Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

CHUYÊN ĐỀ: DẠY NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.38 KB, 49 trang )

TƯ LIỆU HỌC TẬP TIỂU HỌC.

CHUYÊN ĐỀ
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”


HẢI DƯƠNG – NĂM 2014
LỜI NÓI ĐẦU
Việc nâng cao cất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh là nhiệm vụ của các trường phổ thông. Để có chất
lượng giáo dục toàn diện thì việc nâng cao chất lượng đại trà
là vô cùng quan trọng. Đối với cấp tiểu học, nội dung học tập
là chất lượng bốn môn Toán và Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử
& Địa lí. Môn Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng giáo
dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh.
Chính vì thế ngay từ đầu năm học, Các tổ chuyên môn
kết hợp với Ban Giám hiệu các nhà trường lập kế hoạch dạy
học. Để nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới cách dạy có
hiệu quả thì một việc không thể thiếu là tổ chức các chuyên đề
giảng dạy, mở rộng kiến thức cho giáo viên, từ đó giáo viên
dạy thấy rõ được những kiến thức cơ bản cần hiểu biết để dạy
cho mỗi lớp. Giáo viên dạy sẽ có kế hoạch điều chỉnh cách
dạy, đổi mới phương pháp, giúp đỡ kịp thời cho mỗi học
sinh.v.v
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý
vị bạn đọc tham khảo và phát triển: “CHUYÊN ĐỀ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC”.
Mong nhận được ý kiến quý báu của thầy cô giáo, các
em học sinh và các bạn!


Chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:
PHẦN I: Mô đun 1
KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC
PHẦN II: Mô đun 2
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC VĂN Ở TIỂU HỌC
PHẦN III: Mô đun 3
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN Ở TIỂU HỌC
PHẦN IV: Mô đun 4
HỆ THỐNG BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC Ở
TIỂU HỌC
PHẦN V: BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ CUỐI CHUYÊN ĐỀ
Mô đun 1
KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa, sự cần thiết và cơ sở
của việc dạy học văn cho học sinh tiểu học, hệ thống
văn học trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt
tiểu học cũng như những nội dung dạy văn tích hợp với
dạy học Tiếng Việt tiểu học hiện nay.
2. Kĩ năng: Có được các kĩ năng cơ bản trong nhận
xét, đánh giá chương trình theo quan điểm tích hợp dạy
học văn qua môn Tiếng Việt để vận dụng vào thực tiễn
dạy học ở tiểu học.
3. Thái độ: Đề cao vai trò của văn học trong đời sống
cũng như trong dạy học; có ý thức rèn luyện thường
xuyên để có năng lực dạy học văn, nâng cao chất
lượng giảng dạy môn Tiếng Việt, Văn học ở trường

tiểu học.
II. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN
MÔ ĐUN
1. Tài liệu
1. Hoàng Hòa Bình (2000), Dạy văn cho học sinh
tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Ho ng V n C n (2005),à ă ẩ D y h c tác ph mạ ọ ẩ
v n h c d nh cho thi u nhiă ọ à ế , Nxb Giáo d c, H N i.ụ à ộ
3. Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga (2007), Phương
pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Sư
phạm – Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Nhiều tác giả (2002, 2003, 2004, 2005, 2006),
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 2, 3, 4, 5, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
5. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2003, 2004,
2005, 2006), Hỏi – đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4,
5, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Bùi Thanh Truyền (Chủ biên) - Trần Quỳnh Nga -
Nguyễn Thanh Tâm (2009), Thi pháp trong văn học
thiếu nhi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
7. Bùi Thanh Truyền (Chủ biên) (2011), Học và
thực hành theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt 1, 2,
3, 4, 5 (10 tập), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
Quảng Nam.
2. Thiết bị: Máy chiếu đa năng, phần mềm power
point, máy tính, băng hình, tranh ảnh,…
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ ĐUN
1. Ý nghĩa của việc dạy học văn cho học sinh tiểu học
1.1. Sức mạnh của văn học trong việc giáo dục trẻ em
- Tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục rất lớn

trong việc hình thành nhân cách, tâm hồn trẻ, có vị trí
quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học nói riêng,
giáo dục trẻ thơ nói chung.
- Ở tiểu học, môn văn không được giảng dạy như
một môn học độc lập; nhưng nó được tích hợp thông
qua dạy học môn Tiếng Việt. Dạy tích hợp văn với tiếng
là một trong những quan điểm mới mẻ và tích cực trong
phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học hiện nay.
- Văn học (với tư cách là ngữ liệu để dạy học các
phân môn của môn Tiếng Việt) có tác dụng tích cực
trong việc làm giàu tâm hồn, phong phú hoá tình cảm,
rèn luyện tính cách, nhân cách con người, có ý nghĩa
giáo dục rất lớn về thẩm mĩ, về lòng yêu con người, yêu
quê hương đất nước hơn rất nhiều so với những lời
giáo huấn khô khan, khiên cưỡng; mang lại cho các em
những bài học nhân sinh nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng
cũng không kém phần tế nhị, sâu sắc.
- Tác phẩm văn học cho thiếu nhi bồi dưỡng, phát
triển chất nhân văn - cái sẽ đi với các em suốt cuộc đời.
Thơ, văn cho thiếu nhi thoát ra khỏi một chế phẩm
mượn văn chương để chuyển tải một ý đồ giáo huấn
giản đơn, lộ liễu, khô khan, gò bó hay nhạt nhẽo, trừu
tượng. Nó coi trọng tìm tòi, triển khai cái đẹp, các hình
tượng giàu tính thẩm mĩ, chân thực, gắn liền với cuộc
sống hằng ngày của các em một cách nhẹ nhàng, thoải
mái và rất hấp dẫn, thuyết phục, nhằm hướng bạn đọc
nhỏ tuổi tới những cảm xúc lớn lao về cuộc sống, về
con người với tất cả sự mới mẻ, phong phú, đẹp đẽ và kì
lạ của chúng.
=> Văn học thiếu nhi có tác dụng quan trọng trong

việc giáo dục toàn diện đối với trẻ, là chất bổ dưỡng
nuôi người từ khởi điểm làm người. Khai thác những
nội dung giáo dục sao cho phát huy hết sức mạnh nghệ
thuật của tác phẩm mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp của nó là
công việc không hề đơn giản; đòi hỏi rất lớn ở tài năng,
tâm huyết, tình cảm yêu mến và tinh thần trách nhiệm
thực sự của các nhà sư phạm đối với lứa tuổi này.
1.2. Sự cần thiết của việc dạy học văn cho học sinh
tiểu học
- Mục tiêu dạy học văn ở tiểu học nhằm giúp các
em có những ấn tượng ban đầu về giá trị thẩm mĩ của
ngôn từ và hình tượng nghệ thuật để cảm thụ văn học,
bước đầu nắm được một số khái niệm, kĩ năng cơ để
vận dụng trong học tập trên lớp và trong thưởng thức
nghệ thuật ở ngoài lớp học.
- Việc giáo dục văn học không chỉ chú ý bồi dưỡng
tình cảm trong sáng, lành mạnh mà đồng thời phải nâng
cao trí tuệ cho trẻ. Những áng văn hay kết hợp với năng
lực, nghệ thuật sư phạm của người giáo viên tiểu học, sẽ
đem đến cho học sinh những rung cảm sâu sắc trước vẻ
đẹp bình dị của cuộc sống hằng ngày, khắc sâu vào tâm
khảm các em những tình cảm thiêng liêng và hình thành
ở trẻ những phẩm chất cao đẹp.
=> Dạy văn ở tiểu học không được chính danh như
một môn học độc lập; nhưng dạy học nó phải là tất yếu,
vì:
- Tầm quan trọng của dạy học văn: bồi dưỡng, nâng
cao chất nhân văn – cái sẽ đi vùng trẻ thơ đến suốt cuộc
đời.
- Đặc điểm tâm – sinh lí, nhận thức của học sinh

tiểu học: say mê văn học, có những phát hiện độc đáo,
đậm cá tính của người học nhỏ tuổi
- Ngữ liệu dạy học các phân môn Tiếng Việt ở tiểu
học đa phần là các văn bản có giá trị nghệ thuật của Việt
Nam và thế giới.
Như thế, dù không được dạy như một môn học độc
lập ở tiểu học thì văn vẫn được dạy tích hợp trong môn
Tiếng Việt, và giáo viên dạy môn học này không thể
làm tốt nhiệm vụ cảu mình nếu không có những hiểu
biết cần thiết về văn học, không có một tâm hồn văn.
2. Cơ sở của việc dạy học văn ở trường tiểu học
2.1. Vai trò của trẻ em trong tiếp nhận văn học
Trẻ em rất say mê văn học, nghệ thuật; có những
cảm nhận, suy nghĩ theo lối riêng của mình, ngoài tính
chất trẻ thơ, thơ ngây, ở từng mặt, từng khía cạnh cụ
thể, nhiều khi cũng rất sâu sắc và đầy chất trí tuệ. Đây là
những nguyên nhân dẫn đến những đặc trưng trong tiếp
nhận văn học ở lứa tuổi này.
2.2. Đặc trưng trong tiếp nhận văn học của học sinh
tiểu học
- Học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên
và tràn đầy cảm xúc. Những đặc điểm đó nói lên phẩm
chất nghệ sĩ của các em: đa số các em dường như là
những nghệ sĩ.
- Học sinh dễ nhập thân vào tác phẩm; tưởng tượng
sinh động bức tranh tác phẩm; dễ xúc động với những
sự kiện của tác phẩm và tâm trạng nhân vật Cảm thụ
của các em cũng thường mang tính trực tiếp, ngây thơ
nhưng ít nhầm lẫn thiện/ác, không bao giờ đồng tình với
những hành động tàn nhẫn, luôn xúc động trước tình

người nhân ái và tinh thần nhân đạo của tác phẩm
- Đầy mơ ước, tưởng tượng khi đọc sách, học sinh
tiểu học thường dễ tin những gì diễn ra trong tác phẩm
là có thực. Thế giới các em đang sống là sự hoà quyện
của mơ ước và hiện thực. Vì vậy các em dễ mơ mộng,
dễ nhầm lẫn thế giới trong truyện với đời thực - có khi
đến quá khích.
- Hứng thú tiếp nhận văn học của trẻ em thường
thiên về những tác phẩm có cốt truyện rõ ràng, có thể kể
lại một cách dễ dàng, hấp dẫn; có tình tiết li kì, lôi cuốn,
các nhân vật không có sự nhập nhoà, pha trộn về tính
cách
- Học sinh ít cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm văn học
bằng thể nghiệm cá nhân, chưa biết lí giải một cách
tường tận, thấu đáo các cung bậc, trạng thái tình cảm
của mình. Sự yêu thích của trẻ đối với tác phẩm văn
học, đa phần là do sáng tác đề cập đến những con người,
sự việc tốt đẹp, tích cực, có nhiều tình tiết li kì, hóm
hỉnh, nhiều yếu tố gây cười nhẹ nhàng, gần gũi với các
em
- Một số nhược điểm trong tiếp nhận văn học của
học sinh tiểu học: Các em ít đánh giá với óc phê phán
tác phẩm và nhà văn, thường chỉ nhận xét về nhân vật,
và những nhận xét này cũng dễ cực đoan, một chiều.
Các em không hiểu và không thích những nhân vật mâu
thuẫn, phức tạp, giàu suy tư. Những truyện kết thúc theo
lối để ngỏ cũng không được trẻ ưa thích vì các em muốn
mọi chuyện phải đi đến kết thúc với sự phân biệt rạch
ròi
3. Đặc điểm của văn học trong nhà trường tiểu học

- Những tác phẩm được dạy trong chương trình
tiếng Việt tiểu học thường là tác phẩm trọn vẹn hoặc
trích đoạn (chiếm đa số) của các tác giả Việt Nam và thế
giới. Độ dài tác phẩm từ 70 tiếng (lớp 1) đến 10 trang
(truyện kể dân gian ở lớp 5).
- Đa phần đều mang phong cách trẻ thơ, phù hợp
với tâm lý tiếp nhận của độc giả nhỏ tuổi nhằm giáo dục
cho các em các giá trị nhân văn, tinh thần hướng thiện,
lòng say mê cái đẹp, những hiểu biết về văn hoá xã
hội thông qua con đường tiếp thu lẫn phê phán.
- Tác phẩm vừa đến với các em một cách trực tiếp
(khi các em tự đọc), vừa gián tiếp, tích cực: thông qua
vai trò trung gian, qua sự phân tích, hướng dẫn, gợi ý,
gợi mở của người giáo viên.
- Văn, thơ trong nhà trường tiểu học là một trong
những công cụ giáo dục đặc biệt với sự tác động của
môi trường đặc thù (trường học, lớp học) và dưới sự dẫn
dắt của giáo viên, sự khống chế về thời gian (tiết học)
và sự quy định chặt chẽ của tính chất văn bản – tác
phẩm (có giờ học thơ, có giờ học truyện, kịch…) Đó
vừa là phương tiện, công cụ nhận thức, vừa là đối tượng
thẩm mĩ của những độc giả đặc biệt – học sinh.
- Thường xoay quanh các chủ điểm: gia đình, nhà
trường, quê hương, đất nước, măng non, Bác Hồ kính
yêu,…
- Sự đa dạng về thể loại, đề tài, nội dung phản ánh
=> Đặc trưng của một tác phẩm văn học thiếu nhi
trong nhà trường tiểu học:
- Vừa đáp ứng được cả phần văn, vừa phải là công
cụ để các em học tập phần tiếng, vừa phải là một văn

bản mẫu mực, vừa là sự gợi mở để các em tiếp tục sáng
tạo theo sự hiểu biết của mình.
- Mở mang kiến thức, sự hiểu biết của trẻ về tự
nhiên và xã hội, xây dựng cho các em những tình cảm
đẹp, lối sống đẹp, cách cư xử, quan hệ trong đời thường
và trong các mối quan hệ xã hội khác.
- Góp phần nâng cao khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ,
phát triển vốn ngôn ngữ mà còn góp phần tạo ra chất
văn cho các em.
- Vừa phải đảm bảo tính sư phạm, vừa phải đảm
bảo tính khoa học, vừa phải là “văn mẫu” vừa là cơ sở
để các em tưởng tượng, sáng tạo theo trình độ, vốn
sống, sự hiểu biết của mình.
=> Có thể nói, văn học thiếu nhi trong nhà trường
tiểu học là cuốn bách khoa toàn thư, giúp các em có
chiếc chìa khóa phù hợp nhất mở cánh cửa cuộc đời và
bước vào một cách tự nhiên. Phần lớn chúng đều thấm
đượm sâu sắc chủ nghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo,
có tác dụng quan trọng trong việc hình thành nên bản
sắc của con người Việt Nam trong thời đại mới.
4. Nội dung dạy văn tích hợp với dạy học Tiếng Việt
ở tiểu học hiện nay
4.1. Lớp 1
Gồm ca dao, đồng dao, tục ngữ, thành ngữ, câu đố,
thơ hoặc đoạn trích thơ có minh họa; văn xuôi hoặc
đoạn trích có minh họa (độ dài khoảng 70 tiếng); truyện
cổ dân gian (cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn…) (độ dài từ
1 đến 2 trang) vui, giản dị, dễ hiểu của dân tộc và thế
giới viết về thiên nhiên, con vật, nhà trường, gia đình,
thiếu nhi, đất nước… có tác dụng giáo dục nhân cách và

cung cấp những hiểu biết thú vị về đời sống.
Trên các văn bản đó, học sinh đọc đúng, đọc trơn
trọn vẹn câu, biết ngắt nghỉ đúng chỗ; hiểu nghĩa của từ,
ý của câu, đoạn, bài; tìm được những từ ngữ tả đặc điểm
nhân vật, tả bức tranh trong bài, trả lời được một vài câu
hỏi về nội dung đã đọc; kể lại (nói, viết) được nội dung
bài học.
4.2. Lớp 2
Học sinh học ca dao, đồng dao, tục ngữ, thành ngữ,
câu đố, thơ hoặc đoạn trích (có minh họa); các bài văn
hoặc đoạn trích (có minh họa) (khoảng 150 tiếng); các
truyện kể dân gian (độ dài từ 2 đến 3 trang)…
Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng văn học đối với
học sinh lớp 2 là:
- Có khả năng đọc – đúng, đọc – hiểu tốt hơn lớp 1,
bước đầu biết tập đọc đóng vai, biết chuyển từ đọc
thành tiếng sang đọc nhẩm rồi đọc thầm.
- Biết tìm những từ ngữ, sự kiện, chi tiết chính và
quan trọng trong bài; hiểu nghĩa từ; bước đầu nhận biết
được sự khác nhau về sắc thái của từ trong những câu
khác nhau; hiểu được ý chính của một đoạn, ý nghĩa của
một bài; nhận xét được đơn giản về nhân vật, về ý nghĩa
của những hành động của nhân vật và sự việc trong tác
phẩm.
- Biết chọn từ, đặt câu, trả lời câu hỏi khi xem
tranh, khi đọc một đoạn, một bài văn; sau đó, biết nối
các câu đơn lẻ trên thành một văn bản ngắn.
- Kể lại tóm tắt một đoạn, một văn bản ngắn hoặc
kể tỉ mỉ dưới hình thức sáng tạo (ví dụ: kể theo lời một
nhân vật) bước đầu có cái riêng.

- Nói, viết được theo một đề tài tự chọn bằng một
văn bản gồm 5 đến 7 câu.
4.3. Lớp 3
Học sinh học các tác phẩm văn học dân gian, những
đoạn trích hay những bài văn, thơ trọn vẹn của dân tộc
và thế giới, có độ dài khoảng 200 tiếng – với bài văn
xuôi, 2 đến 6 trang với các truyện đọc. Ý nghĩa của bài
học tuy vẫn được nói rõ ra, nhưng so với văn bản lớp 2
đã phức tạp hơn.
Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh
lớp 3 là:
- Đọc có ý thức hơn, lưu loát hơn, thể hiện rõ hơn
những phản ứng cảm xúc, tình cảm (tập đọc trong vai
nhân vật); tốc độ đọc và đọc thầm tăng so với lớp 2;
bước đầu biết đọc lướt để tìm ý chính của văn bản.
- Hiểu nghĩa từ trong văn cảnh, bước đầu hiểu được
giá trị biểu đạt của từ, từ đó bước đầu có ý thức về vẻ
đẹp của ngôn từ và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác
giả.
- Biết rõ hơn những đặc điểm phân biệt các thể loại
văn học: thơ, văn xuôi, truyện cổ tích; nhận biết rõ một
số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa,…; hiểu một số
khái niệm: bố cục, cốt truyện, nhân vật, tác giả, ý nghĩa,

- Thấy được mối liên hệ giữa các sự việc, tình tiết;
nhận ra cốt truyện và tuyến nhân vật trong các bài có cốt
truyện; so sánh được giản đơn đặc điểm tính cách và
hoạt động của các nhân vật trong cùng một tác phẩm
hay với nhân vật của các tác phẩm khác; hiểu quan hệ
của tác giả với các sự kiện, nhân vật, đánh giá đúng điều

đọc được.
- Dựa trên hệ thống câu hỏi của giáo viên, biết tả,
biết kể lại bằng một văn bản ngắn về nội dung bài học,
về kết quả quan sát tranh, quan sát hiện thực, về những
điều đã học, đã nghe, đã cảm, bước đầu bộc lộ khả năng
sáng tạo.
4.4. Lớp 4
Học sinh đọc những đoạn trích hay tác phẩm trọn
vẹn của văn học dân tộc và thế giới, độ dài khoảng 250
tiếng, có nội dung phong phú và phức tạp hơn các lớp 1,
2, 3.
Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh
lớp 4 là:
- Khả năng đọc thầm, đọc lướt để xác định đề tài, ý
chính và những từ ngữ, chi tiết chưa hiểu tốt hơn trước;
bước đầu biết đọc diễn cảm một cách có ý thức; xác
định được đề tài; nhận ra được các đoạn văn, các tình
tiết chính, mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Biết mở rộng và tích cực hóa vốn từ để dùng từ
đúng (và hay) trong nói, viết; hiểu nghĩa của câu văn
được sử dụng với dụng ý nghệ thuật; hiểu ý nghĩa của
bài đọc được tác giả gửi trong tác phẩm.
- Biết nhận xét với óc phê phán về nhân vật, sự
việc, về cảm xúc và nghệ thuật của tác giả trong bài.
- Biết lập dàn bài sơ lược hay chi tiết, liên kết các
câu thành đoạn văn, chuyển câu văn ở dạng nói (2 đến 4
câu) sang dạng viết và ngược lại (khi kể lại hay kể lại
sáng tạo văn bản); biết kể hay tả bằng một văn bản
ngắn, trọn vẹn điều đã nghe, đã đọc, đã thấy, đã cảm, đã
thích thú; biết viết thư cho bạn bè, người thân; bước đầu

biết tranh luận, bảo vệ ý kiến cá nhân bằng chứng lí.
4.5. Lớp 5
Học sinh học những văn bản thuộc các thể loại có
nội dung như lớp 4 nhưng phức tạp và tinh tế hơn. Chú
ý hơn đến các tác phẩm vui, hài hước. Bổ sung thể loại
kịch với 1, 2 tác phẩm đơn giản. Độ dài văn bản khoảng
300 tiếng với bài tập đọc, 3 đến 10 trang với các truyện
kể dân gian, hiện đại.
Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng đối với học sinh
lớp 5 là:
- Biết làm chủ giọng đọc hơn trước để diễn tả cảm
xúc; củng cố chắc chắn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt để
nắm ý của bài (tìm nhanh được dàn ý, đại ý, đặt tên cho
đoạn, bài văn).
- Hiểu sâu hơn các khái niệm: tác phẩm, nhân vật,
tính cách nhân vật, cốt truyện, đại ý, bố cục, nghĩa đen,
nghĩa bóng; hiểu và biết dùng đúng hơn các biện pháp
tu từ: so ánh, nhân hóa, chơi chữ, điệp…; có khả năng
phân biệt thể loại kịch với các thể loại khác.
- Hiểu nghĩa của từ ngữ, của câu văn được sử dụng
với dụng ý nghệ thuật (ở mức vừa sức với lứa tuổi); biết
nhận xét, bình giá về nhân vật dựa trên sự phân tích về
ngôn ngữ, hành động…; biết nhận xét, bình giá về cảm
xúc và nghệ thuật của tác giả; suy đoán được về sự phát
triển của nhân vật và tác phẩm.
- Biết lập dàn ý chi tiết một văn bản, nói (viết) theo
dàn ý; biết kể sáng tạo những truyện đã nghe, đã đọc, đã
học, đã chứng kiến hoặc tham gia; biết tả cảnh, người,
vật và việc gần gũi, thân thiết; có khả năng trao đổi,
thảo luận về những vấn đề hấp dẫn với lứa tuổi thuần

thục hơn so với lớp 4.
Mô đun 2
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC VĂN Ở TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học viên nắm được những cơ sở và
những nguyên tắc cơ bản trong dạy học văn ở tiểu học
như: nguyên tắc về tính vừa sức, nguyên tắc tích hợp,
nguyên tắc về quan hệ giữa nội dung và hình thức,
nguyên tắc gắn văn học với đời sống…
2. Kĩ năng: Vận dụng linh hoạt, phù hợp các nguyên tắc
trong dạy học văn qua môn Tiếng Việt ở tiểu học.
3. Thái độ: Chú trọng, đề cao nguyên tắc dạy học nói
chung, nguyên tắc dạy học văn ở tiểu học nói riêng.
II. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN
MÔ ĐUN
1. Tài liệu
1. Hoàng Hòa Bình (2000), Dạy văn cho học sinh
tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Ho ng V n C n (2005),à ă ẩ D y h c tác ph mạ ọ ẩ
v n h c d nh cho thi u nhiă ọ à ế , Nxb Giáo d c, H N i.ụ à ộ
3. Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga (2007), Phương
pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Sư
phạm – Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê Phương Nga (2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi
tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
5. Nguyễn Trí (Chủ biên) – Nguyễn Trọng Hoàn –
Giang Khắc Bình (2003), Rèn kĩ năng cảm thụ thơ
văn cho học sinh lớp 4, Nxb Tổng hợp Đồng Nai,
Đồng Nai.
6. Bùi Thanh Truyền (Chủ biên) - Trần Quỳnh Nga -

Nguyễn Thanh Tâm (2009), Thi pháp trong văn học
thiếu nhi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Thiết bị: Máy chiếu đa năng, phần mềm power
point, máy tính, băng hình, tranh ảnh,…
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MÔ ĐUN
1. Cơ sở của việc xác định nguyên tắc trong dạy học
văn ở tiểu học
- Việc tiếp xúc, tiếp thu tác phẩm văn học của học
sinh tiểu học có một quá trình “liên thông”, liên tục từ
đơn giản, thô sơ, tự phát, thụ động (lứa tuổi đầu bậc tiểu
học) chuyển dần sang nửa thụ động, tiến tới tự giác, chủ
động, có ý thức (cuối bậc tiểu học). Từ 10 tuổi, học sinh
đến với văn học trên cơ sở lấy hứng thú với sự vật làm
chủ đạo.
- Những đặc trưng riêng về tâm lí, nhận thức, hoạt
động tiếp nhận văn học của học sinh tiểu học, thêm vào
đó là tính đối tượng và tính sư phạm trong dạy và học.
- Việc tiếp nhận tác phẩm ở ngoài đời là sự tiếp
nhận mang tính cá nhân, tự do, dựa vào sở thích, ý
thích, còn việc tiếp nhận tác phẩm văn học trong nhà
trường tiểu học lại mang tính tập thể, có sự sắp xếp, có
sự hướng dẫn.
- Tác phẩm văn học ở ngoài đời chỉ hiện hình qua
ngôn ngữ đọc thầm của các em, còn trong nhà trường,
tác phẩm như một thực thể hiện ra qua ngôn ngữ đọc,
lời phân tích, lời bình của thầy cô, qua những hình ảnh
minh họa trên lớp hoặc qua những hoạt động ngoại
khóa. => Việc tiếp nhận tác phẩm trong nhà trường có
tính chủ động, tích cực, sáng tạo của cả tập thể trong khi
ở ngoài đời, với tư cách là một bạn đọc, các em đến với

tác phẩm thường đơn độc, bị động, dễ bị lệch lạc…
- Phương pháp tích hợp trong giảng dạy văn với
tiếng hiện nay giúp các em không chỉ có được những tri
thức về tiếng Việt để học tập, giao tiếp mà còn hiểu
được phần nào giá trị thẩm mĩ của tác phẩm với tư cách
là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ.
=> Việc dạy học văn ở cấp học này cần có những
nguyên tắc chung và những nguyên tắc đặc thù.
2. Các nguyên tắc cơ bản trong dạy học văn ở tiểu
học
2.1. Nguyên tắc tính vừa sức
- Đây là nguyên tắc có tính xuyên suốt trong dạy
học văn học thiếu nhi trong nhà trường tiểu học (qua
môn Tiếng Việt).
- Tác phẩm văn học dành cho học sinh tiểu học có
những yêu cầu riêng để “vừa sức” với các em: có những
bài giúp các em đọc đúng trọng âm (đúng những từ
quan trọng, mang nhiều thông tin mới), đúng ngữ điệu,
đúng chỗ ngắt giọng; có bài giúp các em đọc đúng kiểu
câu để sau đó đọc diễn cảm được cả đoạn văn và bài
văn…
- Văn, thơ dành cho học sinh tiểu học phải bảo đảm
cho trẻ đọc được, vừa phải giúp cho trẻ cảm thụ được
tác phẩm một cách tốt nhất.
2.2. Nguyên tắc tích hợp trong phân tích tác phẩm
Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm môn học –
văn học trong nhà trường: học sinh tiểu học không chỉ
học văn mà còn học ngữ, không chỉ tiếp thu cái đẹp của
văn chương mà còn qua văn chương để hiểu con người,
cuộc đời, qua mỗi tác phẩm văn học để tiếp nhận sự

giáo dục và tự giáo dục mình. Tiếp xúc với văn học
cũng là để các em hiểu thêm về xã hội, môi trường xung
quanh, hiểu thêm về nhạc, họa,…
=> Người viết cho thiếu nhi phải có hai tư cách: tư
cách một nhà văn và tư cách một người làm cha mẹ
muốn con nên người. Do đó, mỗi tác phẩm mà họ dành
cho thiếu nhi là một sự tổng hòa của nhiều nội dung và
đa dạng về hình thức.
2.3. Nguyên tắc về quan hệ giữa nội dung và hình
thức
- Tác phẩm văn học là sự thống nhất cao độ giữa
nội dung và hình thức. Đó là sự thống nhất biện chứng
chứ không phải là sự “hợp thành” hoặc “bao gồm”. Mọi
tư tưởng, tình cảm của tác giả, những điều ‘trông thấy”
của nhà văn bao giờ cũng hiện ra bằng những hình thức
cụ thể của tác phẩm và những biểu hiện của hình thức
luôn chứa đựng những nội dung tích cực.
- Theo nguyên tắc về tính vừa sức, khi phân tích,
giáo viên có thể không cần khai thác hết tất cả nội dung
và nghệ thuật mà chỉ cần nhấn mạnh một vài khía cạnh
tiêu biểu nào đó của chúng để tập trung sự chú ý của các
em.
- Chú ý mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
chính là tôn trọng nguyên tắc chỉnh thể của tác phẩm
văn học. Điều cần lưu ý là, ở cuối cấp tiểu học, các em ý
thức rõ hơn về hình thức và nội dung nên sự phân tích
cần kĩ càng hơn, nội dung phải sâu hơn, nghệ thuật phải
chi tiết hơn.
2.4. Nguyên tắc gắn văn học với đời sống
- Tuổi thiếu nhi là lứa tuổi mà cuộc sống đối với

các em, tất cả vừa quen vừa lạ. Vạn vật xung quanh, các
em đều thấy, nhưng thấy mà chưa hiểu, hiểu mà chưa
thể phân tích cặn kẽ hoặc về cảm tính thì hiểu nhưng lí
trí lại chưa thỏa mãn. Văn học sẽ là một trong những
cánh cửa để giúp các em bước vào và tìm hiểu ngôi nhà
– cuộc sống.
- Gắn văn học với cuộc sống là qua tác phẩm giúp
các em hiểu thêm về cuộc đời. Điều này rất cần và rất
thiết thực.
- Nguyên tắc gắn văn học với cuộc sống cần phải tự
nhiên như chính mối quan hệ giữa cuộc sống và văn
học, tránh trường hợp gò ép, bắt buộc. Sự gò ép bao giờ
cũng là phản tự nhiên, nhất là với lứa tuổi học sinh tiểu
học.
=> Giúp các em biết yêu cái thiện, cái tốt, biết ghét
cái xấu, biết xa lánh cái thấp hèn, biết học tập cái cao
thượng nhưng quan trọng hơn là: các em còn phải hiểu
được, lí giải được : Vì sao ghét?, Vì sao yêu?, Xa lánh
cái xấu như thế nào?, Học tập cái tốt ra sao? Dạy văn
ở tiểu học không phải là dạy đạo đức, nhưng dạy đạo
đức qua văn học không chỉ nhẹ nhàng mà còn sâu sắc,
được các em hiểu kĩ và nhớ lâu.
2.5. Nguyên tắc chú ý đến sự phối hợp các phương
pháp
- Tùy theo từng kiểu giờ dạy (Tập đọc, Kể chuyện,
Chính tả,…) mà có phương pháp chính yếu, phương
pháp hỗ trợ để giờ dạy đạt kết quả cao nhất.
- Mỗi phương pháp đều có mặt tích cực và những
hạn chế tất yếu. Biết kết hợp các phương pháp (dưới sự
dẫn dắt của phương pháp chủ đạo) vừa là một đòi hỏi

vừa là một thực tế: khai thác tối đa mặt tích cực, hạn chế
đến mức thấp nhất những nhược điểm của mỗi phương
pháp để giờ học thêm sinh động, quyến rũ và hấp dẫn
các em. Dạy và học phải đi đôi với nhau, phối hợp chặt
chẽ với nhau thì giờ học mới đạt hiệu quả như mong
muốn.

×