Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

SINH LÍ ĐỘNG VẬT HỆ TIÊU HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 57 trang )

1. Môt người không may bị bệnh phải cắt đi túi mật, quá trình tiêu hóa bị ảnh
hưởng như thế nào?


1. Môt người không may bị bệnh phải cắt đi túi mật, quá trình tiêu hóa bị ảnh
hưởng như thế nào?
-> Bình thường gan tiết ra mật từ từ được dự trữ tại túi mật. Tại túi mật dịch mật được cô đặc

lại nhờ hấp thu lại nước, sau đó đổ vào tá tràng dưới dạng tia đủ cho quá trình tiêu hóa .Cắt túi
mật Gan tiết ra mật được đổ trực tiếp vào tá tràng nên dịch mật không được cô đặc và lượng
dịch mật đổ vào tá tràng liên tục nhưng ít -> quá trình tiêu hóa bị giảm sút. Cụ thể:
+Thành phần mật gồm muối mật và NaHCO3 trực tiếp ảnh hưởng tới tiêu hóa:
+ Muôi mật có tác dụng nhũ tương hóa lipit tạo điều kiện cho enzim lipaza hoạt động phân giải
lipit, giúp hấp thụ lipit và các VTM hòa tan trong lipit A,D,E,K. Muối mật giảm -> lipit được
đào thải, vit không được hấp thụ

+ NaHCO3 góp phần tạo môi trường kiềm để enzim tuyến tụy, tuyến ruột hoạt động, thiếu NaHC0 3
làm hoạt động của các enzim trong tuyến tụy, tuyến ruột hoạt động kém
- Mật còn tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, ức chế hoạt động vi khuẩn lên men thối rữa các
chất ở ruột. Muối mật giảm -> tiêu hóa giảm sút, đôi khi nhu động ruột giảm gây dính ruột


2. Kể tên các enzim có trong dịch tụy. Ở những người bị ung thư tuyến tụy phải
cắt bỏ một phần hoặc tất cả tuyến tụy thì ảnh hưởng thế nào đến tiêu hóa thức ăn,
và trong trường hợp đó khắc phục như thế nào?


2. Kể tên các enzim có trong dịch tụy. Ở những người bị ung thư tuyến tụy phải
cắt bỏ một phần hoặc tất cả tuyến tụy thì ảnh hưởng thế nào đến tiêu hóa thức ăn,
và trong trường hợp đó khắc phục như thế nào?
->


- Các enzym có trong dịch tụy:
+ Nhóm enzym phân giải prôtêin gồm tripsin, chi motripsin, cacboxipeptiđaza
+ Nhóm enzym phân giải lipit gồm lipaza, cholesterol- esteraza
+ Nhóm enzym phân giải cacbohiđrat gồm amilaza và maltaza
+ Ngoài ra dịch tụy còn có enzym nuclêaza
- Tuyến tụy đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn vì nó tạo ra các
enzyme giúp phá vỡ thức ăn và hoocmon kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy khi
bị ung thư tuyến tụy phải cắt bỏ một phần hoặc tất cả tuyến tụy, sẽ ảnh hưởng tới việc
sản xuất các enzyme và hoocmon này, từ đó ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu
các chất dinh dưỡng.
- Biện pháp khắc phục: bổ sung enzyme tuyến tụy, bổ sung Vitamin và khoáng chất, sử
dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ…


3. Trong hoạt động tiêu hoá của hệ tiêu hoá người, hãy cho biết vai trò của các loại
enzim tham gia tiêu hoá protein.


3. Trong hoạt động tiêu hoá của hệ tiêu hoá người, hãy cho biết vai trò của các loại
enzim tham gia tiêu hoá protein.
-> Hoạt động tiêu hoá protein trong ruột người do 7 loại E xúc tác. Đó là:
- pepsin: Do tế bào chính của dạ dày tiết ra, có chức năng phân cắt các chuỗi polipeptit thành các
đoạn peptit ngắn. Ở dạ dày, Protein có trong thức ăn được HCl làm biến tính và giãn xoắn trở về
cấu trúc bậc 1, bậc 2. Dưới tác dụng của E pepsin đã thuỷ phân liên kết peptit và cắt chuỗi
polipeptit thành các đoạn peptit.
- tripxin: Do tuỵ tiết ra có chức năng cắt liên kết peptit ở các axitamin kiềm như axit amin Arg,
lyzin (cắt ở đầu nhóm -COOH). Mặt khác tripxin có chức năng hoạt hoá chimotripxin và
procacboxipeptidaza. Vì vậy trong hoạt động tiêu hoá Protein, tripxin là loại enzim quan trọng nhất
- chimotripxin: Do tuỵ tiết ra, có chức năng thuỷ phân liên kết peptit ở các axit amin có vòng
thơm như phenylalanin, tiroxin.

- Cacboxipeptitdaza: Do tuyến tuỵ tiết ra có chức năng thuỷ phân các liên kết peptit từ đầu C (đầu
phía có nhóm COOH của chuỗi polipeptit).
- aminopeptitdaza do tuyến ruột tiết ra, có chức năng thuỷ phân các liên kết peptit từ đầu N (đầu
phía có nhóm NH2 của chuỗi polipeptit).
- tripeptitdaza: do tuyến ruột tiết ra, có chức năng thuỷ phân liên kết của các đoạn peptit chỉ có 3
axit amin.
- dipeptitdaza: do tuyến ruột tiết ra, có chức năng thuỷ phân liên kết peptit của các đoạn peptit chỉ
có 2 axit amin


4. Ở những người bị xơ gan, viêm gan qua nghiên cứu cho thấy lượng lipit trong
phân gia tăng, cơ thể thiếu nghiêm trọng các vitamin A, D, E, K, hoạt động tiêu
hoá giảm sút. Dựa trên hiểu biết về sinh lí tiêu hoá em hãy giải thích.


4. Ở những người bị xơ gan, viêm gan qua nghiên cứu cho thấy lượng lipit trong
phân gia tăng, cơ thể thiếu nghiêm trọng các vitamin A, D, E, K, hoạt động tiêu
hoá giảm sút. Dựa trên hiểu biết về sinh lí tiêu hoá em hãy giải thích.
-> Ở những người bệnh xơ gan, viêm gan sự tiết mật bị giảm sút. Trong thành phần
của mật có muối mật và NaHCO3 trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá.
- Muối mật có tác dụng nhũ tương hoá lipit tạođiều kiện cho lipaza hoạt động phân giải
lipit, giúp hấp thu lipit và các chất hoà tan trong lipit như vitamin A, D, E, K.
- Thiếu mật sự tiêu hoá, hấp thu lipit và các chất hoà tan trong lipit như vitamin A, D,
E, K bị giảm sút → lipit bị đào thải trong phân, cơ thể thiếu các vitamin này nghiệm
trọng.
- NaHCO3 của mật góp phần tạo môi trường kiềm để các enzim của tuỵ và ruột
hoạtđộng. Ngoài ra mật còn có tác dụng làm tăng nhu động ruột, kích thích tăng tiết
dịch tuỵ, ức chế hoạt động các vi khuẩn gây hại, chống sự lên men thối rữa các chất ở
ruột…



5. Kể tên các enzim trong ống tiêu hóa được tiết ra dưới dạng không hoạt động.Tại
sao các enzim này được tiết ra dưới dạng không hoạt động? Những enzim này
được các chất nào xúc tác trở thành dạng hoạt động?
->


5. Kể tên các enzim trong ống tiêu hóa được tiết ra dưới dạng không hoạt động.Tại
sao các enzim này được tiết ra dưới dạng không hoạt động? Những enzim này
được các chất nào xúc tác trở thành dạng hoạt động?
->

- Các enzim được tiết ra dưới dạng không hoạt động là
Pepsinogen, tripsinogen, chymotripsinogen, procacboxypeptidaz
- Các enzim được tiết ra dưới dạng không hoạt động để không phân hủy protein của
thành ống tiêu hóa
- Các chất xúc tác để các enzim đó biến đổi từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt
động là:
HCl
Pepsinogen --------------------------> Pepsin
enterokinaza

Tripsinogen--------------------------> tripsin
Chymotrypnogen ------------------------> chimotrypsin
Procacboxypeptidaz ---------------------> Cacboxypeptidaz


6. Vai trò của axit clohyđric (HCl) trong quá trình
tiêu hóa của người?
-> + Hoạt hóa enzim pepsinozen thành pepsin, tăng

cường tác động của pepsin tạo môi trường tối ưu cho
enzim pepsin hoạt động
+ Tham gia cơ chế đóng mở cơ vòng môn vị
+ Kích thích tăng tiết Secretin ở niêm mạc tá tràng,
kích thích tăng tiết dịch vị, dịch tụy, dịch mật
+ Diệt khuẩn sát trùng trong dạ dày thủy phân
xenlulozo thực vật


7. Trong ống tiêu hóa của người, ở những vị trí nào xảy ra
tiêu hóa cơ học? Vai trò của tiêu hóa cơ học ở những vị trí
đó là gì?

- Miệng: làm nhỏ thức ăn và trộn đều thức ăn với nước bọt và enzim.
- Dạ dày: làm nhuyễn thức ăn và trộn đều thức ăn với dịch vị. Sự co bóp của dạ dày còn
giúp đóng mở môn vị.
- Ruột:
+ Nhu động ruột giúp trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa, tạo sự di chuyển của thức ăn
trong ống tiêu hóa, thay đổi thành phần dịch tiêu hóa trên bề mặt lông ruột, tăng hiệu
quả hấp thu chất dinh dưỡng. Sự nhu động ở ruột già còn giúp động lực đào thải chất
cặn bã.
+ Phản nhu động ruột:làm đẩy thức ăn từ cuối lên đầu ruột non, làm tăng thời gian lưu
lại của thức ăn trong ống tiêu hóa giúp hấp thụ triệt để các chất dinh dưỡng.


8. Người ta làm thí nghiệm với các enzim tiêu hóa như sau
a. Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm.
b. Đối chiếu các thí nghiệm sau vói nhau và rút ra kết luận:
- Thí nghiệm 1 và 2.
- Thí nghiệm 3 và 5.

Thứ tự làm
TN

Enzim tiêu hóa

 
Chất biến đổi

Điều kiện TN
Nhiệt độ ( O c)

pH

1

Amilaza

Hồ tinh bột

37

7-8

2

Amilaza đã đun sôi

Hồ tinh bột

30


7-8

3

Pepsinogen

Lòng trắng trứng

37

2-3

4

Pepsinogen

Dầu ăn

37

2-3

5

Pepsinogen

Lòng trắng trứng

30


2-3

6

Pepsinogen

Lòng trắng trứng

37

12-13

7

Lipaza

Dầu ăn

37

7-8

8

Lipaza

Lòng trắng trứng

37


2-3


9. Vì sao nói tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn tiêu hóa quan
trọng nhất?

-> Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất vì:
- Ở miệng và dạ dày, chỉ một phần thức ăn tinh bột và prôtêin được biến đổi và cũng mới
được biến đổi dở dang.
- Chỉ ở ruột non mới có đầy đủ các loại enzim để phân giải các chất hữu cơ phức tạp có
trong thức ăn (chưa bị biến đổi hoặc mới biến đổi một phần) → quá trình tiêu hóa mới
được hoàn tất, các loại thức ăn mới được phân giải thành các phân tử đơn giản để cơ thể
hấp thụ được


10. “Chất béo được coi là chất tiêu hóa khó khăn nhất và
cũng là chất dễ tiêu hóa nhất so với thức ăn là đường hay
prôtêin” . Giải thích?
- Quá trình tiêu hóa chất béo khó khăn nhất vì trong khoang miệng và dạ dày chất béo
không được tiêu hóa, khi xuống ruột non được tiêu hóa bởi enzim lipaza. Enzim này
chỉ xúc tác được khi chất béo trở thành dạng nhũ tương hóa nhờ muối mật tiết ra từ
gan.
- Đường tiêu hóa từ khoang miệng và ruột non đều nhờ enzim Amilaza.
- Prôtêin tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzym pepsin, ở ruột non nhờ enzym tripxin hoặc
chimotripxin
- Quá trình hấp thụ chất béo dễ dàng nhất vì nó khuyếch tán thụ động qua màng tế bào
lông ruột.
- Prôtêin và đường hấp thụ qua màng cần nhờ protein mang định vị trên màng.



11. Sau một bữa ăn giàu tinh bột của cơ thể, thành phần
máu trước khi qua gan (tại tĩnh mạch cửa gan) có gì khác
với sau khi qua gan (tại tĩnh mạch gan)? Vì sao lại có sự
khác nhau đó

->

Tĩnh mạch cửa gan chủ yếu nhận máu từ ruột về nên trong thành phần giàu các
chất vừa được hấp thụ từ ruột (các chất dinh dưỡng: a.a, các monosaccarit…, các sản
phẩm trao đổi chất khác, thậm chí cả chất độc). Một bữa ăn giàu tinh bột sẽ làm tăng
nồng độ glucoz trong tĩnh mạch cửa gan.
- Khi qua gan, các chất cần thiết được điều chỉnh để có nồng độ thích hợp: nều thừa,
gan sẽ tích lũy lại hoặc phân hủy. Nếu thiếu, gan sẽ tổng hợp hoặc tham gia chuyển đổi
từ chất khác sang. Chất độc sẽ được khử độc…
- Khi qua gan, lượng glucoz dư thừa sẽ được tích lũy lại ở dạng glycogen, do đó làm
cho nồng độ glucoz tại tĩnh mạch gan thấp hơn tại tĩnh mạch cửa gan. Mặt khác, một số
chất cần thiết cho cơ thể được tổng hợp tại gan do đã được sử dụng  gan cần tổng
hợp bổ sung để chuyển đi theo đường máu  tại tĩnh mạch gan các chất này sẽ có
nồng độ cao hơn tại tĩnh mạch cửa gan.


12. Gan có vai trò gì trong tiêu hóa ở người?
- Sản xuất muối mật có tác dụng trung hòa axit ở các hạt nhũ chấp từ dạ dày chuyển
xuống.
- Tạo môi trường trung tính hoặc hơi kiềm cho nhiều enzym của tuyến tụy và tuyến
ruột hoạt động.
- Muối mật nhũ hóa lipit thành những giọt nhỏ hơn, tăng sự tiếp xúc của lipit với
enzym lipaza.
-Khử độc những chất độc có chứa trong thức ăn và các chất độc khác.

-Dự trữ đường dưới dạng glicogen sau bữa ăn.


13. Tại sao những người bị bệnh về gan thường biểu hiện
da, mắt có màu vàng và ăn mỡ khó tiêu?
-> Sắc tố mật có màu vàng là do bilirubin – sản phẩm phân hủy của hemôglôbin.
- Những người bị bệnh về gan, bị tắc ống mật, máu có nhiều bilirubin làm cho da và
mắt có màu vàng.
- Muối mật do các tế bào gan tiết ra có vai trò nhũ tương hóa lipit, giúp phân giải lipit.
-Muối mật giúp hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa lipit qua niêm mạc ruột được dễ dàng.
-> Nếu mắc bệnh về gan, gan tiết ít muối mật, khó tiêu hóa mỡ


14. Nêu sự khác biệt cơ bản trong hoạt động tiêu hóa và
hấp thụ dinh dưỡng ở động vật ăn cỏ nhai lại và động vật
ăn cỏ không nhai lại?

-> - ĐV nhai lại: Biến đổi cơ học và sinh học xảy ra ở dạ cỏ, biến đổi hóa học xảy ra
ở dạ múi khế. Tiêu hóa hoàn thành và hấp thu ở ruột non nên hiệu quả tiêu hóa và hấp
thu cao.
- ĐV không nhai lại: Biến đổi cơ học và hóa học xảy ra ở dạ dày, biến đổi sinh học xảy
ra ở manh tràng. Sau khi đã hấp thu 1 phần ở ruột non, phần thức ăn còn lại được hấp
thu ở ruột già nên hiệu quả tiêu hóa và hấp thu kém hơn.


15.Ở trâu bò: Nếu cắt bỏ dạ múi khế và nối ruột với dạ lá
sách thì quá trình tiêu hóa của bò sẽ gặp những trở ngại
gì? Cho rằng nơi kết nối không ảnh hưởng đến sự di
chuyển của thức ăn.


- Quá trình tiêu hóa prôtêin bị gián đoạn.
- Vì dạ múi khế có chức năng của một dạ dày điển hình, dạ múi khế tạo ra pepsin,
pepsin thủy phân các phân tử prôtêin thành các pôlipeptit, các pôlipeptit được enzim
tiêu hóa ở ruột thủy phân thành axit amin. Nếu cắt bỏ dạ múi khế thì không tiêu hóa
được prôtêin.
- Khi không có dạ múi khế thì sẽ không có HCl cho nên không gây được phản ứng mở
môn vị để đưa thức ăn xuống ruột.
- không có HCl nên không diệt được các mầm bệnh trong thức ăn.


16.
a.Cấu tạo răng, hàm của trâu phù hợp với
ăn cỏ như thế nào?
b.Các hình thức tiêu hóa trong dạ dày cơ
của gà. Những hạt sỏi có trong dạ dày cơ
của gà có liên quan như thế nào với quá
trình tiêu hóa?


a. Cấu tạo răng, hàm của trâu
Thức ăn của trâu là cỏ, ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ nên
trâu phải lấy vào lượng thức ăn rất lớn và nhai lại khi nghỉ
- Răng:….
- Hàm: to, rộng, góc quai hàm mở theo chiều trái phải để
nghiền thức ăn
b. Các hình thức tiêu hóa trong dạ dày cơ của gà
- Tiêu hóa cơ học: nhờ sự co bóp của thành cơ dày, hạt thức
ăn được đập vỡ, nghiền nát, thức ăn được nhào trộn thấm
đều dịch vị
- Tiêu hóa hóa học: dịch vị tiết ra rừ dạ dày tuyến đi xuống

dạ dày cơ và tại đây phân giải protein thành các đoạn peptit
Hạt sỏi: tham gia qt làm vỡ, nát các hạt thức ăn


17. Lập bảng trình bày quá trình tiêu hóa
các nhóm thức ăn: cacbohydrat, protein,
acid nucleic, mỡ tại các vị trí sau:
1.Xoang miệng
2.Dạ dày
3.Xoang ruột non
4.Biểu mô của ruột non



18.
a. Tại sao dạ dày xuống ruột non theo từng
đợt?
b. Sự xuống từng đợt như vậy có ý nghĩa
gì?


×