BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp THCS
Dành cho giáo viên
Năm học 2017-2018
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)
Họ và tên:
Giáo viên bộ môn:
Số điện thoại di động:
Email:
Trường:
……………………….……….....Giới tính: .................................
……………..……………………………….…...…..….…...........
……………..………………….....Nhà riêng.....…...…..…..........
……………..……………………………….…...…..….…...........
………………..…………………….…...…..…...……….............
Địa chỉ nhà trường:
……..…………………….............Tỉnh………......…...................
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Thầy/Cô hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Ứng xử nào dưới đây thể hiện người tham gia giao thông có văn hóa?
A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông.
B. Đi đúng phần đường, làn đường quy định, đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy
cách.
C. Điều khiển phương tiện giao thông đi đúng làn đường quy định, sử dụng còi liên
tục khi gặp trở ngại.
D. Cung cấp thông tin không xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 2. Việc làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi đi xe đến nơi có tầm nhìn
bị che khuất?
A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết.
B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác.
C. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và dự đoán tình huống xấu có thể
xảy ra để kịp thời phòng tránh.
D. Tăng tốc độ thật nhanh để tránh va chạm với xe khác và dự đoán tình huống xấu
có thể xảy ra
Câu 3. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều
khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước.
C. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
D. Nhường đường cho xe đi từ đường nhánh tới.
1׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 2017-2018
Câu 4. Hãy chọn phương án phù hợp điền vào chỗ ......... để hoàn thiện trình tự các
bước đảm bảo an toàn khi điều khiển xe máy và gia nhập đường lớn.
(1) Kiểm tra an toàn phía sau và hai bên bằng cách ............... và quay đầu nhìn qua vai.
(2) ................. báo hiệu hướng rẽ cho các phương tiện khác biết.
(3) Giảm dần tốc độ.
(4) Dừng lại tại nơi đường giao nhau (đặc biệt là nơi đường giao nhau khuất tầm nhìn)
để ................. phía sau, bên trái, bên phải. Chủ động ................. cho các xe đang đi trên
đường chính hoặc đường ưu tiên.
A. Bấm còi - bật đèn tầm cao - nhường đường - xác nhận an toàn.
B. Bật đèn xi nhan - bấm còi - nhường đường - xác nhận an toàn.
C. Quan sát qua gương - bật đèn xi nhan - xác nhận an toàn - nhường đường.
D. Quan sát qua gương - bật đèn tầm cao - xác nhận an toàn - nhường đường.
Câu 5. Khi điều khiển xe chạy trên đường và quan sát thấy có xe sau xin vượt, nếu đủ
điều kiện an toàn người lái xe phải làm gì?
A. Người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần
đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
B. Giữ nguyên tốc độ, cho xe tránh về bên phải và ra hiệu cho xe sau vượt. Nếu có
chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho
xe sau biết. Không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
C. Chỉ được thực hiện hành vi vượt khi không có chướng ngại vật ở phía trước; không
có xe chạy ngược chiều nằm trong khoảng đường định vượt; xe chạy trước không có tín hiệu
xin vượt xe khác và đã cho xe tránh về phía bên phải để nhường đường.
D. Người lái xe phải cho xe chạy trong một làn đường và chỉ được vượt xe khác ở
những nơi cho phép; khi vượt xe khác phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn cho
cả xe xin vượt và các phương tiện khác trên đường.
Câu 6. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ
bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ thì bị phạt
tiền với mức phạt nào dưới đây?
A. Phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
B. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
C. Phạt từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng.
D. Phạt từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng.
Câu 7. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà có nồng độ cồn vượt
quá bao nhiêu miligam/1 lít khí thở trong các phương án dưới đây thì bị cấm?
A. Nồng độ cồn vượt quá 0,10 miligam/ 1 lít khí thở.
B. Nồng độ cồn vượt quá 0,15 miligam/ 1 lít khí thở.
C. Nồng độ cồn vượt quá 0,20 miligam/ 1 lít khí thở.
D. Nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam/ 1 lít khí thở.
2׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 2017-2018
Câu 8. Biển nào sau đây dùng để cảnh báo nguy hiểm đoạn đường phía trước thường
xảy ra tai nạn?
A. Biển 1.
B. Biển 2.
C. Biển 3.
D. Biển 2 và 3.
Câu 9. Trong trường hợp này, các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Các xe ở phía tay phải và tay trái của người điều khiển được phép đi thẳng.
B. Tất cả các xe phải dừng lại trước ngã tư, trừ những xe đã ở trong ngã tư được
phép tiếp tục đi.
C. Cho phép các xe ở mọi hướng được rẽ phải.
D. Cho phép các xe ở mọi hướng được đi thẳng.
Câu 10. Trong trường hợp dưới đây theo hướng mũi tên, thứ tự các xe đi như thế nào là
đúng quy tắc giao thông?
3׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 2017-2018
A. Xe khách, xe tải, xe mô tô, xe con.
B. Xe con, xe khách, xe tải, xe mô tô.
C. Xe mô tô, xe tải, xe khách, xe con.
D. Xe mô tô, xe tải, xe con, xe khách.
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Thầy/Cô đã có những biện pháp gì để thu hút học sinh làm quen
và hứng thú học tập với nội dung các bài học trong chương trình “An toàn giao
thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS?
Câu 2. Thầy/Cô hãy nêu kinh nghiệm của bản thân trong quá trình
giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông để học sinh vận dụng được
những kiến thức, kĩ năng đã học vào tham gia giao thông an toàn.
Bài làm
Câu 1: Những biện pháp để thu hút học sinh làm quen và hứng thú
học tập với nội dung các bài học trong chương trình “An toàn giao thông
cho nụ cười ngày mai” cấp THCS:
* TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI XEN KẼ TRONG CÁC BÀI HỌC:
- Tổ chức Tham gia các trò chơi lớn: (nội dung liên quan đến an
toàn giao thông)
+ Nối biển báo với nội dung phù hợp
+ Bịt mắt đoán tranh an toàn giao thông
+ Đố vui các luật về an toàn giao thông
+ Thi hát về an toàn giao thông
- Nối nhịp nghĩa tình
+ Quyên góp tiền hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn
+ Quyên góp tiền giúp đỡ gia đình các nạn nhân bị tai nạn giao
thông.
4׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 2017-2018
- Tổ chức diễu hành vì an toàn giao thông mỗi năm một lần vào tháng 9
+ Thời gian: vào cuối tháng 9, sau khi khai giảng 1 tháng
(chú ý: không phải giờ cao điểm, chọn vị trí diễu hành và đứng hợp
lý tránh ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông và làm
việc xung quanh)
+ Địa điểm: diễu hành truyên truyền an toàn giao thông trên các con
đường chính của thành phố, và hát ca khúc tuyên truyền của câu lạc
bộ.
+ Thành phần: Bao gồm các thành viên trong câu lạc bộ sẽ cùng
nhau hóa trang và diễu hành.
- Tổ chức cuộc thi “Sưu tầm ảnh về an toàn giao thông trên đường đi
học”
+ Yêu cầu: Lập một facebook riêng cho cuộc thi thông qua
trang facebook của Đoàn trường để tất cả các bạn cùng tham
gia.
+ Phụ trách kiểm soát nội dung và trao giải thưởng: Câu lạc bộ an toàn
giao thông của trường.
+ Thời gian tổ chức: Cả năm học
+ Giải thưởng: trao 3 giải hàng tháng cho các tác phẩm lần lượt có:
- Có tên cho ảnh sưu tầm hay
- Có số lượng like lớn từ các bạn học sinh
- Có số lượng bình luận quan tâm trên ảnh lớn.
Đồng thời cộng điểm thi đua cho các tập thể lớp có cá nhân có tác phẩm
đạt giải.
+ Nội dung cuộc thi: các cá nhân hoặc tập thể lớp của trường có thể nộp tất
cả những ảnh liên quan đến an toàn giao thông cho câu lạc bộ
5׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 2017-2018
- Ảnh chụp ở cuộc sống đời thường (trên đường đi học về, trước
nhà, sau ngõ …)
- Ảnh không được dựng cảnh
- Đặt tên cho ảnh khi nộp
- Tổ chức cuộc thi diễn kịch “An toàn giao thông vì nụ cười ngày
mai”
+ Yêu cầu: Mỗi lớp tham gia đóng góp 1 tiết mục
+ Phụ trách kiểm soát nội dung và trao giải thưởng: Câu lạc bộ an toàn
giao thông của trường.
+ Thời gian tổ chức dự kiến: Cuối học kì 1 – sau khi các bạn hs đã thi học kì
xong.
+ Giải thưởng: trao 3 giải các lớp có tác phẩm hay ấn tượng, có ý nghĩa
sâu sắc liên quan đến nội dung của cuộc thi.
Đồng thời cộng điểm thi đua cho các tập thể lớp có cá nhân có tác phẩm đạt
giải.
+ Nội dung cuộc thi: Mỗi lớp tham gia đóng góp tối thiểu 1 tiết mục liên
quan đến an toàn giao thông.
Câu 2. Trong quá trình giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao
thông để học sinh vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học vào tham
gia giao thông an toàn tôi có những cách như:
(1) Lồng ghép nội dung bài học theo quy định:
Nội dung giáo dục còn được cụ thể bằng những tiết học trong các môn
học
(2) Kết hợp với đoàn thể trong và ngoài nhà trường
a) Phối hợp với liên đội và mô hình cổng trường ATGT:
Kết hợp với Liên đội nhà trường thành lập đội sao đỏ phụ trách theo dõi
An toàn giao thông. Vào đầu các buổi học và lúc tan học đội sao đỏ theo dõi các
6׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 2017-2018
hành vi vi phạm của các bạn. Các lỗi vi phạm xẽ được ban thi đua trừ điểm thi
đua của lớp. Cá nhân bạn vi phạm được nhắc nhở để nhận ra lỗi của mình. Việc
làm này hết sức có hiệu quả với các em. Bởi việc cá nhân học sinh mắc lỗi làm
ảnh hưởng thi đua của lớp là bị các bạn trong lớp không đồng tình, các lỗi vị
phạm ATGT bị ghi vào sổ cụ thể như: Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe
máy; đi xe đạp không phanh; đi xe từ trong sân trường xuống đường; đạp xe
trong sân trường; ... Ngoài ra chính các em còn phát hiện ra lỗi của bạn trên
đường như phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang, buông tay khi đi xe đạp trên
đường. Những lỗi có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông đều bị
trừ điểm. Hết tuần học các em tổng hợp kết quả và tiết chào cờ tổng kết thi đua
chuyên mục ATGT của đội Sao đỏ được các em rất quan tâm.
Có học sinh trong trường khi bố đi đón đã không mang cho em mũ bảo
hiểm mà em nhất quyết không lên xe vì sợ mất điểm thi đua của lớp vì vi
phạm luật ATGT. Bản thân học sinh khi được giáo dục về luật các em chấp
hành nghiêm chỉnh thực hiện mô hình cổng trường ATGT
Ngoài ra học sinh còn được nhà trường cho kí cam kết thực hiện ATGT
vào đầu năm học.
Vào những giờ ra chơi các em được nghe băng đĩa: Thông điệp về ATGT,
đội tuyên truyền măng non của trường đọc bào, tin bài tuyên truyền ATGT cho
các em.
b) Phối hợp với phụ huynh và chính quyền địa phương
Thông qua buổi học phụ huynh đầu năm học giáo viên có thể cho phụ
huynh kí cam kết thực hiên tốt ATGT cho học sinh.
Tuyên truyền vận động để phụ huynh hiểu tuân thủ đúng luật giao thông
đường bộ chính làm làm đúng pháp luật.
Trước khi có Nghị định 171, trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe gắn
máy bắt buộc đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách. Nếu người điều khiển
xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách cho trẻ em
ngồi trên xe từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000
đồng. Thì trên địa bàn xã Vĩnh Kiên việc đưa đón trẻ đến trường không có
mũ bảo hiểm diễn ra hầu khắp trừ con em các đồng chí giáo viên. Việc cho
rằng đi ngay trong làng cần gì phải đổi mũ bảo hiểm là suy nghĩ của đại bội
phận người dân. Nhiều em bị trừ điểm thi đua đã khóc và bảo: “Bố mẹ em
không mua cho” Việc mua mũ bảo hiểm cho trẻ theo yêu cầu của con đã có
7׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 2017-2018
nhưng chưa đồng bộ.
Sau khi có nghị định 171. Công an xã đã tiến hành tuyên truyền nhắc
nhở tại các trường học. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định bắt buộc
đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, tập trung vào khu vực xung quanh trường học,
sau đó duy trì theo kế hoạch tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm, trật tự an toàn
giao thông. Những trường hợp vi phạm lại được giáo viên nhắc nhở tới từng
phụ huynh và học sinh vi phạm.
Sau khi được tuyên truyền nhắc nhở và nói rõ nguyện vọng của học
sinh là muốn tuân thủ pháp luật. Các bậc phụ huynh rất áy náy và nhanh
chóng sửa sai. Nếu không sẽ bị chính con mình nhắc nhở.
(3) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến học sinh:
Để thực hiện tốt việc giáo dục ATGT cho học sinh trước tiên giáo viên
phải là người thực hiện tốt nội quy, quy định của luật. Đúng như vậy toàn bộ
giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều chấp hành đúng luật giao thông.
Trong năm học không có đồng chí nào vi phạm luật, không có đồng chí nào bị
tai nạn giao thông. Chính điều đó là điều kiện tốt cho công tác tuyên truyền.
a) Tuyên truền về phòng trách tai nạn đuối nước:
Ngoài những nội dung theo chường trình giáo viên cần giáo dục kĩ năng
phòng tránh tai nạn đuối nước cho các em. Địa bàn của xã có tiếp giáp với hồ
Thác Bà và sông chảy. Hằng năm đều có tai nạn đuối nước sảy ra. Rất may
được giáo dục tốt nên không có học sinh nào say ra tai nạn. Nhưng không vì
thế mà công tác giáo dục học sinh lơ là. Giáo viên phải luôn nhắc nhở học
sinh khi đi tắm sông hay tập bơi phải có người lớn đi cùng. Không biết bơi
phải mặc áo phao đúng cách.
Tuyên truyền động viên phụ huynh nên cho con em tập bơi và học bơi
đúng cách. Khi đi qua sông suối vào mùa lũ phải có người lớn đưa sang. Một
số lưu ý khi đi thuyền bè....
8׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 2017-2018
Phụ huynh dạy trẻ tập bơi
b) Tuyên tryền chấp hành quy định luật giao thông đường bộ.
Ngay từ những tuần đầu năm học giáo viên hướng dẫn và tuyên truyền các
em tự đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường trong buổi đầu tập chung như sau:
NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
Đi bộ an toàn
Những điều cần biết khi đi bộ trên đường - đi bộ an toàn
+ Tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ: Đi sát mép đường về phía
tay phải, đi đúng phần đường dành cho người đi bộ
+ Nắm vững cách qua đường an toàn ở địa phương nơi không có
điều kiện an toàn (không có vạch kẻ đường, không có đèn tín hiệu, nơi
ngã ba, ...)
+ Nhận thức được những hành vi đi bộ qua đường không an toàn (đu
bám vào phương tiện giao thông đang chạy, qua đường ở gần phía trước
hoặc sau xe ô tô đang đỗ ...)
+ Nguyên tắc đi bộ an toàn vào ban đêm (tuân thủ các quy tắc giao
9׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 2017-2018
thông đường bộ đối với người đi bộ nêu tại Điều 32 Luật Giao thông
đường bộ năm 2008; nên mặc đồ phát sáng.
Dừng lại bên đường, quan sát hai bên đường, lắng nghe tiếng động
cơ ô tô, xe máy cẩn thận.
+ Giơ tay ra hiệu xin qua đường và chọn thời điểm thích hợp ( có
ít xe qua lại), nhìn bên trái tránh phương tiện cơ giới từ chiều bên trái tới,
đi thẳng, đến giữa đường quay sang nhìn bên phải tránh phương tiện cơ
giới từ bên phải tới.
Không được qua đường nơi tầm nhìn bị che khuất.
Không được qua đường ở gần phía trước và phía sau ô tô đang đỗ.
+ Điều khiển xe đạp tránh va chạm đối đầu:
Cách phòng tránh:
Khi phía trước có phương tiện đi ngược chiều lấn đường thì nhanh
chóng giảm tốc độ, đi sát vào lề đường bên phải.
Khi phía trước có phương tiện đi ngược chiều với tốc độ cao và lấn
đường thì phải nhanh chóng dừng xe và đỗ sát vào lề đường bên phải.
Đợi đến khi an toàn thì đi tiếp.
+ Điều khiển xe đạp tránh va chạm cùng chiều:
Cách phòng tránh:
Khi phía trước có phương tiện cùng chiều đi chậm, học sinh bấm
chuông xin vượt, khi thấy an toàn thì nhanh chóng vượt về bên trái
phương tiện đó. Khi vượt qua phương tiện này với khoảng cách an toàn (
ít nhất là 10m) học sinh điều khiển xe về bên phải và tiếp tục đi đúng làn
đường quy định cho xe thô sơ. Nhưng học sinh cần phải thận trọng khi
điều khiển xe đạp vượt qua các phương tiện khác như xe đạp, xe gắn
máy, xe thô sơ.
Khi phía sau có phương tiện đi cùng chiều xin vượt, qua tiếng động
cơ, tiếng còi hoặc ánh đèn pha thì học sinh bình tĩnh đi đúng làn đường
quy định, có thể đi chậm lại và ra hiệu lệnh bằng tay yêu cầu vượt ở bên
trái xe đạp của mình.
Khi phía trước có phương tiện đi cùng chiều với tốc độ cao và lấn
đường thì học sinh phỉa đi chậm lại hoặc dừng xe lại và đỗ sát vào lề
10׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 20172018
đường bên phải. Đợi đến khi an toàn rồi hãy đi tiếp.
+ Điều khiển xe đạp khi chuyển hướng
Cách phòng tránh:
Trước khi chuyển hướng ( rẽ phải, rẽ trái), học sinh phải đi chậm,
giơ tay báo hiệu xin đường và chú ý quan sát các phương tiện đang đi.
Chỉ chuyển hướng khi thấy an toàn.
c) Tuyên truyển bảo vệ và vệ sinh đường làng ngõ xóm
Việc bảo vệ và vệ sinh đường làng ngõ xóm cũng chính thực hiện văn hóa
của người Việt Nam; Không làm hỏng biển báo trên đường, không phá gương
cầu, không đổ rác ra đường, không làm đổ cọc tiêu, Chính các em cũng tuyên
truyền đến người thân của mình cùng thực hiện. Ngoài ra cho các em đề xuất ý
kiến về bảo vệ giữ gìn đường quê mình.
Từ những việc là tưởng như nhỏ bé những giao viên đã giúp cho học sinh
mình những kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông an toàn.
Làm tốt công tác tuyên truyền trong trường học là xây dựng văn hóa giao
thông cho toàn xá hội.
(4) Tổ chức thi An toàn giao thông:
Trong năm học được sụ đồng thuận của ban giám hiệu nhà trường của tổ
chuyên môn tôi đã tổ chức thành công hội thi : An toàn giao thông cho học sinh
trong trường. Hội thi được thực hiện ở các khối lớp. Dưới hình thức trắc
nghiệm. Sau nội dung giáo dục ATGT học sinh được tham gia thi các em rất
hào hứng tham gia.
11׀4 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên cấp THCS năm học 20172018