Tải bản đầy đủ (.pdf) (267 trang)

QLNN về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 267 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TẠ VĂN VIỆT

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TẠ VĂN VIỆT

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 62 34 04 03


LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Hoàng Văn Chức
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các tài liệu, số
liệu trích dẫn hoặc kết quả điều tra, khảo sát trong luận án là trung thực. Kết quả
nghiên cứu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác.
Tác giả luận án
Tạ Văn Việt


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc
Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sau đại học cùng toàn thể các Thầy,
Cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện cho nghiên cứu
sinh hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến hai thầy hướng
dẫn khoa học PGS.TS. Hoàng Văn Chức và PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng đã
tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến khoa học trong thời gian thực
hiện luận án.
Xin gửi lời cảm ơn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện thuận
lợi cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn là nguồn động viên quý báu trong suốt quá

trình thực hiện luận án.
Nghiên cứu sinh

Tạ Văn Việt


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.........................................................................................................12
1.1. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu .12
1.2. Các công trình nghiên cứu về ứng phó với biến đổi khí hậu .........................18
1.3. Các công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ... 26
1.4. Một số nhận xét về các nghiên cứu đi trước ..................................................32
1.5. Những vấn đề luận án cần tiếp tục làm rõ .....................................................32
Chƣơng 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ..............................................................................................35
2.1. Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu .........................................35
2.1.1. Thời tiết, khí hậu và hiệu ứng nhà kính................................................35
2.1.2. Biến đổi khí hậu....................................................................................37
2.1.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu ...............................................................40
2.2. Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ...........................................43
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ............43
2.2.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ..........44

2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ..............46
2.2.4. Phương thức quản lý ............................................................................53
2.2.5. Chủ thể và đối tượng quản lý ...............................................................54
2.2.6. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu .56
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý nhà nước về ứng phó với
biến đổi khí hậu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................61


2.3.1. Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở một số quốc gia ..61
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................71
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................75
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM ...............................................................................76
3.1. Khái quát về biến đổi khí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam ......76
3.1.1. Khái quát về vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu của Việt Nam...............76
3.1.2. Khái quát thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam ..............................78
3.1.3. Khái quát thực trạng ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam ................80
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam ...............................................................................................................82
3.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình ứng phó với
biến đổi khí hậu ..............................................................................................82
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với
biến đổi khí hậu ..............................................................................................89
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ..........96
3.2.4. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước ứng phó với biến đổi khí hậu ..........102
3.2.5. Đầu tư và huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu ............104
3.2.6. Hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu ..............................108
3.2.7. Thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng phó với biến
đổi khí hậu ....................................................................................................111
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam ....112

3.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................112
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại .......................................................................114
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ...........................................116
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................119
Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM ..........120
4.1. Phương hướng ứng phó với biến đổi khí hậu ..............................................120
4.1.1. Quan điểm của Đảng về ứng phó với biến đổi khí hậu ......................120
4.1.2. Mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu...............................................122


4.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm cho ứng phó với biến đổi khí hậu ......................123
4.2. Xu thế biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam ..........125
4.2.1. Xu thế biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế kỷ XXI ............125
4.2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam .............126
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Việt Nam ...................................................................................................128
4.3.1. Nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu........................128
4.3.2. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, chương trình ứng phó với biến đổi
khí hậu ..........................................................................................................130
4.3.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu 132
4.3.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi
khí hậu ..........................................................................................................137
4.3.5. Phát triển nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu ..................140
4.3.6. Huy động, mở rộng nguồn lực và xã hội hóa để ứng phó với biến đổi
khí hậu ..........................................................................................................142
4.3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu ...........147
4.3.8. Thanh tra, kiểm tra trong việc bảo đảm các mục tiêu ứng phó với biến
đổi khí hậu ....................................................................................................150
4.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi và điều kiện bảo đảm thực hiện giải pháp ..151

4.4.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ..................151
4.4.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp ......................................................153
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ......................................................................................155
KẾT LUẬN ............................................................................................................156
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................160
1. Khuyến nghị với Quốc hội .......................................................................160
2. Khuyến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành ........................................161
3. Khuyến nghị với các địa phương .............................................................166
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..........................................168
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................169
PHỤ LỤC ...............................................................................................................179


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TT
1.
2.
3.
4.
5.

Chữ viết tắt
BĐKH
BVMT
COP
ĐBSCL
ĐBSH

6.


INDC

7.

IPCC

8.
9.
10.
11.

KHHĐ
KNK
KT-XH
NBD

12. NCCC
13. NCCS
14. NTP-RCC
15. PTBV
16. QLNN
17. SP-RCC
18. TN&MT
19. UNFCCC

20. VGGS
21. VPCC

Diễn giải

Biến đổi khí hậu
Bảo vệ môi trường
Hội nghị giữa các bên về biến đổi khí hậu (Conference of Parties)
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định
(Intended Nationally Determined Contributions)
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)
Kế hoạch hành động
Khí nhà kính
Kinh tế - Xã hội
Nước biển dâng
Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu
(National Climate Change Committee)
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
(National Climate Change Strategy)
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
(National Target Program to Respond to Climate Change)
Phát triển bền vững
Quản lý nhà nước
Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
(Support Program to Respond to Climate Change)
Tài nguyên và môi trường
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
hoặc Công ước Khí hậu (United Nations Framework
Convention on Climate Change)
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
(Vietnam National Green Growth Strategy)
Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu

(Vietnam Panel on Climate change)


DANH MỤC BẢNG, BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

1. DANH MỤC BẢNG

trang

Bảng 2.1. Các bên thuộc Phụ lục I của Công ước khí hậu ............................ 62
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát bước đầu xây dựng khung pháp lý về ứng phó
với biến đổi khí hậu ...................................................................... 96
Bảng 3.2. Khảo sát sự cần thiết việc thành lập đơn vị chuyên trách quản lý
về biến đổi khí hậu ........................................................................ 99
Bảng 3.3. Khảo sát việc phối hợp giữa các bộ, ban, ngành từ trung ương đến
địa phương .................................................................................. 101
Bảng 3.4. Khảo sát đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực BĐKH từ trung
ương đến địa phương .................................................................. 104
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các giải pháp ....................... 152
2. DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mô tả hiệu ứng nhà kính của trái đất ............................................ 37
3. DANH MỤC BẢN ĐỒ

Bản đồ 3.1. Bản đồ khí hậu chung của Việt Nam ........................................... 77
4. DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của Ủy ban quốc gia về BĐKH ......................... 97
Sơ đồ 3.2. Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu ............... 98
Sơ đồ 3.3. Tổ chức bộ máy Cục biến đổi khí hậu ........................................ 100

Sơ đồ 4.1. Đề xuất tổ chức của Cục biến đổi khí hậu .................................. 139


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát dành cho đối tượng là cán bộ, công chức
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát dành cho đối tượng là người dân
Phụ lục 3: Kết quả khảo sát với đối tượng là cán bộ, công chức
Phụ lục 4: Kết quả khảo sát với đối tượng là người dân
Phụ lục 5: Chia vùng khí hậu của các tỉnh/thành phố ở Việt Nam
Phụ lục 6: Bản đồ biến đổi nhiệt độ, lượng mưa trung bình năm và nguy cơ ngập ứng
với mực nước biển dâng 100 cm
Phụ lục 7: Triển khai các chương trình, dự án của các Bộ
Phụ lục 8: Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biến đổi khí hậu
Phụ lục 9: Danh mục các hành động chính sách trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ
ứng phó với biến đổi khí hậu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến
đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) và
môi trường toàn cầu. Theo báo cáo của Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương vì biến
đổi khí hậu, mỗi năm biến đổi khí hậu đang làm cho tổng sản lượng kinh tế thế giới
mất đi 1,6%, tương đương với 1.200 tỷ USD. Nếu không nhanh chóng có biện pháp
khắc phục, tổn thất sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới (ước tính Trung Quốc sẽ phải
gánh chịu phần tổn thất lớn nhất khoảng hơn 1.200 tỷ USD; Mỹ có thể mất đi 2%
GDP; và Ấn Độ cũng bị thiệt hại trên 5% GDP).[8]
Nhiều nơi trên thế giới đã phải hứng chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn,
nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt, gây thiệt hại lớn về tính
mạng con người và vật chất. Sẽ có khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới sẽ khó khăn về

nước sạch và 600 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực do ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu toàn cầu trong những năm tới. Biến đổi khí hậu kéo theo nạn đói
và bệnh tật, tình trạng ô nhiễm không khí với lượng khí thải CO2 quá lớn đang làm
cho 50 triệu người chết mỗi năm. Nếu các quốc gia không làm gì, số người chết do
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có nguy cơ lên đến 100 triệu vào năm 2030. [131]
Tình trạng ấm lên toàn cầu do tác động của khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nước
biển dâng (NBD) và các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ đe dọa đến cuộc sống của
hàng triệu người dân. Hàng năm, có tới 5 triệu người chết do ô nhiễm không khí, nạn
đói và bệnh tật vì tác động của biến đổi khí hậu và lượng khí thải CO2 quá lớn. Nếu
các loại nhiên liệu hóa thạch thải nhiều khí thải có hại tiếp tục được sử dụng, số
người chết có thể lên tới 6 triệu người vào năm 2030. [131]
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến
đổi khí hậu. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngày
càng nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày
càng khó lường, thì những nghiên cứu về biến đổi khí hậu càng cần được đẩy mạnh.

1


Trong Báo cáo đánh giá tác động lần thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ về biến
đổi khí hậu (IPCC) thì các nhà khoa học đã chắc chắn đến 95% rằng các hoạt động
của con người đang là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Vì vậy, con
người cần phải có những hành động khẩn trương và phù hợp để ngăn chặn những
biến đổi đó nếu không muốn phải gánh chịu những hậu quả từ chính hoạt động của
mình. [109][110]
Ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự
tham gia và hợp tác hành động của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hội nghị lần thứ
22 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
(COP22) diễn ra vào tháng 11 năm 2016 là Hội nghị đầu tiên của các Bên tham gia
Công ước kể từ khi Thỏa thuận Paris lịch sử được thông qua tại Hội nghị COP21

năm 2015. Đây được coi là Hội nghị hành động nhằm triển khai thực hiện những nội
dung các Bên đã thống nhất cách đây một năm tại Paris. Với sự tham gia của gần
26.000 đại biểu từ 195 quốc gia, trong đó có 70 nguyên thủ, Hội nghị đã thông qua
“Tuyên bố Hành động Marakes” nhằm kêu gọi thống nhất hành động trong ứng phó
với biến đổi khí hậu, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc thực hiện đầy đủ các cam kết trong Thỏa thuận Paris, khẳng định
xu thế ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu rất mạnh mẽ, không thể đảo ngược.
Nhận thức được tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm
trọng, là nguy cơ hiện hữu cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát
triển bền vững (PTBV) của đất nước, Đảng và Nhà nước đã xác định biến đổi khí
hậu là nội dung quan trọng trong nhiều chương trình nghị sự. Là quốc gia chịu ảnh
hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã nỗ lực triển khai thực hiện Công
ước khí hậu, Nghị định thư Kyoto, đặc biệt là tăng cường hợp tác, đối tác trong ứng
phó với biến đổi khí hậu, theo tinh thần của Thỏa thuận Paris. Chính phủ Việt Nam
đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris bao gồm 5 trụ cột chính: giảm
nhẹ, thích ứng, minh bạch, tài chính khí hậu và quản lý nhà nước với 3 nhóm nhiệm
vụ tăng cường chủ động thích ứng với thiên tai và giám sát khí hậu; đảm bảo an
sinh xã hội; ứng phó với nước biển dâng và ngập lụt đô thị.

2


Nhiều giải pháp được đưa ra một cách kịp thời và tương đối toàn diện như xây
dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho 63 tỉnh, thành và kịch bản nước biển dâng cho
28 tỉnh ven biển, có bản đồ chi tiết về vấn đề nước biển dâng cho Hoàng Sa và
Trường Sa…, nghiên cứu các giống cây trồng mới ở những vùng hạn hán kéo dài và
đất đai bị xâm ngập mặn, tích cực triển khai Chiến lược quốc gia về biến đổi khí
hậu và các chiến lược Tăng trưởng xanh, Phòng, chống thiên tai, Phát triển năng
lượng tái tạo... với nhiều chương trình, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm
phát thải khí nhà kính…

Ứng phó với biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực đã đạt được những kết quả
quan trọng. Nhận thức về biến đổi khí hậu, cả về nguy cơ, thách thức và những cơ
hội đã có chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân; thể chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu từng bước được xây dựng
và hoàn thiện; nguồn lực và các điều kiện cơ bản để ứng phó với biến đổi khí hậu
bước đầu được chú trọng.
Tuy nhiên, quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam vẫn
còn nhiều bất cập chưa bắt kịp sự biến đổi khôn lường của khí hậu và nhu cầu phát
triển của xã hội. Mặc dù đã có Chiến lược, Kế hoạch hành động (KHHĐ) quốc gia
nhưng vẫn còn thiếu các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để thể chế hóa các chủ
trương, giải pháp của Đảng về ứng phó với biến đổi khí hậu. Một số chủ trương,
giải pháp của Đảng liên quan đến biến đổi khí hậu do được đề cập trong nhiều văn
bản chuyên ngành, trong các thời kỳ khác nhau, nên còn thiếu tính đồng bộ, toàn
diện, thậm chí chồng chéo và chỉ chú trọng công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên
tai, chưa đề cập đúng mức tới chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Chưa có
chính sách, phù hợp thúc đẩy giảm nhẹ khí nhà kính như là một cơ hội về phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Chính sách, pháp luật trong giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính còn chưa đủ mạnh, chưa thể hiện được định hướng giảm nhẹ phát
thải khí nhà kính trong các lĩnh vực có tiềm năng ở Việt Nam như: sử dụng năng
lượng, nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển năng lượng tái tạo,... Tổ
chức quản lý nhà nước, cơ chế điều phối liên ngành mới chỉ được thành lập ở Trung

3


ương và ở một số địa phương, chưa phát huy hiệu quả. Đến nay chưa có tổ chức, bộ
phận hoặc có cán bộ chuyên trách về ứng phó với biến đổi khí hậu ở các Bộ, ngành,
địa phương, đặc biệt là ở những lĩnh vực, địa bàn dễ bị tổn thương trước tác động
của biến đổi khí hậu. Còn thiếu các quy định cụ thể để giải quyết các vấn đề liên
ngành, liên vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Đội ngũ cán bộ làm công tác

quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai ở Trung
ương và địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Mạng
lưới các tổ chức, đơn vị nghiên cứu, tư vấn, dịch vụ về biến đổi khí hậu chưa được
hình thành hoặc đã có nhưng còn yếu, chưa phát huy tác dụng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, vấn đề Quản lý nhà nƣớc về ứng phó với
biến đổi khí hậu ở Việt Nam được lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu. Kết quả từ
nghiên cứu này sẽ là những bằng chứng khoa học, góp phần giúp các nhà hoạch
định chính sách và quản lý môi trường ban hành và điều chỉnh những chủ trương,
chính sách phù hợp và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ứng
phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý nhà nước về ứng phó với
biến đổi khí hậu; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về ứng phó với
biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện
quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, tác giả luận án đưa ra những nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tổng quan quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu của một số
quốc gia trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam;
- Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam; làm rõ những kết quả đạt được, phân tích những hạn chế và nguyên nhân

4


của những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Việt Nam;

- Xác định phương hướng, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi
khí hậu ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi
khí hậu với góc độ chuyên ngành quản lý công.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về ứng phó
với biến đổi khí hậu trên phạm vi cả nước.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về
ứng phó với biến đổi khí hậu từ năm 2002 đến nay (thời điểm Bộ Tài nguyên và
Môi trường được giao là cơ quan đầu mối quốc gia về biến đổi khí hậu tại Nghị
định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan
điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam về biến đổi khí
hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng
những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Trong khuôn khổ của luận án, tác giả đã tiến hành nghiên cứu: các công trình
nghiên cứu (trong và ngoài nước) đi trước về ứng phó với biến đổi khí hậu; vai trò

5



của nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý nhà nước về ứng phó với
biến đổi khí hậu nhằm xây dựng cơ sở lý luận quản lý nhà nước về ứng phó với biến
đổi khí hậu; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về biến đổi khí hậu
và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; số liệu thống kê từ báo cáo của các cơ
quan liên quan.
Luận án tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cần làm sáng rõ cả về mặt lý
luận và thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu để xây dựng Chương 1,
tổng quan tình hình nghiên cứu; những vấn đề lý luận ở Chương 2; thực trạng quản
lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong Chương 3 và nghiên
cứu quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong ứng phó
với biến đổi khí hậu ở Chương 4.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Đây là phương pháp rất quan trọng đối với quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở
các tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được, tác giả sẽ phân tích, đánh giá, xem
xét trên các khía cạnh khoa học quản lý công. Từ đó, tổng hợp lại để có những kết
luận, những đề xuất phù hợp với lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về
ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh:
So sánh một số quan niệm xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu, ứng phó với biến
đổi khí hậu và đưa ra quan điểm của tác giả. Luận án cũng so sánh mục tiêu của các
văn bản quy phạm pháp luật với kết quả thực tiễn để đưa ra các giải pháp hoàn thiện
quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Thu thập các dữ liệu về kết quả quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí
hậu; thu thập dữ liệu về quan điểm, đánh giá của cán bộ, công chức, các chuyên gia,
tổ chức và công dân trong vấn đề quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu;
thu thập các ý kiến, đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về
ứng phó với biến đổi khí hậu.


6


Hiện nay ở Việt Nam đang lưu hành 2 sơ đồ phân vùng khí hậu là sơ đồ phân
vùng khí hậu của nhóm tác giả Nguyễn Hữu Tài và cộng sự ở Viện Khoa học Khí
tượng Thủy văn và sơ đồ phân vùng khí hậu của các tác giả Nguyễn Đức Ngữ và
Nguyễn Trọng Hiệu. Tuy nhiên, trong luận án nghiên cứu sinh sử dụng sơ đồ phân
vùng của Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu bởi sơ đồ này có sử dụng nguồn
số liệu được cập nhật đến năm 2000. Theo đó, ngoài hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, khí hậu Việt Nam được phân làm 7 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng
bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ. [Phụ lục 5]
Nghiên cứu sinh tổ chức lấy ý kiến của các cán bộ, công chức tại một số Bộ có
ảnh hưởng trực tiếp tới quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu (Số phiếu
khảo sát gửi đi là 240 phiếu, số phiếu thu về 240 phiếu) và lấy ý kiến của cán bộ
công chức và người dân tại 7 tỉnh, thành phố nằm trong 7 vùng khí hậu khác nhau
của Việt Nam (mỗi vùng khí hậu lấy 01 tỉnh, thành phố làm đại diện, số phiếu khảo
sát gửi đi là 280 phiếu, số phiếu thu về 280 phiếu). Cụ thể như sau:
Địa điểm khảo sát

TT

Số mẫu phiếu
Cán bộ
Ngƣời dân

ĐỐI VỚI CẤP TRUNG ƢƠNG
Luận án tổ chức lấy ý kiến của các cán bộ, công chức tại một số Bộ có ảnh hưởng
trực tiếp tới hoạt động quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
1 Bộ Tài nguyên và Môi trường

40
2

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

20

3

Bộ Công thương

20

4

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

20

5

Bộ Tài chính

20

6

Bộ Khoa học và Công nghệ

20


7

Bộ Giáo dục và Đào tạo

20

8

Bộ Thông tin và Truyền thông

20

9

Bộ Giao thông Vận tải

20

10

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

20

11

Bộ Y tế

20

TỔNG SỐ

240
7


ĐỐI VỚI CẤP ĐỊA PHƢƠNG
Luận án lấy ý kiến của cán bộ công chức và người dân tại các tỉnh, thành phố nằm trong 7
vùng khí hậu khác nhau của Việt Nam (mỗi vùng khí hậu lấy 01 tỉnh làm đại diện)
1

Tỉnh Điện Biên ở vùng Tây Bắc

20

20

2

Tỉnh Tuyên Quang ở vùng Đông Bắc bộ

20

20

3

Tỉnh Thái Bình ở vùng Đồng bằng Bắc bộ

20


20

4

Tỉnh Thừa Thiên – Huế ở vùng Bắc Trung bộ

20

20

5

Thành phố Đà Nẵng ở vùng Nam Trung bộ

20

20

6

Tỉnh Đắk Lắk ở vùng Tây Nguyên

20

20

7

Tỉnh Bến Tre ở vùng Nam bộ


20

20

140

140

TỔNG SỐ

Luận án sử dụng phần mềm phân tích, thống kê SPSS phiên bản 22.0 để xử lý
số liệu khảo sát từ 520 phiếu khảo sát thu được. [28]
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của luận án
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra như thế nào ? Ứng phó với biến đổi khí
hậu hiện nay ra sao ? Nhà nước có vai trò gì trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ?
- Quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam có những
nội dung nào ? Phương thức quản lý ra sao ?
- Thực trạng quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
hiện nay thế nào ?
- Giải pháp nào để tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về ứng phó với biến
đổi khí hậu ở Việt Nam từ nay đến 2020 và sau 2020 ?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và cần có sự
chung tay của cả cộng đồng nhưng vai trò của nhà nước là đặc biệt quan trọng bởi
biến đổi khí hậu đã vượt qua ranh giới của một vấn đề mang tính khoa học thuần
túy để trở thành vấn đề mang tính chính trị.
- Việt Nam đã có những hành động kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu,
nhưng nếu có được một thể chế, chính sách, một bộ máy tổ chức độc lập hơn, đội


8


ngũ cán bộ, công chức chuyên trách có trình độ, cơ chế phối hợp liên ngành, liên
vùng và cơ chế tài chính phù hợp thì quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí
hậu sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án bổ sung, phát triển lý luận quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi
khí hậu. Ở Việt Nam, các vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu đã được tập trung
nghiên cứu, tuy nhiên, khía cạnh vai trò quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi
khí hậu ở Việt Nam còn tiếp cận chưa mang tính hệ thống và toàn diện. Việc xác
định vai trò quản lý nhà nước trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu trong mối
tương quan với các chủ thể khác cần được làm rõ để chỉ ra nhà nước cần phải làm gì
để ứng phó và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án tổng quan được những công trình nghiên cứu của các tác giả ở
trong và ngoài nước về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu và vai trò của
Nhà nước trong hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quản lý nhà nước về ứng
phó với biến đổi khí hậu của một số quốc gia, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam.
- Luận án chỉ rõ thực trạng biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu
ở nước ta hiện nay. Đồng thời nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về ứng phó
với biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay; đánh giá, chỉ ra kết quả đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
- Xác định phương hướng và đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm tiếp tục
hoàn thiện quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong

học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cho những người quan tâm đến quản lý nhà nước
về ứng phó với biến đổi khí hậu trong quản lý, hoạch định chính sách về môi trường
nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng.

9


7. Những đóng góp mới của luận án
7.1. Về lý luận
Luận án bổ sung làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước về ứng phó với biến
đổi khí hậu: khái niệm quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu; nội dung
quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; bài học kinh nghiệm
quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu cho Việt Nam.
7.2. Về thực tiễn
Luận án tổng quan được thực trạng nghiên cứu về biến đổi khí hậu, ứng phó
với biến đổi khí hậu và quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu trên thế
giới và ở Việt Nam để thấy được đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù đã có một số công
trình nghiên cứu về hoàn thiện chính sách pháp luật trong ứng phó với biến đổi khí
hậu, quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,... song vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Việt Nam hiện nay trên các phương diện từ xây dựng thể chế, chính sách,
pháp luật, tổ chức bộ máy đến các hoạt động kiểm tra, giám sát. Điều này cho phép
nhìn nhận một cách toàn diện những kết quả đạt được, những điểm hạn chế, những
điểm cần tiếp tục được hoàn thiện nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về ứng phó với biến
đổi khí hậu ở nước ta: kiện toàn tổ chức bộ máy cho Cục BĐKH từ nòng cốt là Cục
Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; pháp điển hóa các quy định pháp luật về

ứng phó với BĐKH ở các luật khác nhau thành một đạo luật riêng cho ứng phó với
BĐKH để tạo cơ sở pháp lý cho Cục BĐKH hoạt động có hiệu lực và hiệu quả; xây
dựng cơ chế quản lý giữa Trung ương với địa phương trong lĩnh vực ứng phó với
BĐKH, đặc biệt là tổ chức phân cấp giữa Trung ương với địa phương, tăng tính tự
chủ cho địa phương trong ứng phó với BĐKH.

10


8. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu ở
Việt Nam
Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về ứng
phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

11


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ảnh hƣởng của biến
đổi khí hậu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
BĐKH là một vấn đề mang tính toàn cầu và đặc biệt được quan tâm trong thời
gian gần đây bởi ảnh hưởng sâu rộng của nó tới sự phát triển của con người. Đã có

nhiều nghiên cứu về BĐKH và ảnh hưởng của nó. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án
tác giả tổng quan một số nghiên cứu nổi bật sau đây:
- Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) với tài liệu “Climate
Change 2014: Impacts, Adaptation and Vulnerability: Part A, Global and Sectoral
Aspects, Part B, Regional Aspects”, Báo cáo lần thứ 5 (Báo cáo mới nhất của IPCC)
một lần nữa trở thành tài liệu khoa học tiêu chuẩn cho tất cả những cá nhân hay tổ
chức; cho ngành khoa học tự nhiên và xã hội; các chuyên gia trong y học và pháp
luật, và các nhà khoa học trong quy hoạch môi trường, quản lý tài nguyên, phát triển,
giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH.
Báo cáo đánh giá này cung cấp thông tin về tác động của BĐKH đã xảy ra và
nguy cơ tác động trong tương lai, rủi ro về tác động BĐKH đối với sức khỏe và sự an
toàn của con người và hệ sinh thái, rủi ro về tác động BĐKH cho các hoạt động của
con người, triển vọng cho thích ứng, bao gồm cả các cơ hội, các rào cản, và tài chính.
Bên cạnh đó, bản Báo cáo này còn cung cấp dữ liệu xung quanh vấn đề BĐKH
cho những nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan ở tất cả các cấp chính
quyền, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân trên toàn thế giới. Ví dụ như:
BĐKH và tác động của nó trong tương lai; nguy cơ của BĐKH đối với sức khỏe và
sự an toàn của con người và các hệ sinh thái; nguy cơ của BĐKH đối với các hoạt
động của con người; triển vọng cho thích ứng, bao gồm cả các cơ hội, các rào cản và
tài chính.[109]

12


- Cũng nghiên cứu về BĐKH nhưng tiếp cận dưới một góc nhìn khác, James
Galloway và Jerry Melillo với “Asian Change in the Context of Global Climate
Change” đã chỉ rõ: gần hai phần ba dân số thế giới sống ở Châu Á và nhiều nước
trong khu vực hiện đang trải qua sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế
rất nhanh. Chính các nước đang phát triển ở Châu Á đã và đang góp phần vào sự
BĐKH toàn cầu và đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ những thay đổi đó. Các tác

giả đưa ra những phân tích tổng hợp đầu tiên về mối quan hệ giữa biến đổi toàn cầu
và sự biến đổi của Châu Á, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Trung Quốc, một
quốc gia đang góp phần không nhỏ trong nền kinh tế thế giới nhưng cũng đang phải
hứng chịu những ảnh hưởng lớn từ BĐKH.[116]
- Cuốn sách “Introduction to Modern Climate Change” của Andrew Dessler
xuất bản năm 2011 và được tái bản lần 2 năm 2015, tạm dịch là Giới thiệu về
BĐKH hiện đại. Đây là cuốn sách giáo khoa tập trung nhiều vào vấn đề BĐKH.
Thông qua cuốn sách, tác giả cho chúng ta thấy được chiều sâu, sự hiểu biết đầy đủ
về khoa học BĐKH. Ngay khi tìm hiểu xong cuốn sách, chúng ta có được những
kiến thức nền về BĐKH, sẵn sàng tham gia thảo luận những vấn đề khoa học và phi
khoa học như tùy chọn kinh tế và chính sách. Với việc tiếp cận vấn đề BĐKH theo
hướng lồng ghép vấn đề BĐKH vào kinh tế - chính trị - xã hội, cuốn sách cũng
được coi là tài liệu quý báu cho các nhà hoạch định chính sách nói chung và chính
sách về BĐKH nói riêng. [106]
- Nghiên cứu “Climate Change Adaptation and Development: Transforming
Paradigms and Practices” của Tor Håkon Inderberg, Siri Eriksen, Karen O'Brien,
Linda Sygna đã khẳng định BĐKH đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển. Nó
ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế, cơ sở hạ tầng và tổ chức, cũng như niềm tin,
văn hóa và bản sắc của mỗi quốc gia trên thế giới. Các tác giả đã cho thấy BĐKH
ngày càng trở thành vấn đề cần quan tâm trên con đường phát triển cả ở hiện tại và
tương lai. Bởi vậy, các khía cạnh xã hội dễ bị tổn thương và sự thích ứng cần phải
được đặt lên hàng đầu trong các chính sách phát triển và trong thực tiễn. Cuốn sách
này cung cấp cho người đọc, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực BĐKH và phát triển những hiểu biết hữu ích, qua đó cho họ thấy
rằng thích ứng với BĐKH là một phần tất yếu để phát triển bền vững. [123]

13


1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

- Nghiên cứu BĐKH từ góc nhìn của chuyên gia về khí tượng, hai tác giả
Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu đã xuất bản cuốn sách: ―Khí hậu và tài
nguyên khí hậu Việt Nam‖. Ở đây, các tác giả đã thống kê, phân tích những dao
động và BĐKH như nhiệt độ, lượng mưa và những hiện tượng thời tiết đặc biệt như
bão, front lạnh, đồng thời đánh giá tác động của sự BĐKH toàn cầu đối với khí hậu,
môi trường và một số ngành KT-XH ở Việt Nam. Những thông số này cho thấy
những thách thức đặt ra trong việc bảo đảm mục tiêu hài hòa giữa phát triển KT-XH
với bảo vệ môi trường (BVMT), thích ứng với BĐKH.[59]
- Tiếp cận BĐKH với góc nhìn khái quát và tổng hợp, các nhà khoa học của
Bộ TN&MT đã biên soạn giáo trình “Biến đối khí hậu và Tăng trưởng xanh” năm
2014. Với 227 trang, giáo trình gồm 6 chương bao gồm các vấn đề: i) Các thuật ngữ
BĐKH và tăng trưởng xanh; ii) BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam; iii) Tác động
của BĐKH và tính dễ bị tổn thương; iv) Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH; v) Tăng
trưởng xanh; vi) Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH. Các nội dung
của giáo trình xoay quanh vấn đề giảm nhẹ tác động BĐKH tới các lĩnh vực KTXH, tới xu hướng tăng trưởng xanh và PTBV trên thế giới và tại Việt Nam. Với
những nội dung như trên, cuốn sách không chỉ được coi là tài liệu tham khảo bổ ích
trong đào tạo đại học và sau đại học mà còn được xem như cẩm nang cho những
nhà quản lý trong lĩnh vực môi trường nói chung và BĐKH nói riêng. [20]
Cũng tiếp cận vấn đề BĐKH một cách khái quát nhất mang tính hướng dẫn, giải
đáp những thắc mắc xung quanh BĐKH, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường biên soạn cuốn sách “Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu‖ [101]; tác
giả Trương Quang Học chủ biên cũng như kết hợp với các tác giả khác biên soạn 3
tác phẩm: “Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu” – chủ biên [43], “Hỏi
& Đáp về biến đổi khí hậu‖ – đồng chủ biên [42] và “Một số điều cần biết về biến đổi
khí hậu‖- đồng chủ biên [44].
- Nghiên cứu về BĐKH và ảnh hưởng của BĐKH từ góc độ là những chuyên
gia dự báo và xây dựng kịch bản BĐKH và NBD cho Việt Nam, Bộ TN&MT phát

14



hành ―Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam” với ba kịch bản
được công bố vào các năm 2009, 2012 và 2016. Bộ TN&MT đã phản ánh sự tiến
triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa KT-XH, GDP, phát thải KNK,
BĐKH và mực NBD, cụ thể là các nội dung: i) Biểu hiện của BĐKH, NBD; ii)
Phương pháp xây dựng kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam; iii) Kịch bản BĐKH,
NBD cho Việt Nam; iv) Nguy cơ ngập theo các mực NBD.[16][17][18]
- Quan tâm tới BĐKH với góc độ xem xét, đánh giá tác động của BĐKH tới
Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu như:
Cuốn sách “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” của nhóm tác giả
Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương,
Nguyễn Thị Lan, Vũ Văn Thăng thuộc Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi
trường từ kết quả của đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh,
giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam” đã
giới thiệu những kiến thức cơ bản về BĐKH, thực trạng BĐKH toàn cầu và ở Việt
Nam, kịch bản BĐKH cho Việt Nam, tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực
và các khu vực địa lý - khí hậu trong cả nước. Các tác giả một lần nữa khẳng định
nguyên nhân chính của BĐKH chính là các hoạt động của con người tác động lên
hệ thống khí hậu làm cho hệ thống khí hậu biến đổi. Vì vậy, con người cần phải có
những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi đó bằng chính những hoạt
động phù hợp của con người.[81][82]
Tương tự, Liên hợp quốc với cuốn “Việt Nam và biến đổi khí hậu” cũng trình
bày những điểm cơ bản về BĐKH và những ảnh hưởng của BĐKH đến Việt Nam
[53]. Văn phòng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH biên soạn cuốn
“Sổ tay những điều cần biết về biến đổi khí hậu - tác động của biến đổi khí hậu, các
giải pháp ứng phó” [100]; Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường
biên soạn cuốn “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam‖ [104]. Phạm Văn Tân và cộng sự đã
có Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Nhà nước: ―Nghiên cứu tác động của biến
đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam,


15


×