Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại viện năng lượng nguyên tử Việt Nam (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
............/………..

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ PHÚ VÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ
TẠI VIỆN NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

ĐẮK LẮK, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
............/………..

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THỊ PHÚ VÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN


NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ
TẠI VIỆN NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 60 34 04 03

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH ĐỨC HƢNG

ĐẮK LẮK, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trịnh Đức Hưng.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực và do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong
luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Đắk Lắk, ngày 15 tháng 6 năm 2017
T C GIẢ

Lê Thị Phú Vân


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.
Trịnh Đức Hưng đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Học viện Hành chính Quốc
gia đã truyền đạt những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn cho tôi
trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, đồng nghiệp đang công tác tại
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và Cục Năng lượng nguyên tử đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi thu thập tài liệu, đây là những căn cứ quan trọng để
tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên tôi vượt qua những khó khăn
trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, tôi cũng gặp những khó khăn
nhất định về năng lực và sự hiểu biết của bản thân cũng như thời gian nghiên
cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết,
tôi rất mong nhận được những góp ý của các nhà khoa học, các giảng viên và
các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PH T
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG
LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ
1.1.


Phát triển nguồn nhân lực khoa học trong lĩnh vực năng lượng

nguyên tử…........................................................................................

10

1.2. 1.2. Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
năng lượng nguyên tử…………………………………………………….

16

1.4. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới……………………………..

35

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG
LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ TẠI VIỆN NĂNG
LƢỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam……………………………………………………...

43

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ tại Viện Năng
lượng nguyên tử Việt Nam…………………………………...................

49

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng
lượng nguyên tử Việt Nam………………………………………………
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
PH T TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG

58


NGHỆ TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ TẠI
VIỆN NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử………………

70

3.2. Giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học
công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam……………………………………………………...
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

79


DANH MỤC C C KÝ HIỆU, C C CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ KH&CN

Bộ Khoa học và Công nghệ

ĐHN

Điện hạt nhân

EVN

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

IAEA

Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế

KHCN

Khoa học Công nghệ

LPƯHN Đà Lạt

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

NLTN


Năng lượng nguyên tử

NM ĐHN

Nhà máy điện hạt nhân

NNL

Nguồn nhân lực

QLNN

Quản lý nhà nước

Tổ chức R&D

Tổ chức nghiên cứu và triển khai

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc

Viện NLNT VN Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Nội dung
Bảng 2.1. Tổng hợp nhân lực NLNT hiện có của Viện NLNT VN


Trang
49

(trong biên chế)
Bảng 2.2. Tổng hợp nhân lực hoạt động trong lĩnh vực NLNT

50

tại Viện NLNT VN
Bảng 2.3. Tổng hợp số cán bộ nghỉ hưu ở các đơn vị trực thuộc

56

Viện NLNT VN tính từ năm 2012 đến 2017
Bảng 3.1. Nhu cầu nhân lực cần tuyển mới trong lĩnh vực NLNT

80

tại Viện NLNT VN đến năm 2020
Bảng 3.2. Tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng nhân lực NLNT đến năm

80

2020 tại Viện NLNT VN
Bảng 3.3. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân lực giai đoạn 2016 2020

89


DANH MỤC C C HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Nội dung
Sơ đồ 1.1. Các tổ chức quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân

Trang
27

lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Viện Năng lượng nguyên tử Việt

47

Nam
Hình 2.1. Phân bổ trình độ nhân lực của Viện NLNT VN (2016)

51

Hình 2.2. Bài báo khoa học và công nghệ trong nước

52

Hình 2.3. Bài báo khoa học và công nghệ ngoài nước

53

Đồ thị 2.1. Phân bố cán bộ nghiên cứu đã và sẽ nghỉ hưu theo các
đơn vị trực thuộc Viện

57



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Con người là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự tồn tại,
phát triển cũng như vị thế của quốc gia, một đơn vị, một tổ chức. Trong
những năm qua, chủ trương phát triển đội ngũ nhân lực khoa học và công
nghệ (KHCN) nói chung, nhân lực KHCN trong lĩnh vực Năng lượng nguyên
tử (NLNT) nói riêng đã được đề cập tại nhiều văn kiện quan trọng của Đảng
và Nhà nước. Gần đây, chủ trương này cũng đã được khẳng định trong Quyết
định 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 về phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” [32], “Chiến
lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2050” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1855/QĐ-TTg [30] và Nghị quyết số 02-NQ/HNTW của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII về “Định hướng chiến lược phát triển KH-CN
trong thời kỳ CNH, HĐH” [11]. Điều đó cho thấy, Nhà nước ta đang thúc đẩy
việc xây dựng kế hoạch, định hướng và giải pháp để phát triển đội ngũ nhân
lực KHCN, trong đó chú trọng đến nhân lực KHCN lĩnh vực NLNT.
Trong lĩnh vực NLNT, với đặc thù cơ bản của nguồn nhân lực KHCN là
trình độ cao, lĩnh vực chuyên môn hẹp nhưng sâu, cần nhiều thời gian để đào
tạo mới có khả năng sử dụng, môi trường làm việc đặc thù. Đó là những yếu
tố ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu phát triển nguồn nhân lực KHCN trong
lĩnh vực NLNT. Trong từng giai đoạn nhất định, phát triển nguồn nhân lực
KHCN thường gắn với mục tiêu phát triển cụ thể của lĩnh vực, như mục tiêu
phát triển thành công chương trình điện hạt nhân, mục tiêu xây dựng nhà máy
điện hạt nhân trong tương lai gần ở Việt Nam.
Để xây dựng một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên
môn cao phục vụ cho mục tiêu ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích

1



hòa bình cụ thể là phát triển các ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống và
hơn cả là phát triển thành công chương trình điện hạt nhân và xây dựng nhà
máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, một trong những việc cấp thiết cần
làm là nghiên cứu đề xuất giải pháp, định hướng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực KHCN, trong đó có giải pháp đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng làm
việc cũng như chuyên môn sâu cho từng cán bộ, từng tổ chức, đơn vị.
Trong thực tiễn những năm qua, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã được chú trọng quan tâm và được
khẳng định tại các văn bản, chủ trương của Nhà nước:
- Luật Năng lượng nguyên tử (2008) [24] quy định về các hoạt động
trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
- Quyết định số 1558/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử” [32].
- Quyết định số 940/QĐ-TTg ngày 17/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh
vực năng lượng nguyên tử [33].
Nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp phát triển nguồn nhân lực KHCN
trong lĩnh vực NLNT để thực hiện thành công các mục tiêu trên là một việc
làm cấp thiết. Trong đó, một trong những giải pháp cụ thể phát triển nguồn
nhân lực là áp dụng một mô hình đào tạo có hệ thống mang lại lợi ích to lớn
đối với xã hội, tổ chức, đơn vị cũng như lợi ích đến từng cá nhân.
Tác giả đang công tác tại Viện Nghiên cứu hạt nhân chịu sự quản lý của
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Đây là một trong những cơ quan đầu
đàn về khoa học công nghệ; đặc biệt là ứng dụng năng lượng nguyên tử vào
sự phát triển kinh tế - xã hội. Với đặc thù là cơ quan nghiên cứu khoa học,
việc phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ luôn là ưu tiên hàng đầu

2



của Viện. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn
nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam” làm cơ sở nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
- Tình hình trong nước
Nhận thức rõ vai trò của khoa học công nghệ đối với đời sống kinh tế xã
hội và sự tồn vong của đất nước, trong Hiến pháp 2013 xác định “Phát triển
KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát
triển KT-XH của đất nước”. Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều nghị
quyết quan trọng về khoa học công nghệ và khẳng định … Cùng với giáo dục,
đào tạo khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển
kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước bằng
cách dựa vào khoa học công nghệ … sẽ nhanh chóng thay đổi thế giới một
cách mạnh mẽ, sự chuyển đổi này có vị thế trong lịch sử như một cuộc cách
mạng kinh tế xã hội và có ảnh hưởng to lớn đến đời sống con người.
Nghiên cứu về những vấn đề phát triển nguồn nhân lực KHCN nói
chung và phát triển nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực năng lượng nguyên
tử nói riêng là chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế mang tính kế hoạch hoá, tập trung sang nền
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước
đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các hoạt động của các tổ chức nghiên
cứu và phát triển (R&D). Nó đề ra những đòi hỏi mới trong hoạt động quản lý
KHCN nói chung và quản lý nguồn nhân lực KHCN nói riêng.
Hoạt động QLNN trong lĩnh vực NLNT gần đây mới trở thành một vấn
đề thời sự, mang tính cấp bách từ khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư
Dự án ĐHN Ninh Thuận. Một số cơ quan chuyên về QLNN trong lĩnh vực


3


NLNT mới được thành lập một vài năm trở lại đây. Phần lớn cán bộ được
tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan QLNN là cán bộ trẻ, ngành nghề
đào tạo chưa thật phù hợp với yêu cầu, chưa có kinh nghiệm trong công tác
quản lý. Từ những thực tế đó cho thấy, sự thiếu hụt về nguồn nhân lực KHCN
trong lĩnh vực NLNT cả về số lượng lẫn chất lượng. Viện Năng lượng nguyên
tử Việt Nam tuy là tiền thân của ngành NLNT nhưng cũng không tránh khỏi
những khó khăn đó.
Trong thời gian qua, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cũng đã có
những hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực KHCN của đơn vị như:
- Xây dựng giáo trình đào tạo chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng
nguyên tử, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về hạt nhân cho nguồn nhân lực
các ngành liên quan.
- Xây dựng các chương trình thực tập ngắn và dài hạn cho nhóm cán bộ
chuyên môn theo từng lĩnh vực cụ thể.
- Cử các nhà khoa học trẻ tham dự các khoá đào tạo chuyên môn ngắn
hạn, dài hạn ở nước ngoài.
- Tổ chức Hội nghị KH&CN hạt nhân toàn quốc (2 năm/lần) tạo cơ hội
cho các nhà khoa học được trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm, ...
Ngoài những thành tựu trên thực trạng hiện nay đáng quan tâm là sự
thiếu hụt các chuyên gia đầu ngành, các nhóm nghiên cứu mũi nhọn. Theo ý
kiến của một số chuyên gia cho rằng đây là một thách thức không nhỏ cho sự
nghiệp phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ ở Việt Nam nói chung, Viện
NLNT VN nói riêng.
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, số biên chế khoảng hơn 550 cán
bộ, mỗi năm chỉ tuyển thêm vài nhân sự mới để bổ sung vào “chỗ trống” do
người cũ về hưu trong khi tình hình phát triển hiện nay luôn đòi hỏi nhiều
nhân sự mới vẫn chưa được triển khai. Đó là sự thiếu hụt các chuyên gia trẻ


4


trong khi đội ngũ chuyên gia của Viện ngày càng già đi. Và cũng vì chế độ
đãi ngộ hạn chế và mức lương thấp, mặc dù nhà nước đã có chính sách tăng
ưu đãi tối đa 0,7 cho các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực hạt nhân, nhưng
vẫn thấp so với các công ty nước ngoài hoặc liên doanh dẫn đến rất khó thu
hút được những tài năng trẻ.
Luận văn này tập trung nghiên cứu vào hoạt động quản lý nhà nước về
phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, số
lượng nguồn lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử vì
vậy tác giả đã nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu có
tên sau:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013);
- Nghị quyết số 02-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
“Định hướng chiến lược phát triển khoa học - công nghệ trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
- Nguyễn Thị Yên Ninh (2011), Nghiên cứu thực tiễn trong nước, quốc
tế và đề xuất giải pháp kiện toàn, tăng cường quản lý nhà nước về phát triển
ứng dụng năng lượng nguyên tử, Báo cáo tổng kết Đề án nghiên cứu cấp Bộ
“Nghiên cứu thực tiễn trong nước và quốc tế và đề xuất giải pháp kiện toàn
và tăng cường quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử”, Cục Năng lượng
nguyên tử, Hà Nội.
- Phạm Thị Bảo Thoa (2013), Phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
- Nguyễn Chín (2011), Các giải pháp thu hút nguồn nhân lực trình độ
cao cho các cơ quan nhà nước ở tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng.


5


- Nguyễn Ngọc Ánh (2009), Tăng cường quản lý nhà nước đối với
nguồn nhân lực khoa học, công nghệ tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công,
Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.
- Phạm Thị Hiếu (2010), Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ trong các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập ở Việt Nam hiện nay,
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia,
Hà Nội.
- Tình hình trên thế giới
Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cũng
được khuyến cáo từ Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), tổ chức
này nhận định rằng việc nâng cao trình độ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử phải đi đôi với việc nâng cao mô hình đào tạo, gắn đào
tạo với thực tế trong từng vị trí công việc cụ thể. Hiện nay rất nhiều quốc gia
như Anh, Pháp, Mỹ, Nga, …. đã và đang áp dụng mô hình đào tạo có hệ
thống và đã thu được những kết quả nhất định.
Phát triển nguồn nhân lực được thực hiện thông qua nhiều phương thức
khác nhau, trong đó giáo dục đào tạo luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra,
việc cải thiện môi trường, hệ thống sử dụng nguồn nhân lực cùng với các điều
kiện phát triển nguồn nhân lực cũng được chú trọng thực hiện. Việc phát triển
nguồn nhân lực phải đảm bảo được sự phối kết hợp giữa các thành phần liên
quan; tính đa dạng trong phương thức phát triển nguồn nhân lực; tính công
bằng thông qua việc chọn lựa những chương trình, hành động nhằm mang lại
lợi ích tối đa cho sự phát triển chung theo những mục tiêu đã được xác định.
Các chính sách, biện pháp phát triển nguồn nhân lực quốc gia không phải lúc
nào cũng mang lại thành công như dự kiến, vì vậy, công tác quy hoạch, lập kế

hoạch phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng, đầu tư thực hiện một

6


cách khoa học và bài bản. Việc quan tâm rà soát, đánh giá để điều chỉnh kịp
thời kế hoạch, chính sách nhằm thích ứng với sự thay đổi của bối cảnh phát
triển của đất nước và thế giới là hết sức cần thiết để giảm thiểu những sai lầm
trong quá trình phát triển nguồn nhân lực.
Trong những năm qua có rất nhiều bài viết, bài báo, hội thảo khoa học
phân tích, đánh giá về việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học
công nghệ trên cả nước. Riêng đối với Viện Năng lượng nguyên tử Việt
Nam chưa có đề tài, nhiệm vụ nào nghiên cứu về nội dung này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức quản lý nhà nước về phát
triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử; phân tích
thực trạng hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ
tại Viện NLNT VN từ đó tìm ra được ưu điểm, nhược điểm đưa ra các giải
pháp nâng cao hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân lực tại Viện Năng
lượng nguyên tử Việt Nam.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục tiêu nói trên, đề tài cần thực hiện những
nội dung sau:
+ Hệ thống hoá các kiến thức quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân
lực khoa học công nghệ NLNT.
+ Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến số lượng, chất lượng
nguồn nhân lực khoa học công nghệ tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt
Nam; phân tích thực trạng nguồn nhân lực, hoạt động quản lý nguồn nhân lực
tìm ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân.
+ Đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực khoa học công nghệ NLNT đáp

ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước và điển hình
tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

7


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn
nhân lực khoa học công nghệ NLNT tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt
Nam và một số đối tượng khác.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
+ Thời gian: từ năm 2011 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về hoạt động quản lý NNL khoa học công nghệ trong
lĩnh vực NLNT.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở tài liệu, phương pháp nghiên cứu thứ
cấp, phương pháp nghiên cứu lịch sử; đồng thời áp dụng các phương pháp
khảo sát, thu thập, thống kê, tổng hợp, phân tích thực trạng phát triển nguồn
nhân lực khoa học công nghệ của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa về mặt lý luận:
Hệ thống hóa các kiến thức và làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước
về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ từ đó góp phần làm giàu,
làm phong phú hơn các kiến thức trong phát triển nguồn nhân lực khoa học
công nghệ lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
+ Đưa ra một số giải pháp có giá trị thực tiễn cao, nhằm mục đích nâng
cao công tác QLNN về phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ tại

Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

8


+ Luận văn sẽ đưa ra một bức tranh toàn cảnh về tầm quan trọng của
phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực NLNT đối với
đời sống kinh tế - xã hội và là tiền đề thúc đẩy sự đổi mới QLNN về phát triển
nguồn nhân lực KHCN ở các cơ quan nghiên cứu khoa học khác.
+ Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để các nhà lãnh đạo, quản lý
nghiên cứu trong việc đề ra những chính sách phù hợp trong hoạt động nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ của các Viện nghiên cứu, Trường đại học trên cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Chƣơng 1. Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực
khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực khoa
học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam.
Chƣơng 3. Quan điểm, giải pháp quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân
lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Viện Năng
lượng nguyên tử Việt Nam.

9


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
PH T TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ

1.1.

Phát triển nguồn nhân lực khoa học trong lĩnh vực năng lƣợng

nguyên tử
Từ trước đến nay trong xã hội luôn có nhà nước và chịu sự quản lý của
nhà nước. Yếu tố quan trọng nhất để nhà nước tồn tại đó chính là con người.
- Nguồn nhân lực
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực ngày càng
thể hiện vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc
gia. Để tăng trưởng kinh tế, mỗi nền kinh tế phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ
bản đó là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nguồn nhân lực là toàn bộ những
người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được
hiểu theo hai nghĩa; nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao
động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực cho sự phát triển; ở nghĩa hẹp,
nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát
triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có
khả năng tham gia vào quá trình lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các
cá nhân có thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể
lực, trí lực, tâm lực của họ được huy động vào quá trình lao động. Có thể
hiểu: Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố
cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế, xã
hội của mọi quốc gia [23].
- Phát triển nguồn nhân lực

10



Là sự biến đổi về số lượng và chất lượng trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ
năng và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu
nhân lực. Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá
trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện của con người, vì sự tiến bộ kinh
tế - xã hội [23].
- Nguồn nhân lực khoa học công nghệ
Là một khái niệm rộng, được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc
vào quan điểm cách tiếp cận riêng của mỗi quốc gia và các tổ chức nghiên
cứu.
Theo định nghĩa của UNESCO: “Nhân lực khoa học và công nghệ là
toàn bộ những người trực tiếp liên quan tới hoạt động có kế hoạch, liên quan
mật thiết đến sự ra đời, truyền bá và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân
văn, y học và khoa học nông nghiệp” [17]. Như vậy, UNESCO đã không tiếp
cận khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ từ chuyên ngành đào tạo và tốt
nghiệp, mà từ chức năng nghề nghiệp của họ trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ.
Tóm lại, khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ được đưa ra như
sau:
Nhân lực khoa học và công nghệ là tập hợp những nhóm người tham gia
vào các hoạt động khoa học và công nghệ với các chức năng nghiên cứu sáng
tạo, giảng dạy, quản lý, khai thác sử dụng và tác nghiệp, góp phần quyết định
tạo ra sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, của sự phát triển sản xuất và xã
hội [23].
- Nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực NLNT
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cho rằng, nguồn nhân lực
KHCN trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là nhân lực KHCN trình độ cao

11



tham gia trực tiếp vào phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử.
Trên cơ sở định nghĩa về nguồn nhân lực KHCN được hiểu ở trên, nguồn
nhân lực NLNT được định nghĩa như sau:
Nguồn nhân lực NLNT là nguồn nhân lực KHCN trong lĩnh vực NLNT,
gồm toàn bộ những người có bằng cấp chuyên môn về NLNT và những người
có trình độ kỹ năng NLNT thực tế tương đương mà không có bằng cấp về
NLNT và tham gia thường xuyên vào hoạt động NLNT.
- Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng nguyên tử
Bằng nhiều các tiếp cận khác nhau làm thay đổi về mặt chất lượng lẫn số
lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, làm tăng cường
tiềm lực khoa học và công nghệ tại các cơ sở nghiên cứu; đáp ứng yêu cầu
phát triển ứng dụng an toàn an ninh năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực
KT-XH.
1.1.1. Đặc điểm nguồn nhân lực khoa học công nghệ
Những nhóm nhân lực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động KHCN
và có đóng góp lớn cho xã hội thì có thể xếp là nhân lực KHCN. Nhóm này
có một số đặc điểm sau:
- Có ý thức chính trị, có tính bảo mật cao;
- Có trình độ cao về tri thức và kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực
chuyên môn;
- Có một vị trí công việc nhất định trong lĩnh vực chuyên môn;
- Có khả năng phát triển và quảng bá tri thức khoa học, đóng góp quan
trọng trong chuyển giao tiến bộ về công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.2. Đặc điểm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ năng lượng
nguyên tử
- Trình độ cao, được đào tạo cơ bản, có tính hệ thống

12



Đặc điểm của ngành NLNT là công nghệ cao, đòi hỏi nguồn nhân lực
có trình độ nhất định, đa ngành, đồng thời phải được đào tạo đúng chuyên
ngành về NLNT mới đáp ứng được yêu cầu phức tạp của công việc. Cập nhật
thường xuyên kiến thức để theo kịp sự phát triển nhanh và phức tạp của
ngành. Nền tảng của NLNT dựa trên tư duy vật lý, hóa học và toán học, vì
vậy lao động trong ngành đòi hỏi phải được đào tạo bài bản.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã giao cho 05 trường đại học: Đại học Khoa
học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Khoa học tự nhiên (Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại
học Đà Lạt, Đại học Điện lực và Trung tâm Đào tạo hạt nhân tại Viện
NLNT VN chịu trách nhiệm đào tạo nhân lực ngành NLNT cho các chuyên
ngành NLNT [33].
Viện NLNT VN nói riêng và các cơ quan có thẩm quyền khác nói
chung thường xuyên phối hợp với các nước liên quan để cử cán bộ sang
theo học tại các chuyên ngành được xem là thế mạnh của họ như Nga,
Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, ….
Bên cạnh đó, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo
nguồn nhân lực trong lĩnh vực NLNT, theo đó một trong những nhiệm vụ
là chú trọng đến vấn đề đào tạo nhân lực cho phát triển ngành NLNT.
Trong giai đoạn 2010 - 2014, Bộ GD&ĐT đã cử 323 sinh viên đi học
trình độ đại học chuyên ngành nhà máy ĐHN và 10 người đi học thạc sĩ tại
các trường danh tiếng trong lĩnh vực NLNT tại Nga. EVN cũng cử 30 sinh
viên đi đào tạo về ĐHN tại Nga và Nhật Bản, … Ngoài ra, các khóa học
ngắn ngày thường xuyên được tổ chức nhằm nâng cao trình độ cũng như
hiểu biết về ĐHN cho đội ngũ cán bộ, nhân viên có liên quan, kể cả những
người làm công tác truyền thông [27].
- Kỷ luật cao, ý thức tôn trọng quy chế, luật pháp, năng động, sáng tạo


13


và say mê nghiên cứu
NLNT là một ngành đặc thù, nhạy cảm về chính trị, ứng dụng nhiều
công nghệ tiên tiến, phức tạp để tạo ra hiệu quả cao cho nền kinh tế - xã
hội. Bản thân ngành NLNT được ứng dụng trong những lĩnh vực khó, vì
vậy đòi hỏi nguồn nhân lực phải có tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao
để đảm bảo an toàn, an ninh cho các cơ sở và các hoạt động nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng NLNT.
Ngoài ra, với sự thay đổi liên tục của công nghệ, đòi hỏi nhân lực
công tác trong ngành NLNT phải có sự say mê nghề nghiệp để nghiên cứu,
sáng tạo và tiếp thu hiệu quả những công nghệ mới.
Chính vì vậy, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo nguồn nhân
lực trong lĩnh vực NLNT đã chỉ đạo Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành, địa phương liên quan tiến hành công tác thống kê hiện trạng và
đánh giá nhu cầu nhân lực làm việc trong lĩnh vực NLNT đến năm 2020 để
xác định về trình độ và ngành nghề đào tạo. Kết quả thống kê hiện trạng
nhân lực trong lĩnh vực NLNT đến tháng 3/2016 của Bộ KH&CN cho thấy:
tỷ lệ đại học là 778/1.311 người (chiếm 59%); tỷ lệ thạc sĩ là 356/1.311
người; (chiếm 27%); tiến sĩ là 172/1.311 người (chiếm 13%) [2].
- Trình độ ngoại ngữ tốt
NLNT là ngành phát triển ở các nước trên thế giới, Việt Nam là nước
đi sau nên chủ yếu sẽ nghiên cứu và vận dụng các thành tựu đã đạt được
của các nước tiên tiến để ứng dụng cho phù hợp vào phát triển kinh tế - xã
hội. Vì thế các tài liệu trong lĩnh vực NLNT chủ yếu là tài liệu kỹ thuật của
nước ngoài.
Mặt khác, NLNT là ngành công nghệ cao, phát triển liên tục, do đó
cần phải thường xuyên cử nhân lực tham gia các khóa đào tạo, tập huấn
ngắn hạn và dài hạn, các cuộc hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại, ... về


14


các lĩnh vực chuyên môn tại nước ngoài. Theo quy định để được tham gia
các khóa đào tạo, tập huấn ở nước ngoài họ phải trải qua các kỳ thi kiểm
tra tiếng Anh do các cơ quan liên quan tổ chức.
Trong công việc hàng ngày, các cơ quan NLNT thường xuyên tiếp và
làm việc với các chuyên gia, tổ chức nước ngoài như các đoàn đàm phán đa
phương, song phương để ký kết các hiệp định, nghị định thư, biên bản ghi
nhớ, … về các vấn đề liên quan trong lĩnh vực NLNT.
Chính vì vậy nguồn nhân lực NLNT cần có trình độ ngoại ngữ cao
hơn so với mặt bằng chung của xã hội.
- Trách nhiệm nặng nề, rủi ro cao, hậu quả lớn, dám hy sinh tính
mạng bản thân
Thời gian làm việc ngày 8 tiếng nhưng yếu tố tâm - sinh lý luôn căng
thẳng, phải làm việc theo ca trực, kíp vận hành với trách nhiệm cao.
Làm việc trong môi trường độc hại, mặc dù phóng xạ luôn ở ngưỡng
cho phép. Phóng xạ là một chất độc hại đặc biệt, không màu, không mùi,
không vị và không thể nhìn thấy được nên để phòng tránh bằng mắt thường
là điều hoàn toàn không thể. Các tia phóng xạ liều cao có thể gây tác hại
đến cơ thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn
tính; rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào
bị bỏng hoặc rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô
sinh, ung thư, tử vong [9]. Chính vì thế người lao động làm việc trong
ngành NLNT luôn phải có ý thức cao và sự hiểu nhất định.
Nếu trong thời gian làm việc, bất cẩn, thiếu ý thức thì hậu quả xảy ra
sẽ rất lớn, không chỉ gây thiệt hại cho bản thân mà còn để lại hậu quả
nghiêm trọng cho cộng đồng, cho môi trường và phải cần từ vài năm đến
hàng trăm năm, hàng ngàn năm mới có thể giải quyết dứt điểm hậu quả

[37].

15


- Không làm thêm được
Vì đây là ngành đặc thù nên ngành nghề được đào tạo để phục vụ
trong ngành NLNT là các chuyên ngành Vật lý hạt nhân, Công nghệ lò
phản ứng, Kỹ thuật hạt nhân, An toàn bức xạ, Công nghệ bức xạ, An toàn
hạt nhân, … vì thế những cán bộ nghiên cứu trong ngành NLNT không thể
kiếm việc làm thêm ngoài thời gian trên cơ quan.
- Nghiên cứu đôi khi thành công cho ra sản phẩm, nhưng đôi khi lại
tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau
Đầu tư cho KHCN là đầu tư mạo hiểm. Bởi vì kinh phí cấp cho nghiên
cứu KHCN đôi khi rất lớn nhưng lại không đem lại kết quả, không tạo ra
sản phẩm, hoặc cần thời gian dài mới cho ra sản phẩm, hoặc những kết quả,
số liệu, chuyên đề của nghiên cứu trước lại tạo tiền đề cho các nghiên cứu
tiếp theo.
Ứng dụng những kết quả nghiên cứu KHCN nói chung và trong lĩnh
vực NLNT nói riêng vào đời sống thì không ai có thể phủ nhận được. Tuy
nhiên, từ nghiên cứu đến kết quả lại là cả một chặng đường dài và đôi khi
đi qua cả một chặng đường dài không phải lúc nào cũng thành công.
1.2.

Quản lý nhà nƣớc về phát triển nguồn nhân lực khoa học công

nghệ năng lƣợng nguyên tử
1.2.1. Khái niệm
Tổ chức là quá trình sắp xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và
phân phối các nguồn lực của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích

cực và có hiệu quả vào mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị [6].
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà
nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước thông
qua các văn bản quy phạm pháp luật [18].

16


×