm bên
trong đê bao.
IV.5. Các chất thải
Các chất thải ở đây bao gồm: dầu thải, hóa chất thải, nhiên liệu bẩn...
Các chất thải phải được lưu giữ trong các container chống thấm, hoặc các
thùng chứa đi kèm khay chống tràn.
IV.6. Nước thải
IV.6.1. Nước rửa bê tông, xi măng
Nước rửa bê tông, xi măng từ các hoạt động làm sạch của các trạm trộn, , thiết
bị khuấy trộn xi măng, bơm chuyển có tính kiềm hóa và ăn mòn cao, có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm.
Như vậy, nguồn nước thải này không được phép chảy và tồn lưu vào các kênh
mương có nền xốp và dễ thấm. Chúng ta nên xây dựng hệ thống kênh mương và bể
11


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung


Phiên bản: 01

Trang: 22

chứa nước thải với nền chống thấm để ngăn chặn nguồn nước thải tiếp xúc với nước
ngầm.
IV.6.2. Nước thải sinh hoạt
Trong các công trường xây dựng hay nhà máy tạm thường không có các kênh
mương được xây dựng cố định. Chúng ta cần sử dụng các bể phốt, dùng để lưu chứa
nước thải sinh hoạt. Các bể phốt phải đảm bảo không bị rò rỉ, nứt vỡ. Cần có người
theo dõi và giám sát các bể này để tránh bị tràn đổ. Trong trường hợp bể chuẩn bị
đầy, cần ngay lập tức gọi xe hút đến để xử lý.
IV.7. Quá trình vận chuyển và tiếp nhiên liệu
Các nhà thầu chính và nhà thầu phụ cần hết sức thận trọng trong công tác vận
chuyển trong công trường. Đặc biệt là khi vận chuyển các hóa chất, các vật tư nguy
hiểm. Cụ thể như sau:
- Tất cả quá trình vận chuyển phải được giám sát bởi người có trách nhiệm. Kho
chứa vật tư và nhiên liệu phải được kiểm tra cẩn thận trước khi quá trình
xuống hàng và tiếp nhiên liệu diễn ra. Đảm bảo sao cho nhiên liệu, hóa chất
được bơm đúng vị trí, phù hợp với công suất chứa.
- Nếu không có cảnh báo thì sẽ không được thực hiện quá trình tiếp nhiên liệu.
- Nhiên liệu và các vật liệu dạng lỏng được bơm tiếp liệu vào trong khu vực hạn
chế của hệ thống chống tràn thứ cấp.
- Ống tiếp nhiên liệu phải được lắp đặt phù hợp, thuận tiện. Khóa vòi tiếp liệu
phải được đánh dấu rõ ràng kèm tên loại nhiên liệu, công suất và đánh số bồn
chứa. Trước khi bơm tiếp nhiên liệu cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống van,
khóa và ống mềm.
- Tại vị trí ống tiếp liệu nằm ngoài hệ thống chống tràn thứ cấp, cần sử dụng các
khay chống tràn có đủ sức chứa để đảm bảo trong suốt quá trình tiếp nhiên
liệu và vận chuyển không xảy ra tràn đổ.

- Đảm bảo khu vực nâng hạ các bồn chứa nhiên liệu hóa chất phải được xác
định, đánh dấu, đặt các biển cảnh báo rõ ràng và cô lập với hệ thống mương
thoát nước bề mặt.

12


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

IV.8. An ninh
Công tác an ninh cũng là một trong những biện pháp để ngăn chặn sự cố tràn
đổ từ các hoạt động phá hoại từ con người. Biện pháp an ninh bao gồm:
- Lắp đặt hàng rào xung quanh khu vực kho chứa, bố trí các khóa cửa tại các vị
trí ra vào để ngăn chặn những người không có trách nhiệm ra vào.
- Với các vị trí vòi và van xả nhiên liệu, hóa chất phải bố trí lắp đặt thêm các
khóa van và khóa vòi. (Khi không sử dụng, phải luôn luôn khóa)
- Đặt các biển cảnh báo hướng dẫn sử dụng rõ ràng tại các vị trí van và vòi xả
nhiên liệu.
- Các van và vòi ưu tiên sử dụng bằng thép chống rỉ và có thể quan sát rõ ràng
độ đóng mở.
IIV. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp sự cố tràn đổ
IIV.1. Kế hoạch ứng phó

Điều đầu tiên khi xây dựng kế hoạch ứng phó là cần xây dựng đội ngũ nhân
lực đi kèm. Lực lượng xử lý sự cố là tất cả cán bộ công nhân viên làm việc tại Chi
nhánh đã được huấn luyện và nắm vững kỹ thuật xử lý sự cố tràn đổ sẽ được thông
báo và tập trung tại hiện trường khu vực tràn đổ để tiến hành xử lý.
Mỗi dự án đều có bảng nhân lực ứng phó sự cố tràn đổ riêng biết, tùy thuộc
vào phân công của Chủ nhiệm dự án, người trực tiếp phụ trách. Bảng này thể hiện
về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố. (tham khảo tại phụ
lục số 1)
Khi xảy ra sự cố thì các giám sát, giám sát an toàn sẽ sử dụng hệ thống còi báo
động, sơ tán nhân sự, thông báo bằng điện thoại hoặc trực tiếp cho Giám đốc an
toàn và người chịu trách nhiệm biết tình hình.
Giám đốc an toàn hoặc người trực tiếp phụ trách phải trực tiếp chỉ huy xử lý
sự cố tràn đổ hóa chất.
Phụ trách kho, hoặc các giám sát khu vực phải báo động sơ tán những người
không phận sự ra khỏi khu vực xảy ra sự cố, nếu có người bị nạn thì phải di chuyển
ngay lập tức nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm và tiến hành sơ cấp cứu trước khi
chuyển cơ sở y tế.
13


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22


Tập hợp những người được phân công nhiệm vụ và đã được đào tạo về xử lý
sự cố tràn đổ tại hiện trường tràn đổ, nắm tình hình chung và triển khai hoạt động
xử lý.
Trang bị bảo hộ đầy đủ cho công nhân trước khi tiến hành xử lý sự cố. Huy
động phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố đã được trang bị vào quá trình thực
hiện xử lý. (thảm khảo tại phụ lục số 1)
IIV.2. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với
lực lượng bên ngoài
Giám đốc an toàn sẽ tùy tình hình sự cố mà thông báo cho cơ quan chức năng
địa phương (UBND phường, xã, cơ quan PCCC, Ban quản lý Khu Kinh tế và cơ sở
y tế…) và các đơn vị xunh quanh… để có biện pháp hỗ trợ.
Sau khi xử lý sự cố, Giám đốc an toàn phải xác định nguyên nhân gây ra sự
cố, thực hiện các biện pháp khắc phục đối với môi trường và sức khỏe cộng động.
Báo cáo bằng văn bản tình hình xử lý và khắc phục sự cố về Chi nhánh.
IIV.3. Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ
Hằng năm, công ty phải cử cán bộ phụ trách an toàn môi trường - hóa chất và
những người lao động trực tiếp tham gia xử lý sự cố tràn đổ tham gia các khóa đào
tạo an toàn cần thiết do các tổ chức được cấp phép đào tạo. Những nhân viên không
làm việc trực tiếp tại công trường cũng sẽ được công ty phổ biến các biện pháp xử
lý và ứng phó với sự cố nếu gặp phải tình huống bất ngờ.
Công ty sẽ tổ chức diễn tập phòng ngừa ứng phó sự cố khi có yêu cầu của đơn
vị chức năng.
IIV.4. Phương án khắc phục hậu quả tràn đổ
Phương án khắc phục hậu quả sự cố tràn đổ được lập theo quy định của Luật
bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung của
phương án khắc phục hậu quả sự cố bao gồm các vấn đề sau:
- Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự
lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng.
Khi xảy ra tràn đổ và trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường thì việc đầu
tiên giám đốc an toàn và các giám sát an toàn cần phải làm là tiến hành xác định

14


I

Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ
Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, thực hiện các biện pháp
ngăn chặn, hạn chế sự lan rộng và tác động của chất tràn đổ.
- Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường.
Khi sự cố tràn đổ có những ảnh hưởng xấu tới môi trường đã được xác định
thì Chi nhánh sẽ tiến hành các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
như thu hồi triệt để chất bị tràn đổ, làm sạch mặt bằng và môi trường nơi tràn đổ rò
rỉ, đền bù thiệt hại cho người dân và môi trường… đồng thời thực hiện các biện
pháp theo yêu cầu của cơ quan chức năng quản lý nhà nước về môi trường.
- Xây dựng bảng hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm
sạch khu vực bị ô nhiễm do sự tràn đổ.

15


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I


Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

Phụ lục số 1

Bảng số 1. Bảng nhân lực ứng phó sự cố tràn đổ
STT

1

2

3

Họ và tên

Ôn/bà..............

Ông/bà..............

Ông/bà.........

Chức vụ

Giám đốc an
toàn


Giám sát an
toàn

Nhân viên

Nhiệm vụ

Trực tiếp chỉ huy
ứng phó sự cố

Tuân theo sự
phân công của
giám đốc an
toàn.Chỉ đạo các
nhân viên ứng
cứu sự cố.

Tuân theo sự
phân công của
giám đốc an toàn
và giám sát an
toàn, trực tiếp
tham gia ứng cứu
sự cố.

16

Nghiệp vụ
-


Quản lý An toàn
lao động.

-

Kỹ thuật an toàn
làm việc với hóa
chất, chống tràn
đổ hóa chất,
dầu...

-

Quản lý An toàn
lao động.

-

Kỹ thuật an toàn
làm việc với hóa
chất, chống tràn
đổ hóa chất,
dầu...

-

Kĩ thuật sơ, cấp
cứu.


-

Kỹ thuật an toàn
làm việc với hóa
chất, chống tràn
đổ hóa chất,
dầu...


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

Bảng 2. Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự tràn đổ
STT

Thiết bị,phương
tiện

1

Bình chữa cháy

2


Bình chữa cháy

3

Thùng vôi bột

4

Thùng chứa cát

5

Thùng chứa nước

6

Xẻng

7



8

Mặt nạ phòng độc

9

Găng tay su


10

Ủng cao su

11

Tủ thuốc cấp cứu

12

...................

Số
lượng

Đặc trưng
kỹ thuật

17

Tình
trạng sử
dụng

Nơi bố trí thiết
bị, phương tiện


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ


I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

Phiên bản: 01

Trang: 22

Bảng 3. Bảng hướng dẫn các kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố
tràn đổ

STT

1

Loại chất bị tràn đổ

Kiềm, bazo

Tràn đổ, dò rỉ
ở mức vừa và
nhỏ

Tràn đổ, dò rỉ
ở diện rộng

1. Hủy bỏ tất
cả các nguồn
đánh lửa.


1. Hủy bỏ tất
cả các nguồn
đánh lửa.

2. Thông gió
diện tích tràn
đổ hóa chất.

2. Thông gió
khu vực rò rỉ
hoặc tràn.

3. Trang bị bảo
hộ lao động
đầy đủ trước
khi tiến hành
xử lý.

3. Mang thiết
bị phòng hộ cá
nhân phù hợp
trước khi tiến
hành xử lý sự
cố.

4. Thu hồi hóa
chất tràn đổ
vào thùng chứa
chất thải hóa

học kín.

4. Cô lập khu
vực tràn đổ,
nghiêm cấm
người không
có nhiệm vụ
vào khu vực
tràn đổ hóa
chất.

5. Hóa chất
tràn đổ phải
được xử lý tại
nhà máy sản
xuất hoặc do
đơn vị có chức
năng xử lý
chất thải nguy
hại xử lý.

5. Thu hồi hóa
chất tràn đổ và
chứa trong
thùng chứa
chất thải hóa
học kín.

6. Hóa chất
tràn đổ phải

được xử lý tại
nhà máy sản
xuất hoặc do
đơn vị có chức

18

Lưu ý

Sử dụng
phương
pháp thu
hồi
không
tạo ra bụi
hóa chất.
Nước rửa
làm sạch
khu vực
tràn đổ rò
rỉ không
được xả
ra hệ
thống
thoát
nước
chung.
Ngăn
ngừa bụi
hóa chất

và giảm
thiểu sự
tán xạ
bằng
nước
hoặc
phun ẩm.


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

STT

Loại chất bị tràn đổ

Phiên bản: 01

Tràn đổ, dò rỉ
ở mức vừa và
nhỏ

Trang: 22

Tràn đổ, dò rỉ
ở diện rộng


Lưu ý

năng xử lý
chất thải nguy
hại xử lý.

2

Axit

1. Thông gió
diện tích tràn
đổ hóa chất.

1. Thông gió
khu vực rò rỉ
hoặc tràn.

2. Cách ly mọi
nguồn đánh
lửa.

2. Hủy bỏ tất
cả các nguồn
lửa.

3. Trang bị bảo
hộ lao động
đầy đủ trước
khi tiến hành

xử lý.

3. Mang thiết
bị phòng hộ cá
nhân phù hợp
trước khi tiến
hành xử lý.

4. Hấp thụ hóa
chất tràn đổ
bằng chất liệu
trơ (như
vermiculite,
cát hoặc đất)
sau đó đựng
trong thùng
chứa chất thải
kín.

4. Cô lập khu
vực tràn đổ,
nghiêm cấm
người không
có nhiệm vụ
vào khu vực
tràn đổ hóa
chất.

5. Hóa chất
tràn đổ và vật

liệu hấp thụ
phải được xử
lý tại nhà máy
sản xuất hoặc
do đơn vị có
chức năng xử
lý chất thải
nguy hại xử lý.

5. Hấp thụ hóa
chất tràn đổ
bằng chất liệu
trơ (như
vermiculite,
cát hoặc đất),
sau đó đựng
trong thùng
chứa chất thải
kín.
6. Hóa chất
tràn đổ phải
được xử lý tại

19

Không
sử dụng
chất liệu
dễ cháy
(như

mùn
cưa).
Nước rửa
làm sạch
khu vực
tràn đổ rò
rỉ không
được xả
ra hệ
thống
thoát
nước
chung.
Phun
nước để
giải tán
hơi hóa
chất bảo
vệ nhân
viên
trong khi
xử lý rò
rỉ hạn
chế tiếp
xúc với
hóa chất.
Sử dụng
dụng cụ
và thiết
bị không

phát ra
tia lửa.


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

STT

Loại chất bị tràn đổ

Phiên bản: 01

Tràn đổ, dò rỉ
ở mức vừa và
nhỏ

Trang: 22

Tràn đổ, dò rỉ
ở diện rộng
nhà máy sản
xuất hoặc do
đơn vị có chức
năng xử lý
chất thải nguy
hại xử lý.


3

1. Ngăn chặn
tất cả các
nguồn phát
sinh tia lửa tại
khu vực tràn
đổ.

1. Thông gió
khu vực rò rỉ
hoặc tràn.

2. Thông gió
diện tích tràn
đổ xăng, (nếu
trong không
gian hạn chế)

2. Hủy bỏ tất
cả các nguồn
lửa.

3. Trang bị bảo
hộ lao động
đầy đủ trước
khi tiến hành
Xăng&các hợp chất dễ cháy xử lý.
khác

4. Sử dụng các
loại vật liệu
thấm, hút
xăng, bộ skill
kit dùng cho
xăng dầu.

3. Mang thiết
bị phòng hộ cá
nhân phù hợp
trước khi tiến
hành xử lý.

5. Thu gom vật
liệu thấm hút,
đưa vào các
thùng chứa có
nhãn cảnh báo
phù hợp. Sau
đó đưa đến các
khu xử lý chất

5. Hấp thụ
xăng tràn đổ
bằng chất liệu
trơ (như
vermiculite,
cát, mùn cưa),
sau đó đựng
trong thùng


20

4. Cô lập khu
vực tràn đổ,
nghiêm cấm
người không
có nhiệm vụ
vào khu vực
tràn đổ hóa
chất.

Lưu ý


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

STT

Loại chất bị tràn đổ

Phiên bản: 01

Tràn đổ, dò rỉ
ở mức vừa và
nhỏ

thải nguy hại
riêng biệt được
cấp phép của
nhà nước.

Trang: 22

Tràn đổ, dò rỉ
ở diện rộng
chứa chất thải
kín.

6. Các vật liệu
hấp thụ tràn đổ
phải được xử
lý tại nhà máy
xử lý rác thải
hoặc do đơn vị
có chức năng
xử lý chất thải
nguy hại xử lý.
7. Nếu không
thể tự khắc
phục, phải liên
hệ với các cơ
quan chính
quyền, đơn vị
PCCC địa
phương để
nhận sự trợ

giúp
1. Thông gió
diện tích tràn
đổ dầu, (nếu
trong không
gian hạn chế)

4

Dầu và sản phẩm của Dầu

2. Trang bị bảo
hộ lao động
đầy đủ trước
khi tiến hành
xử lý.

21

1. Với các sự
cố tràn đổ lớn
phải liên hệ
với các cơ
quan chính
quyền, đơn vị
PCCC địa
phương để
nhận sự trợ
giúp


Lưu ý


Quy định an toàn và kế hoạch phòng chống tràn đổ

I

Số: 01-HSSE/ref doc/nguyenthanhhung

STT

Loại chất bị tràn đổ

Phiên bản: 01

Tràn đổ, dò rỉ
ở mức vừa và
nhỏ
3. Sử dụng bộ
spillkit dành
riêng cho Dầu,
Các vật liệu
thấm dầu, phao
quây nếu cần.
4. Thu gom vật
liệu thấm hút,
đưa vào các
thùng chứa có
nhãn cảnh báo
phù hợp

5. Vận chuyển
các vật liệu
thấm hút đến
những khu xử
lý chuyên biệt
được cấp phép
của chính
quyền địa
phương.

22

Trang: 22

Tràn đổ, dò rỉ
ở diện rộng

Lưu ý



×