Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÙI THANH LÂM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHAI THÁC HẢI
SẢN TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TÌNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÙI THANH LÂM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI
HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành:Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI ĐỨC KHÁNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tiêng tôi, số liệu
được trình bày trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong bất kì
công trình khoa học nào.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả Luận văn

năm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài “ Quản lý nhà nước đối với khai thác
hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tình Bình Định, trước hết tôi xin đặc biệt cảm
ơn Thầy hướng dẫn PGS.TS Bùi Đức Kháng đã quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn
và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các thầy cô Học viện Hành
chính quốc gia đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi xin cảm ơn đến Phòng Kinh tế, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã quan tâm,
chia sẻ để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn...................................................................... 9
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI KHAI THÁC HẢI SẢN................................................................... 10
1.1.

Một số khái niệm liên quan.................................................................... 10
1.1.1 Khai thác hải sản ............................................................................ 10
1.1.2 Quản lý nhà nước ........................................................................... 12
1.1.3 Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ................................... 14


1.2.

Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ............ 18
1.2.1 Nghị quyết của Đảng và Chính Phủ ............................................... 18
1.2.2 Các văn bản pháp luật ..................................................................... 19
1.2.3 Công ước quốc tế mà Việt Nam ký và tham gia ............................ 20


1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ......................... 23
1.3.1 Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách quản lý khai
thác hải sản................................................................................................ 23
1.3.2 Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải sản .... 29
1.3.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khai thác hải sản ... 35
1.3.4 Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp
luật về khai thác hải sản ............................................................................ 37
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KHAI
THÁC HẢI SẢN TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH ............ 40
2.1. Một vài nét về tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Hoài Nhơn,
tỉnh Bình Định ............................................................................................. 40
2.1.1. Một vài nét về tự nhiên ................................................................... 40
2.1.2. Một vài nét về kinh tế-xã hội .......................................................... 41
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài
Nhơn, tỉnh Bình Định ....................................................................................... 42
2.2.1. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách quản lý khai
thác hải sản................................................................................................ 42
2.2.2. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải sản .... 45
2.2.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khai thác hải sản ... 52
2.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp
luật về khai thác hải sản ............................................................................ 55

2.3. Đánh giá, nhận xét ..................................................................................... 56
2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 56
2.3.2. Hạn chế ........................................................................................... 59
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế...................................................................... 66
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 70


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH
ĐỊNH. ................................................................................................................. 74
3.1. Phương hướng phát triển khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định ................................................................................................. 74
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản
tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ..................................................... 75
3.2.1 Về xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách quản lý khai thác hải
sản ............................................................................................................. 75
3.2.2. Về tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý khai
thác hải sản................................................................................................ 78
3.2.3. Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khai
thác hải sản................................................................................................ 81
3.2.4. Về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm
pháp luật về khai thác hải sản ................................................................... 83
3.3.

Một số kiến nghị với tỉnh Bình Định. ................................................... 85

Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 88
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH.
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ............ 34

BẢNG:
Bảng 2.1: Số hồ sơ và số tiền hỗ trợ theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg
(2011-2015) ..................................................................................................... 50
Bảng 2.2: Sản lượng khai thác hải sản và cá ngừ đại dương (2011-2015) ..... 56
Bảng 2.3: số lượng tàu, tổng công suất (2011-2015) ...................................... 57
Bảng 2.4: Số lượng tàu bị nước ngoài bắt giữ ................................................ 65

HÌNH:
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hoài Nhơn............................................. 41
Hình 2.2: Hiện tượng cát bồi lấp ..................................................................... 48


PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài.

Khai thác hải sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của huyện
Hoài Nhơn, hàng năm đóng góp rất lớn vào GDP của huyện, do đó, hàng năm
huyện Hoài Nhơn luôn chủ trương đẩy mạnh, thúc đẩy phát triển ngành thủy
sản, trong đó, khai thác hải sản được quan tâm, đặc biệt là khai thác hải sản xa
bờ.
Nhờ sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của chính quyền địa phương, khai

thác hải sản ở huyện Hoài Nhơn đạt được những thành tựu sau:
Thứ nhất là số lượng tàu khai thác xa bờ tăng mạnh trong những năm
qua nhờ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, với nhiều tổ đội đoàn kết, góp
phần hiện đại hóa đội tàu cá đánh bắt của huyện, thực hiện mục tiêu đẩy mạnh
đánh bắt xa bờ, giảm áp lực cho khai thác hải sản ven bờ.
Thứ hai là sản lượng đánh bắt ngày càng tăng từ 35000 tấn(năm 2011)
lên 47890 tấn(năm 2015), chiếm tỉ trọng hàng năm trên 90% toàn ngành thủy
sản. Trong đó, sản lượng cá ngừ đại dương tăng mạnh. Điều này góp phần
nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho ngư dân.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng, hậu cần nghề cá ngày càng phát triển tạo điều
kiện để đẩy mạnh khai thác hải sản theo hướng phù hợp với mùa vụ, ngư
trường khai thác và thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn những hạn
chế trong khai thác hải sản ở huyện như sau:
Thứ nhất: việc phát triển khai thác xa bờ với những chính sách đã hỗ trợ
cho ngư dân mạnh dạn đổi mới, nâng cấp tàu lớn. Tuy nhiên, việc thiếu kế
hoạch cụ thể nên tình trạng số lượng tàu cá lớn ngày càng nhiều, nhưng nguồn

1


lao động lại thiếu trầm trọng, thậm chí có những tàu khai thác xa bờ chỉ có 4
đến 5 người, dẫn tới thiếu hiệu quả trong khai thác.
Thứ hai: Mặc dù chủ trương đẩy mạnh khai thác xa bờ, để giảm áp lực
cho ven bờ, nhưng hiện nay, huyện Hoài Nhơn vẫn chưa đưa ra bất kỳ 1 quy
chế nào để quản lý vùng biển ven bờ dẫn tới tình trạng khai thác quá mức hải
sản ven bờ cho nên nguồn lợi hải sản ven bờ đang bị ảnh hưởng nghiêm
trọng. Điều này tác động tiêu cực đối với những ngư dân hoạt động khai thác
hải sản ven bờ.
Thứ ba: tình hình Biển Đông phức tạp, tình trạng ngư dân huyện Hoài

Nhơn xâm phạm lãnh hải các nước, bị bắt và tịch thu tài sản diễn ra đang có
chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân một mặt là do ý thức của ngư dân chưa
tốt, mặt khác là do công tác quản lý, tuyên truyền để nâng cao ý thức của
huyện đối với ngư dân là thiếu hiệu quả.
Trên đây là những mặt hạn chế cơ bản của tình hình khai thác hải sản ở
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, và đây cũng là những lý do cơ bản để tác
giả chọn đề tài “ Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài
Nhơn, tỉnh Bình Định” theo hướng phát triển bền vững để làm luận văn cao
học.
2.

Tình hình nghiên cứu

Một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc đến các khía
cạnh của quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản như:
Tình hình nghiên cứu trong nước
- Luận án tiến sĩ kinh tế “ Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm quốc tế
và vận dụng vào Việt Nam” của Lại Lâm Anh (2013). Đề tài này tác giả đã
tiếp cận quản lý kinh tế biển theo nghĩa hẹp, tức là quản lý nhà nước đối với
kinh tế biển. Trong đề tài này, tác giả chỉ ra trong quản lý kinh tế biển sẽ bao
gồm 5 lĩnh vực sau: kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản biển, khai thác hải

2


sản, du lịch biển và các khu kinh tế biển. Đối với quản lý khai thác hải sản thì
đề tài này, tác giả chỉ nêu 1 cách chung chung về chính sách phát triển ngành
khai thác hải sản, cơ quan quản lý ở Trung ương, nêu ra các tồn tại cơ bản
trong công tác quản lý đối với khai thác hải sản. Đề tài đã đưa ra một cách
nhìn tổng quát về quản lý đối với khai thác hải sản ở Việt Nam hiện nay. Vì

tiếp cận quản lý kinh tế biển với 5 lĩnh vực, cho nên, trong quá trình nghiên
cứu tác giả chưa làm rõ được những vấn đề trong quản lý khai thác hải sản.
- Luận văn thạc sĩ quản lý công “ Quản lý nhà nước về Biển và Hải
đảo tỉnh Quảng Ngãi” của Phạm Thị Tiệp (2015). Đề tài đã đưa ra những
khái niệm cơ bản về biển, hải đảo và đã chỉ ra phạm vi quản lý nhà nước về
Biển, hải đảo trên 4 phạm vi: quản lý nhà nước về tài nguyên biển; quản lý
nhà nước về hoạt động kinh tế trên biển và ở đảo ven biển cũng như hải đảo;
quản lý nhà nước về lãnh thổ quốc gia trên biển; quản lý nhà nước về môi
trường biển. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra thực trạng, cũng như những đánh
giá trên 4 phạm vi này và quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản được tác
giả nêu lên ở phạm vi quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế trên biển và ở
đảo ven biển cũng như hải đảo. Đề tài đã chỉ ra những nguyên nhân của tồn
tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về biển, hải đảo ở tỉnh Quãng
Ngãi, trên cơ sở đó xây dựng lên những giải pháp mang tính thực tiễn phù
hợp với thực trạng ở Quảng Ngãi.
- Luận văn thạc sĩ quản lý công “ Quản lý nhà nước về kinh tế biểnđảo tại tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Thanh Hà (2015). Đối với đề tài này,
tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận về kinh tế biển, về kinh tế đảo, trong đó,
khai thác hải sản là 1 lĩnh vực quan trọng nhất trong kinh tế biển-đảo hiện
nay. Tác giả đã làm rõ nội dung quản lý nhà nước về kinh tế biển-đảo trên
những phương diện sau: xây dựng và ban hành các chính sách quản lý; tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế biển-đảo; phổ biến, giáo dục pháp

3


luật về kinh tế biển-đảo; tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực kinh tế biển-đảo; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực
hiện chính sách, pháp luật về kinh tế biển-đảo. Như vậy, đề tài cũng đã cho
thấy được 1 cách nhìn tổng quát về tình hình kinh tế biển-đảo ở Thanh Hóa,
cũng như hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực này. Quản lý nhà nước đối

với khai thác hải sản chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong đề tài này, nên những vấn đề
nổi trội chưa được đào sâu nghiên cứu.
- “Đánh bắt qui mô nhỏ và quản lý bảo tồn tài nguyên thủy sản ở
Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh ( Small-scale capture fisheries and
fish conservation in Can Gio, Ho Chi Minh City)” của Nguyễn Văn Trai,
Khoa Thủy sản, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài này đã chỉ
ra được rằng trong khai thác thủy sản thì được chia làm 2 phân khúc là quy
mô nhỏ và quy mô lớn, thông thường, quy mô nhỏ sẽ gắn với hoạt động khai
thác gần bờ. Đề tài đã đề cập một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới thực tế quản
lý nghề khai thác thủy sản qui mô nhỏ ở Cần Giờ nói riêng và Việt Nam nói
chung còn yếu là do cơ chế quản lý tập trung nhà nước hay nói cách khác đó
là việc nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý khai thác hải sản, tuy nhiên với
nguồn lực hạn chế của cơ quan quản lý nhà nước không đáp ứng nổi việc
giám sát hoạt động khai thác và với suy nghĩ nguồn lợi thủy sản là của chung
nên việc ngư dân tranh nhau khai thác quá mức. Từ đó, đề tài này đã đề xuất
áp dụng mô hình cùng quản lý có sự tham gia của cộng đồng vào quản lý khai
thác hải sản.
- “ Bài giảng quản lý khai thác thủy sản” biên soạn bởi ThS. Nguyễn
Trọng Lương, Khoa Khai thác thủy sản, Đại học Nha Trang, năm 2010. Bài
giảng này tập trung giới thiệu các khái niệm về quản lý khai thác thủy sản,
nguồn lợi thủy sản…; chức năng của cơ quan quản lý thủy sản; các yếu tố liên
quan đến khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, cũng đề cập tới việc xây dựng

4


chính sách và kế hoạch quản lý thủy sản, các biện pháp quản lý khai thác thủy
sản, quá trình thực hiện…trên thế giới. Ngoài ra, tài liệu này cũng đề cập đến
đặc điểm cơ bản về nghề khai thác thủy sản nước ta, hệ thống tổ chức cơ quan
quản lý nghề cá Việt Nam, công tác quản lý khai thác thủy sản ở Việt Nam. .

- “Chính sách, pháp luật về quản lý biển của Canada, Trung Quốc,
Nhật bản và kinh nghiệm cho Việt Nam” của Nguyễn Quang Tuyến, Đoàn
Thanh Mỹ, nghiên cứu lập pháp-số 11 (tháng 6/2011). Bài viết này chỉ ra
rằng, trong thời gian tới, nghề cá vẫn sẽ là nghề khai thác tài nguyên biển chủ
yếu, song vấn đề đặt ra là nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ đang có
nguy cơ cạn kiệt. Trên cơ sở nghiên cứu chính sách, pháp luật về quản lý
biển, trong đó có quản lý khai thác hải sản ở Canada, Trung quốc, Nhật bản,
bài viết đã đưa ra một số gợi ý trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật
về quản lý biển ở Việt Nam như:xây dựng chính sách phải mang tính toàn
diện, việc tổ chức thực thi chính sách phải có lộ trình cụ thể, kế hoạch chi tiết,
cần phải có cơ chế phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng với
nhau…
Tình hình nghiên cứu nước ngoài
- Cuốn sách “ A fishery manager’s Guidebook- Management
measures and their application”, được biên tập bởi Kevern L. Cochrane, Uỷ
ban nghề cá của FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp
Quốc). Cuốn sách này là tập hợp nhiều công trình nghiên cứu được tiến hành
bởi những chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản như:
+ Chương 1: fisheries management, được viết bởi Kevern L. Chrane,
nêu ra những nội dung như: quản lý nghề cá là gì, một số nguyên tắc trong
quản lý nghề cá; Ai là người quản lý nghề cá; Kế hoạch, công cụ và chiến
lược quản lý..

5


+ Chương 2: The use of technical measure in responsile fisheres:
regulaton of fishing gear, viết bởi Asumnd BJORDAL. Nội dung đề cập tới
một số công cụ để khai thác hiện nay và đưa ra những quy chuẩn cụ thể về
từng loại công cụ để đảm bảo sự đa dạng sinh học, cũng như nguồn lợi hải

sản.
Cuốn sách này có tổng cộng 9 chương.. Đây là một cuốn sách rất có ích
đối với quản lý khai thác thủy sản, cho ta có cách nhìn khái quát cũng như
đưa ra một số phương pháp để tiến hành hoạt động quản lý có hiệu quả.
+ “ Fishereise Co-Management in Binh Dinh”, Peter Todd, năm 2010.
Tài liệu này đã chỉ ra thực trạng của mô hình đồng quản lý nghề cá được thực
hiện ở 4 khu vực của tỉnh Bình Định: Đầm Trà Ô, Đầm Thị Nại, vùng ven
biển Nhơn Hải và Ghềnh Ráng. Với những thành công mang lại, tài liệu một
lần nữa đã chứng minh rằng trong công tác quản lý nhà nước đối với khai thác
thủy sản thì việc áp dụng mô hình đồng quản lý cần được quan tâm, chuyển
dần từ nhà nước quản lý tập trung sang đồng quản lý có sự tham gia đông đảo
của người dân, tổ chức.
+ “ Sustainable fisheries and responsible aquaculture: Aguide for
USAID staff and Partners” đây là công trình được thực hiện bởi hợp tác
giữa Univesity of Rhode Island/Coastal Resoures Center và USAID technical
staff and partners, năm 2013. Trong tài liệu này, các tác giả đã chỉ ra rằng,
trong hoạt động quản lý khai thác hải sản thì cần phải chú ý đến những nội
dung sau: đồng quản lý khai thác hải sản, quản lý dựa trên sự đa dạng sinh
học, quản lý phải dựa vào các quyền khai thác; quản lý được đầu ra và đầu
vào của hoạt động khai thác hải sản( kiểm soát đầu ra: giới hạn kích cỡ cá
đánh bắt, nghiêm cấm đánh bắt 1 số loài nhất định, giới hạn sản lượng đánh
bắt; kiểm soát đầu vào: quy định về công cụ đánh bắt, cấp giấy phép khai
thác hải sản, quy định thời gian và vùng đánh bắt)... những kiến thức được

6


nêu ra rất cần được các nhà quản lý nghiên cứu để đưa vào các quy định của
pháp luật, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hải sản ở nước ta.
3.


Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn sâu: đây là phương pháp mà tác giả sử dụng
nhiều trong đề tài này. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là các ngư dân, chủ yếu
tập trung vào các chủ sở hữu của các tàu cá, bên cạnh đó, cũng phỏng vấn một
số ngư dân để làm rõ thực trạng khai thác hải sản ở huyện Hoài Nhơn.
Ngoài ra, đề tài cũng có phỏng vấn chuyên viên Phòng kinh tế, huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định để làm rõ thực trạng về ban hành văn bản quản lý,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Nội dung của các câu hỏi phỏng vấn được trình bày ở phần phụ lục.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: trên cơ sở nghiên cứu, phân tích
từng nội dụng cụ thể của nội dung quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản,
tác giả đã dựa vào đó để làm cơ sở phân tích cho nội dụng về thực trạng, hạn
chế, nguyên nhân của quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau đó, tác giả đã tổng hợp các ý đã phân tích và
đề xuất ra những giải pháp mang tính thực tiễn.
- Phương pháp thống kê, so sánh: khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn,
tỉnh Bình Định có bước phát triển mạnh từ năm 2011 cho tới nơi, nhờ các
chính sách hỗ trợ của nhà nước. Do đó, tác giả đã sử dụng phương pháp thống
kê để đưa ra tình trạng khai thác hải sản ở huyện Hoài Nhơn như về số lượng
gia tăng của tàu thuyền, sản lượng hải sản khai thác được, bên cạnh đó, tác giả
cũng đã thống kê khá rõ số lượng tàu cá của huyện bị nước ngoài bắt giữ do
vi phạm vùng biển của họ, tác giả tập trung thống kê số liệu trong giai đoạn từ
năm 2011 tới năm 2015.

7


Sau khi thống kê, tác giả cũng đã sử dụng phương pháp so sánh giữa các

năm về số lượng tàu, sản lượng, số tàu bị bắt giữ để từ đó đưa ra những nhận
xét, đánh giá mang tính cụ thể và sát thực tế hơn.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là một đề tài nghiên cứu mới,
cho nên số lượng tài liệu liên quan tương đối ít, do đó, tác giả chủ yếu nghiên
cứu tài liệu nước ngoài ở một số nước có nghề cá phát triển như Nhật Bản,
Iceland… Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nghiên cứu tài liệu trên cơ sở pháp lý
của pháp luật Việt Nam, để từ đó đưa ra một số khái niệm cơ bản về khai thác
hải sản, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về sau
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1

Mục đích nghiên cứu

+ Phân tích, làm rõ thực trạng về quản lý nhà nước đối với khai thác hải
sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định để từ đó chỉ ra những tồn tại trong
hoạt động quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản.
+ Đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn để nâng cao hiệu quả khai
thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn theo hướng bền vững.
4.2

Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với
khai thác hải sản.
+ Đáng giá thực trạng quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, làm rõ các tồn tại trong công tác quản lý
nhà nước cũng như đưa ra các nguyên nhân của những tồn tại này.

+ Đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
trong giai đoạn hiện nay.
5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1

Đối tượng nghiên cứu:

8


Đề tài nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
5.2.

Phạm vi nghiên cứu.

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định
Về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 20112015
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1

Ý nghĩa lý luận


Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với khai
thác hải sản.
6.2

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài sẽ đưa ra thực trạng, cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định, để từ đó, huyện có thể tham khảo để nâng cao hiệu quả quản lý của
mình và đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề có liên
quan.
Bên cạnh đó, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho
những người muốn nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực này.
7.

Kết cấu luận văn

Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với khai
thác hải sản.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản tại
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khai
thác hải sản tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

9


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI KHAI THÁC HẢI SẢN
1.1.

Một số khái niệm liên quan

1.1.1

Khai thác hải sản

- Hải sản:
+ Mặt sinh học: hải sản là một tài nguyên thiên nhiên ở biển có khả năng
tái sinh và từ lâu đã là một nguồn cung cấp thực phẩm và các sản phẩm khác
nhau cho con người và vật nuôi.
+ Theo Trung tâm kỹ thuật tài nguyên môi trường: hải sản là loại tài
nguyên biển thường được đánh bắt với điều kiện tự do tiếp cận vì không có
quyền sở hữu, không ai thực sự làm chủ và cũng không ngăn cấm người khác
đánh bắt.
+ Theo wikipedia “ hải sản là bất kỳ sinh vật biển được sử dụng làm thực
phẩm cho con người”.
- Khai thác hải sản :
Theo nghiên cứu các quy định của các quốc gia, cũng như quy định của
Việt Nam về ngành thủy sản thì có lúc ghi là khai thác thủy sản, có lúc là khai
thác hải sản. Do vậy, để cụ thể đối tượng, phục vụ cho việc nghiên cứu sâu
hơn thì tác giả sẽ làm rõ như thế nào là khai thác thủy sản, như thế nào là khai
thác hải sản.
Trong ngành thủy sản của mỗi quốc gia thì sẽ có 3 trụ cột chính: hoạt
động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản. Mỗi lĩnh
vực sẽ có những đóng góp quan trọng cho kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.
Do đó, tùy vào định hướng của mỗi nước thì sẽ có những tác động cụ thể vào

3 lĩnh vực này. Theo đó, đề tài này sẽ đi sâu vào hoạt động khai thác thủy sản
mà đặc biệt tập trung phân tích hoạt động khai thác hải sản.

10


Khai thác hải sản là thuật ngữ mô tả những hoạt động đánh bắt, thu nhặt
các tài nguyên sinh vật có ở biển
Tại khoản 4, điều 2, Luật thủy sản 2003 quy định “ khai thác thủy sản là
việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng
nước tự nhiên khác”. [18]
Theo định nghĩa của FAO, “ “capture fisheries” includes both marine
and inland capture fisheries”( khai thác thủy sản bao gồm khai thác thủy sản
vùng biển và khai thác thủy sản nội địa)
Từ những quy định của pháp luật Việt Nam, cũng như cách hiểu theo
FAO và khái niệm về “hải sản”, thì ta có thể hiểu khai thác hải sản là một
hoạt động khai thác thủy sản và hoạt động khai thác này được thực hiện ở
vùng biển. Bên cạnh đó, ta cũng có thể hiểu khai thác thủy sản nội địa là hoạt
động khai thác thủy sản, được tiến hành trên sông, hồ, đầm, phá và các vùng
tự nhiên khác
Việc phân biệt giữa khai thác hải sản và khai thác thủy sản nội địa sẽ
giúp cho việc quản lý tốt hơn. Bởi đặc thù khai thác hải sản sẽ khác so với
khai thác thủy sản nội địa. Trong hoạt động khai thác thủy sản, thì khai thác
hải sản luôn giữ vai trò quan trọng, sản lượng luôn cao hơn khai thác nội địa,
bởi thế, cần phải có những chính sách, kế hoạch phát triển khác nhau.
+ Phân loại khai thác hải sản
Hoạt động khai thác hải sản của mỗi quốc gia về cơ bản sẽ được chia
thành: khai thác hải sản ven bờ và khai thác hải sản xa bờ. Tùy thuộc quy
định của mỗi nước mà sẽ có những quy định khác nhau về khai thác ven bờ
và khai thác xa bờ. Ví dụ tại Việt Nam, theo quy định Nghị định 33/2010 thay

thế cho Nghị định 126/2006 về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ
chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. Theo quy định, vùng biển nước ta
được chia là 3 vùng ( vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi), phạm vi khai

11


thác hải sản trên mỗi vùng của tàu thuyền sẽ căn cứ công suất máy chính, cụ
thể như sau:
+ Tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên khai thác hải sản tại vùng
khơi, không được khai thác tại vùng lộng và vùng biển ven bờ.
+ Tàu có công suất máy chính từ 20CV đến dưới 90CV khai thác tại
vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác tại vùng biển ven bờ.
+ Tàu có công suất chính dưới 20CV hoặc không lắp máy khai thác hải
sản tại vùng biển ven bờ, không được khai thác tại vùng khơi và vùng lộng.
Căn cứ vào điều 12, điều 13 Luật Thủy sản 2003, Việt Nam chia khai
thác hải sản thành 2 loại. Tuy nhiên, việc phân loại ở Việt Nam như thế nào là
khai thác hải sản xa bờ, như thế nào là khai thác hải sản ven bờ thực sự chưa
rõ ràng, gây khó khăn cho việc áp dụng các quy định của pháp luật. Nhưng ta
có thể tạm hiểu theo Quyết định 393/1997/QĐ-TTg:
 Khai thác hải sản xa bờ hay đánh bắt xa bờ là đánh bắt ở vùng biển
ngoài khơi xa, ngư trường đánh bắt tính từ 30m độ sâu nước biển, ở khu vực
miền Trung là 50m, tàu đánh bắt xa bờ phải có lắp máy chính công suất từ
90CV trở lên.
 Khai thác hải sản ven bờ: theo quy định về đánh bắt xa bờ, thì khai thác
ven bờ có thể hiểu là khai thác hải sản tính từ mặt nước biển tới độ sâu 30m,
khu vực miền Trung là 50m , tàu có công suất máy chính dưới 90CV.
Việc quy định cụ thể về khai thác hải sản xa bờ và ven bờ sẽ giúp cho
việc khảo sát, thống kê dễ dàng, đánh giá chính xác hơn nguồn lợi hải sản.
1.1.2


Quản lý nhà nước

- Khái niệm
“Quản lý” là đối tượng của nhiều ngành khoa học, vì vậy sẽ có nhiều
định nghĩa “quản lý” dưới góc độ riêng của mỗi ngành khoa học. Tuy nhiên,
ta có thể hiểu chung nhất, quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ

12


thống nào đó nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những
quy luật nhất định.
Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các
mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.
Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước
trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.Quản lý
nhà nước được hiểu theo hai nghĩa [9]
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của nhà nước
nói chung nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Chủ thể của
quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan nhà nước của bộ máy
nhà nước, tức là tất cả ba hệ thống cơ quan: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là là hoạt động quản lý do một loại
cơ quan đặc biệt thực hiện mà Hiến pháp pháp luật nước ta gọi là các cơ quan
hành chính nhà nước. Đó là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều hành
trên cơ sở hiến pháp và các luật đó, vì thế còn gọi là hoạt động chấp hành và

điều hành nhà nước. Do đó, quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp sẽ đồng nghĩa
với hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là toàn bộ hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước đứng đầu là Chính phủ và các cơ quan phái sinh từ
chúng, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các cán bộ, công chức trực thuộc.

13


Đề tài này sẽ tiếp cận quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp, hay nói cách
khác, sẽ tiếp cận theo hướng quản lý nhà nước là hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước.
- Đặc điểm quản lý nhà nước
Vì đề tài tiếp cận theo nghĩa hẹp, cho nên, quản lý nhà nước có một số
đặc điểm cơ quản sau:
+ Chủ thể quản lý: được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước
từ Trung ương tới địa phương, thực hiện chức năng hành pháp.
+ Đối tượng quản lý: là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt
động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ
quốc gia.
+ Quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
+Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ
pháp luật, chính sách để quản lý xã hội.
1.1.3

Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản

Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể hay một định nghĩa chính xác về
quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản. Tuy nhiên, dựa trên khái niệm đã

nêu, ta có thể hiểu “Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản là quá trình
nhà nước sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và
điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong khai thác hải sản, đảm bảo cho
hoạt động khai thác hải sản diễn ra theo đúng quy định của pháp luật nhằm
thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”.
Hải sản là tài nguyên thiên nhiên có giới hạn, việc đánh bắt thiếu sự
kiểm soát hiện nay đang dẫn tới nguồn lợi đang càng suy giảm trầm trọng cả
hải sản ven bờ lẫn xa bờ, làm mất cân bằng sinh thái. Bên cạnh đó, khai thác

14


hải sản là một hoạt động của xã hội, nên vai trò quản lý của nhà nước là tất
yếu. Bởi những khía cạnh sau đây cho nên quản lý nhà nước đối với khai thác
hải sản là cần thiết:
+ Yêu cầu phát triển kinh tế xã hội:
Kinh tế: phát triển kinh tế biển là một trong những yêu cầu đặt ra
trong Hội nghị Trung ương 4 khóa X “ phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp
53%-55% GDP và 55%-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước”. Do vậy, hoạt
động khai thác hải sản nói riêng và các hoạt động kinh tế biển nói chúng đang
được nhà nước đẩy mạnh, thể hiện qua việc tập trung phát triển các cảng cá,
bến cá, phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác hải sản.
Xã hội: hoạt động phát triển kinh tế sẽ tạo ra những ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực. Đó là việc mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và việc
bảo vệ môi trường. Cụ thể, trong khai thác hải sản, nếu nhà nước đẩy mạnh
hoạt động khai thác mà không chú ý tới nguồn lợi, môi trường biển thì nó sẽ
để lại những hệ quả không mong muốn sau này như: nguồn lợi hải sản cạn
kiệt, môi trường biển bị ô nhiễm do hoạt động khai thác.
+ Năng lực quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản:
Việc quản lý hoạt động khai thác hải sản chưa tốt, vẫn diễn ra tình

trạng khai thác bằng các ngư cụ cấm; đánh bắt những loài hải sản trong danh
mục cấm bắt; khai thác hải sản ven bờ vượt quá mức cho phép dẫn tới nguồn
lợi hải sản ven bờ giảm một cách trầm trọng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát số
lượng tàu thuyền chưa được đặt ra trong mối tương quan với tổng sản lượng
được phép đánh bắt;
Bộ máy quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản vẫn còn nhiều bất cấp
đó là việc chồng chéo, mâu thuẩn chức năng, nhiệm vụ lẫn nhau.

15


Luật thủy sản 2003 sẽ cần phải được bổ sung, sửa đổi trong thời gian tới;
chúng ta chưa áp dụng một hệ thống quản lý nghề cá nào thật rõ ràng. Những
quy định về kích cỡ cá được khai thác, ngư trường đánh bắt chỉ mang tính
hình thức vì trên thực tế các ngư dân vẫn vi phạm khá nhiều do hoạt đông
thanh tra, kiểm tra còn bị buôn lỏng.
Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản đảm bảo sự phát triển hài hòa
giữa kinh tế, xã hội, môi trường theo hướng bền vững nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Để thực hiện được vai trò trên,
nhà nước hướng dẫn, định hướng tổ chức, thúc đẩy mọi chủ thể, mọi nguồn
lực vào hoạt động khai thác hải sản.
Trong hoạt động quản lý của mình, nhà nước sẽ sử dụng các chính sách,
pháp luật để định hướng và quản lý khai thác hải sản phát triển theo đúng
mong muốn của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay, nhà nước
phải đóng vai trò là tiên phong trong quá trình hội nhập. Trong khai thác hải
sản cũng vậy, nhà nước cần phải tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp thu
những cách khai thác mang lại hiệu quả cả về phương pháp lẫn phương tiện
mà việc Nhật Bản chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương cho ngư
dân Bình Định là một điển hình cho vai trò của nhà nước trong việc hợp tác
quốc tế.

Nhà nước với vai trò là chủ thể quản lý quan trọng nhất trong khai thác
hải sản, cho nên, nhà nước cần phải có những chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch để phát triển hoạt động khai thác hải sản. Để thực sự khai thác hải sản
đóng góp lớn vào nền kinh tế nói chung, nhà nước cần phải tiến hành điều tra,
khảo sát nguồn lợi hải sản của quốc gia nói chung và từng vùng miền nói
riêng, để từ đó đưa ra những cách thức quản lý phù hợp, xác định xem loài hải

16


sản đóng vai trò là chủ lực trong phát triển kinh tế để có cách thức khai thác
hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Để thực hiện tốt chức năng quản lý, định hướng hoạt động khai thác hải
sản của mình, nhà nước cần phải tiến hành rất nhiều hoạt động khác nhau.
Trên cơ sở nghiên cứu các đề tài về quản lý nghề cá, thì tựa chung lại, hoạt
động quản lý khai thác hải sản phải kiểm soát tốt 2 khâu:
+ Đầu vào( input): đó là kiểm soát công cụ khai thác hải sản, số lượng
tàu đánh bắt, thời gian cho phép đánh bắt và các công cụ khác hỗ trợ cho việc
khai thác hải sản. Hay nói cách khác, kiểm soát đầu vào là việc quy định khi
nào được đánh bắt ( when they can fish), đánh bắt ở đâu ( where they can
fish), đánh bắt như thế nào ( how they can fish) [31, tr 51].
+ Đầu ra (output): kiểm soát số lượng hải sản được đánh bắt trong một
khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, 1 số quốc gia sẽ quy định cụ thể hơn
loại hải sản được đánh bắt, kích cỡ hay độ tuổi, ví dụ như sẽ đặt ra giới hạn
nhỏ nhất và lớn nhất về kích cỡ của hải sản được khai thác để có thể đảm bảo
hải sản đó có thể phát triển đến giai đoạn trưởng thành và có thể sinh sản
trong thời gian sinh sản của chúng.
Tóm lại, để trả lời đầu ra của khai thác hải sản, thì cần phải tra lời được
câu hỏi “ What is allowed and not allowed to be harvested”[31, tr 52], ( hải
sản nào được phép và không được phép khai thác). Cụ thể: hạn ngạch và giới

hạn đánh bắt( catch limit and quota); giới hạn về kích cỡ đánh bắt ( size
limits); quy định về việc đánh bắt trong thời gian sinh sản của hải sản( gravid
and spawning individual) và quy định về việc đánh bắt những loài hải sản quý
hiếm ( endangered species)[31, tr 52].

17


×