PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý đo chọn đề tài.
Nguồn nhân lực là tài nguyên cơ bản, quý giá nhất của tổ chức, đơn vị, địa phương
và là lợi thế cạnh tranh mang tính quyết định cho sự thành bại của họ trong tương lai.
Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là một trong những chiến lược trọng điểm của quốc
gia, là chính sách xã hội cơ bản, ưu tiên hàng đầu trong toàn bộ chính sách kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
hành động nhằm đưa sự nghiệp đổi mới đi tới thành công vì mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
“Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao
nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn
của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”, quan điếm ấy tiếp tục được thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) “...Cán bộ là nhân tố quyết định
đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của
chế độ” và Đại hội Đảng lần thứ XI cũng chỉ rõ Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa
nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự
phát triển”. Trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, trên
cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hơn lúc nào hết,
phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực hành chính cấp xã nói riêng
càng trở nên bức thiết và đặc biệt cấp bách đối với nÌTLĨĨlg G-ƠĨ1 1í, ổlỄl J3ỈiXJ°C^ílgj
CÓ điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như huyện Bác Ái hiện nay.
Bác Ái là một trong những huyện nghèo của cả nước, trên 95% là người dân
tộc Răclây sinh sống trên địa bàn, có vị trí địa lý tương đối phức tạp. Mặc dù những
năm gần đây Đảng và Nhà nước nhiều chính sách ưu đãi về phát triển kinh tế - xã hội,
nhằm từng bước đưa Bác Ái thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nhưng đến nay
Bác Ái vẫn còn là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân
đầu người thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước, nguyên nhân chủ yếu
của việc chậm nâng chất lượng và cải thiện đời sống của người dân như hiện nay là do
sự yếu kém trong công tác lãnh đạo, điều hành và triển khai thực hiện các chủ trương,
chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, của nguồn nhân lực địa phương từ
đó hiệu quả thu được qua việc thực hiện các chính sách này còn hạn chế và đang đặt
ra nhiều vấn đề mới, cần tiếp tục nghiên cứu. Do đó, phát triển nguồn nhân lực đảm
bảo về số lượng, chất lượng và hợp lý về cơ cấu là động lực quan trọng thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân trong tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Từ những vấn đề trên cho thấy, việc quản lý và nâng cao chất lượng
ngtaonjahan lực nhất là nguồn nhân lực hành chính cấp xã là vấn đề có ý nghĩa hết
sức quan trọng, tạo tiền đề cho Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương hoạch
định chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã có chất lượng,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và những
năm tiếp theo. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Quản lỷ Nhà nước về phát triển nguồn
nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận” làm đề tài kết
thúc học phần môn “Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu” của mình. Hy
vọng đề tài sẽ tìm ra được những giải pháp thiết thực phát huy những điều kiện thuận
lợi và khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác phát triển nguồn nhân lực
hành chính cấp xã của huyện Bác Ái trong trong giai đoạn tiếp theo.
■\ 2o Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực hành
chính cấp xã.
-
Phân tích thực trạng việc phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã
tại huyện Bác Ái trong thời gian qua.
-
Đe xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại
huyện Bác Ái trong thời gian tới.
3o Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. f
a. Đối tượng nghiên cứu.
L
Thực trạng cơ cấu, năng lực làm việc của nguồn nhân lực hành chính cấp xã của
huyện Bác Ái. Trên cơ sở phân tích thực trạng, gắn với yêu cầu mới, tìm ra những
giải pháp để phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã của huyện Bác Ái giai
đoạn 2015-2020.
h. Phạm vỉ nghiên cứu.
\J - Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Đe tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung
cơ bản về phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã, bao gồm họp lý hóa cơ cấu
nguồn nhân lực, nâng cao năng lực của người lao động thuộc phạm vi khách thế
nghiên cứu.
-
Phạm vi khách thế nghiên cửu: Gồm những người được tuyển dụng
giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã tại huyện Bác
Ái (07 chức danh công chức xã); không bao gồm những người được bổ nhiệm bầu
giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân
dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy và người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội.
M.O Ptommg phốp BigMêm cửiio
Đe thực hiện các mục tiêu trên, đề tài sử dụng phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác - Lênin và một số phương pháp khác, như: Phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp; phương pháp thống kê.
J
PHẦN NỘI DUNG
\ Chương 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực hành chính cấp xã.
1. Cơ sở khoa học. Đe tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về con người và phát huy
nhân tố con người trong thời kỳ đối mới.
1.1. Quan điểm triết học Mác- Lênin về con người.
Con người là thực thể tự nhiên và cũng là thực thế xã hội. Con người cũng chịu
sự chi phối của tiến trình phát triển tự nhiên “sinh - lão - bệnh - tử”, sự chi phối của
các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, con người cũng có thế chi phối được xã hội, chinh
phục tự nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình. Vì vậy, con người được coi là một
phạm trù tự nhiên và xã hội, nó cũng có bản chất và quy luật riêng của nó. Do đó,
phạm trù con người đã được nghiên cứu rất nhiều trong mỗi giai đoạn lịch sử phát
triển của con người kể từ khi nền triết học ra đời.
Quan niệm con người trong triết học Phương Đông thường đi sâu vào các vấn
đề nguồn gốc bản chất con người. Các nhà triết học, các học thuyết trong nền triết học
này đa phần cho rằng bản chất con người là tâm linh mang nặng tính duy tâm (con
người bao gồm linh hồn và thể xác trong đó linh hồn có trước thể xác và linh hồn
quan trọng nhất), con người là do thượng đế tạo ra.
Quan niệm con người trong triết học Phương Tây thường tập trung mọi cố gắng
nghiên cứu con người một cách khá toàn diện và đặc biệt đề cao con người coi “con
người là trung tâm của vũ trụ” thước đo của vạn vật. Quan niệm của nền triết học này
thường mang tính duy vật chủ quan hoặc vừa duy tâm, vừa duy vật. Chính quan điểm
triết học về con người trong nền triết học Phương Tây đã giải phóng con người và đưa
con người lên tầm cao mới, con người là trang tâm của xã hoi ? con ngươi co thể chinh
phục được tự nhiên. Từ đó đưa nền khoa học tri thức ngày càng phát triển và cũng
chính nền tri thức khoa học tự nhiên xã hội lại chỉ rõ ra những vấn đề quan trọng trong
việc giải phóng con người làm con người ngày càng phát triển cả về thể chất tự nhiên
lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cả hai nền triết học trên vẫn còn nhiều mặt mâu thuẩn, chủ
yếu là mâu thuẫn giữa
hai hệ tư tưởng tư duy là duy vật và duy tâm, vẫn còn lẫn quẫn khi cho rằng linh
hồn con người là do đấng siêu nhiên tạo thành.
Kế thừa có phê phán và phát triển trên những quan niệm trên cũng như
tránh các sai lầm về quan niệm của hai nền triết học trên, triết học Mác - Lênin có
những nghiên cứu và lý luận về con người một cách riêng và cụ thể hơn. Điểm xuất
phát đế nghiên cứu về con người của triết học Mác đó là con người trong hoạt động
thực tiễn, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó. Triết học Mác đã đưa ra các quan
niệm khoa học về con người như sau:
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học,
đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và
yếu tố xã hội.
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự tồn tại của con người là giới tự
nhiên. Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản
tính sinh học, tính loài của nó. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu
tiên quy định sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự
nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy
định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó.
Trong lịch sử đã có những quan niệm khác nhau phân biệt con người với loài vật,
như con người là động vật sử dụng công cụ lao động, là "một động vật có tính xã
hội", hoặc con người động vật có tư duy... Những quan niệm trên đều phiến diện
chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người mà
chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội ấy.
Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến
giới tự nhiên: "Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra
toàn bộ giới tự nhiên".
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt
động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người.
Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và
tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ’
và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yêu tô quyêt định hình thành
bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng
đồng xã hội...
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình.
Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính
bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của
con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở
nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh
thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do
con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật
xã hội, và do đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.
'I 1.1.1. Tir tưởng Hồ Chí Minh về con người.
I
t--' Tư tưởng Hô Chí Minh vê con người hoàn toàn xa lạ với các quan điêm xem
con người như là công cụ, như là phương tiện. Mọi chính sách tăng trưởng kinh tế,
phát triển văn hoá của Hồ Chí Minh đều hướng tới con người. Nước không có dân thì
không thành nước. Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do
vậy dân là chủ của nước. Qua đó, có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người
- mục tiêu và con người - động lực là thống nhất, vì dân và do dân là thống nhất. Theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh
vực: từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ có liên quan đến
lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người
đứng đầu Nhà nước. Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được
bảo vệ về thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghê, tự do ngôn ỉuận, tự do học tập...
trong khuôn khô luật pháp cho phép. Người dân có quyền làm chủ tập thể, làm chủ
địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc. Người dân có quyền làm chủ
các đoàn thế, các tố chức chính trị xã hội thông qua bầu cử và bãi miễn. Cán bộ từ
Trung ương đến cán bộ ở các cấp các ngành đều là "đầy tớ" của dân, do dân cử ra
và do dân bãi miễn.
Đe phát huy vai trò động lực của con người, Hồ Chí Minh đã đề cập đến
một hệ thống nội dung và biện pháp (vật chất và tinh thần) nhằm tác động vào các
động cơ thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người. Đồng thời, cũng chỉ ra
những nội dung và biện pháp làm triệt tiêu các trở lực nhằm thúc đẩy sự phát triển
theo hướng tiến bộ.
Trong hệ thống các động lực chính trị - tinh thần, Hồ Chí Minh chú
trọng trước hết đến giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo
đức cách mạng... đồng thời không coi nhẹ vai trò tác động của các nhân tố tinh
thần khác, như văn hoá, khoa học, pháp luật..
Hồ Chí Minh hiểu hành động của con người luôn gắn liền với nhu cầu và
lợi ích của họ, vì vậy, đi đôi với các biện pháp chính trị - tỉnh thần, Hồ Chí Minh
không coi nhẹ hay bỏ qua các đông lực vật chất, khéo léo kết hợp các loại động
lực với nhau, tạo sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy tính năng động cách mạng của coe
người. Trong quá trình cách mạng, Hồ Chí Minh luôn cho rằng yếu tố con người
là quan trọng nhất, là trang tâm của mọi sự vật hiện tượng. Chính vì vậy nên mục
tiêu cao cả nhất của Bác đó chính là giải phóng, đem lại hạnh phúc tự do, rèn
luyện và xây dựng con người, Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời mình cho lý
tưởng cao đẹp ấy.
Người luôn đặt niềm tin vào phẩm chất và khả năng tốt đẹp của con người,
luôn tạo điều kiện cho con người được phát triển một cách tốt đẹp hơn. Hồ chí
minh không chấp nhận bất cứ hỉnh thức lăng mạ, hạ nhục con người mà luôn động
viên con người hạn chế mặt xấu và phát íriến mặt tốt của mình. Hồ Chí Minh
luôn- đê cao việc giáo dục trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa
xã hội “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”
ĩ. 1.2. Một số khái niêm có Hên quan,
Nhân lực là nguồn lực của mỗi người bao gồm thế lực, trí lực và nhân
cách.
Trong một tổ chức, nhân lực được hiểu là sức mạnh của đội ngũ lao động
trong tổ chức đó. Nhân lực của một tổ chức là toàn bộ khả năng lao động mà tố
chức cần huy động để thực hiện hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt
và lâu dài của tổ chức.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu khái quát nhân lực là sức lực của con
người, làm cho con người hoạt động và phát triển. Khi sức lực của con người phát
triển đến mức độ cần thiết, con người sẽ tham gia vào các hoạt động chính trị, văn
hóa, xã hội, lao động sản xuất.
*
Nguồn nhân lực.
Có thể nói, khái niệm nguồn nhân lực hiện nay không còn xa lạ với nền
kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về vấn đề này hầu như chưa
thống nhất. Tùy theo mục tiêu cụ thể mà mỗi người có những nhận thức khác nhau
về nguồn nhân lực. Dù có nhiều định nghĩa và cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn
chung: nguồn nhân lực là tống thể những tiềm năng của con người, bao gồm thể
lực, trí lực và nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức
hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định.
*
Nguồn nhân lực hành chính: Là tống thế các tiềm năng lao động của
con người làm việc trong bộ máy hành chính Nhà nước.
Tiềm năng lao động của con người bao gồm toàn bộ sức lao động (kiến
thức, kỹ năng làm việc, trình độ chuyên môn, đặc điểm tâm lý, các mối quan hệ...)
của con người được sử dụng trong quá trình làm việc. Tiềm năng lao động trở
thành khả năng hiện thực nếu nó được sử dụng và quản lý đúng đắn.
*
Nguồn nhân lực hành chính cấp xã:
Nguồn nhân lực hành chính cấp xã là những người được tuyển dụng, giao
giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong
biên chế và được hưởng ỉương từ ngân sách Nhà nước. Nguồn nhân lực hành
chính cấp xã bao gồm 07 chức danh sau: Tài chính - Kế toán; Tư pháp - Hộ
tịch; Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường; Văn phòng - Thống kê;
Văn hóa - Xã hội; Trưởng Công an; Chỉ huy trưởng Quân sự.
\ 1X3. Đặc điểm nguồn nhân lực hành chỉnh cấp xã.
Nguồn nhân lực hành chính cấp xã là những người trực tiếp tham mưu cho
lãnh đạo ủy ban nhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; là người quan hệ trực tiếp và gắn bó
mật thiết với nhân dân; sinh sống và làm việc trong cộng đồng dân cư. Là những
người trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đi vào cuộc sống nhân dân.
Nguồn nhân lực hành chính cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với
nhân dân; là người đại diện cho quần chúng nhân dân ở cơ sở; trực tiếp giải quyết
các yêu cầu, bức xúc phát sinh trong cộng đồng dân cư nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Là đối tượng bị chi phối và chịu ảnh
hưởng bởi phong tục, tập quán làng quê, những nét văn hóa và đặc thù riêng của
địa phương.
Nguồn nhân lực hành chính cấp xã có tính ổn định thấp so với nguồn nhân
lực Nhà nước cấp trên. Nguồn nhân lực hành chính cấp xã có tính chuyên môn
thấp, kiêm nhiệm nhiều.
ỷ. ^
X
_
^
r
! LIA Vai trò của nguôn nhân lực hành chính câp xã.
Nguồn nhân lực hành chính cấp xã có vai trò rất quan trọng, là nhân tố
quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng, “là cái gốc của mọi công
việc”, là chủ thể thực thi pháp luật để quản lý mọi mặt đời sống xã hội nhằm thực
hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước đề ra; giữ gìn trật tự kỷ cương xã
hội, đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo
vệ lợi ích của các tầng lớp nhan d-âiìậ điêu ỉìàĩìlì ĨĨ1Ọ1 hoạt động cử& bộ máy
Nhà nước ở cơ sở trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, dân
tộc - tôn giáo, an ninh - quốc phòng.
ILLS. KMI niệm và ý nghĩa của phát triển. nguồn nhân lực hành
‘
\ ão Khái niệm phát triển nguồn nhâm lực hành chính cấp xã.
\
*
Phát triển.
Phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ giản đơn
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện và được dựa trên nền tảng sẳn có hay
quá trình cải tiến từ hiện tại.
Ngoài ra, có thể hiểu đơn giản phát triển là quá trình biến đối hoặc làm cho
biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao; là quá trình học tập, nhằm
mở ra cho cá nhân những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng trong
tương lai của tố chức.
*
Phát triển nguồn nhân lực.
Cùng với khái niệm nguồn nhân lực, khái niệm phát triển nguồn nhân lực
ngày càng hoàn thiện và được tiếp cận theo những góc độ khác nhau:
-
Xét trên góc độ đất nước: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo
dựng lực lượng lao động năng động, có kỹ năng và sử dụng chúng hiệu quả.
-
Xét trên góc độ cá nhân: Phát triển nguồn nhân lực là việc nâng cao kỹ
năng, năng lực hành động, chất lượng cuộc sống, nhằm nâng cao năng suất lao động
và thu nhập của nguồn nhân lực.
Như vậy, phát triến nguồn nhân lực có thể hiếu “là tổng thể các hình thức,
phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm tạo sự thay đổi tích cực về số lượng,
chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, được biểu hiện ở việc hoàn thiện và nâng cao
kiến thức, kỹ năng, nhận thức của nguồn nhân lực, nhằm đảm bảo cho sự phát triến
của mỗi cá nhân và đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triến kinh tế - xã
hội trong từng giai đoạn phát triển”.
*
Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã.
Phát íriến nguồn nhân ỉực hành chính cấp xã là tổng thể các hình thưc, phương
pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực của chính quyền cấp xã, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn của địa phương, đồng thời đảm bảo sự
phát triển của mỗi cá nhân trong tổ chức.
:
h ¥ nghĩa của phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã.
Phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa to lớn đối với đơn vị, địa phương. Nó là
động lực, là mục tiêu của sự phát triến và là chìa khóa mang lại lợi ích cho cá nhân,
đơn vị và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
*
Đổi với cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.
Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ chiến
lược của đơn vị. Khi nguồn nhân lực của đơn vị được phát triển về số lượng, chất
lượng sẽ giúp cho đơn vị nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
Phát triển nguồn nhân lực góp phần nâng cao tay nghề, kỹ năng chuyên môn,
nghiệp vụ, khả năng nhận thức và đạo đức nghề nghiệp của người lao động, giúp cho
đơn vị tạo ra lực lượng lao động lành nghề, linh hoạt và có khả năng thích nghi với sự
thay đổi của môi trường, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của đơn vị.
Nâng cao tính ổn định và năng động của đơn vị, đảm bảo công việc an
toàn, hiệu quả, động viên người lao động gắn bó lâu dài với đơn vị, từng bước giảm
thiếu tỷ lệ thuyên chuyển nơi làm việc, góp phần củng cố và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của đơn vị.
*
Đối với người lao động.
Giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng, tay nghề của người lao động, tạo sự tự tin,
khả năng thích ứng, tính chuyên nghiệp, tư duy sáng tạo và cách nhìn mới của người
lao động trong công việc hiện tại cũng như trong tương lai. Đáp ứng nhu cầu, nguyện
vọng của người lao động về phát triển nghề nghiệp và sự thăng tiến trong tương ỉai;
giúp người lao động, gia tăng động lực làm việc, có thái độ tích cực, phấn khởi trong
thực thỉ công vụ. Tạo sự gắn bó giữa người lao động với đơn vị, bởi vì khi được tham
gia vào quá trình phát triển người lao động thấy mình được thừa nhận, được khẳng
định, từ đó họ quyết định gắn bó lâu dài với đơn vị.
*
Đối với nền kỉnh tế - xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa thiết thực, tạo ra nền kinh tế phát triển,
khẳng định vị thế cạnh tranh của đơn vị với các đơn vị, địa phương khác; tạo điều
kiện cho người lao động làm chủ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, góp
phần tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng tích cực, hiệu
quả giúp nền kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Thực té hiện nay, nhiều nhà kinh tế học đều nhận định: Không phải nguồn vốn
hay nguyên liệu là yếu tố quyết định thành công của sự phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia, mà nguồn nhân lực mới là nhân tố cốt lõi quyết định sự thành công ấy.
Nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn lực con người so với các nguồn lực khác
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
khẳng định “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối
với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”. Các nguồn
lực khác như: vốn, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, khoa học công nghệ...dù có
nhiều và lớn đến đâu vẫn chỉ là hữu hạn, chúng không có sức mạnh tự thân và sẽ dần
cạn kiệt trong quá trình khai thác, sử dụng của con người. Các nguồn lực này chỉ thật
sự phát huy tác dụng và có ý nghĩa xã hội tích cực khi chúng được kết hợp với nguồn
lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con người.
Từ đó có thể thấy, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề sống còn và là yếu tố
quyết định sự thành bại của tổ chức, đơn vị, địa phương hay đất nước. Vì thế, đầu tư
phát triển nguồn nhân lực là khoản đầu tư chiến lược cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, địa phương.
1.2c Nôi dung phát trỉểiầ nguồn nhân lực hành chính cấp xã.
\/
v
"'' Thực chất của phát triển nguồn nhân ỉực hành, chính cấp xã là tìm cách để gia
tăng số ỉượng, chất ỉượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và mục tiêu phát
triến của tổ chức. Việc gia tăng số lượng nguồn nhân lực thể hiện qua các tiêu chí về
phát triển quy mô nguồn nhân lực, tuy nhiên do đặc trưng của nguồn nhân ỉực cấp xã,
chịu sự chi phối bởi các Nghị định của Chính phủ quy định chức danh, số lượng
nguồn nhân lực cụ thể cho từng địa phương nên luận
văn chỉ tập trung phân tích các nội dung về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ... của nguồn nhân lực hành chính cấp xã.
1.2.lo Thiết lập cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng họp lý.
V"'Cơ cấu nguồn nhân lực là một khái niệm kinh tế, phản ánh số lượng các bộ
phận hợp thành tổng nguồn nhân lực và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận
trong tổng nguồn nhân lực đó; là tỷ trọng, vị trí thành phần nhân lực bộ phận
trong tổng thể nguồn nhân lực của tổ chức và là yếu tố không thể thiếu khi
xem xét, đánh giá nguồn nhân lực.
Cơ cấu nguồn nhân lực cần phải được thiết lập một cách đồng bộ, phù ầợp
và hiệu quả trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần, nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra. Việc xác định cơ
cấu nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nhiệm vụ, mục tiêu, chiến
lược của tổ chức chỉ có thể hoàn thành khi cơ cấu nguồn nhân lực được xác định
một cách đúng đắn, đồng bộ và đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thế. Từ đó vừa
đạt được mục tiêu, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, vừa sử dụng có hiệu quả
từng thành viên của tổ chức, vừa kích thích được tính tích cực lao động của các
thành viên.
Đe đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực, có thể dựa trên các tiêu chí sau: Cơ cấu
nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cơ cấu nguồn nhân lực theo
ngành nghề, vị trí công việc, cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, giới tính,/dân
tộc...
■ /3L2o2» Nâng cao năng lực của nguồn nhân lực.
Năng lực là những hiểu biết chung và hiểu biết chuyên ngành về một lĩnh
vực cụ thế của người lao động. Năng lực đó có được thông qua quá trình nhận thức
của người lao động (quá trình tri giác, học tập, tiếp thu, giao tiếp, tranh luận...).
Năng lực của người lao động được chia thành các loại cơ bản sau:
-
Năng lực tổng hợp: Là những năng lực không mang tính đặc thù đối
với một nghề nhất định mà cần thiết trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Năng lực
này phù hợp với đối tượng quản lý.
-
Năng lực chuyên môn: Là năng lực về một ngành nghề cụ thể, năng
lực này phù hợp với đối tượng là người lao động trực tiếp.
-
Năng lực đặc thù: Là những năng lực đặc biệt, thể hiện năng khiếu
đặc biệt của người lao động. Năng lực này chỉ cần thiết trong một số tổ chức nhất
định.
Năng lực đóng vai trò quan trọng đối với người lao động, nó quyết định hiệu
quả công việc, sự phát triển của cá nhân và tổ chức, nhất là trong giai đoạn phát
triển như vũ bão của khoa học, công nghệ như hiện nay thì nâng cao năng lực của
nguồn nhân lực là vấn đề tất yếu và vô cùng cấp thiết. Đe nâng cao năng lực cho
người lao động cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời tăng
cường kỹ năng nghề nghiệp và nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động.
:
ữo Nâng cao trình độ chuyên môn, nghỉêp vu.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động là những hiểu biết
chung và hiếu biết chuyên ngành về một lĩnh vực cụ thể; là một trong những yếu tố
hình thành nên năng lực làm việc của mỗi cá nhân, nó là kết quả của quá trình đào
tạo, phát triến và tích lũy kinh nghiệm theo thời gian.
\ b, Nâng cm kỹ năng nghề mghỉềp cho ngưừỉ lao động.
■' Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp là nâng cao khả năng chuyên biệt của con
người trên nhiều khía cạnh để đáp ứng yêu cầu cao hơn trong hoạt động nghề
nghiệp hiện tại hoặc đế trang bị kỹ năng mới cho việc thay đổi công viêc trong
tương lai, những kỹ năng đó được hoàn thiện qua đào tạo và thực tiễn công Viêc.
\ Co Nâng cao nhân thức người lao động.
\y
Nâng cao nhận thức ỉà quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm, đến
trình độ nhận thức lý luận, từ trình độ nhận thức thông tin đến trình độ nhận
thức
khoa học và được thể hiện rõ nhất ở hành vi, thái độ, cách ứng xử và sự nhìn nhận của
họ về vai trò, trách nhiệm đối với công việc.
d. Các tiêu chí đánh giá năng lực của nguồn nhân lực.
Có thể đánh giá sự phát triển năng lực của nguồn nhân lực thông qua các tiêu
chí:
-
Số lượng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người lao động đã đạt
được (trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp...). Tỷ lệ của từng trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ trong tổng số.
-
Số lượng nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
hàng năm; số người sử dụng được các ngoại ngữ; số người sử dụng thành thạo tin
học.
-
Khả năng xử lý tình huống và ứng xử trong giao tiếp của nguồn nhân
lực. Khả năng đảm nhận, hoàn thành công việc, ý thức tổ chức kỷ luật.
-
Trách nhiệm, niềm say mê, sự năng động, sáng tạo của nguồn nhân lực
trong thực thi công vụ, mức độ hài lòng của người được cung cấp dịch vụ.
Chương 2ỉ Cơ sở thưc tiễn của đề tài: thực trạng phát triển nguồn nhân lực
/' tiàiiỉi chính cấp xi tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
■ 2olo ©ăc ẩỉểm tư mMêm, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến công tác phát triển
nguồn nhân lire*
.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiêm.
1•®
I
\ Bác Ái là huyện vùng núi, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Thuận, cách Thành
phố Phan Rang-Tháp Chàm 50km, phía Đông giáp huyện Ninh Hải, phía Tây giáp
huyện Ninh Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà và Lâm Đồng, phía Nam giáp Thành
phố Phan Rang-TMp Chàm và hai huyện Ninh Hải và Ninh Sơn. Toàn huyện có 9 xã,
với trung tâm huyện lỵ là xã Phước Đại, có diện tích tự nhiên 102.729,48 ha, chiếm
30,57% diện tích của tỉnh. Có đặc điểm tự nhiên thấp dần theo hướng Tây Bắc- Đông
Nam. Địa hình mang đặc trưng vùng núi, tiềm năng để phát triến kinh tế là rất khó
khăn. Với đặc điểm tự nhiên như trên, đòi hỏi mạng lưới nguồn nhân lực hành chính
cấp xã phải phát triến cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân
dân. Do đó việc phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã là vấn đề hết sức
cần thiết và cấp bách
trong giai đoạn hiện nay.
\
\ / 2.1.2. Đặc điếm kinh tế.
V..'
“
„,
Từ các chính sách đầu tư, hỗ trợ của chương trình theo Nghị quyết 30a của
Chính phủ, đến nay, huyện miền núi Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, đã có sự phát triển
đáng kể. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng lên rõ nét, nhiều
hộ nghèo được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ trực tiếp đã vươn lên thoát nghèo bền
vững, an ninh - quốc phòng
đượcgiữ vững, góp phần thực hiện
tốt các mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần
Nghịquyết 3 Oa.
Các công trình giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi, các công trình phục vụ dân sinh đã
được triển khai đầu tư và đưa vào sử dụng đúng tiến độ, mang lại hiệu quả, phục vụ
lợi ích trực tiếp cho đời sống của nhân dân như khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe,
nâng cao dân trí, phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa... Đặc biệt, các công trình
thủy lợi như hệ thống kênh mương cấp 2, cấp 3 được xây dựng đã giúp người dân
chủ động canh tác, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh lương
thực tại địa phương.
2X3. Đặc điểm sã hội
\/©•
-
về dân số: về dân số toàn huyện có trên 7.000 hộ dân với trên 25.000
nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Rắclây, Chăm, Kinh và một số dân tộc khác
sinh sống trên địa bàn.
-
về nguồn nhân lực: Bác Ái có nguồn nhân lực dồi dào, người dân Bác
Ái có đức tính cần cù, chất phác, nghiêm túc trons lao độns và có khả nărg tiếp cận
với môi trường làm việc mới, đó là điều kiện thuận lợi quan trọng để hình thành đội
ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát
triển trong giai đoạn mới. Năm 2015, Bác Ái có 16.259 người trong độ tuối lao động,
chiếm 65% dân số (lao động đang làm việc trong khu vực Nhà nước 1.951 người).
Hàng năm, nguồn lao động của huyện được bổ sung thêm từ 100 đến 150 người, đó
là những người vừa tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông và tốt nghiệp
từ các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Nguồn lao động được bổ sung hàng
năm đó chính là nguồn lực mạnh mẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Nguồn nhân lực huyện Bác Ái phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, đến
cuối năm 2015 Bác Ái được tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ
sở và hoàn thành tiêu chí phổ cập Trang học phổ thông :
nên người ỉao động có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức khoa học - kỹ
thuật trong học nghề. Theo Báo cáo sơ kết công tác khuyến học, khuyến tài của Ban
Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập huyện, đến năm 2015 tổng số người có trình độ đại
học trên toàn huyện là 123 người, số người có trinh độ sau đại học là 26 người (14
người thuộc khu vực Nhà nước). Tuy nhiên, tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao
đẳng, đại học và sau đại học của huyện vẫn còn thấp và phân bố chưa hợp lý giữa các
ngành, các lĩnh vực.
2.2.
Thực trang phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã tại huyện Bác
2.2.
Ị/ Thực trạng hơp lý hóa cơ cấu nguồn nhân lực hành chính cấp xã.
Ái
a: Thưc trạng điều chỉnh cơ cẩu ngành nghề.
Hoạt động của bộ máy hành chính cấp xã đòi hỏi cơ cấu nguồn nhân lực phải
đồng bộ, đầy đủ và hợp lý. Bởi vì, để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành trên mọi
lĩnh vực, từ kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh đến xây dựng hệ thống
chính trị ở cơ sở thỉ không thể chỉ có toàn đội ngũ cán bộ trên một lĩnh vực nào đó,
đòi hỏi phải bố trí đầy đủ các loại hình nhân lực theo ngành đào tạo phù hơp với chức
năng, nhiệm vụ từng vị trí công việc.
Theo số liệu thống kê, hiện nay tình trạng công chức có trinh độ chuyên môn
chưa phù hợp với lĩnh vực được phân công tuy được kéo giảm hàng năm nhưng vẫn
còn chiếm tỷ lệ khá cao (30,43%), chủ yếu tập trung nhiều nhất ở lĩnh vực Văn hóa Xã hội (25,4%) và Văn phòng - Thống kê (23,81%).
Bảng tổng hợp Cơ cấu ngành nghề không đứng theo chuyên môn của
nguồn nhân ỉực hành chính cấp xã giai đoạn 2011 - 2015.
ĐVT: Người, %
2011
S TL
L
Tài chính - Kê toán
2 4,88
Tư pháp - Hộ tịch
6 14,6
ĐC - NN - XD & MT
4 39,76
Văn phòng - Thống kê 10 24,3
Yăn hóa - Xã hội
5 912,2
Trưởng Công an
8 19,5
Chỉ huy trưởng QS
6 114,6
41 3100
Tông công
(Nguôn: Phòng Nội vụ huyện Bác Ai)
Chức danh
2012
SL TL
2 2,5
15 18,75
10 12,5
18 22,5
19 23,75
10 12,5
6 7,5
80 10©
2
SC
L1
15
9
18
18
9
5
>13
7L.
1,3
320
12
24
24
12
6,6
7100
2014
SL
0
14
8
15
18
8
5
68
TIL
0
20,59
11,76
22,06
26,47
11,76
7,35
100
2015
S TL
L
0
0
13 20,63
8 12,7
15 23,81
16 25,4
7 11,11
4 6,35
63 100
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do chính quyền cơ sở chưa thật sự
quan tâm đến cơ cấu ngành nghề trong quá trình tuyển dụng, quy hoạch, bố trí sử
dụng nguồn nhân lực; một số đơn vị quản ỉý, sử dụng công chức còn lỏng ỉẽo, không
có định hướng đào tạo lâu dài; một số công chức chưa ý thức cao trong học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, chỉ tập trung học tập lấy chứng chỉ, bằng cấp để hợp thức
hóa tiêu chuẩn chức danh mà không chú ý đến yêu cầu về chuyên môn theo quy định.
Ị’ bo Thưc trạng điều chinh cơ cẩu trình độ chuyên môn.
L
Trình độ chuyên môn là kiến thức tổng hơp, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến
thức đặc thù cần thiết để đảm đương các chức vụ trong tổ chức, nhằm thực hiện tốt
công tác quản lý, điều hành các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,
chính vì vậy việc điều chỉnh cơ cấu trình độ chuyên môn theo hướng hợp lý, đồng bộ
là vấn đề luôn được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Bảng tổng hợp về Co* cấu trinh đô chuyên môn của nguồn nhân lực
ĐVT: Người, %
20 li i
2012
Trình đô chuyên
môn
SL TL
SL TL
Chưa qua đào tạo 20 14,1 22 10,8
Sơ câp
1 0,7
7
3,5
Trung câp
84 59,1 117 57,6
Cao đăng
12 8,5
21 10,3
Đại học
25 17,6 36 17,8
Sau đại học
0
0
0
0
14
203
Tổng cộng
100
100
2
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Bác Ai)
^
2013
SL TL
13 6,3
3
1,4
127 61
18 8,7
47 22,6
0
0
208 100
20>14
SL TL
5
2,4
4
1,9
115 55,8
18 8,7
64 31,2
0
0
206 100
20 115
SL TL
5
2,4
3
1,5
113 54,6
17 8,2
69 33,3
0
0
207 100
7—
Từ bảng trên ta thấy, cơ cấu trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực hành
chính cấp xã có sự cải thiện đáng kể; tỷ lệ nguồn nhân lực hành chính cấp xã có trình
độ đại học tăng dần qua các năm, tỷ lệ nguồn nhân lực chưa qua đào tạo giảm mạnh
(chỉ còn 2,4%). Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh số lượng nguồn nhân lực có trình độ
chuyên môn tăng, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cụ thể,
đến cuối năm 2015 số lượng công chức đạt trình độ đại học chỉ chiếm 33,3%, không
có công chức đạt trình độ sau đại học, số lượng công chức đạt trình độ trang cấp còn
chiếm tỷ lệ cao (54,6%), vẫn còn 05 công chức chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ, đây cũng là vấn đề đặt ra đối với công tác phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn
huyện thời gian tới.
Ị c. Thưc trạng điều chỉnh cơ cẩu giới tính, đô tuổi và tỷ lệ dân tộc.
- về giới tính: Thời gian qua Ban Thường vụ Huyện ủy luôn quan tâm chỉ đạo
các đơn vị, địa phương thực hiện tốt công tác bình đẳng giới trong sắp xếp, bố trí, sử
dụng nguồn nhân lực, nhất là trong khâu Quy hoạch, đào tạo nhân lực tại đơn vị, địa
phương, nhằm phát huy vai trò nòng cốt của phụ nữ trong tham gia xây dựng hệ thống
chính trị ở cơ sở. Tuy nhiên, đến nay cơ cấu nhân lực nam và nữ trong tống cơ cấu
nguồn nhân lực hành chính cấp xã vẫn chưa hợp lý.
Bảng tổng họp về Cơ cấu nguồn nhân lực hành chính cấp xã theo giới tính gỉaỉ
đoạm 2©11 - 2® 15.
ĐVT: Người, %
2011
20 12
SL TL
SL TL
Nam
112 78,9 147 72,4
Nữ
30
21,1 56 27,6
Tông cộng 142 100 203 100
(Nguôn: Phòng Nội vụ huyện Bác Ai)
Giới tính
20 »13
SL TL
150 72,1
58 27,9
208 100
20
SL
148
58
206
14
TL
71,8
28,2
100
2015
SL TL
149 71,9
58 28,1
207 100
Xét tổng thể các chức danh nghiên cứu thì tỷ lệ nam và nữ trong cơ cấu
nguồn nhân lực hành chính cấp xã còn chênh lệch rất cao, đến cuối năm 2015 tỷ lệ
công chức nam chiếm 71,9%, trong khi tỷ lệ công chức nữ chỉ chiếm 28,1%,.
- về độ tuổi: Nhìn chung, giai đoạn 2011 - 2015 số lượng nguồn nhân lực
hành chính cấp xã không có biến động lớn, chỉ riêng năm 2012 so với năm 2013 là
tăng đáng kể (42,9%), nguyên nhân là do Nghị định 92/2009/NĐ-CP ra đời, Nghị
định quy định thêm số lượng một số chức danh đối với cán bộ chuyên trách xã,
phường, thị trấn. Bên cạnh đó, kéo theo sự thay đổi đáng kể về cơ cấu độ tuổi
trong tổng nguồn nhân lực hành chính cấp xã.
Bảng tổng hợp về Cơ cấu nguồn nhân lực hành chính cấp xã theo độ tuổi
giai đoạn 2011 - 2015.
ĐVT: Người, %
2011
2012
Đô tuổi
$
SL TL SL TL
Dưới 30
56,3 143 70,5
80
Từ 31 -45
52
36,6 50 24,6
Từ 46 - 60
10 7,1 10 4,9
Tông cộng
142 100 203 100
(Nguôn: Phòng Nội vụ huyện Bác Ai)
2013
TL
129 62
32,7
68
11
5,3
208 100
SL
2014
SL TL
96 46,6
85
41,3
25 12,1
206 100
2015
SL
90
88
29
TL
43,5
42,5
14
207 100
—------------------^— 7—
Qua phân tích cơ cấu độ tuổi ở bảng trên ta thấy, hiện nay cơ cấu nguồn
nhân lực hành chính cấp xã chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi dưới 30 tuổi (chiếm
43,5%) và thấp nhất là độ tuổi từ 46 - 60 tuổi (chiếm 14%). Tuy nhiên, nếu xét
trên tổng thể thì ta thấy nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện
Bác Ái đang có nguy cơ bị lão hóa. Cụ thể năm 2011, tỷ lệ nguồn nhân lực hành
chính cấp xã có độ tuổi từ 31 - 45 tuổi chỉ chiếm 36,6%, đến cuối năm 2015 tăng
lên 42,5%, tương tự vào năm 2011 độ tuổi từ 46 - 60 tuổi chỉ chiếm 7,1% nhưng
đến cuối năm 2015 tăng lên 14%, cơ cấu độ tuổi như hiện nay có xu hướng đi
ngược lại với chủ trương trẻ hóa cán bộ vì đây là xu hướng tất yếu do không được
bổ sung thêm nguồn nhân lực trẻ thường xuyên, trong khi số lượng cán bộ, công
chức bị giới hạn.
- về tỷ lệ dân tộc: Bác Ái là một trong những huyện có đông đồng bào dân
tộc sinh sống nhất trên địa bàn tỉnh (dân tộc Rắclây chiếm 95% dân số) nên Huyện
ủy, ủy ban nhân dân huyện luôn quan tâm sắp xếp, bố trí cán bộ là người dân tộc
Rắclây trong đội ngũ cán bộ, công chức của huyện, trong quy hoạch, bố trí, sử dụng
cán bộ luôn ưu tiên cán bộ dân tộc, tạo điều kiện cho cán bộ dân tộc Rắclây tham gia
vào các chức danh chủ chốt của huyện, nhằm phát huy trí tuệ, tính năng động, sáng
tạo và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
^
2.2.2. Thực trạng nâng cao năng lực nguồn nhân lực hành chính cấp xã.
i ao Thực trạng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
u
.
Xác định được tâm quan trọng đó thời gian qua công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực hành chính cấp xã luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Huyện ủy,
ủy ban nhân dân huyện đưa công tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực hành chính cấp xã vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Huyện ủy,
Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân huyện hàng năm và chỉ đạo các đơn vị, địa
phương xây dựng chương trình, kể hoạch thực hiện cụ thể, sát hợp với tình hình thực
tế tại địa phương, đơn vị; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống
chính trị và là một trong những tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng cuối
năm. Từ đó, góp phần mang lại nhiều kết quả thiết thực trong công tác nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Nếu năm 2011 chỉ có 25 công chức hành chính cấp xã có trình độ đại học thì đến năm
2015 con số ấy đã tăng lên 69 công chức; tỷ lệ nguồn nhân lực hành chính cấp xã
chưa qua đào tạo được kéo giảm đáng kể, đến cuối năm 2015, tỷ lệ nhân lực chưa qua
đào tạo chuyên môn chỉ còn 2,4% so với tống nguồn nhân lực hành chính cấp xã hiện
có, có thể nói đây là bước tiến quan trọng trong công tác nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực hành chính cấp xã.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng phải thừa nhận rằng, trình
độ chuyên môn của nguồn nhân lực hành chính cấp xã hiện nay vẫn còn tương đối
yếu so với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đồng thời, vấn đề học trái ngành
và bố trí nguồn nhân lực hành chính cấp xã chưa đúng chuyên môn, nghiệp vụ vẫn
còn tồn tại và chưa kịp thời chấn chỉnh, đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với tiến
trình phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã của huyện trong thời gian tới.
Ngoài các số liệu trên, chúng ta có thể phân tích số liệu trình độ chuyên môn
của nguồn nhân lực hành chính cấp xã phân theo đon vị hành chính năm 2015 để
thấy rõ sự ảnh hưởng của nhân tố địa lý đến quá trình phát triển nguồn nhân lực
hành chính cấp xã thông qua tiêu chí chuyên môn.
Mặt khác, nó cũng đặt ra vấn đề về yếu tố ảnh hưởng thu hút nguồn nhân lực
mà đầu tiên không thể bỏ qua là vị trí địa lý cũng như sức hút của cái gọi là trang tâm.
Thực trạng này đòi hỏi trong giai đoạn tới cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực theo hướng toàn diện, nhằm từng bước xây dựng nguồn
nhân lực hành chính cấp xã đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn các chức danh theo quy định
và đảm bảo mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi
giúp địa phương quản lý, điều hành hệ thống chính trị ở cơ sở.
- Thực trạng về trình độ lý luận chính trị: Việc học tập nâng cao trình độ
lý luận chính trị được thực hiện gắn liền mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ công chức là
đảng viên cấp cơ sở, nhằm tạo đội ngũ kế thừa cho các nhiệm kỳ tiếp theo. Kết quả
học tập ỉý luận chính trị ỉà một írong những tiêu chuẩn xem xét quy hoạch, bố trí, sử
dụng cán bộ vào các chức danh chủ chốt của địa phương.
Bảng tổng hợp về trình độ lý luận chính trị của nguồn nhân lực hành chính
cấp xã giai đoạn 2011 - 2015.
ĐVT: Người, %
2 911
2012
Trình độ lý
SL TL SL TL
luân chính tri
Chưa qua đào tạo 74 52,12 97 47,78
Sơ câp
17 11,97 31 15,27
Trung câp
51 35,91 75 36,95
Cử nhân, cao câp
14 100 203 100
Tông cộng
2 huyện Bác Ai)
(Nguôn: Phòng Nội vụ
••
21 913
SL TL
85 40,87
45 21,63
78 37,5
2fl 114
SL TL
82 39,81
46 22,33
78 37,86
2015
SL TL
77 37,2
51 24,64
79 38,16
208 100
206 100 20
7
100
Bảng trên cho thấy tỷ trọng nguồn nhân lực hành chính cấp xã có trình độ
lý luận chính trị từ sơ cấp đến trung cấp ngày càng tăng, số công chức chưa qua
đào tạo lý luận chính trị giảm dần qua các năm, đến cuối năm 2015, tỷ trọng chưa
qua đào tạo được kéo giảm xuống còn 37,2% (giảm 14,92% so năm 2010). Tuy
nhiên, đến thời điểm hiện tại huyện vẫn chưa xây dựng được đội ngũ nguồn nhân
lực hành chính cấp xã có trình độ lý luận cao (cử nhân, cao cấp), nguyên nhân
chủ yếu là do chủ trương trẻ hóa đội ngũ công chức của Đảng bộ huyện, nhất là
đội ngũ công chức hành chính cấp xã. Cũng chính vì đội ngũ công chức trẻ nên
chưa có công chức đạt trình độ cử nhân hoặc cao cấp chính trị. Ngoài ra, tiêu
chuẩn tham gia các lớp cao cấp cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng
đến việc đào tạo cao cấp chính trị cho nguồn nhân lực hành chính cấp xã, để được
học cao cấp chính trị thì công chức phải là người được quy hoạch vào các chức
danh chủ chốt của đơn vị, địa phương trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải có trình độ
chuyên môn từ đại học trở lên và có thời gian thâm niên công tác; nếu dưới 40
tuổi phải học tập trung tại các trường ngoài tỉnh, trên 40 tuổi mới được học tại
chức tại Trường Chính trị tỉnh; đối tượng được đi học phải do cơ quan cử đi chứ
không thể tự đi học, nên cơ hội cho đội ngũ công chức trẻ đi học là rất ít. Điều
này đặt ra nhu cầu bồi dưỡng về lý luận chính trị, đặc biệt là trình độ cao cấp
trong những năm tiếp theo là khá lớn.
- Thực trạng về phát triển trình độ quản lý hành chính Nhà nước: Kiến thức
quản lý hành chính Nhà nước là một trong những kiến thức đặc biệt quan trọng và cần
thiết đối với chính quyền cơ sở. Đây là cơ sở để nguồn nhân lực hành chính cấp xã
hiểu rõ quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong thực thi công vụ.
Bảng tổng hợp về trình độ quản lý hành chính Nhà nước của nguồn nhân lực
hành chính cấp xã giai đoạn 2011 - 2015.
ĐVT: Người, %
Trình độ quản lý
tìành chính Nhà
nước
2® ri
SL
TL
2012
SL
TL
Chưa qua đào tạo 91 64,08 13 65,02
Sơ câp
9 6,34 214 6,9
Trung cãp
42 29,58 57 28,08
Đại học
14 100 20 100
Tông cộng
2 huyện Bác3 Ai)
(Nguôn: Phòng Nội vụ
2013
8L
TL
20114
SL TL
2015
SL
TL
119 57,21 10
15 7,21 215
74 35,58 89
49,5
27,28
43,2
101 48,79
17 8,21
89 43
100 20
6
100
207 100
208
Theo số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện thì nguồn nhân lực hành chính
cấp xã có trình độ từ trang cấp trở lên chiếm tỷ trọng tương đối lớn và tăng dần qua
các năm. Tuy nhiên, đáng chú ý là số lượng nguồn nhân lực chưa qua đào tạo về
kiến thức quản lý hành chính Nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (48,79%), đây là
điều bất cập trong quản lý, điều hành Nhà nước ở địa phương hiện nay.
Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho nguồn nhân lực hành chính cấp xã
thấp như vậy là do vị trí việc làm của nguồn nhân lực hành chính cấp xã không nhất
thiết phải bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước mà cần đào tạo trang cấp
hành chính, đo đó nguồn nhân ỉưc hành chính cấp xã đã qua đào tạo trung cấp hành
chính chiếm tỷ lệ khá cao (43%). Tuy nhiên, với tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo về
hành chính Nhà nước thấp như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công việc,
nguồn nhân lực sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác hàng ngày, do chưa hiểu rõ
chức năng, nhiệm vụ mình đảm trách, không thành thạo về quy trình giải quyết công
việc, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận... dẫn đến hiệu quả công việc đạt
thấp, mức độ hài lòng đối với người dân không cao. Đe cải thiện tình trạng trên, yêu
cầu đặt ra là cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản ỉý Nhà nước cho nguồn nhân
lực hành chính cấp xã trong thời gian tới.
-
về phát triển trình độ tin học: nguồn nhân lực chưa qua đào tạo tuy
được kéo giảm hàng năm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó, trong thời gian
tới cần phải đào tạo nâng cao trình độ tin học cho nguồn nhân lực hành chính cấp xã
nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tiến tới xây dựng nền hành chính chuyên
nghiệp, tiên tiến và hiện đại.
-
Thực trạng phát triển trình độ ngoại ngữ: Trong các lĩnh vực đào tạo,
bồi dưỡng của huyện hiện nay, có thể nói bồi dưỡng, phát triển trình độ ngoại ngữ
cho nguồn nhân lực hành chính cấp xã là một trong những nội dung ít được quan tâm
và có tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất.
Nguyên nhân thực tế dẫn đến tình trạng trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân ỉực
hành chính cấp xã đạt thấp như vậy là do vị trí làm việc của nguồn nhân lực hành
chính cấp xã ít sử dụng ngoại ngữ nên việc đào tạo ngoại ngữ cho nguồn nhân lực
hành chính cấp xã chưa được chú trọng. Nhưng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
như hiện nay, việc thông hiểu ngoại ngữ là rất cần thiết, do vậy cần khuyến khích và
tạo điều kiện cho nguồn nhân lực hành chính cấp xã học tập nâng cao tình độ ngoại
ngữ đế có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực chuyên
môn nhằm theo kịp tiến trình phát triển cụạ-thời đại.
b. Thỉểc trạng nâng cm kỹ năng nghề mghỉêp*
Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nguồn nhân lực hành chính
cấp xã đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng nghề nghiệp (hay còn gọi
là kỹ năng thực thi công vụ). Kỹ năng nghề nghiệp là một trong những vấn đề quan
trọng hàng đầu quyết định chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ. Đối với nguồn nhân
lực hành chính cấp xã, việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, thực tế cho thấy không phải bất cứ công chức nào được đào tạo cơ bản cũng có
khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao.
Lý do của sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý Nhà nước của đội ngũ
công chức hành chính cơ sở là do ít được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về