Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiệu quả khai thác nghề câu tay cá ngừ đại dương tại huyện hoài nhơn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.7 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ ĐÌNH THẮNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ CÂU TAY
CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

VŨ ĐÌNH THẮNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHAI THÁC NGHỀ CÂU TAY
CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG TẠI HUYỆN HOÀI NHƠN
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Khai thác thủy sản

Mã số:


60.62.03.04

Quyết định giao đề tài:

306/QĐ-ĐHNT ngày 26/03/2015

Quyết định thành lập hội đồng:

1035/QĐ-ĐHNT ngày 5/11/2015

Ngày bảo vệ:

07/12/2015

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN ĐỨC PHÚ
Chủ tịch hội đồng:
TS. PHAN TRỌNG HUYẾN
Khoa sau đại học:

Khánh Hòa – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu
tài liệu, thực hiện các chuyến điều tra khảo sát thực tế ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định. Kết hợp với nguồn số liệu của đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trên tàu câu tay” và số liệu điều tra nghề
cá thương phẩm của các đề tài, dự án khác hiện được lưu trữ ở Phòng Nghiên cứu

Công nghệ Khai thác, Viện Nghiên cứu Hải sản, tham khảo số liệu đề tài “Hoàn thiện
công nghệ và hệ thống lạnh nhanh cá ngừ đại dương trên tàu cá xa bờ” của Trung tâm
Đăng kiểm tàu cá – Tổng cục Thủy sản (hiện bản thân đang tham gia thực hiện). Số
liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và
đảm bảo độ tin cậy.

Khánh Hòa, ngày ...... tháng ...... năm 2015
Tác giả

Vũ Đình Thắng

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Đức Phú – Viện trưởng Viện Khoa học và
công nghệ khai thác thủy sản, trường Đại học Nha Trang là người trực tiếp hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Lãnh đạo Phòng
Nghiên cứu Công Nghệ Khai thác, Th.S Phan Đăng Liêm - Chủ nhiệm đề tài “Nghiên
cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương trên tàu câu tay”, đã
cho phép và tạo mọi điều kiện để tôi tham gia và sử dụng số liệu thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, Lãnh đạo
Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, Quý thầy trong Viện đã truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành luận văn này./.
Khánh Hòa, ngày ..... tháng .... năm 2015
Tác giả

Vũ Đình Thắng


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... x
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 4
1.1. Nghiên cứu ngoài nước ......................................................................................... 4
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................ 12
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 14
2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.2.1. Số liệu sử dụng ................................................................................................ 16
2.2.2. Phương pháp điều tra ....................................................................................... 16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 19
3.1. Thực trạng nghề câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ..... 19
3.1.1. Thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị ............................................................. 19
3.1.2. Thực trạng về ngư cụ sử dụng .......................................................................... 22
3.1.3. Thực trạng trang bị nguồn sáng trên tàu câu tay ............................................... 27
3.1.4. Thực trạng trang thiết bị xử lý, bảo quản trên tàu câu tay cá ngừ đại dương ..... 28
3.1.5. Thực trạng quy trình kỹ thuật khai thác trên tàu câu tay cá ngừ đại dương của
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................................................. 28
3.1.6. Thực trạng bảo quản sản phẩm trên tàu câu tay cá ngừ đại dương của huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ........................................................................................ 33

3.1.7. Mùa vụ và đối tượng khai thác. ........................................................................ 41
3.1.8.Thực trạng về tổ chức sản xuất: ......................................................................... 41
3.1.9. Tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân làm nghề câu tay cá ngừ đại
dương tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định .............................................................. 47
v


3.1.10. Thực trạng về kinh tế của đội tàu câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài
Nhơn, tỉnh Bình Định ................................................................................................ 50
3.1.10.1. Sản lượng đánh bắt theo chuyến, theo từng tàu, đội tàu ............................... 50
3.1.10.2. Doanh thu bình quân của chuyến biển, của năm: ......................................... 50
3.1.10.3. Chi phí biến đổi và chi phí cố định gồm: ..................................................... 51
3.1.10.4. Lợi nhuận thu được của các tàu làm nghề câu tay cá ngừ đại dương ............ 52
3.2. Đánh giá hiệu quả khai thác của nghề câu tay cá ngừ đại dương huyện Hoài Nhơn,
tỉnh Bình Định ........................................................................................................... 54
3.2.1. Đánh giá hiệu khai thác về mặt đảm bảo an toàn nguồn lợi thủy sản ............... 55
3.2.2. Đánh giá hiệu quả khai thác về mặt bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia .. 56
3.2.3. Đánh giá hiệu quả khai thác về an toàn cho người và phương tiện trên biển ..... 59
3.2.4. Đánh giá hiệu quả khai thác về mặt kinh tế của đội tàu câu tay cá ngừ đại dương
của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ....................................................................... 59
3.2.5. Đánh giá chung hiệu quả khai thác nghề câu tay cá ngừ đại dương của huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ........................................................................................ 61
3.3. Ý kiến đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghề câu tay
cá ngừ đại dương tại huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định .............................................. 61
3.3.1. Nhân rộng mô hình luân phiên dạng hộ gia đình và mô hình luân phiên dạng đơn
lẻ trong tổ chức sản xuất: ........................................................................................... 62
3.3.2. Giải pháp về kỹ thuật khai thác: ....................................................................... 62
3.3.3. Giải pháp xử lý và bảo quản sản phẩm khai thác: ............................................. 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 64
1. Kết luận ................................................................................................................. 64

2. Kiến nghị ............................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 66
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

TT
1

Chữ viết tắt
Bmax

Nội dung viết tắt
Chiều rộng vỏ tàu lớn nhất

2

Lmax

Chiều dài vỏ tàu lớn nhất

3

D

Chiều cao mạn


4

CV

Công suất

5

DL

Doanh lợi

6

DT

Doanh thu

7

ĐVT

Đơn vị tính

8

LN

Lợi nhuận


9

PA

Poly Amid

10

PE

Poly Etylen

11

TB

Trung bình

12

CPBĐ TB

Chi phí biến đổi trung bình

13

Tr.đ

Triệu đồng


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số lượng tàu thuyền làm nghề câu tay cá ngừ đại dương theo nhóm công
suất tại huyện Hoài Nhơn từ năm 2012 đến tháng 9/2015 ........................... 19
Bảng 3.2. Thông số của tàu, giá đóng mới, chất lượng và tuổi thọ của các tàu câu tay
cá ngừ đại dương theo nhóm công suất của huyện Hoài Nhơn .................... 20
Bảng 3.3. Thông tin về hiệu máy chính, công suất, giá mua, chất lượng, tuổi thọ các
tàu câu tay cá ngừ đại dương theo nhóm công suất của huyện Hoài Nhơn .. 20
Bảng 3.4 Thống kê trang bị toàn bộ 1 đường câu tay cá ngừ đại dương ..................... 25
Bảng 3.5 Thiết bị xử lý, bảo quản trên tàu câu tay ..................................................... 28
Bảng 3.6. Thời gian từ khi cá cắn câu đến đưa lên tàu ............................................... 32
Bảng 3.7. Độ sâu khai thác cá ngừ đại dương ............................................................ 33
Bảng 3.8: Thời gian xử lý giai đoạn I và giai đoạn II trên tàu câu tay ........................ 39
Bảng 3.9: Thời gian các công đoạn xử lý theo từng mẻ câu trên tàu câu tay............... 40
Bảng 3.10: Nguồn vốn đầu tư trang bị tàu thuyền và ngư cụ ...................................... 45
Bảng 3.11: Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất ................................................................ 46
Bảng 3.12: Độ tuổi trung bình của thuyền viên trên tàu câu tay cá ngừ đại dương của
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định .............................................................. 48
Bảng 3.13. Trình độ văn hóa của thuyền viên: ........................................................... 48
Bảng 3.14: Thu nhập trung bình của thuyền viên ....................................................... 49
Bảng: 3.15. Độ tuổi trung bình của các thành viên trong một hộ gia đình làm nghề câu
ta y cá ngừ .................................................................................................. 49
Bảng 3.16. Trình độ văn hóa các thành viên trong hộ gia đình ................................... 50
Bảng 3.17: Năng suất khai thác trung bình của các tàu theo từng nhóm công suất ..... 50
Bảng 3.18: Doanh thu của tàu cá theo nhóm công suất/chuyến biển và doanh thu của
tàu/năm ...................................................................................................... 51
Bảng 3.19: Chi phí biến đổi trung bình của tàu cá/chuyến và năm ............................. 51
Bảng 3.20. Chi phí cố định trung bình của tàu cá trong 01 năm ................................. 52

Bảng 3.21. Chi phí nhân công trung bình của tàu cá trong 01 năm ............................. 52
Bảng 3.22. Vốn đầu tư trung bình của 01 tàu câu tay cá ngừ ...................................... 52
Bảng 3.23. Lợi nhuận trung bình của tàu cá trong 01 năm ......................................... 53
Bảng 3.24. Lợi nhuận/vốn đầu tư của đội tàu ............................................................. 59

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí lắp đặt máy thu câu MSW-1DR 130 trên tàu dân ................................ 5
Hình 1.2: Cấu tạo của máy thu câu MSW-1DR 130 ..................................................... 5
Hình 1.3: Bố trí nhân lực trên tàu khi thu cá bằng máy thu câu của Nhật ..................... 6
Hình 1.4: Máy tạo xung (tuna shocker) của Nhật ......................................................... 6
Hình 1.5: Bộ biến áp tạo nguồn điện đầu vào cho máy tuna shocker ............................ 7
Hình 1.6. Sơ đồ quy trình xử lý và bảo quản cá ngừ sau khi đưa lên boong tàu .......... 10
Hình 1.7. Xả tiết và cắt gân đuôi ................................................................................ 11
Hình 3.1. Bố trí câu tay cá ngừ đại dương kết hợp ánh sáng....................................... 22
Hình 3.2. Cấu tạo câu tay cá ngừ đại dương ............................................................... 23
Hình 3.3. Chi tiết các mối liên kết lắp ráp .................................................................. 24
Hình 3.4. Lắp đặt cần câu trên tàu.............................................................................. 25
Hình 3.5: Sơ đồ bố trí nguồn sáng trên tàu câu tay cá ngừ đại dương ......................... 27
Hình 3.6: Sơ đồ quy trình câu tay khai thác cá ngừ đại dương ................................... 28
Hình 3.7: Sơ đồ quy trình sơ chế và bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay ....... 33
Hình 3.8. Bảo quản cá ngừ đại dương trong hầm ....................................................... 35
Hình 3.9. Chuyển cá từ hầm bảo quản lên bờ tiêu thụ ................................................ 36
Hình 3.10. Cá được vận chuyển lên bờ (cảng) tiêu thụ không được bảo tốt ................ 38
Hình 3.11: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của mô hình luân phiên dạng hộ gia đình ................ 42

ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cá ngừ đại dương là đối tượng có giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn, với khả
năng khai thác cho phép còn cao. Tuy nhiên, hiện nay đội tàu khai thác đối tượng này
chưa thực sự hiệu quả, điển hình là đội tàu câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài
Nhơn – tỉnh Bình Định, một trong những nguyên nhân là do kỹ thuật khai thác, bảo
quản sản phẩm sau khai thác, phương thức tổ chức khai thác cũng như dịch vụ hậu cần
nghề cá và dự báo ngư trường còn nhiều hạn chế.
Để nghề câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định đạt
hiệu quả, phù hợp với điều kiện và năng lực kinh tế trong nước; đáp ứng với nhu
cầu tiêu thụ, xu thế của thị trường trong thời gian tới; gắn khai thác với an ninh,
quốc phòng và bảo vệ chủ quyền trên biển. Cần phải có những nghiên cứu, đánh giá
về hiệu quả khai thác của nghề này.
Mục tiêu của để tài:
Đánh giá được hiệu quả khai thác và đưa ra ý kiến đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghề câu tay cá ngừ đại dương tại huyện Hoài
Nhơn, tỉnh Bình Định.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng tài liệu, số liệu tàu cá tại Chi cục Khai
thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định, các công trình khoa học đã công bố, các
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nghề cá của Trung ương và địa phương. Sử
dụng một phần số liệu của đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng cá ngừ đại dương trên tàu câu tay” của Viện nghiên cứu Hải sản.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thứ cấp tại Chi cục Khai
thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định, trạm khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản huyện Hoài Nhơn, ngoài ra tham khảo các số liệu thứ cấp của Vụ Khai thác
thủy sản – Tổng cục Thủy sản, Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng, các Đề án, Dự án
có liên quan.
Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Khảo sát trực tiếp tại bến cá huyện Hoài

Nhơn, trên biển về ngư cụ, kỹ thuật khai thác, bảo quản, phương thức tổ chức khai
thác cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá và dự báo ngư trường phục vụ khai thác, kinh
tế - xã hội, tình hình khai thác, chí phí doanh thu, mùa vụ khai thác.
x


Kết quả nghiên cứu:
Qua điều tra cho thấy, tàu câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn, tỉnh
Bình Định có chiều dài lớn nhất trung bình từ 14,72 – 16,4m, chiều rộng lớn nhất
trung bình từ 4,16 – 4,77m, chiều cao trung bình từ 1,90 – 2,21 m. Công suất trung
bình của máy chính là 170 - 460 cv và lắp máy chính chủ yếu hãng YANMAR,
MITSUBISH, DAEWOO. Năng suất khai thác trung bình từ 59,09 - 72,28
kg/tàu/ngày, lợi nhuận trung bình của tàu cá trong 01 năm là 206.66 - 341,56 triệu
đồng/tàu/năm, thu nhập bình quân của thuyền viên là 3,52 – 4,27 triệu
đồng/người/chuyến và trung bình trong 01 năm đạt 42,24 –51,51 triệu
đồng/người/năm, thu nhập của nghề câu tay cao hơn so với nghề câu vàng (Theo báo
cáo của Vụ Khai thác thu nhập bình quân của thuyền viên trên tàu câu vàng từ 1,0 –
3,0 triệu đồng/tháng). Số lao động bình quân trên tàu là từ 6 đến 8 thuyền viên, trình
độ văn hóa chủ yếu cấp 1 và cấp 2, độ tuổi của thuyền viên chủ yếu trong độ tuổi từ 31
đến 50 tuổi.
Từ khóa: Khai thác cá ngừ đại dương, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

xi


MỞ ĐẦU
Các đối tượng khai thác chính của cá ngừ đại dương là cá ngừ vây vàng, cá ngừ
mắt to chủ yếu được khai thác bằng nghề câu vàng và câu tay, cá ngừ vằn loại có sản
lượng cao chủ yếu được khai thác bằng nghề lưới vây và nghề lưới rê thu ngừ (lưới
cản). Ngư trường khai thác cá ngừ đại dương trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt

Nam tập trung chủ yếu từ phía Đông Bắc, Đông, Đông Nam của quần đảo Hoàng Sa
chạy dài xuống phía Bắc, trong và phía Nam của quần đảo Trường sa. Ngoài ra, cá ngừ
đại dương còn có nhiều ở các vùng biển cả, đặc biệt là vùng nước thuộc quyền quản lý
của Ủy ban nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương, vùng đặc quyền kinh tế của các
quốc đảo ở Thái Bình Dương và Ấn Độ dương (các nước có công nghệ khai thác thấp
đang cho phép nước ngoài vào khai thác).
Trong thời gian qua, nghề khai thác cá ngừ đại dương liên tục phát triển đã mở ra
hướng đi đầy triển vọng cho hoạt động khai thác xa bờ; với sự quan tâm của Nhà
nước, ngư dân khai thác cá ngừ đã được hưởng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ,
tạo điều kiện cho ngư dân vươn khơi, an tâm và ổn định khai thác hải sản trên các
vùng biển xa, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống cho hàng nghìn lao
động, góp phần tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản; bà con ngư dân đã
thể hiện được tinh thần lao động, cần cù, sáng tạo, kiên trì bám biển, phát triển sản
xuất trên các vùng biển xa, thúc đẩy phát triển khai thác thủy sản xa bờ gắn với bảo vệ
chủ quyền trên biển.
Hiện cả nước có hơn 25 nghìn tàu cá khai thác xa bờ; đặc biệt, có gần 3.500
chiếc tàu khai thác cá ngừ đại dương (chiếm 14% tàu cá xa bờ) thường xuyên khai
thác trên vùng biển xa (Hoàng Sa, Trường Sa và DKI). Khai thác, chế biến và tiêu thụ
cá ngừ phát triển với tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, góp phần đáng
kể vào sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Giá trị kim ngạch xuất khẩu
cá ngừ tăng trưởng nhanh trong 05 năm qua, năm 2008 xuất khẩu cá ngừ chỉ đạt
188,694 triệu USD; đến năm 2012, xuất khẩu sản phẩm cá ngừ đã đóng góp 569,406
triệu USD trong 6.134 triệu USD kim ngạch xuất khẩu thủy sản (chiếm 9,28% và tăng
50% so với 2011). Riêng nghề câu tay cá ngừ đại dương được hình thành vào cuối
năm 2011. Nghề câu tay cá ngừ đại dương bắt đầu phát triển ở địa phương Hoài Nhơn
– Bình Định sau đó lan rộng ra các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và một số đội tàu của
tỉnh Quảng Ngãi. Đối với tỉnh Bình Định tổng tàu câu cá ngừ khoảng 1000 tàu, trong
1



đó: Kiêm nghề là 350 tàu. Trong 650 tàu, xã Tam Quan Bắc huyện Hoài Nhơn chiếm
70%, khoảng 450 tàu), cũng như nghề câu vàng, ngư trường khai thác của nghề câu tay
cá ngừ đại dương kết hợp ánh sáng kéo dài từ vĩ độ 90 cho đến 170, kinh độ từ 1120 đến
1150. Bao gồm vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đối tượng khai
thác chủ yếu đó là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to, ngoài ra một số đối tượng chiếm tỷ
lệ rất ít đó là cá thu ngàn và cá giũa.
Thực tế cho thấy hầu hết các loài cá kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam bị khai thác quá mức thì loài cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế rất cao lại
còn tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, khai thác đối tượng này chưa thực sự hiệu quả, điển
hình là đội tàu câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn – tỉnh Bình Định. Một
trong những nguyên nhân là do kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm sau khai thác,
phương thức tổ chức khai thác cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá và dự báo ngư
trường còn nhiều hạn chế.
Để nghề câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định đạt
hiệu quả, đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ, xu thế của thị trường, gắn khai thác với an
ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền trên biển. Việc chọn đề tài “Đánh giá hiệu
quả khai thác nghề câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình
Định” là cần thiết, góp phần thực hiện thành công Đề án “Tổ chức lại sản xuất
trong khai thác thủy sản” và chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiệu quả khai thác và đưa ra ý kiến đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghề câu tay cá ngừ đại dương tại huyện Hoài
Nhơn, tỉnh Bình Định.
 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Đề tài thực hiện thành công là cơ sở lý luận và tài liệu tham khảo cho
các cơ quan, cá nhân nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghề câu tay cá ngừ đại
dương tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Về ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá được hiệu quả khai thác nghề câu tay cá ngừ đại
dương của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là cơ sở khoa học góp phần phục vụ

công tác quản lý nghề, xây dựng những chính sách, quản lý cho phù hợp với sự phát

2


triển của nghề cá tỉnh Bình Định góp phần ổn định kinh tế xã hội, tăng cường củng cố
quốc phòng, an ninh biển đảo.
 Nội dung của luận văn
Nội dung 1: Thực trạng nghề câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn,
tỉnh Bình Định
Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả khai thác nghề câu tay cá ngừ đại dương của
huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Nội dung 4: Ý kiến đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác
nghề câu tay cá ngừ đại dương tại huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ngoài nước
+ Nghiên cứu công nghệ khai thác nghề câu tay trên thế giới
- Philippin: nghề câu tay cá ngừ đại dương phát triển mạnh ở Philippin và đây là
một trong những nghề chính khai thác cá ngừ. Sản lượng khai thác của nghề câu tay
khá cao, mỗi chuyến biển từ 5 - 7 ngày cho sản lượng khai thác từ 600 - 1.000
kg/chuyến/tàu. Kỹ thuật khai thác của nghề này dựa vào đặc tính tập trung quanh chà
của cá ngừ đại dương. Ngư dân thả câu ở những độ sâu khác nhau quanh chà để khai
thác cá ngừ vào ban ngày. Mồi câu được sử dụng là mồi mực hoặc cá nhỏ, càng tươi
càng tốt. Khi có cá ăn câu thì 2 thuỷ thủ thay nhau kéo dây câu để bắt cá. Do cá mới ăn
câu còn rất khỏe nên người ta thường nới dây câu để không bị bứt lưỡi khỏi miệng cá,
khi cá bơi có xu hướng trồi lên mặt nước thì người ta tiến hành thu nhanh dây câu, thời

gian bắt cá kéo dài từ 1h00’ - 1h30’, khi cá đã mệt thì mới tiến hành thu dây câu và
kéo cá lên mặt nước, cá trồi lên mặt nước thì một thuỷ thủ dùng móc sắt nhọn móc vào
mang cá (tránh móc vào thân cá sẽ làm giảm giá trị của cá) hoặc dùng chụp cá để kéo
lên tàu (N. Barut & E. Garvilles, 2004. Philippines Fishery Report).
Như vậy, thời gian từ khi cá ăn câu đến khi kéo lên tàu của nghề câu tay cá ngừ ở
Philippin (khoảng từ 1h00’ - 1h30’) dài hơn rất nhiều so với nghề câu tay cá ngừ
(khoảng từ 0h10’ - 0h20’) và gần tương đương với nghề câu vàng (khoảng 0h30’ 3h00’) ở Việt Nam.
- Nhật Bản: nghề câu tay cá ngừ đại dương ở đây có khoảng 90 chiếc (2011)
(Nguồn: WCPFC-Western and Central Pacific Fisheries Commission), tàu công suất
lớn (>1000cv), trang thiết bị trên tàu rất hiện đại, chiều dài vỏ tàu trên 30m, vỏ bằng
sắt, trên mỗi tàu câu thường trang bị từ 4 - 6 cần câu, chiều dài dây câu không cố định
và được điều khiển để thay đổi độ sâu đánh bắt. Cá được đưa lên tàu bằng chụp cá
hoặc móc (khấu). Trên tàu câu tay của Nhật Bản không sử dụng ánh sáng hoặc chà
như ở trên tàu câu của Việt Nam và Philippin.
Ngoài ra Việt Nam đang thí điểm sử dụng máy thu câu tự động của Nhật trên tàu
câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Với cấu tạo, nguyên
lý hoạt động, ưu, nhược điểm của máy thu câu tự động cá ngừ đại dương trên tàu câu
tay như sau:
4


Máy thu câu của Nhật có 3 bộ phận chính: bộ phận hướng dây câu (hướng dây
câu ở mạn tàu và hướng dây câu ở máy thu câu), tang quấn dây câu và cơ cấu hộp số.

Hình 1.1: Vị trí lắp đặt máy thu câu MSW-1DR 130 trên tàu dân

3

2


1

Hình 1.2: Cấu tạo của máy thu câu MSW-1DR 130
(1: bộ phận hướng dây câu; 2: tang thu dây câu; 3: cơ cấu hộp số)

5


Khi cá cắn câu, dây câu được quấn vào tang thu dây câu. Máy câu sẽ tự xả dây
khi lực kéo của cá lớn và tự thu dây câu khi lực kéo của cá yếu đi.

Hình 1.3: Bố trí nhân lực trên tàu khi thu cá bằng máy thu câu của Nhật
Hộp số của mấy câu MSW-1DR 130 có 10 chế độ thu từ số 0 đến số 9 với tốc
độ thu và lực kéo nhanh dần: chế độ số 0 tương ứng với tốc độ thu và lực kéo bằng 0,
chế độ số 9 tương ứng với lực kéo và tốc độ thu dây câu lớn nhất. Thông thường ngư
dân thường để tốc độ thu và lực kéo trung bình, tương ứng với chế độ số 5.
Máy tạo xung (tuna shocker)

5

4

2
1

3
Hình 1.4: Máy tạo xung (tuna shocker) của Nhật
Máy tạo xung (tuna shocker) gồm 5 bộ phận chính: 1: công tắc bấm; 2: hộp
điện; 3: chuông và đèn báo hiệu; 4: bộ chỉnh dòng và kích điện; 5: bộ phận tạo xung
(hình 5).

6


Khi hoạt động hộp điện của máy tuna shocker có chế độ ngắt tự động: cứ 30
giây máy sẽ ngắt điện trong khoảng 10 giây để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Trong 10 giây tạm thời ngắt điện, nếu có bấm công tắc thì hệ thống cũng sẽ không
hoạt động.
Chuông và đèn báo hiệu: Khi hệ thống hoạt động, tạo ra xung điện thì chuông
báo động sẽ kêu và đèn báo hiệu sẽ bật sáng.
Bộ chỉnh dòng và kích điện có thể tạo ra dòng diện có cường độ từ 15A đến 110A.
Trong quá trình đánh bắt cá ngừ đại dương, ngư dân thường chỉnh dòng điện tạo xung
trong khoảng từ 20÷25A, để tránh hiện tượng dòng điện quá mạnh làm cháy thịt cá.
Bộ phận tạo xung điện gồm 2 cực (cực âm và cực dương) làm bằng inox. Một
cực được làm dạng hình vòng khuyên có chốt khóa mở đển luồn dây cước; một cực
dạng hình ống, dài 50cm. Hai cực được đấu cách nhau 0,5 mét. Khi có dòng điện đi
qua 2 cực sẽ tạo nên một xung điện làm tê cá.

Hình 1.5: Bộ biến áp tạo nguồn điện đầu vào cho máy tuna shocker
Máy tạo xung sử dụng nguồn điện xoay chiều 100v. Máy tuna shocker của Nhật
sử dụng một biến áp để chuyển đổi từ dòng điện một chiều 24v (các bình ắc quy trên
tàu câu cá ngừ đại dương) sang dòng điện xoay chiều 100v
+ Nguyên lý hoạt động của máy thu câu:
- Khi cá dính câu thủy thủ dùng dây triên câu luồn vào máy, thuyền trưởng bấm
nút cho máy hoạt động, máy tiến hành thu câu, khi lực kéo của cá lớn thì máy tự động
thả dây cho cá chạy đến khi cá mệt lực kéo nhỏ thì máy tự động thu câu trở lại. Đặt
biệt của máy là tự động thả dây cho cá chạy khi lực kéo của cá lớn hơn lực kéo của
máy, yếu tố này làm giảm sự vùng vẫy của cá làm cho nhiệt độ thân cá tăng lên ít và ít
tạo ra Axiclattic dẫn đến chất lượng cá được tăng lên.
Bộ tạo xung làm ngất cá:
7



+ Nguyên lý hoạt động: Khi cá dính câu thủy thủ thu câu kéo cá gần về tàu, đến
khi bắt được thẻo câu một thủy thủ giữ dây thẻo, một thủy thủ cho vòng tạo xung vào
dây thẻo thả vòng tạo xung xuống nước vòng tạo xung trượt theo dây thẻo cho đến khi
đụng đầu cá, thuyền trưởng bấm nút tạo xung làm cá ngất. khi cá ngất thủy thủ nhanh
chóng kéo cá lên mặt nước và lên boong tàu để xử lý.
- Trường hợp cá không mắc câu sau khi thu câu lên tiến hành thực hiện lại từ
khâu móc mồi.
- Mồi: Mực xà sống, thăm và thay mồi liên tục trung bình 20 - 30 phút một lần.
Móc mồi ở dè đuôi mực, mồi được đưa xuống độ sâu thả câu mong muốn nhờ chì
nặng kẹp vào đầu dây triên câu.
+ Kỹ thuật khai thác
- Khi phát hiện cá dính câu các thuyền viên trên tàu tiến hành thu câu: 1 thuyền
viên có kinh nghiệm sẽ chịu trách nhiệm lừa cá, 2 thuyền viên giữ dây câu, 1 thuyền
viên chuẩn bị vòng tạo xung, các thuyền viên khác sắp sếp dây câu và thu các dây câu
bên cạnh để tránh trường hợp cá quấn vào các dây câu còn lại. Cá lên cách mặt nước
khoảng 10 - 12 m, khi bắt được thẻo câu tiến hành đưa vòng tạo xung vào dây thẻo và
thả vòng tạo xung trượt theo dây thẻo xuống đụng đầu cá, khi vòng xung đụng đầu cá
thì thuyền trưởng bấm nút tạo xung kịp thời làm cho cá bị ngất, lúc đó cá không còn
vùng vẫy, cá được kéo lên nhẹ nhàng. Khi cá lên mặt nước thì các thuyền viên dùng
khấu tập trung kéo cá lên boong tàu.
* Ưu, nhược điểm của Máy thu câu MSW-1DR 130:
Ưu điểm:
+ Giảm được sự hoảng loạn của cá ngừ trong quá trình thu câu.
+ Giảm được sức lao động của ngư dân do không phải dùng tay để kéo dây câu
+ Dễ sử dụng, bảo quản khi đánh bắt ngoài biển.
Nhược điểm:
+Chỉ thu được 1 dây câu 1 lúc. Trong khi tàu của ngư dân thường trang bị 4 dây
câu tay ở 2 bên mạn tàu, nếu cá cắn 2 hoặc nhiều dây câu 1 lúc thì không thể sử dụng

máy thu câu.
+ Không thể sử dụng máy thu câu khi dây câu bị rối.
* Ưu, nhược điểm của Bộ tuna shocker

8


Ưu điểm:
+ Làm giảm được sự vùng vẫy của cá khi thu cá lên boong tàu.
+ Dễ thao tác, an toàn cho người sử dụng.
Nhược điểm:
+ Do có chế độ tự động ngắt dòng điện 10 giây sau 30 giây không sử dụng nên
nếu cá lên mặt nước vào khoảng thời gian 10 giây ngắt dòng điện thì không thể đóng
dòng điện được, phải đợi hết 10 giây mới có thể sử dụng. Điều này gây khó khăn cho
ngư dân khi sử dụng.
+ Thỉnh thoảng thiết bị vẫn gặp trục trặc: khi đóng điện, chuông và đèn báo
hiệu đều kêu, nhưng lại không tạo ra xung điện làm tê cá
- Australia: trên mỗi tàu câu tay ở đây người ta thường trang bị từ 8 - 10 cần câu,
hệ thống cần câu này hoàn toàn tự động, mồi câu là mồi sống (cá nổi nhỏ) và được thả
xuống biển để nhử đàn cá, cá nổi lên sát mặt nước để ăn câu, thời gian từ khi cá ăn câu
đến khi kéo lên tàu chưa đến 1 phút, cá ngay sau khi câu lên tàu sẽ được giết chết ngay
(FAO, Fisheries and Aquaculture Department). Như vậy, thời gian từ khi cá cắn câu cho

đến khi kéo lên tàu ít hơn rất nhiều so với thời gian của nghề câu tay ở Việt Nam.
- Hawaii: nghề câu tay khai thác cá ngừ đại dương (cá ngừ mắt to, cá ngừ vây
vàng) ở đây khá phát triển, mồi sử dụng là mồi mực. Kỹ thuật khai thác của nghề này
dựa vào đặc tính tập trung quanh chà của cá ngừ đại dương, trên mỗi tàu trang bị
khoảng 2 - 4 cần câu, sản lượng khai thác trung bình khoảng 150 - 300 kg/đêm
(Nguồn: David G. ItanoHawaii Offshore Handline Fishery A Seamount Fishery for Juvenile
Bigeye Tuna, 1996). Điểm khác biệt của nghề câu tay ở đây so với Việt Nam là ở đây


câu quanh chà còn ở nước ta câu tay kết hợp với ánh sáng.
+ Về công nghệ xử lý và bảo quản cá ngừ
- Philippin: về kỹ thuật xử lý và bảo quản cá ngừ đại dương bằng nghề câu tay
quanh chà ở đây được thực hiện như sau:
Cách giết cá: có 02 cách để giết cá. Dùng dòng điện để giết cá và cách truyền
thống là dùng vồ đập vào đầu để giết cá. Với cá ngừ có trọng lượng 35kg dùng dòng
điện để giết cá, sử dụng điện thế 24V, sau khoảng 2,2 phút cá chết máu sẽ chảy ra từ
mang cá mà không ảnh hưởng tới đầu và thân cá, đối với cá ngừ có trọng lượng 55kg
thì dùng cây sắt nhọn chọc vào đầu cá cho đến khi cá chết và cắt vây cá.

9


Cách bảo quản sản phẩm: Cá ngừ đánh bắt được sẽ đưa xuống hầm cá và bảo
quản bằng nước biển lạnh, sau khi kết thúc một ngày câu vào buổi chiều, cá sẽ được
bảo quản bằng nước đá. Nếu nước đá bên trong hầm cá đỏ như máu, đầy nhớt với
bong bóng có thể là nguyên nhân làm cho cá bị hỏng.
Cách giữ chất lượng cá ngừ: Trong mọi trường hợp có thể, dùng móc sắt nhọn
móc vào mang cá và kéo lên bề mặt nước trong hầm bảo quản tránh xa các đối tượng
khác để da cá không bị xây sát, nếu không thịt cá sẽ bị giảm chất lượng. Hai ngày
trước khi tàu rời ngư trường trở về bến, bơm nước biển vào trong hầm đá đảm bảo
nhiệt độ trong hầm là 00C. Để cá không bị hỏng, trước khi đưa vào hầm cá phải moi
ruột, cắt mang và để tránh xa hai cơ quan này. Nước đá trong hầm bảo quản phải sạch,
tránh xa các vật bị nhiễm bẩn. (Benjakul, S., and Bauer, F. (2001). Biochemical and
physicochemical changes in catfish).

- Nhật Bản: là nước có công nghệ khai thác và bảo quản cá ngừ đại dương hiện
đại bậc nhất thế giới. Họ đã đưa ra phương pháp xử lý và bảo quản cá ngừ áp dụng cho
các tàu của Nhật và những nước xuất khẩu cá ngừ cho họ. Quy trình bao gồm:

+ Quy trình xử lý và bảo quản cá ngừ sau khi đưa lên boong tàu
Sau khi đưa cá lên boong tàu, đặt cá lên tấm mút mềm và tiến hành các bước sau:

Làm
choáng


Xả tiết cá,
cắt gân đuôi

Phá hủy
não cá

Phá hủy
tủy cá

Cắt mang,
móc nội tạng

Rửa cá, ngâm
hạ nhiệt
Bảo quản cá xuống
hầm

Ngâm trong hầm
ngâm hạ nhiệt sâu

Hình 1.6. Sơ đồ quy trình xử lý và bảo quản cá ngừ sau khi đưa lên boong tàu
Bước 1: Làm choáng cá
- Do sử dụng shocker nên hầu hết cá ngư khi lên boong tàu đều đã bị ngất nên

không cần làm choáng cá nữa. Tuy nhiên nếu cá chưa bị ngất, vẫn vùng vẫy thì dùng
cây gật gỗ, đập mạnh vào đầu cá nằm giữa hai mắt cá để làm choáng cá.

10


Bước 2: Xả tiết cá và cắt gân đuôi
- Dùng dao nhọn, dài chọc vào hai đường bên của cá, sau gốc vây ngực khoảng 46cm. Vết rạch sâu khoảng 4-5cm, dài khoảng 2-3cm. Máu sẽ từ vết rạch chảy ra ngoài.
- Dùng dao cắt sâu hai bên đuôi cá ở vị trí gai đuôi thứ 3 từ dưới lên.

Hình 1.7. Xả tiết và cắt gân đuôi
Bước 3: Phá hủy não cá
- Dùng dùi nhọn chọc vào vị trí ở giữa hai mắt cá, một góc khoảng 450 và xoay
tròn dùi để phá hủy não cá.
Bước 4: Phá hủy tủy cá
- Dùng dây tangochi luồn sâu vào tủy sống qua não cá để phá hủy tủy cá.
Bước 5: Cắt mang và móc nội tạng cá
- Luồn dao vào phía sau nắp mang, rạch một đường dài khoảng 10cm về phía mắt cá.
- Cắt phần nối giữa mang cá và hàm dưới.
- Cắt phần nối giữa mang cá và phần sọ cá.
- Rạch một vết dài khoảng 15cm dọc theo bụng cá, phía trên hậu môn khoảng 1cm.
- Lấy phần ống tiêu hóa và tuyến sinh dục của cá thông qua vết rạch.
- Lật cá về phía bên kia, cắt nốt phần nối giữa mang cá và sọ cá.
- Lấy toàn bộ phần mang và nội tạng cá ra khỏi thân cá.

11


Bước 6: Rửa cá và ngâm hạ nhiệt
- Cẩn thận cắt phần mang cá bám vào xương mang, dùng dao cắt và cạo sạch bờ

xương mang đến khi chạm vào phần xương trắng.
- Cọ sạch phần khoang bụng, không lấy đi phần màng trắng (bong bóng cá) phủ
trên phần xương sống.
- Cẩn thận rửa sạch phần bên ngoài và bên trong bụng cá.
- Cắt bỏ vây đuôi, vây lưng 2 và vây hậu môn bằng dao sắc hoặc cưa.
Bước 7: Ngâm trong hầm ngâm trung gian
- Cho cá vào ngâm ở hầm ngâm trung gian trong khoảng 30÷60 phút. Nhiệt độ
nước ở hầm ngâm trung gian khoảng 15÷180C.
Bước 8: Ngâm trong hầm ngâm hạ nhiệt sâu
- Sau khi ngâm ở hầm ngâm trung gian xong, chuyển cá vào ngâm ở hầm ngâm hạ
nhiệt sâu trong khoảng 9÷10 tiếng. Nhiệt độ hầm ngâm hạ nhiệt sâu khoảng 00C ÷ -20C
Bước 9: Bảo quản cá trong hầm
- Kéo cá ra khỏi hầm ngâm, chuyển vào hầm bảo quản, không kéo lê cá hoặc làm
tổn thương phần thân và mắt cá.
- Phủ một lớp đá dày 30cm dưới đáy hầm; xếp 1 cá phủ 1 lớp đá; mỗi hầm không
xếp quá 3 lớp cá; cho đá xay vào phần bụng và mang cá, rồi xếp cá thẳng, bụng úp
xuống dưới, xếp trở đầu cá để tiết kiệm diện tích hầm; khoảng cách giữa 2 con cá từ
10-15cm, giữa hai lớp cá là từ 15-20cm, giữa cá và vách ngăn hầm là 20-30cm. Trên
cùng phủ 1 lớp đá dày khoảng 30cm.
- Hàng ngày, kiểm tra hầm cá, tiến hành “săm” đá, bổ sung phần đá bị tiêu hao.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 2005 - 2007, Viện Nghiên cứu Hải sản đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên
cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển
miền Trung và Đông Nam Bộ” [9]. Với kết quả đạt được như sau:
Đề tài đã nghiên cứu xác định độ sâu ăn mồi và cải tiến vàng câu cá ngừ đại
dương cho phù với điều kiện vùng biển và trình độ công nghệ khai thác của Việt Nam.
Xác định loại mồi để câu cá ngừ đại dương có hiệu quả cao, kết quả cho thấy sử dụng
mồi câu là mực đại dương cho năng suất khai thác cao gấp 5,2 lần sử dụng mồi câu
bằng cá chuồn. Tuy nhiên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu cải tiến và ứng dụng


12


công nghệ cho nghề câu vàng cá ngừ đại dương mà chưa nghiên cứu đến hiệu quả khai
thác nghề câu tay.
Những nghiên cứu về bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác trên tàu
+ Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Chính Tâm (2006) về bảo quản cá ngừ trên
các tàu câu ngừ đại dương ở tổng công ty hải sản Biển Đông [10] cho thấy:
Tuy nhiên đề tài này cũng chỉ tập trung nghiên cứu quy trình xử lý bảo quản
trên tàu câu vàng mà chưa nghiên cứu đến hiệu quả khai thác nghề câu tay
+ Tác giả Nguyễn Long (2007) đưa ra quy trình bảo quản cá ngừ trên tàu câu của
ngư dân gồm các công đoạn [3]:
Đề tài này cũng chỉ tập trung nghiên cứu quy trình bảo quản cá ngừ trên tàu câu
vàng mà chưa nghiên cứu đến hiệu quả khai thác nghề câu tay
+ Kết quả của đề tài “Bảo quản cá ngừ đại dương nguyên liệu trong môi
trường nước biển lạnh” (Nguyễn Thị Trúc Đào, 2003) [12] cho thấy:
Nếu cá ngừ nguyên liệu bảo quản trong môi trường không khí lạnh ở 00C thì
bảo quản được trong 13 ngày, nếu cá ngừ nguyên liệu bảo quản trong nước biển lạnh
thì thời gian bảo quản trong 22 ngày. Ưu điểm của phương pháp bảo quản này là dễ
tiến hành, thuận tiện, tốn ít thời gian và nhân công. Nhược điểm là thời gian bảo quản
ngắn, không đáp ứng được yêu cầu đối với việc đánh bắt xa bờ, chỉ thích hợp cho bảo
quản nguyên liệu tại xí nghiệp.
Ngoài ra có một số đề tài nghiên cứu đến nghề câu tay như TS Trần Đức Phú và
Kỹ sư Nguyễn Hữu Hào, tuy nhiên các đề tài này cũng chủ yếu nghiên cứu các giải
pháp nâng cao chất lượng cá ngừ mà chưa nghiên cứu đến hiệu quả khai thác.
Như vậy, trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế đội
tàu, tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân khai thác hải sản. Cũng đã có
những nghiên cứu, đánh giá cụ thể về hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác kiêm
nghề, hiệu quả hoạt động của những đội tàu chuyển đổi nghề. Tuy nhiên nghiên cứu về
hiệu quả khai thác của nghề câu tay cá ngừ đại dương cụ thể cho huyện Hoài Nhơn,

tỉnh Bình Định hầu như chưa được quan tâm.

13


CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Thực trạng nghề câu tay cá ngừ đại dương của huyện Hoài Nhơn,
tỉnh Bình Định
- Thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị:
+ Điều tra số lượng tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương của huyện Hoài
Nhơn và cả tỉnh Bình Định thống kê theo năm; theo từng nhóm công suất.
+ Thông tin vỏ tàu: kích thước, năm mua, giá mua, chất lượng, tuổi thọ, giá
hiện tại.
+ Thông tin về máy: hiệu máy, công suất, năm mua, giá mua, chất lượng, tuổi
thọ, giá hiện tại.
+ Trang thiết bị phục vụ khai thác, hàng hải và an toàn tàu cá: hiệu máy, năm
mua, giá mua, giá hiện tại, các hệ thống đèn phát sáng (công suất phát, độ cao...).
- Thực trạng ngư cụ sử dụng:
+ Cấu tạo câu tay: phân loại, vật liệu, quy cách, số lượng lưỡi câu, ...
+ Giá mua, giá hiện tại.
+ So sánh cấu tạo, vật liệu, giá thành,...giữa câu tay cá ngừ ở Việt Nam và câu
tay của Nhật Bản đã và đang áp dụng ở Việt Nam.
- Thực trạng trang bị nguồn sáng trên tàu câu tay
- T hực trạng quy trình kỹ thuật khai thác
+ Kỹ thuật khai thác: chuẩn bị; thả; thu câu; bắt cá,...
- Thực trạng bảo quản sản phẩm trên tàu câu tay cá ngừ đại dương
+ Quy trình xử lý và bảo quản sản phẩm sau khai thác: giết cá, xả máu, cách bảo quản,
tỷ lệ đá, cá,...
- Mùa vụ và đối tượng khai thác.

- Năng suất và sản lượng khai thác:
+ Năng suất khai thác trung bình mỗi tàu (tấn/năm, tấn/chuyến)
+ Sản lượng đánh bắt của đội tàu
- Thực trạng về tổ chức sản xuất:
+ Quy mô đội tàu, tổ đội
14


×