Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Lập kế hoạch thực hiện Marketing cho thương hiệu điện thoại Oppo tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BỘ MÔN: QUẢN TRỊ MARKETING
Giảng viên: Vũ Ngọc Yến
LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MARKETING CHO THƯƠNG
HIỆU ĐIỆN THOẠI OPPO TẠI KHU VỰC TP. HCM TRONG
1 NĂM ( 10/2017- 10/2018 )


ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

MỤC LỤC


LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI
OPPO TẠI KHU VỰC TP. HCM TRONG 1 NĂM ( 10/2017- 10/2018 )

1. Tổng quan thị trường smartphone
Trong bối cảnh tình hình nay, cuộc chạy đua công nghệ đang diễn ra khúc liệt và xu hướng
phát triển ứng dụng internet toàn cầu hóa. Kết quả cuộc khảo sát 2017 cho thấy việc người
dùng internet trong thời gian qua tăng nhanh, trong đó nhóm tuổi từ 18 – 34 chiếm đến 88%.
Nhu cầu sử dụng Smartphone ngày căng tăng và đỏi hỏi nhiều tính năng từ người tiêu dùng ,
có khoảng 380 triệu chiếc smartphone đã tới tay người dùng trong quý 1/2017, tăng 9,1% so
với cùng kỳ năm ngoái. Người mua điện thoại di động đang chi tiêu nhiều hơn để có thể sở
hữu được một chiếc điện thoại tốt hơn, kết quả là giá bán trung bình của các phân khúc
smartphone đã tăng hơn trước.

3



Theo thời gian qua chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt smartphone mới thuộc
đầy đủ các phân khúc từ tầm trung đến cao cấp, Các công ty sản xuất lớn như: APPLE,
SAMSUNG, OPPO, LG, SONY, HUAWEI,NOKIA liên tục thiết kế ra smartphone vô cùng
đọc đáo, nhiều tính năng tiện ích và cạnh tranh nhau liên tục không ngừng. Đối với thị trường
Việt Nam, hiện tại 2 cái tên SAMSUNG và OPPO đang chiếm thị trường cao nhất hiện nay.
Tính đến hết tháng 5 năm 2017, theo số liệu GFK, thị phần của Samsung tiếp tục giữ vững ở
vị trí đầu, tăng lên đến 47,61 % thị phần. OPPO cũng chiếm vị trí thứ 2 với 23,15% thị phần.
Apple chiếm 8,8%. Trong khi đó, có sự đột biến của thương hiệu Việt MOBIISTAR với
2,96% thị phần ở vị trí thứ 4, còn thê thảm nhất là ASUS với 1,69% thị phần còn lại và rơi
xuống vị trí thứ 8.
Từ 2016 đến nay, Samsung và OPPO tiếp tục tung ra những con bài chiến lược nhằm giữ
vững thị phần cũng như đánh bay những đối thủ của mình ra khỏi sân chơi này. Có thể kể đến
như "con bài" Galaxy J7 Prime, chỉ tính riêng 1 tháng ra mắt trong tháng 10/2016, Samsung
đã bán sạch 200.000 máy. Hay với OPPO F1s, bán ra từ tháng 8/2016, hãng này ghi nhận con
số 395.000 máy, tính đến hết tháng 10/2016.Vào đầu năm 2017 Samsung đã ngay lập tức tung
ra con bài chiến lược năm 2017 là bộ đôi Galaxy A5 2017 và Galaxy A7. Dòng sản phẩm này
được ưu ái trang bị những công nghệ chỉ có trên dòng sản phẩm cao cấp nhưng giá tầm trung
khiến cho máy dễ tạo sức hút đối với nửa còn lại của thị trường. OPPO cũng làm mới phiên
bản F1s với bản nâng cấp F1s 2017 để tạo cạnh tranh và dòng F3 Plus vừa được ra mắt trong
thời gian qua. Chiến lược của OPPO là tập trung vào camera selfie, sạc nhanh và bán lẻ tại
4


các cửa hàng di động. Nhờ vậy, đã giúp OPPO ngày càng rộng đường trên thị trường quốc tế.
Động thái này giúp Samsung và OPPO tiếp tục bành trướng sức mạnh của mình đối với các
hãng còn lại.
Đặc biệt tháng 10/2017 vừa qua, Apple đã tung ra một chiếc điện thoại IphoneX làm hàng
vạn người mê và muốn sở hữu bởi tính sang trọng và đẳng cấp của nó, cũng trước thời gian
đó với màn ra mắt S8 và sắp tới là Note 8, Samsung cho thấy họ là đối thủ thực sự đáng gờm
của Apple.

Theo thông tin gần đây NOKIA đã tấn công trở lại thị trường, hàng loạt siêu phẩm từ LG,
SAMSUNG về Việt Nam thì thị trường sẽ sôi động và tạo ra những biến chuyển lớn. Kèm
theo đó là cuộc tấn công mạnh mẽ của các hãng HUAWEI, VIVO đến từ Trung Quốc với sự
đầu tư nghiêm túc, cũng như sự trở lại của ASUS ở thị trường Việt Nam. Với những động thái
dồn dập như vậy vào những tháng cuối năm, chúng ta cùng kì vọng những màn "ăn miếng trả
miếng" từ các thương hiệu lớn, mang đến nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng, từ cấu hình
cho đến giá sản phẩm.

2. Giới thiệu công ty OPPO
2.1. Lịch sử hình thành OPPO
OPPO Electronics Corp (với tên thương hiệu là OPPO - Camera Phone) (trước là:
OPPO - Smartphone). là nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc, có trụ sở đặt tại Đông
Hoản, Quảng Đông. OPPO cung cấp một số sản phẩm chính như máy nghe nhạc MP3, Tivi
5


LCD, eBook, DVD/Blu-ray và điện thoại thông minh. Thành lập vào năm 2004, công ty đã
đăng ký tên thương hiệu OPPO ở nhiều quốc gia trên thế giới.
OPPO là thương hiệu trẻ, song, với đội ngũ nhân lực trẻ và kinh nghiệm, hãng đã vươn mình
lên và rộng khắp 140 quốc gia trên thế giới, được cộng đồng người dùng công nhận và ưa
chuộng.
Năm 2005, OPPO đánh dấu sự nổi trội của mình bằng những sản phẩm nghe nhac mp3 với
nhiều tính năng mới, hiện đại và thông minh.
Năm 2006, những model mp4 được trình làng như thổi một làn gió mới cho thị trường âm
thanh bấy giờ. Khoảng thời 2006-2007, OPPO đã tiêu thu tới 2 triệu chiếc mp3, mp4 chỉ riêng
trên thị trường nội địa Trung Quốc
Tháng 5/2008. OPPO lấn sân sang lĩnh vực điện thoại với model đầu tiên là điện thoại mặt
cười A103 đầy mới lạ và ấn tượng. Nối tiếp sự thành công này, sau đó không lâu, hãng lại cho
ra mắt dòng điện thoại cảm ứng đầu tiên mang tên T9 và cùng thời điểm này, UlikeStyle là
thương hiệu điện thoại đánh dấu sự trưởng thành của hãng. Vào tháng 12/2009, OPPO chính

thức có mặt và làm náo động thị trường Thái Lan.
Tháng 6/2010, hãng vươn lên vị trí thứ 2 trên thị trường Trung Quốc về các sản phẩm giải trí
cầm tay, chiếm 35,56% thi phần.
Năm 2011, OPPO trình làng dòng smartphone đầu tiên là X903. Đến năm 2012, OPPO thực
sự đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trên trường quốc tế.
6


Năm 2012, OPPO chính thức tấn công vào thị trường Việt Nam và nhanh chong trở thành
thương hiệu chiếm lĩnh thị trường Việt Nam đặc biệt về đầu Blu-ray và Smartphone.Các sản
phẩm mang thương hiệu OPPO đều được lấy cảm hứng từ chính khách hàng của mình nên
chúng rất gần gũi và đáp ứng được thị yếu của họ. Mỗi sản phẩm đều được thiết kế thanh lịch
mang đến những trải nghiệm sự tiện lợi. Đều này có được nhờ, OPPO sở hữu một đội ngũ
chuyên gia hãng đầu đảm bảo chất lượng cho từng sản phẩm. Đặc biệt, quá trình từ thiết kế
đến sản phẩm đến tay người dùng đều được kiểm soát theo một chuỗi cung ứng. Công ty
OPPO luôn đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất.
Và cho tới ngày hôm nay, ngoài việc thành công với những chiếc điện thoại di động, OPPO
cũng nhận được rất nhiều thành tưu đáng ngưỡng mộ trong lĩnh vực thiết bị nghe nhìn như
đầu Blu-ray,DVD,… Theo thông tin dáng tin cậy từ trang OPPOdigital.com của Mỹ thì những
sản phẩm đầu Blu-ray của OPPO được hơn 30 tổ chức truyền thông bình chon và khuyên
dùng.

2.2 Vài nét về điện thoại OPPO

7


OPPO là dòng điện thoại dành cho các bạn trẻ năng động, trẻ
trung, ưa công nghệ, thích chụp ảnh, OPPO với Hệ thống
camera selfie độc đáo, hình ảnh sắc nét và chất lượng. có

thiết kế khá đẹp và khả năng chụp ảnh tốt,màu sắc của OPPO
cũng khá thời trang như trắng, bạc và hồng. Thiết kế của nó
trông khá mạnh mẽ và cá tính với thiết kế mỏng nhẹ, lớp vỏ
nhựa cứng cáp đem lại cảm giác cầm rất chắc chắn. Điểm sáng của OPPO đời mới là những
sản phẩm có thể xoay 360 độ giúp tăng tính hiện đại, độc đáo của thiết kế OPPO. Điện thoại
OPPO khá tốt về mặt thiết kế.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng sử dụng được màn hình trực quan, sinh động, sắc nét và hấp
dẫn hơn của điện OPPO so với các hãng khác. Đặc biệt đối với các bạn nữ thời trang ưa chụp
hình có thể sử dụng camera sau để chụp sefie chụp ảnh khi chụp ảnh đi chơi, du lịch. Còn với
những ai muốn nghe nhạc, yêu nhạc thì chiếc điện thoại nghe nhạc hay nhất không thể thiếu
đi OPPO được vì nó có hệ thống loa tốt và bộ nhớ cao để lưu trữ bài hát.

3. Phân tích vĩ mô P.E.S.T
3.1. Tình hình chính trị Việt Nam
Việc ông Donald Trump thắng cử tại Mỹ, nước Anh quyết định ra khỏi Liên minh châu Âu
(EU) Ngoại giao Việt Nam càng phải tỉnh táo để hướng tới một môi trường hòa bình, ổn định
trong vô vàn những biến thiên của thời cuộc. Ngoại giao Việt Nam 2017 cần xử lý tốt ba

8


nhiệm vụ trọng tâm là cân bằng quan hệ nước lớn, thực hiện tốt các hoạt động ngoại giao đa
phương quan trọng, và xử lý hài hòa quan hệ với láng giềng, khu vực.
Trọng tâm đối ngoại Việt Nam trong năm 2017 chính là tổ chức thành công năm APEC 2017.
Chủ đề của năm APEC 2017 “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung” mà Việt Nam
đưa ra đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nền kinh tế thành viên, cũng như giới chuyên
gia ở khu vực. Lý do là các nền kinh tế thành viên APEC đều có quan tâm chung là mong
muốn tìm kiếm động lực mới cho tăng trưởng, phát triển, cho hội nhập và liên kết ở châu Á –
Thái Bình Dương, nhất là khi chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở nhiều nước. Với rất nhiều
hoạt động và sẽ có nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới vào Việt Nam nhân dịp Tuần lễ cấp

cao APEC, đây sẽ là các cơ hội kết nối kinh tế, xúc tiến thương mại đầu tư, quảng bá du lịch
và các tiềm năng hợp tác ở địa phương, cơ hội đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại,

3.2. Tình hình kinh tế ở Việt Nam
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 với mức ước tính tăng 5,73%
so với cùng kỳ năm trước, trong đó GDP quý 1 tăng 5,15%, quý 2 tăng 6,17%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2017 tăng 4,15% so với bình quân
cùng kỳ năm 2016. CPI tháng 6/2017 tăng 0,20% so với tháng 12/2016 và tăng 2,54% so với
cùng kỳ năm trước.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản đạt mức tăng cao nhất với
5,42% so với cùng kỳ năm 2016, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành
9


lâm nghiệp tăng 5,00%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành nông nghiệp mặc dù tăng cao
hơn mức tăng 0,02% của cùng kỳ năm trước nhưng có dấu hiệu chững lại so với 6 tháng đầu
năm khi tốc độ tăng chỉ ở mức 1,96%, đóng góp 0,23 điểm phần trăm vào mức tăng chung
Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo trong quý II/2017 cho thấy: Có 43% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh
doanh quý II năm nay tốt hơn quý trước; 19,2% doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và
37,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.Giá hàng tiêu dùng
nhập khẩu sẽ giảm cùng với mức độ giảm thuế nhập khẩu, gia tăng hàng rào kỹ thuật và áp
lực cạnh tranh thị trường.. Thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại, kém thanh khoản
hơn và sẽ có sự điều chỉnh theo hướng giảm bớt nhiệt trên thị trường nhà chung cư thương
mại cao cấp, nhà nghỉ dưỡng và tiếp tục ấm dần thị trường nhà xã hội.
3.3. Tình hình xã hội Việt Nam
Theo Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2017 của
Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính là 54,52 triệu
người, tăng 162,2 nghìn người so với cùng kỳ năm 2016 và tăng 18,6 nghìn người so với quý
I/2017. Sự gia tăng này chủ yếu do biến động tự nhiên của dân số. Ở lực lượng này, lao động

ở khu vực nông thôn chiếm 67,9% lao động của nền kinh tế.
Số người thất nghiệp của quý II năm 2017 là 1,12 triệu người, giảm gần 21,1 nghìn người so
với quý I năm 2017 và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,05%,
so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này giảm nhẹ.
10


3.4. Tình hình khoa học cộng nghệ Việt Nam
Đến nay, Việt Nam đã hội nhập và tham gia khá đầy đủ các hiệp định, điều ước quốc tế có
liên quan đến thị trường KH&CN như: Tham gia Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu tài sản trí tuệ (Hiệp định TRIPS) của WTO tháng 1/2007; …
Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đã phần nào tác động tích cực đến việc gìn giữ thương hiệu
và uy tín của doanh nghiệp, hạn chế tình trạng bắt chước, làm giả nhãn hiệu hàng hoá và kiểu
dáng công nghiệp; Nâng cao năng lực và khả năng đổi mới của các tổ chức KH&CN Việt
Nam.. Để có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội cũng như ứng phó với những thách thức mà
việc hội nhập đem lại, trong 10 năm trở lại đây, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt chú trọng sửa
đổi, bổ sung và kiện toàn cơ sở pháp lý hỗ trợ KH&CN và thị trường KH&CN phát triển
3.5. Phân tích SWOT
Điểm mạnh
Hiện đang chiếm thị phần smartphone lớn
thứ hai tại Việt Nam.
Là thương hiệu được công nhận, nhận biết
rộng rãi ở thị trường Việt Nam.
Sản phẩm sở hữu công nghệ cao với giá
thành trung bình.

Điểm yếu
Không cạnh tranh được ở phân khúc
smartphone cao cấp, không thu hút được
những khách hàng ở phân khúc này sử

dụng sản phẩm.

11


Cơ hội
Các sản phẩm từ thương hiệu nhanh chóng
được đón nhận.
Vẫn chưa khai phá hết tiềm năng của thị
trường Việt Nam.

Thách thức
Các thương hiệu điện thoại Trung Quốc
đang đổ bộ mạnh mẽ vào Việt Nam.
Sự cạnh tranh ở phân khúc smartphone giá
tầm trung ngày càng gay gắt với một loạt
sản phẩm mới được ra mắt trong thời gian
vài tháng vừa qua.

 Chiến lược S.O
Với mạng lưới phân phối rộng và phủ khắp, OPPO có thể mở rộng thị trường của mình ở Việt
Nam ra các tỉnh, vùng hiện chưa có Brandshop của OPPO, tăng cường hoạt động PR ở các
vùng này. Đồng thời nâng cao chất lượng của các chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng
nhằm giữ vững được thị phần hiện có.
 Chiến lược S.T
Tận dụng kinh nghiệm của mình trong việc kinh doanh thành công ở Việt Nam và thị phần đã
chiếm được, OPPO hoàn toàn có thể đánh bại được những đối thủ nhóm dưới và cạnh tranh
công bằng với Samsung ở phân khúc smartphone tầm trung.
 Chiến lược W.O
OPPO đang thực hiện các chiến lược nhắm vào phân khúc smartphone cao cấp với đầu tàu là

F3 Plus và nhấn mạnh các yếu tố cao cấp mà điện thoại này sở hữu với mức giá ở giữa trung –
12


cao cấp: 10.690.000đ. OPPO đang cố gắng khai phá tiềm năng của thị trường Việt Nam,
chiếm được thị phần cao nhất có thể đồng thời hướng những khách hàng tầm trung đã từng sử
dụng sản phẩm của OPPO có thêm sự lựa chọn mới mẻ, cao cấp hơn và nâng cao doanh thu
của OPPO.
 Chiến lược W.T
Do các hãng Trung Quốc có cùng chiến lược với OPPO khi đánh vào phân khúc tầm trung,
cũng như sự cạnh tranh nóng nhất giữa các hãng hiện nay là ở phân khúc này, nơi OPPO đã
có một chỗ đứng khá vững, lấy được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam và kinh nghiệm
kinh doanh ở những thị trường của các nước đang phát triển như Việt Nam, Indonesia,
Thailand, Malaysia, Philippines,… Việc vượt qua đối thủ với những lợi thế hiện có là hoàn
toàn nằm trong khả năng của OPPO.

4. Thị trường/khách hàng mục tiêu của OPPO tại Việt Nam
Thị trường mục tiêu của OPPO tại Việt Nam khi mới thâm nhập thị trường đến nay vẫn
là phân khúc smartphone tầm trung, điều này hoàn toàn có thể nhận biết được qua các sản
phẩm OPPO bày bán, các mặt hàng chủ đạo được OPPO chú trọng quảng cáo, PR cũng như
qua doanh số bán hàng. Với những dòng điện thoại OPPO F1s, F1s (2017), A39, A37, Neo 7
luôn nằm trong top những điện thoại bán chạy nhất ở các chuối bán lẻ như FPT shop, Thế giới
di động trong 6 tháng đầu năm 2017, thị trường smartphone giá tầm trung từ 3 đến 7 triệu vẫn
sẽ là mục tiêu ưu tiên cao nhất của OPPO ở Việt Nam. Trong năm 2016, smartphone dưới 7
13


triệu đồng chiếm đến 83% thị phần trong tổng số smartphone được bán ra ở Việt Nam (số liệu
theo trang ICTNews), cộng theo đó là sự tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm 2017 so với cùng
kỳ năm ngoái, cụ thể tăng 2 nghìn tỷ đồng về doanh thu, 170 nghìn smartphone về doanh số

bán hàng; điều này cho thấy miếng bánh smartphone tầm trung ở Việt Nam béo bở thế nào và
đương nhiên OPPO không có lý do gì mà không tập trung khai thác thị trường này. Đây cũng
là lý do các hãng điện thoại Trung Quốc và các hãng có chiến lược tương tự OPPO đang tấn
công mạnh mẽ trở lại thị trường Việt Nam nhằm chiếm thị phần. Vì vậy, chắc chắn thị trường
mục tiêu chính của OPPO trong thời gian tới vẫn là phân khúc tầm trung, nhằm đáp trả sức ép
cạnh tranh ngày càng cao từ các đối thủ, không để bị chiếm mất thị phần cũng như để khẳng
định vị thế của mình.
Ngoài việc giữ được khách hàng ở phân khúc tầm trung, OPPO cũng chú ý mở rộng thị
trường, tìm kiếm những khách hàng tiềm năng cũng như định hướng cho khách hàng của
mình dùng các sản phẩm cao cấp hơn của hãng. Điển hình là việc tung ra F3 Plus vào tháng 3
với giá 10.690.000 triệu đồng, tạo bước đệm cho các dòng sản phẩm tiếp theo của OPPO,
thăm dò thị trường cũng như giới thiệu được hướng đi trong tương lai của hãng cho khách
hàng, OPPO muốn đưa ra các sản phẩm cao cấp với giá nằm trong khoảng trung- cận cao cấp,
di chuyển lượng khách hàng hiện tại lên phân khúc mới này. Trên thị trường thế giới, OPPO
đã tung ra dòng sản phẩm mới R11 và R11 Plus với giá xấp xỉ 10 triệu đồng và 12,4 triệu
đồng để cạnh tranh ở cả phân khúc cao cấp và trung cấp với chất lượng vượt trội so với các
sản phẩm tầm trung nhưng giá lại rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cao cấp. Có thể nói Việt Nam
cũng không phải ngoại lệ đối với chiến lược mới này của OPPO với động thái tung ra F3 Plus
14


vào tháng ba vừa qua, OPPO giờ đây muốn mở rộng đối tượng khách hàng lên phân khúc cao
cấp, đồng thời chuyển giao khách hàng ở phân khúc trung cấp lên cao cấp nhiều nhất có thể.
Nếu nhận được phản hồi tích cực về F3 Plus, OPPO sẽ đưa các dòng sản phẩm cao cấp như
R11, R11 Plus về Việt Nam và chính thức cạnh tranh ở phân khúc trung- cao cấp đầy tiềm
năng này.

5. Phân tích MARKETING- MIX của OPPO
5.1 . Sản phẩm
Chiến lược sản phẩm: đưa ra nhiều dòng sản phẩm với hình dáng và công năng riêng

biệt cho từng nhóm khách hàng mục tiêu.
+ F1 Plus với thiết kế thời trang, giao diện đẹp và hỗ trợ tối đa chụp ảnh selfie (dòng
smartphone duy nhất hiện nay được trang bị camera trước 16 MP tích hợp công nghệ chụp
ảnh Hi-light camera độc quyền của OPPO). Bên cạnh đó là cấu hình mạnh phù hợp cho việc
chơi game.
+ Neo 7 đuợc thiết kế vô cùng hiện đại và sáng tạo với thiết kế hai mặt gương kết hợp
đường viền quanh thân máy lấp lánh ánh kim sang trọng, đặc biệt là mặt sau thân máy được
cấu thành từ nhiều sợi thủy tinh trải qua 40 quy trình chế tác.
Nhãn hiệu: các dòng sản phẩm của OPPO được đặt theo cách kết hợp thương hiệu OPPO với
tên riêng của từng dòng sản phẩm. Điều này vừa giúp giảm các ảnh hưởng xấu của các sản
15


phẩm thất bại, vừa mang lại lợi thế cho cả doanh nghiệp và từng dòng sản phẩm (mang lại sự
uy tín của doanh nghiệp cho các dòng sản phẩm, mang lại lợi thế từ thành công của các dòng
sản phẩm cho doanh nghiệp). Ngoài ra đây cũng là một điểm mạnh của OPPO cùng với chiến
lược đại sứ thương hiệu (các dòng sản phẩm của OPPO gắn liền với tên tuổi của nhiều ca sĩ
nổi tiếng hiện nay: điện thoại ”Sơn Tùng” F1 Plus, Chi Pu – A39, Tóc Tiên – F3 Plus,…)
Thiết kế sản phẩm:
+ Thiết kế: bắt mắt, trẻ trung, sang trọng và đa dạng màu sắc. Có sự khác biệt về thiết
kế giữa các dòng sản phẩm nhằm tạo điểm nhấn riêng vô cùng độc đáo và sáng tạo.
+ Cấu hình: với cấu hình cao, điện thoại của OPPO có tốc độ xử lý nhanh cùng độ nhạy
và phân giải màn hình cảm ứng cao, đặc biệt là hệ thống camera và hỗ trợ hình ảnh với
chất lượng vượt trội.
+ Hệ điều hành: Android khá quen thuộc với người tiêu dùng, dễ dàng sử dụng. Điểm
khác biệt của OPPO là hệ điều hành Color ROM và Cyanogenmod (OPPO tự thiết kế)
thân thiện và phù hợp với sở thích mỗi cá nhân.

16



Thiết kế bao bì: Vỏ hộp sản phẩm điện thoại của OPPO được thiết kế độc đáo, sang trọng và
đa dạng với các dòng sản phẩm, tạo được điểm nhấn và gây hứng thú cho người tiêu dùng.
Nhưng chỉ được áp dụng đối với đa số các sản phẩm dòng cao cấp.

F1 PLUS

Nguồn:internet
Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm, tư vấn khách hàng:
OPPO khẳng định khách hàng là cốt lõi kinh doanh của OPPO và làm họ thỏa mãn là tiền đề
cho sự tồn tại của công ty. "Sản phẩm OPPO được đồng phát triển với khách hàng, phản hồi
của khách hàng đóng vai trò lớn trong cả phát triển phần cứng và phần mềm".
Công ty nào cũng khẳng định họ thường xuyên cập nhật hay hợp tác chặt chẽ với cộng đồng
người dùng. Tuy nhiên, không phải hãng nào cũng làm được. Với OPPO, họ cho thấy bộ mặt
khác. Chỉ cần đọc qua nhiều chủ đề trên diễn đàn, có thể thấy OPPO chủ động phản hồi và
17


tương tác với khách hàng ở mức độ mà các "ông lớn" Android không làm được. Ngoài ra, còn
có cộng đồng người dùng khá trung thành với diễn đàn.
Không chỉ sử dụng diễn đàn như công cụ PR, OPPO còn để ý trả lời người dùng và sẵn sang
thay đổi chiến lược dựa trên những gì họ thu thập được từ cộng đồng.
5.2. Giá
Khi mới thâm nhập vào thị trường điện thoại di động Việt Nam năm 2012, OPPO đưa ra chiến
lược giá với mức giá tầm trung với một chiếc điện thoại cấu hình cao và thiết kế bắt mắt, sang
trọng. Mức giá lúc này được đánh giá là phù hợp. Sau đó OPPO tung ra thêm nhiều dòng sản
phẩm với mẫu mã ngày càng tinh xảo và được yêu tích cùng với cấu hình chất lượng hơn
thuộc các phân khúc cao cấp, trung cấp và cả phân khúc giá rẻ với mức giá đa dạng phù hợp
với mức sống của người tiêu dùng Việt Nam. Qua đó cho thấy OPPO đã thay đổi chiến lược
giá, phân hoá khá cao giữa các nhóm khách hàng mục tiêu.

Bảng giá một số sản phẩm tiêu biểu hiện nay:
Sản phẩm
Neo 7
A37
A71
A57
F1s
F3
F3 Plus

Giá (Việt Nam đồng)
2.990.000
3.290.000
4.690.000
5.490.000
6.490.000
6.990.000
10.690.000
18


5.3. Phân phối
Khởi đầu là kênh phân phối gián tiếp cấp 1 với Viettel Distribution độc quyền. OPPO chính
thức bắt đầu vào thị trường Việt Nam vào tháng 4/2013. Ngày 1/10/2013, Trung tâm phân
phối Viettel đã ký kết hợp tác chiến lược với OPPO Việt Nam, trở thành đối tác phân phối
điện thoại di động của OPPO. Dù là sản phảm xuất sứ Trung Quốc, nhưng thông qua Viettel
Distribution, mỗi tháng OPPO có tốc độ tăng trưởng sản phẩm tiêu thụ đạt 100%. Sau đó
ngoài việc bán sản phẩm smartphone của OPPO trên các kênh phân phối của mình thì Viettel
cũng phân phối sản phẩm này qua các chuỗi bán lẻ như Thegioididong, Viễn thông A, FPT
Shop...

Ngoài ra, OPPO Việt Nam đã đầu tư vào hệ thống cửa hàng OPPO Brand Shop hiện nay đã có
mặt ở hầu hết các tỉnh thành (đa số là các vùng đô thị, cảng biển). Mới đây nhất là sự kiện
khai trương OPPO Brand Shop ở Cresent Mail Quận 7 TPHCM đồng thời ra mắt sản phẩm
mới OPPO R11 phiên bản Barcelona được đánh giá là rất thành công, gây ấn tượng mạnh với
toàn
.Bên cạnh đó, OPPO Việt Nam đồng thời phân phối cho các đại lý, cửa hàng nhỏ lẻ trên khắp

cả nước.
Một điểm đáng lưu ý hiện nay đó là FPT Trading, nhà phân phối độc quyền thứ hai tại Việt
Nam, cạnh tranh với OPPO Việt Nam. Đã có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vụ việc này.
19


Nhưng FPT Trading vẫn tiếp tục phân phối sản phẩm của OPPO cho các cửa hàng nhỏ ở các
thành phố lớn với giá cạnh tranh.

5.4 Truyền thông
Quảng cáo
Hình thức quảng cáo đa dạng: clip, tài trợ, tổ chức chương trình…
Phương tiện: Youtube, Tivi, Mạng xã hộ, Poster, Banner
Nội dung đặc sắc, thu hút cùng nhiều ca sĩ, diễn viên nổi tiếng cùng các chương trình ý nghĩa
được rất nhiều người quan tâm.
VD:
+ F1s: chuyên gia selfie với độ phân giải camera cao, cùng ca sĩ nổi tiếng Sơn Tùng
MTP.
+ Neo3: cấu hình cao, bộ xử lý chất lượng cùng Sơn Tùng MTP và dàn diễn viên trong
phim “Chàng trai năm ấy” thu hút rất nhiều lượt xem.
+ Nhà tài trợ chính cho The Remix – Hoà âm ánh sáng và The Face – Gương mặt
thương hiệu được nhiều người trong giới nghệ sĩ và đông đảo giới trẻ quan tâm


20


+ Nhiều clip hay, ý nghĩa về tình cảm con người, đặc biệt là tình cảm cha mẹ. Ngoài ra,
OPPO còn tổ chức show truyền hình thực tế “Bố ơi! Mình đi đâu thế?” với các ông bố là
những người nổi tiếng trong showbiz hiện nay.

Nguồn: youtube
Quan hệ công chúng
Hiện nay, OPPO được đánh giá là khá thành công trong việc để lại ấn tượng đối với người
tiêu dùng. OPPO chi rất nhiều cho các clip quảng cáo, chương trình ca nhạc, phim, show
truyên hình… Các chương trình, clip của OPPO thu hút rất nhiều lượt xem và mang lại hiệu
quả hoạt động cao. Đặc biệt là Fanpage và các trang hỡ trợ khách hàng. Đây là điểm khác biệt
giữa
OPPO với các hãng khác. Họ chủ động khuyến khích khách hàng đưa ra ý kiến, đánh giá và
cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm.
21


Fanpagekarma.com
Bán hàng
OPPO đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng của mình rất bài bản, chuyên nghiệp và sắp xếp
trải đều các cửa hàng OPPO Brand Shop cùng các trung tâm phân phối như Viễn Thông A,
MediaMart, Thegioididong… để hỗ trợ cá trung tâm phân phối giải đáp thắc mắc, tư vấn
khách hàng. Điều này góp phần tạo dấu ấn tốt đẹp trong lòng khách hàng, thể hiện sự chuyên
nghiệp, chu đáo.
Các chương trình khuyến mãi được OPPO đầu tư khá nhiều. Các chương trình khuyến mãi
dành cho học sinh sinh viên, mừng lễ… diễn ra quanh năm.
22



5.5 Đánh giá hoạt động Marketing hiện tại
Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát về hoạt động Marketing trong vòng 2 tuần . Sau vài
năm thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Oppo đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Dưới
đây là kết quả khảo sát về hoạt động marketing và sản phẩm điện thoại của OPPO
Khảo sát được thực hiện trên 133 mẫu hợp lệ, trong đó có 87,2% nữ và 12,8% nam. Đa số
người trả lời khảo sát là sinh viên và nhân viên văn phòng độ tuổi từ 18 đến 22.
Đa số người trả lời khảo sát là sinh viên và nhân viên văn phòng độ tuổi từ 18 đến 22.

xài

Trong
133
người được hỏi, có
điện thoại Oppo, 40,9%
bao giờ.

44,7% người là đang xài
không xài và 14,4% là chưa

23


Hình 2Bạn có gặp lỗi khi xài điện thoại Oppo?

Hình 1Bạn sử dụng điện thoại Oppo được bao lâu rồi?

Trong số những người được khảo sát, kể cả đã sử dụng và chưa sử dụng sản phẩm điện thoại
Oppo, đa số đều thấy điểm khác biệt của Oppo với các hãng khác đó là camera selfie và thiết
kế đẹp mắt. Đây là một trong nhũng thành công của Oppo khi họ nhắm đến những dòng sản

phẩm với camera độ phân giải cao, thiết kế bắt mắt và cấu hình tương đối.
Nhưng cũng nhiều ý kiến của cộng đồng fan cho rằng hầu hết các sản phẩm của Oppo đều
được thiết kế với chất liệu chính là nhựa dẫn đến việc sản phẩm không được sang trọng, thiếu
đẳng cấp và kém bền. Thị trường mục tiêu của Oppo nhắm đến là thị trường tầm trung, nên
việc sử dụng chất liệu chất lượng hơn sẽ dẫn đến việc giá tăng tương đối nhiều. Do đó, năm
nay Oppo đã tung ra sản phẩm F3s với chất liệu kim loại nhẹ và kính cường lực nhằm gia
tăng sự sang trọng, độ bền và sắp tới là sản phẩm R11 nhằm phục vụ khách hàng cao cấp.
Nhưng qua đó, dần có nhiều khách hàng cảm thấy giá của sản phẩm Oppo trở nên ít tương
xứng với chất lượng sản phẩm do sự phân hoá khá cao giữa các nhóm khách hàng mục tiêu.
24


50,8% trung lập về ý kiến giá điện thoại Oppo tương xứng với chất lượng, 33,8% cảm thấy
phù hợp. Trong khi năm 2016, trên 50% những người sử dụng sản phẩm đánh giá là giá của
điện
thoại Oppo phù hợp với chất lượng
sản
phẩm.

Đối
thoại
sản

với những người không sử dụng điện
Oppo, đa số câu trả lời đều cho rằng giá điện
thoại Oppo là bình thường hoặc phù hợp với
phẩm.

Một phần nguyên nhân của đánh giá trên là do bao bì sản phẩm. Đa số các dòng sản phẩm cao
cấp đều có vỏ hộp sang trọng , độc đáo trong khi nhiều dòng sản phẩm còn lại có vỏ hộp vô

cùng đơn giản. Điều này đã dẫn đến việc nhiều khách hàng cảm thấy có sự phân biệt. Họ sẽ
cảm thấy thoải mái hơn và dễ nhận biết sản phẩm Oppo hơn nếu có sự đồng nhất về sự sang
trọng và độc đáo từ vỏ hộp bên ngoài.
Về dịch vụ khách hàng, đa số ý kiến hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng của oppo
(43,3%) tương đương với số người trung lập (40%). Và dịch vụ bảo hành được đánh giá khá
cao khi có tới 10% rất hài lòng, 36,7% hài lòng, số người trung lập 41,7% nhưng vẫn còn
11,7% người không hài lòng. Có thể thấy tỷ lệ khách hàng không hài lòng về dịch vụ của
Oppo khá đáng kể. Phần lớn các cửa hàng, showroom, trung tâm bảo hành chỉ tập trung ở các
thành phố lớn, đô thị phát triển. Và Oppo tập trung đầu tư khá nhiều vào chuỗi cửa hàng hơn
25


×