Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI SINH VIÊN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.02 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

MÔN HỌC: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
TIỂU LUẬN

MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI SINH VIÊN
SƯ PHẠM KỸ THUẬT

GVHD: Cô Nguyễn Thị Như Thúy
SVTH:
1. Nguyễn Thế Luật
2. Nguyễn Đình Chính
3. Nguyễn Chí Quốc
4. Trần Hoàng Hưng
5. Nguyễn Nhân Trung
TP. HỒ CHÍ MINH 12/2017

MSSV:


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----------

MÔN HỌC: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
TIỂU LUẬN

MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI SINH VIÊN
SƯ PHẠM KỸ THUẬT



GVHD: Cô Nguyễn Thị Như Thúy
SVTH:
1. Nguyễn Thế Luật
2. Nguyễn Đình Chính
3. Nguyễn Chí Quốc
4. Trần Hoàng Hưng
5. Nguyễn Nhân Trung
TP. HỒ CHÍ MINH 12/2017

MSSV:


ĐIỂM SỐ
TIÊU CHÍ

NỘI DUNG

BỐ CỤC

TRÌNH BÀY

TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................

Ký tên

Cô. Nguyễn Thị Như Thúy


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
THỨ TỰ
1
2

NHIỆM VỤ

THỰC HIỆN

Phụ trách Thực trạng
sử dụng facebook
Phụ trách Tác động của
facebook


KẾT QUẢ

Hoàn thành tốt
Hoàn thành tốt

3

Phụ trách Giải pháp

Hoàn thành tốt

4

Phụ trách Cơ sở lí luận

Hoàn thành tốt

5

Phụ trách Phương pháp
nghiên cứu

LỜI NÓI ĐẦU

Hoàn thành tốt

KÝ TÊN


Mạng xã hội ra đời trên Internet có thể nói là một bước tiến mới của ngành công

nghệ thông tin, hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới nói
chung và sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật nói riêng. Với mong muốn
được tìm hiểu và nghiên cứu tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật và được sự hướng dẫn tận tình của Cô Nguyễn
Thị Như Thúy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài tình hình sử dụng Facebook của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật để nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu của đề tài tìm hiểu tình hình sử dụng Facebook của các bạn
sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ Thuật, qua đó giúp các bạn sinh viên hiểu được
những tiện ích mà Facebook mang lại và đề xuất những giải pháp giúp các bạn sinh
viên sử dụng Facebook một cách có hiệu quả và tích cực hơn, tiểu luận được chia
làm 4 chương và phần mở đầu nói về đề tài nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Kết luận
Dù đã rất cố gắng song tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong cô
đóng góp ý kiến để tiểu luận này được hoàn thiện hơn.

MỞ ĐẦU


1. Đề tài
Tên đề tài: Tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Kỹ Thuật.
Lí do chọn đề tài: Sử phát triển của internet mang lại những thay đổi lớn cho cuộc
sống của con người. Trong hàng loạt tính năng và tiện ích của internet thì mạng xã hội mà
cụ thể là Facebook đã trở thành một ứng dụng có sức lan tỏa đến mức “đáng sợ” trong
thời gian gần đây. Hiện nay, trên thế giới có hơn 1.4 tỉ người dùng Facebook và tiếp tục
gia tăng. Facebook đang trở thành một công cụ không thể thiếu với không ít người dùng
trong cuộc sống. Nhiều nội dung được cập nhật một cách liên tục và nhanh chóng trên

mạng xã hội. Đến nay, Facebook có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của đời sống,
phần lớn là đời sống của các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Không thể phủ nhận những lợi
ích của facebook mang lại cho người dùng, ở đó mọi người được bày tỏ tình cảm, cảm
xúc của mình. Facebook mang lại cho con người được quan tâm, chia sẻ và lắng nghe,
góp phần thúc đẩy và gắn kết mọi người gần nhau hơn. Đối với giới trẻ, Facebook là một
phần cuộc sống của nhiều bạn sinh viên. Việc truy cập facebook hằng ngày để tích lũy
kiến thức, kinh nghiệm và trao đổi các vấn đề xã hội, giúp các bạn tiết kiệm thời gian,
nhanh chóng và tiện lợi, các nhóm về học tập, hoạt động xã hội được các bạn sinh viên
lập ra trên facebook nhằm trao đổi, giao lưu, gắn kết, chia sẻ, giúp đỡ về học tập, các kỹ
năng sống, kỹ năng giao tiếp, hoặc các khó khăn, thắc mắc, trở ngại trong cuộc sống … từ
đó hình thành, thúc đẩy sử năng động, sáng tạo của các bạn trẻ trong việc hòa nhập xã hội
hiện nay.
Tuy nhiên việc lạm dụng facebook quá mức sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt, làm
ảnh hưởng đến kết quả học tập khi dành quá nhiều thời gian cho facebook. Ảnh hưởng
đến cuộc sống thực khi các bạn quá quen với thế giới ảo và kéo theo rất nhiều hệ lũy xấu
cho tương lai sau này. Thế nên cần định hướng cho các bạn sinh viên nhận thức đúng đắn,
khi sử dụng và sử dụng một cách có hiệu quả, biến nó trở thành phương tiện hữu ích.
Chính vì vậy đề tài “Tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại
học Sư phạm Kỹ Thuật” nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng Facebook của các bạn sinh viên


trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật nói riêng và các bạn sinh viên nói chung. Đồng thời,
giúp cho các bạn sinh viên thấy được lợi ích cũng như tác hại của việc sử dụng Facebook
để từ đó biết, hiểu và nhận thức được những lợi ích và tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội,
qua đó đề xuất những biện pháp giúp cho chúng ta sử dụng nó một cách hiểu quả như
mong muốn.

2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình sử dụng Facebook của các bạn sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ
Thuật.


Giúp cho các bạn sinh viên hiểu được những tiện ích mà Facebook mang lại, từ đó phát
huy được những lợi ích đó trong học tập, làm việc và trong hoạt động xã hội.
Biết được tác hại khi sử dụng Facebook không hợp lí, từ đó giúp các bạn nhận thức
được mặt trái khi lạm dụng quá mức.
Đề xuất các giải pháp nhằm giúp các bạn sinh viên sử dụng Facebook một cách có
hiệu quả và tích cực hơn.

3. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên và một số ý kiến đề xuất.
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật.
Địa điểm nghiên cứu: Trường đại học Sư phạm Kỹ Thuật.
Câu hỏi nghiên cứu: (Phiếu điều tra)


NỘI DUNG TRÌNH BÀY
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm
Facebook là một trang website truy cập miễn phí do công ty facebook, Inc điều hành,
là loại hình sở hữu tư nhân. Các thành viên trên facebook được phép hoạt động trên
nguyên tắc nhất định của hệ thống, mọi người đều có thể tham gia facebook cũng như là
thành viên của các nhóm hoạt động như: nơi làm việc, trường học, gia đình…. Nhằm giao
lưu, học hỏi, chia sẻ trạng thái tâm lý của mình, đồng thời giải trí và giảm căng thẳng, mệt
nhọc sau một ngày lao động dài.
Tên “Facebook” xuất xứ từ tên của một trang thông tin và hình ảnh của ký túc xá của
trường đại học ở mỹ, trên trang đó là những tấm ảnh của sinh viên khóa đầu vào trường đi
kèm là tên tuổi của họ, mỗi ký túc xá có một facebook riêng. Facebook như một cuốn sổ
chứa bao gồm các hình ảnh kèm theo thông tin cơ bản của sinh viên.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Facebook được sáng lập bởi Mark- Zuckerberg sinh viên của một trường đại học ở
Mỹ, đây là một dự án tại trường nhưng đã trở thành một tổ chức quyền lực về công nghệ
với tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cuộc sống hiện đại.
Quá trình phát triển: Mạng xã hội này ban đầu chỉ dành cho sinh viên trường đại học
Harvard. Chỉ sau một tháng 50% sinh viên Harvard sử dụng dịch vụ, những thành công
nhất định với sinh viên đại học Harvard, Zurkerberg cùng với những người bạn của mình
đẩy mạnh việc quảng bá trang web các trường Đại học ở Mỹ và Canada chính những hành
động đó đã mang lại sử phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của trang mạng xã hội này.
Hiện tại với hơn 1,4 tỉ người dùng trên thế giới và tiếp tục gia tăng, Facebook đang
bùng nổ và vươn lên mạnh mẽ, trở thành một công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, nhất


là lĩnh vực giải trí – truyền thông và có tầm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của mọi
người.
Facebook là một trang mạng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới, ngoài những tính năng
vượt trội so với các trang mạng xã hội khác thì Facebook cho phép người dùng liên kết tài
khoản với các trang mạng xã hội khác như với Yahoo, Google, MySpace.

1.3 Sự du nhập của Facebook vào Việt Nam
Việt nam là nước có sử phát triển internet nóng nhất thế giới với trên 30,8 triệu lượt
dùng/tháng (theo báo tuổi trẻ, số liệu được thống kê năm 2012). Số liệu gần đây cho thấy
ngay vào thời điểm lượng truy cập giảm thì có một trang mạng vẫn phát triển mạnh mẽ ở
khía cạnh: lượng truy cập, số người dùng: đó là Facebook. Tính đến tháng 7/2012
Facebook cũng công bố số liệu cho thấy Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng người
dùng nhanh nhất trong khu vực châu Á. Trong khi các quốc gia khác đạt tỷ lệ chỉ tầm
dưới 10% thì riêng tại Việt Nam, số thành viên Facebook tăng tới 55,6% trong khoảng từ
tháng 4 đến tháng 6 (số liệu thống kê của công ty WeAreSocial)
Facebook đang trở thành phương tiện quan trọng và thiết yếu đối với mọi người từ
trường học, công sở hay buôn bán kinh doanh đều tham gia. Đặc biệt trong số đó là các
bạn trẻ học sinh- sinh viên. Họ dùng facebook là nơi trao đổi thông tin giao lưu kết bạn và

chia sẻ quan điểm tình cảm, cảm xúc của mình, hay là nơi giải trí và quảng cáo kinh
doanh buôn bán quần áo, giới thiệu các dịch vụ khác.
Facebook được cho là tình cờ chiếm được ưu thế ở Việt Nam kể từ sau khi Blog 360
độ của Yahoo ngừng hoạt động vào tháng 7-2009. Nhiều thành viên Blog 360 độ, đặc biệt
là giới sinh viên, học sinh, công nhân viên chức trẻ đi tìm một không gian cộng đồng mới
trên mạng và sau khi lang thang qua nhiều trang web, dần dần họ đã tụ về bến đỗ
Facebook, hoặc ít nhất cũng có tài khoản đăng kí trên Facebook.
Nhiều bạn trẻ bắt đầu nghiện facebook, khi dành quá nhiều thời gian cho nó, chính
những điều đó đã để lại những hệ lụy không tốt cho sau này khi các bạn quá phụ thuộc
vào nó và bị nó chi phối mọi hoạt động cũng như tình cảm, cảm xúc của mình. Vì vậy với
đề tài này, với mong muốn đóng góp một phần giải pháp nhằm sử dụng Facebook một


cách có hiệu quả cho cuộc sống của mình nhất là các bạn sinh viên.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp xử lí tài liệu
Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, xây dựng
cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề. Sử dụng phần mềm thống kê SPSS và phần
mềm Microsoft Excel để phân tích số liệu.

2.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Tôi đã khảo sát ngẫu nhiên 200 sinh viên của trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật và
thu được 185 phiếu điều tra đầy đủ thông tin cần thiết, trong đó:

Khoa

Điện-

Cơ khí Cơ khí


Điện tử

chế tạo động
máy

Số
lượng
Phần
trăm

lực

Công nghệ Ngoại
thông tin

ngữ

Công nghệ

Chất

Kinh tế may và thời
lượng
trang

cao

32


16

9

13

7

6

13

4

16

8

4.5

6.5

3.5

3

6.5

2


Số lượng

Phần trăm

Số sv Nam

159

79.5

Số sv Nữ

41

20.5


2.3 Phương pháp tham khảo tài liệu
Để tìm hiểu và xây dựng đề tài này thì tôi đã tham khảo các tài liệu của các tác giả đã
nghiên cứu:
Theo Lê Thị Dung và Mai Thanh Thảo “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến thanh thiếu
niên trong thời đại đa truyền thông” 2012 trang của trung tâm
tâm lý học ứng dụng sông phố. Bài viết nói về sức hút của mạng xã hôi đối với giới trẻ
hiện nay, trong đó đưa ra những thống kê về số lượng người sử dụng mạng xã hội nhất là
các thanh thiếu niên học sinh, sinh viên. Đồng thời đưa ra những mặt tích cực và tiêu cực
của mạng xã hội tác động tới giới trẻ. Bài viết cho thấy học sinh – sinh viên coi mạng xã
hội là môi trường giải trí quan trọng và việc sử dụng như thế nào cho hiểu quả là mục
đích cuối cùng mà bài viết muốn hướng tới.
“Người Việt Nam hiện tại đang nghiện Facebook. Và nó là phương tiện giải trí lớn
nhất cho họ đồng thời cũng là một trong những kênh marketing trực tuyến hiệu quả nhất

cho doanh nghiệp” theo ông Kengo Kurokawa nói, CEO của Asia Plus Inc.
Trên trang a- plus.net/pr/Facebook_PR_1119_VN.pdf.


Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3.1 Thực trạng sử dụng Facebook của sinh viên hiện nay
Qua khảo sát, thì tất cả các bạn sinh viên có biết và sử dụng Facebook. Vì vậy có thể
thấy rằng Facebook đang tác động mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến các
bạn sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật nói riêng và các sinh viên nói chung.
Nghiên cứu đã khảo sát ngẫu nhiên 200 phiếu điều tra đối với sinh viên Trường đại học
Sư phạm Kỹ Thuật thuộc các khoa khác nhau. Qua đó, thu được các kết quả như sau:
+ 100% các bạn đều sử dụng Facebook.
+ 16.22% cho rằng không sử dụng Facebook được xem là lỗi thời
+ Còn lại 83.78% cho rằng không dùng Facebook bình thường khi không dùng
Facebook.
Một cuộc khảo sát được tiến hành gần đây về “Tình hình sử dụng Facebook tại Việt
Nam” để tìm ra những nhu cầu mới nhất của người tiêu dùng Việt Nam từ Facebook có
đưa ra kết luận: “Người Việt Nam hiện tại đang nghiện Facebook. Và nó là phương tiện
giải trí lớn nhất cho họ đồng thời cũng là một trong những kinh marketing trực tuyến hiệu
quả nhất cho doanh nghiệp” ông Kengo Kurokawa nói, CEO của Asia Plus Inc.
Qua thống kê khảo sát các sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật thu được kết
quả sau:
3.1.1 Trả lời câu hỏi khảo sát: Bạn nghĩ mình nghiện Facebook không? Thì
thu được kết quả như sau:
+ 19% cho rằng mình nghiện facebook
+ 81% cho rằng mình không nghiện facebook
- Thời gian sử dụng facebook đối với sinh viên nghiện facebook:


+ Dưới 1 giờ: 6%

+ Từ 1 đến 2 giờ: 29%
+ Từ 2 đến 3 giờ: 12%
+ Từ 3 đến 4 giờ: 3%
+ Từ 4 đến 5 giờ: 9%
+ Từ 5 đến 6 giờ: 17%
+ Từ 5 đến 6 giờ: 14%
Kết quả trên phần nào cho thấy những người tự cho mình nghiện Facebook là những sinh
viên dành khá nhiều thời gian cho Facebook.
3.1.2 Trả lời câu hỏi khảo sát: Bạn cảm thấy thế nào khi không sử dụng
Facebook một ngày? Thu được kết quả:
+ 70.81% sinh viên cho là bình thường.
+ 26.49% sinh viên cho là hơi khó chịu.
+ 2.7% sinh viên cho là khó chịu khi không dùng Facebook.
Trong số 2.7% sinh viên cho là khó chịu khi không sử dụng Facebook thì có đến 60%
sinh viên sử dụng Facebook trên 6 giờ một ngày và 40% sử dụng Facebook từ 5 đến 6 giờ
một ngày. Và những sinh viên cho là bình thường khi không sử dụng Facebook trong một
ngày thì những sinh viên này đa số dùng dưới 1 giờ trong một ngày.
3.1.3 Trả lời câu hỏi khảo sát: theo bạn sử dụng Facebook có quan trọng
không? Thu được kết quả như sau:
+ Rất quan trọng: 9%
+ Quan trọng: 66%
+ Không quan trọng:25%
Kết quả cho câu hỏi trên cho thấy hơn 60% sinh viên cho rằng sử dụng Facebook quan
trọng trong đời sống hằng ngày. Từ các kết quả trên cho thấy phần nào nhận định của
Kengo Kurokawa-CEO của Asia Plus Inc phần nào đúng.
3.1.4 Về thời gian, việc sử dụng Facebook trong thời gian một ngày kết quả
thu được như sau:


Thời gian TB sử dụng


Số sinh viên

Tỉ lệ phần trăm

Facebook trong một ngày
Dưới 1 giờ

31

15.5%

Từ 1 – 2 giờ

58

29%

Từ 2 – 3 giờ

44

22%

Từ 3 – 4 giờ

30

15%


Từ 5 – 6 giờ

14

7%

Trên 6 giờ

23

11.5%

Với khoảng thời gian như vậy cho thấy các bạn sinh viên ngày càng lạm dụng và dành
quá nhiều thời gian cho Facebook, chính sử phí phạm đó đã lấy đi rất nhiều thứ của các
bạn khi cuộc sống xã hội hiện đại luôn đòi hỏi rất nhiều. Nếu ta dành lượng thời gian đó
vào công việc khác như tham gia các hoạt động xã hội, hay học bài hoặc làm thêm sẽ có
ích nhiều hơn, thay vì vùi mình vào Facebook.

3.2 Tác động của Facebook đối với sinh viên
3.2.1
Nói đến tác động của Facebook đối với sinh viên, trước tiên tôi đi điều tra xem ở độ
tuổi nào thì dùng Facebook và kết quả thu được là hơn 81.62% các bạn sinh viên cho là
mọi người đều sử dụng Facebook, 90.81% cho rằng sinh viên đại học, cao đẳng sử dụng
Facebook. Điều này chứng tỏ Facebook hiện đang thu hút được sử quan tâm của rất nhiều
người nói chung và sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật nói riêng. Thế giới ảo
góp phần đưa con người xích lại gần nhau hơn. Facebook là một trang mạng có tính kết
nối cao, du nhập vào việt nam chưa lâu, nhưng nó đã đánh bật nhiều trang mạng xã hội


khác để chiếm vị trí dẫn đầu. Ngày nay, mọi người đều dùng Facebook như một lẽ tự

nhiên, từ khắp mọi nơi đều sử dụng Facebook như một phương tiện, là công cụ đắc lực, là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Khi Facebook du nhập vào Việt Nam mới đầu nhiều bạn biết đến chỉ do bạn bè mời
tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen. Mỗi lần vào mạng mà không vào
Facebook tán gẫu lại cảm thấy bứt rứt không yên. Thậm chí nghiện Facebook là hội
chứng mà các bạn trẻ mắc phải rất nhiều, điều đó đã nói lên tình trạng sử dụng và lạm
dụng Facebook một cách đáng báo động hiện nay. Việc dành nhiều thời gian lượn lờ trên
Facebook của nhiều bạn trẻ thật lãng phí, thậm chí không có việc gì cũng vào Facebook,
đôi khi chỉ là đăng lên những điều không đâu. Điều này thể hiện trong khảo sát của tôi khi
các bạn sinh viên trả lời câu hỏi: Bạn có quan tâm khi người khác xem bài viết của mình
trên facebook. Thì kết quả thu được gần 80% các bạn cho là quan tâm.
Facebook là mạng xã hội không mang tính tiêu cực nhưng khi tham gia rồi lại nghiện
một cách khó hiểu, đôi khi nghiện một cách tiêu cực. Từ kết quả đó ta cũng phần nào thấy
rằng không ít sinh viên khi vào mạng học bài rồi sa vào chat, Facebook, rồi vô số các trò
chơi trực tuyến hấp dẫn khác. Facebook cũng trở thành một niềm đam mê “tìm hiểu xã
hội” của các bạn trẻ, nhưng khi lạm dụng thái quá sử đam mê ấy lại trở thanh tiêu cực,
ảnh hưởng không ít đến thời gian học tập của sinh viên. Nhiều sinh viên mê Facebook tới
mức ngồi lì trước máy tính hàng tiếng đồng hồ bỏ bê công việc, bài tập, và có khi say sưa
nói chuyện bạn bè cho tới khuya.
Vậy tại sao Facebook lại lôi cuốn và thu hút giới trẻ đến vậy, thì theo điều tra của tôi
cho thấy hầu hết các bạn sinh viên đều cho rằng đây là trang mạng rất có nhiều tiện ích.
Facebook sẽ giúp bạn thỏa mãn nhu cầu và sở thích của mình trong giải trí như xem phim,
nghe nhạc, chơi game hay cập nhật thông tin bạn bè. Theo đánh giá qua khảo sát thì hầu
hết sinh viên trường đại học Sư phạm Kỹ Thuật xem Facebook như một người bạn, thông
qua nó các bạn có thể dễ dàng chia sẽ những suy nghĩ của mình cho bạn bè biết, và chia
sẻ kinh nghiệm mà họ từng trải qua về cuộc sống, Facebook cũng là nơi của thế giới
game, nơi mà mỗi khi đi học về đã làm xua tan đi những muộn phiền trên lớp học, trao
đổi thông tin, trên đó chúng ta có thể tìm kiếm bạn bè, liên lạc và kết nối với những



người bạn lâu không gặp mặt hay những hoạt động học tập. Ta có thể thấy nhiều bạn sinh
viên trường đã thành lập các đội, nhóm tích cực như: chia sẻ kinh nghiệm học tập- tài liệu
môn học hay ngân hàng đề thi, …
Kết quả nghiên cứu qua khảo sát cũng cho thấy, nếu sử dụng Facebook một cách hợp
lý, có sử cân đối về thời gian giải trí trên Facebook với các hoạt động học tập, vui chơi
giải trí thì mạng lại kết quả học tập tốt. Điều này thể hiện qua nghiên cứu ở chỗ: Theo
thống kê thì sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật có thời gian sử dụng Facebook
trung bình mỗi ngày khoảng từ 2.1 giờ đến 2.6 giờ. Với khoảng thời gian trung bình sử
dụng Facebook này thì có 38 sinh viên sử dụng Facebook. Khi ước lượng điểm trung bình
tích lũy của các sinh viên này là: Từ 2.83 đển 2.99. Điều này cho thấy sử ảnh hưởng của
việc sử dụng Facebook với thời gian vừa phải sẽ có điểm tích lũy sẽ tốt hơn.
Một vấn đề cũng được thể hiện qua nghiên cứu là việc sử dụng Facebook không chỉ là
tán ngẫu, chơi game, học tập, … mà nhiều bạn sinh viên sử dụng Facebook để kinh doanh
thu lại thu nhập cho bản thân, một số việc kinh doanh mà các bạn đưa ra như: Mở lớp gia
sư trên Facebook để tìm các mối dạy, đây là phương thức khá hiệu quả mà nhiều bạn đang
sử dụng; hay các bạn buôn bán một số sản phẩm, một số vật dụng đã qua sử dụng cần bán
lại, …
Xét về mặt tích cực thì những lợi ích mà Facebook mang lại là vô cùng lớn, tuy nhiên
việc sử dụng không đúng lúc, đúng cách và đúng mục đích thì sẽ tác động tiêu cực đến
học tập cũng như tinh thần, sức khỏe và đặc biệt là nhận thức của các bạn sinh viên.
Qua những nghiên cứu trên cho thấy rằng, khi sử dụng Facebook không đúng cách sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các bạn sinh viên, bởi dành nhiều thời gian cho
nó, sẽ dẫn đến việc bỏ bê bài tập, không đến lớp học hay thức khuya tán gẫu bạn bè tao
thành thói quen lười biếng. Thế giới ảo khiến cuộc sống của các bạn sinh viên trở nên mệt
mỏi bởi khi sử dụng Facebook, nó sẽ ảnh hưởng và tác động đến sử thay đổi cảm xúc của
mình, Facebook ảnh hưởng đến cuộc sống thực, khi quá quen với việc trao đổi thông tin
qua tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nhấn nút like trên Facebook, các bạn càng phụ thuộc
mạng xã hội, chính những điều này khiến việc dành thời gian cho việc gặp gỡ, tám
chuyện ngoài đời sống thực trở nên ít ỏi hơn. Chúng thực sử không tốt bởi khi gặp gỡ sẽ



giúp cho sinh viên sử trải nghiệm cảm xúc chân thật và thú vị, thay vì luôn ẩn mình qua
các hình ảnh biểu tượng, việc lạm dụng mạng xã hội sẽ làm cho các bạn trẻ ngại giao tiếp
và lâu dần dẫn đến sử thiếu văn minh trong văn hóa ứng xử, khi đã quá quen với ngôn
ngữ mạng.

Theo khảo sát số lượng bạn bè trên Facebook của các bạn rất nhiều
+ Dưới 100: 9%
+ Từ 100 đến 250: 32%
+ Từ 250 đến 1000: 45%
+ Trên 1000: 14%
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các bạn kết bạn trên Facebook với những bạn mà
nhiều khi không biết gì về người mình kết bạn. Điều này chứng tỏ số lượng bạn bè ảo trên
Facebook khá là nhiều, chính tính chất ảo này mà nhiều sử việc đáng tiếc xảy ra cho bản
thân về vật chất cũng như tinh thần.
3.2.2 Một số mặt tiêu cực của việc sử dụng Facebook quá nhiều đối với sinh
viên có thể nhận thấy như sau:
+ Phần lớn các bạn sinh viên cho rằng khi sử dụng Facebook quá nhiều sẽ gia tăng tính
ích kỹ của bản thân.
+ Giảm tương tác xã hội giữa các sinh viên với nhau
+ Có biểu hiện rối loạn tâm lý bao gồm gai tăng hành vi thù ghét xã hội, gây gỗ bạn bè.
+ Không tập trung học tập.
+ Suy nhược tinh thần, giảm súc sức khỏe.
+ Dễ bị lừa đảo bởi các hình thức tinh vi
+ Ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy lệch lạc.
+ Sống ảo nhiều hơn, xa rời thực tế, lãng phí nhiều thời gian nếu không sử dụng hợp lý,
gây ra bệnh ảo tưởng… .

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng của Facebook



Qua thống kê 200 sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật tôi tổng kết được một số
giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook như sau:
Cần giáo dục cho sinh viên, học sinh về tính 2 mặt của việc sử dụng Facebook. Đồng
thời tuyên truyền nâng cao hiểu biết và cách tránh các tệ nạn trên Facebook.
Cần phải có định lượng về thời gian sử dụng Facebook, đừng để Facebook chi phối thời
gian của bản thân dẫn đến sa sút, bỏ quên bạn bè thực.
Khi đăng một vấn đề hay bình luận thì cần chú ý đến ngôn từ sử dụng, bởi chỉ cần một
sơ suất nhỏ sẽ lan truyền rất nhanh ra cộng động và trở thành chủ đề bàn tán của rất nhiều
người. Gây ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập của bản thân.
Cần tận dụng những mặt tích cực của Facebook, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả,
lành mạnh, vui vẻ mang tính chất tôn trọng những người bạn trên Facebook, tham gia các
hoạt động từ thiện có ý nghĩa, có như vậy mới sử dụng Facebook một cách có hiểu quả và
để Facebook trở thành một người bạn hữu ích nhất.
Khai thác tính chất kết nối bạn bè và chia sẽ thông tin của Facebook để học tập có
hiệu quả thông qua việc: Lập các diễn đàn học tập, các nhóm học tập, đăng những thông
tin liên quan đến việc học tập… . Khuyến khích những sinh viên đưa lên Facebook những
kinh nghiệm học tập, những bài toán hay,….
Không nên like quá nhiều hay bình luận quá nhiều về những bài đăng, bởi khi đó sử
quan tâm quá nhiều vào những vấn đề đó sẽ không còn thời gian để nghĩ đến những công
việc khác, từ đó bỏ bê mọi thứ và sẽ dẫn đến những kết quả không tốt. Cần kiềm chế cảm
xúc của mình, không nên thể hiện thái quá những cảm xúc của mình trên Facebook, sẽ
giúp cho bạn cảm thấy thoải mái khi không sử dụng nữa.


Chương 4: Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và điều tra khảo sát đã được trình bày trong các
chương, mục của đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau:
Đối với mỗi cá nhân khi sử dụng Facebook cần có ý thức, biết được mặt lợi và hại
trước hành vi của mình. Không để Facebook chi phối và thay đổi cuộc sống của bản thân.

Không nên dành quá nhiều thời gian cho Facebook khi không cần thiết, hãy nên xem
Facebook như là một công cụ giải trí trong thời gian rãnh.
Sinh viên cần phát huy các mặt tích cực của Facebook trong học tập cũng như đời
sống, ví dụ như thành lập các câu lạc bộ học nhóm trên Facebook, chia sẽ các tài liệu học
tập cho nhau…
Đối với nhà quản lý cần có các bộ phận hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho giới trẻ về
việc sử dụng mạng xã hội Facebook một cách có ích và hiệu quả tốt, hướng dẫn cho các
bạn trẻ ý thức được những nguy cơ tiềm ẩn của việc sử dụng vào những mục đích không
lành mạnh sẽ để lại hậu quả xấu.


Tài liệu tham khảo



×