Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tiểu luận môn lao động nhà báo qua các ví dụ cụ thể trong các tác phẩm báo chí, phân tích ưu điểm và hạn chế của việc thu thập và xử lý thông tin từ phương pháp quan sát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 31 trang )

Đề bài:
Qua các ví dụ cụ thể trong các tác phẩm báo chí, phân tích ưu điểm và hạn
chế của việc thu thập và xử lý thông tin từ phương pháp quan sát.

1


LỜI MỞ ĐẦU
Lao động nhà báo được hiểu như là một hoạt động đặc biệt, mang tính
chất chính trị khoa học và nghệ thuật. Do vậy, mà yêu cầu cho nhà báo là rất
cao, trước tiên là phải có tri thức nhất định về nghề nghiệp và thứ hai là phải
nắm vững các phương pháp lao động chuyên nghiệp. Có như vậy thì việc sáng
tạo của nhà báo để tạo nên một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh mới được thành
công. Thành công phải tập hợp đủ nhiều yếu tố, quá trình, vì vậy mà nhà báo
cần phải nỗ lực sáng tạo, cố gắng trong mọi hoạt động. Từ khâu lên kế hoạch
lập đề tài, khai thác thông tin, tiếp cận thông tin bằng nhiều phương pháp và làm
rõ vấn đề mà chính tác giả muốn lột tả cho bạn đọc.
Viết sao cho hay không chỉ là mối quan tâm của những người vừa bước
chân vào nghề báo mà còn là mong muốn, trăn trở thường trực của những nhà
báo cầm bút lâu năm.
Là một phóng viên, hay một nhà báo chúng ta có quyền và nên thể
nghiệm càng nhiều lối viết, càng nhiều phong cách thể hiện càng tốt. Nhưng
cũng cần lưu ý thủ thuật chính là con dao hai lưỡi, có thể thành công cũng có
thể thất bại.
I.

Vai trò và ý nghĩa của đề tài
1. Vai trò

Thu thập và xử lí thông tin từ phương pháp quan sát là quá trình quan sát
của người theo những tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề/nội dung liên


quan đến lĩnh vực/đề tài nghiên cứu.
Quan sát trực tiếp là phương pháp đáng tin cậy nhất để thu lượm thông
tin. Không cần dựa vào nhân chứng vì họ có thể không nhớ hết hoặc chính xác
được các chi tiết. Quan sát là cách tốt để xác minh tuyên bố của một người nào
đó. Tự mình thấy thì sẽ biết tuyên bố đó có đúng hay không.

2


Nếu trực tiếp ở hiện trường xảy ra sự kiện có thể lấy được những chi tiết
thuyết phục. Với những chi tiết này, bạn có thể vẽ lên một bức tranh về khung
cảnh đó cho độc giả. Có thể cho độc giả thấy lúc đó ở đấy thế nào.
Nhà báo giỏi sử dụng mọi giác quan của mình: nhìn, ngửi, nghe, sờ, thậm
chí nếm và "cảm nhận”. Một nhà báo đưa tin về một vụ xe đổ có thể miêu tả
khói đen bốc lên trời, mùi nhiên liệu, sức nóng phát ra từ chiếc xe bốc cháy,
tiếng kêu cứu của những người sống sót.
Quan sát trực tiếp cũng giúp nhà báo hiểu hơn về sự kiện, một vấn đề hay
một con người. Nếu đang viết về một nhà máy mới, bạn sẽ hiểu rõ hơn sau khi
đến đó thăm. Nếu viết về một cầu thủ bóng đá, bạn sẽ có một bài viết thuyết
phục hơn sau khi xem cầu thủ đó chơi.
Khi nói chuyện với mọi người, hãy quan sát phản ứng của họ: Họ có nhìn
đi chỗ khác khi bạn hỏi những câu hỏi nhạy cảm không? Quan sát xung quanh
họ: Bàn làm việc bừa bãi hay ngăn nắp; trên tường treo loại tranh gì?
Tất cả những điều này càng cụ thể thì càng giúp bạn viết được bài hay.
Nhà báo giỏi không nói cho chúng ta biết người đàn ông đó già mà chỉ cho
chúng ta thấy: ông ta tóc hoa râm, tay nhăn nheo và đi lề mề.
Nhưng không phải tất cả các chi tiết mình quan sát thấy đều đưa hết vào
bài viết mà phải biết lựa chọn. Bởi vì không phải tất cả mọi chi tiết mà mình
quan sát thấy đều liên quan đến sự kiện. Nhìn thấy người ta ăn trưa món gì
không có nghĩa là phải miêu tả nó trong bài. Có thể bạn để ý thấy một thương

nhân mà mình đang phỏng vấn đeo một chiếc cà vạt có in hình một con voi.
Nhưng chiếc cà vạt không nói lên điều gì quan trọng về thương nhân đó. Vì vậy
đừng kể nó ra. Nhưng nếu như thương nhân đó là một người bảo vệ động vật
hoang dã và ông ta đeo một chiếc cà vạt với hình một con voi trên đó, thì đấy sẽ
là một chi tiết hay.
Có thể thấy quan sát là con đường ngắn nhất để phóng viên tiếp cận trực
tiếp với hiện thực. Quan sát đem lại hình ảnh cụ thể, xác thực, sinh động làm bài
báo hấp dẫn.
Thông tin từ quan sát có thể đem lại những dấu hiệu cần thiết để tiến tới
thẩm định bản chất của sự vật, hiện tượng.

3


Trong quá trình giao tiếp, quan sát biểu hiện tâm lý của đối tượng sẽ giúp
phóng viên điều chỉnh nhịp độ của cuộc giao tiếp, đánh giá mức độ tin cậy
thông tin.
2. Ý nghĩa
Quan sát là ngắm nhìn, trực quan về các sự vật, hiện tượng, con người
trong cuộc sống. Nó có nhiều cấp độ khác nhau: từ bản năng, cảm tính đến lý
tính. Nhà báo dù có năng lực phân tích, khái quát, tổng hợp mạnh mẽ và sâu sắc
đến đâu cũng không thể thay thế được sự quan sát thực tế. Bởi vì bằng sự quan
sát thực tế, nhà báo mới miêu tả, tái hiện sự kiện, hiện tượng, con người một
cách cụ thể, xác thực và sinh động, làm cơ sở cho những đánh giá, lý giải đúng
đắn, thuyết phục.
Cho nên, nhà báo phải có khiếu quan sát, có khả năng thu nhận trong mắt
mình những biểu hiện đa dạng và phức tạp của đời sống. Hai người nhìn xuống:
một người thấy vũng nước, một người thấy vầng trăng. Người thứ hai có tư chất
làm báo vì anh ta thấy được nhiều chi tiết của sự vật hơn. Còn người thứ nhất
thuộc vào số đông chúng ta, thường “thị nhi bất kiến”!

“Một người quan sát giỏi chưa chắc đã là người làm báo giỏi, nhưng một
người làm báo giỏi dứt khoát phải là người quan sát giỏi”. Muốn quan sát giỏi
đòi hỏi phải có phương pháp và kiến thức. Đó là cách nhìn sự vật theo quy luật
từ gần đến xa, từ bộ phận đến toàn thể, từ trên xuống dưới, từ ngoại hình đến
nội tâm…kết hợp với sự so sánh, đối chiếu, suy luận theo một mục tiêu, nhiệm
vụ nhất định.
Quan sát có chủ đích giúp nhà báo giữ lâu được hình ảnh, chi tiết của sự
kiện trong trí nhớ cũng như nhanh chóng tìm ra những nét nổi bật, mang tính
bản chất của nó. Thực tế đã có không ít bài phóng sự, điều tra hấp dẫn và giá trị
được hình thành từ những quan sát tinh tế của phóng viên, giống như Newton
phát hiện lực hút của trái đất khi nhìn quả táo rơi.
Trong dòng xe cộ hối hả trên đường, phóng viên thấy hiện tượng bất
thường là đại đa số xe gắn máy hạng sang đều có biển số “9 nút”, còn xe gắn
máy bình dân của người nghèo thì phần lớn lại mang biển số “bù”. Đến các bãi
giữ xe, anh ta cũng thấy hiện tượng như vậy. Từ đó, anh ta thực hiện bài điều tra
về đường dây chuyên làm biển số xe đẹp cho người giàu, khiến dư luận bức
xúc, cơ quan hữu trách phải vào cuộc chấn chỉnh các đơn vị đăng ký và cấp biển
số xe…
Như vậy quan sát là một trong những phương pháp cơ bản của hoạt động
báo chí và người làm báo không thể không có khiếu quan sát.
II. Lý thuyết
4


1. Phương pháp quan sát
a. Khái niệm
- Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơ
quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe
nhìn. Quan sát thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả.
- Người có năng lực quan sát là người có khả năng tri giác nhanh chóng và

chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng cho
dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu.
b. Đối tượng quan sát
Đối tượng quan sát của phóng viên rất phong phú, đa dạng nếu chúng
chứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm.
- Quan sát quang cảnh, hiện trạng
- Quan sát diện mạo con người
- Quan sát các hoạt động của con người
- Quan sát đồ vật...
c. Một số hình thức quan sát cơ bản
- Theo vị trí của người quan sát
+ Quan sát tham dự: Người quan sát trực tiếp tham dự vào các hoạt động
cùng với những đối tượng được quan sát. Hoạt động tham dự để quan sát có nhiều
mức độ khác nhau: Tham dự một phần hoặc nhập cuộc hoàn toàn.
+ Quan sát không tham dự: Người quan sát không tham dự vào các hoạt
động cùng với những đối tượng được quan sát. Họ đứng ngoài cuộc và đơn
thuần ghi lại những gì đang diễn ra. Do nhìn từ bên ngoài nên người quan sát
khó khăn hơn trong việc muốn tìm hiểu những gì xảy ra đằng sau mỗi hành
động của đối tượng được quan sát như: nguyên nhân, động cơ…
5


- Theo cách thức quan sát
+ Quan sát công khai: Đối tượng được quan sát biết rõ mình đang bị quan
sát. Sự có mặt của người quan sát dù sao vẫn có ảnh hưởng (ít hay nhiều) đến
đối tượng được quan sát. Do vậy, quan sát công khai có thể sẽ gây ra sự căng
thẳng, mất tự nhiên cho đối tượng được quan sát. Có trường hợp quan sát công
khai không đưa đến kết quả đúng như nó vốn có.
+ Quan sát bí mật: Đối tượng được quan sát không biết mình đang bị
quan sát. Vì vậy quan sát bí mật có thể nó tạo ra khả năng nhận thức tốt hơn vì

lúc đó các hành động, tình huống xảy ra tự nhiên, ít sai lệch hơn.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đặt ra vấn đề vi phạm pháp luật, đạo
đức trong một số trường hợp phóng viên thực hiện quan sát bí mật và quan sát
tham dự.
2. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp quan sát
- Quan sát là con đường ngắn nhất để phóng viên tiếp cận trực tiếp với
hiện thực
- Quan sát đem lại hình ảnh cụ thể, xác thực, sinh động làm bài viết sinh
động, hấp dẫn
- Thông tin từ quan sát đem lại những dấu hiệu cần thiết để tiến tới thẩm
định bản chất của sự kiện.
- Trong quá trình giao tiếp, quan sát những biểu hiện tâm lý của đối tượng
sẽ giúp phóng viên điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá mức độ tin cậy
của thông tin...
- Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. Hiện thực
cuộc sống qua quan sát thường gắn với sự nhìn nhận, xem xét và trạng thái tâm
lí của bản thân người quan sát.
6


- Hoạt động quan sát bị giới hạn bởi thời gian, không gian.
- Quan sát có khi chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã đúng
với bản chất của sự việc. Đã xảy ra tình trạng nhà báo bị “lừa” hoặc chỉ dựa vào
quan sát để nhận định sự việc nên đã dẫn đến sai sót đáng tiếc.
3. Cách quan sát để đạt hiệu quả cao
- Quan sát để tìm ra ý nghĩa: Quan sát không chỉ là mô tả lại những gì
nhìn thấy mà phải đi liền với sự phân tích, bình giá để tìm ra ý nghĩa, giá trị
của chi tiết, sự kiện.
- Quan sát phải có suy luận, phán đoán: Quan sát không có nghĩa chỉ là
nhìn, trông mà là thấy được sự vật, hiện tượng. Quan sát khác với hoạt động

nhìn, trông vì quan sát có sự tham gia của hoạt động tư duy như: phân tích, tổng
hợp, suy luận, phán đoán…
- Quan sát trong sự so sánh: so sánh những gì quan sát được ở sự vật,
hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác hoặc so sánh với bản thân chúng
trong các thời điểm, hoàn cảnh, giai đoạn… khác nhau để làm nổi bật nên
những nét đặc sắc của chúng. Chính sự so sánh, đối chiếu này làm cho sự quan
sát có chiều sâu hơn.
- Huy động các giác quan trong quan sát và thận trọng khi kết luận:
Quan sát phải có sự tập trung, chú ý cao độ. Khi quan sát cần sử dụng các giác
quan để nhận biết các đặc điểm, tính chất rất đa dạng của các sự vật, hiện tượng.
Thiếu đi bất cứ một giác quan nào, chúng ta có thể bị mù trước một thuộc tính
nào đó của sự vật.
- Lựa chọn thời điểm để quan sát bởi vì hoạt động quan sát chỉ thực hiện
được trong thời gian, không gian và giai đoạn diễn tiến nhất định nào đó của sự
kiện.

7


- Quan sát nên kết hợp với các phương pháp khác để đảm bảo độ tin cậy
và cơ sở pháp lý cho thông tin đã thu thập.
III. Tác phẩm sưu tầm và phân tích
1. Tác phẩm
Bài 1. Hình ảnh quặn ruột miền Trung 2 năm hứng bão gánh lũ
(VTC News) – Cả một dọc dài miền Trung khúc ruột, suốt hai năm qua
phải quặn mình gồng gánh bão lũ. Cơn lũ này chưa qua, cơn lũ khác lại ập
đến, cướp đi hàng trăm sinh mạng, nhấn chìm hàng vạn ngôi nhà… đẩy
cuộc sống của đồng bào vào cảnh tang thương, mất mát.
Cả nước đang hướng về miền Trung, chung sức với đồng bào miền Trung để
vượt qua bão lũ. Hơn lúc nào hết, mỗi hình ảnh từ miền Trung khúc ruột càng

khơi dậy trong mỗi người dân Việt tinh thần tương thân tương ái!
VTC News xin gửi tới độc giả những hình ảnh của VTC News và các hãng
thông tấn nước ngoài chụp về bão lũ miền Trung, Việt Nam trong vòng 2
năm trở lại đây:

Đây là hình ảnh tại rốn lũ Hà Tĩnh ngày 6/10 (Ảnh:
Getty Images)

8


Còn đây là hình ảnh tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa,
tỉnh Quảng Bình ngày 9/10/2010. Một người dân đang gom lại
vật liệu từ căn nhà đã gục đổ sau mưa lũ (Ảnh: Getty Images)

Trận lũ kéo dài gần 10 ngày ở 5 tỉnh miền Trung (Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) đã cướp đi
sinh mạng của 66 đồng bào, khiến 17 người mất tích, 75 người
bị thương. Tổng thiệt hại ước tính lên tới 2.562 tỷ đồng (số liệu
thống kê đến 18h ngày 10/10). Trong ảnh là một căn nhà đổ
sập vì mưa lũ tại Minh Hóa, Quảng Bình ngày 9/10 (Ảnh:
9


Getty Images)

Nắng chưa kịp hong khô những vật dụng cho đồng bào
sau mưa lũ. (Hình ảnh tại xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh
Quảng Bình - Ảnh: Getty Images)


Chưa kịp bình sinh một cuộc sống khi nước lũ vừa rút... (Ảnh
VTC News, chụp tại xã Thanh Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình ngày 14/10)
10


... thì một trận mưa lũ khác lại ập về, tiếp tục nhấn chìm mọi
thứ vào trong biển nước. (Hình ảnh tại Quảng Bình ngày
17/10/2010 - Ảnh Getty Images)

Lũ tràn qua huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh ngày 17/10 (Ảnh:
Getty Images)

11


Hình ảnh tại Hương Khê, Hà Tĩnh ngày 18/10 (Ảnh:
Xinhuanet)

Mưa lũ đợt 2 đã nhấn chìm hơn 83.500 hộ dân ở tất cả 12
huyện thị, thành phố của tỉnh Hà Tĩnh (Hình ảnh tại Hương
Khê, Hà Tĩnh ngày 18/10 - Getty Images)

12


Đồng bào lội trong mưa lũ ở Nghệ An ngày 18/10 (Ảnh:
Reuters)

Nhiều vùng ở Nghệ An bị cô lập vì mưa lũ (Ảnh ngày 18/10 Reuters)


13


Công tác cứu hộ... (Hình ảnh tại Nghệ An ngày 18/10 Reuters)

...cứu trợ gặp rất nhiều khó khăn (Hình ảnh tại Nghệ An ngày
18/10 - Reuters)

14


Tính đến 18h ngày 18/10, mưa lũ đợt 2 tại miền Trung đã cướp
đi sinh mạng của 30 đồng bào (Hình ảnh chụp qua cầu truyền
hình trực tiếp "Thương quá miền Trung" của Đài truyền hình
kỹ thuật số VTC)

Còn đây là hình ảnh được phóng viên VTC News ghi lại ngày
17/10/2010 tại xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam,
nơi cách rốn lũ hàng trăm cây số vẫn phải ngập chìm trong
biển nước. Với đồng bào nơi đây, hình ảnh nước lũ vẫn còn là
một ám ảnh rất lớn. Bởi...
15


Cách đây hơn 1 năm, cơn bão Ketsana đã đổ bộ vào
miền Trung, Việt Nam,trong đó có TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng
Nam (Hình ảnh bão Ketsana đổ bộ vào Đà Nẵng ngày
29/9/2009 - Ảnh AFP)


Trận bão này đã làm ít nhất 26 đồng bào thiệt mạng và
5 đồng bào mất tích (Ảnh AFP chụp tại Đà Nẵng ngày
29/9/2009)

16


Bão vừa tràn qua, cũng là lúc đồng bào miền Trung chống
chọi với mưa lũ (Hình ảnh chụp tại Đà Nẵng một ngày sau
bão - Ảnh Reuters)

Phố cổ Hội An chìm trong biển nước ngày 30/9/2009 (Ảnh
VTC News)

17


Hình ảnh chụp tại Quảng Nam ngày 1/10/2009 (Ảnh: Getty
Images)

Đoàn xe "chết đứng" trên Quốc lộ, tại địa phận tỉnh Quảng
Nam vì mưa lũ ngày 1/10/2009 (Ảnh: Getty Images)

18


Tính đến 21h ngày 1/10/2009, bão Ketsana và mưa lũ đã
cướp đi sinh mạng của 99 đồng bào, khiến 252 người bị
thương, 14 người mất tích. Tổng thiệt hại ước tính lên tới
11.000 tỷ. (Ảnh AFP, chụp tại Hội An ngày 30/9/2009)


Đây là hình ảnh khác về khúc ruột miền Trung mùa bão lũ
2009. Hình ảnh được ghi lại ngày 4/11/2009 tại tỉnh
Bình Định, một ngày sau khi cơn bão Mirinae đi qua. (Ảnh:
Reuters)
19


Tính đến 21h ngày 5/11/2009, Bão Mirinae và mưa lũ
lại cướp đi sinh mạng 104 đồng bào , khiến 16 người mất
tích, 99 người bị thương. (Ảnh: Báo Phú Yên)

eBão lũ lịch sử tại miền Trung đầu tháng 11/2009 còn gây thiệt
hại vô cùng nặng nề về tài sản. Theo thống kê sơ bộ tại thời
điểm đó, giá trị thiệt hại lớn tới con số kỷ lục 2,175.57 tỷ đồng,
trong đó, Bình Định (1,047 tỷ); Gia Lai (1,000.00 tỷ); Đắc Lắc
(86.75 tỷ); Khánh Hòa (21.82 tỷ); Quảng Ngãi (20 tỷ).
20


Chỉ trong vòng chưa đầu 2 năm, khúc ruột miền Trung liên tục
quặn mình hứng bão, gánh lũ. Những hình ảnh, những con số
chưa bao giờ nói hết được những tang thương mất mát mà
đồng bào miền Trung đã và đang còn gánh chịu. Sẻ chia và
chung sức cùng đồng bào miền Trung là cách làm thiết thực
nhất mà mỗi người Việt Nam trên dải đất hình chữ S hay bất
cứ đâu trên thế giới nên làm thời điểm này để giúp miền Trung
thân yêu của chúng ta đi qua những nỗi đau!
Hà Thành (tổng hợp)
Bài 2.

Miền Trung: tiếp tục mưa lớn, lũ lụt chia cắt nhiều nơi
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã làm nhiều nơi ở Đà Nẵng bị ngập sâu
trong nước, nhiều nơi sạt lở núi đất đá tràn vào nhà làm đảo lộn đời sống
người dân.
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã làm nhiều nơi ở Đà Nẵng bị ngập sâu trong
nước, nhiều nơi sạt lở núi đất đá tràn vào nhà làm đảo lộn đời sống người dân.

21


Ngập úng ở Đà

Nẵng

Nhiều tuyến đường bị ngập sâu trong nước, làm khu vực thuộc tổ 4 Khánh Sơn
(phường Hòa Khánh Nam) bị chia cắt trong sáng 17-10. Anh Nguyễn Đắc Tâm,
tổ 4, cho biết: "Suốt đêm hôm qua cả khu phố thức trắng đêm chống lũ nhưng
vẫn bị cuốn trôi rất nhiều đồ đạc vì nước lũ đổ về quá nhanh".
Tại nhiều tuyến đường cũng bị ngập sâu trong nước, nhất là tuyến quốc lộ 1A
đoạn ngã ba Huế bị ngập sâu tới 0,5m làm cho giao thông đi lại khó khăn, nhiều
xe máy bị chết máy do nước ngập quá sâu.
Để đối phó với tình hình nước lũ dâng cao, chính quyền và người dân tổ 22,
Hòa Khánh Nam đã ra quân khơi thông dòng chảy và vét rác tại một số cầu
cống để kịp thời thoát nước.
Cũng do mưa lớn kéo dài, khu vực Đèo La, đoạn nối giữa phường Hòa Khánh
Nam với xã Hòa Sơn (Hòa Vang, Đà Nẵng) bị sạt lở núi làm đất đá kéo theo
dòng nước lũ đục ngầu ập vào nhà dân. Nhà bà Hồ Thị Hiệp là một trong số
hàng chục nhà dân phía dưới chân đèo bị đất đá nhấn chìm, làm hư hỏng nhiều
đồ đạc và tài sản.


22


Quảng Nam: nhiều vùng bị cô lập, một người chết
Đêm 16 đến sáng 17-10, trên địa bàn nhiều huyện miền núi Quảng Nam có mưa
to đến rất to, nước đầu nguồn đổ về khiến nhiều tuyến đường giao thông bị chia
cắt cô lập. Hiện đã có một người chết do mưa lũ.

23


Tuyến đường 611 đoạn qua xã huyện Nông Sơn bị ngập nặng làm ách tắc giao
thông

Nhiều tuyến đường ở huyện miền núi Quảng Nam bị ngập nặng
Tại huyện Nam Trà My mực nước tại sông Tranh, sông Nước Là, sông Leng đã
dâng cao hơn 2m và chảy rất mạnh. Mưa lớn cũng khiến cầu ngầm Sông Trường
tại xã Trà Tân (Bắc Trà My) bị ngập sâu trong nước lũ khiến hoạt động lưu
thông trên tuyến tỉnh lộ 616 lên huyện Nam Trà My bị cô lập hoàn toàn.
Công an huyện Bắc Trà My đã cử lực lượng chốt chặn hai đầu và gắn thanh
chắn nghiêm cấm người và phương tiện vượt qua sông khi nước lũ đang chảy
rất mạnh. Nhiều người đã đi vòng qua xã Trà Sơn để lên Nam Trà My.
Trước đó, đến 17g ngày 16-10, hơn 20 công nhân Công ty Thái Dương (đơn vị
thi công tuyến đường Nam Quảng Nam đoạn tránh thị trấn huyện Nam Trà My)
đã tìm thấy thi thể anh Doãn Viết Tuấn, 25 tuổi, quê ở huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An. Trước đó bốn ngày, anh Dương cùng bốn công nhân Công ty
Thái Dương ra sông Tranh tại xã Trà Tập tắm và bị nước lũ cuốn trôi hơn 8km.
Trên quốc lộ 611 từ huyện Quế Sơn lên Nông Sơn bị nước lũ làm chia cắt nhiều
đoạn. Đường qua Đèo Le thuộc địa phận xã Quế Long (Quế Sơn) bị sạt lở
nghiêm trọng khiến hàng loạt phương tiện bị ách tắc. Đường từ trung tâm huyện

24


Nông Sơn đến bốn xã miền núi nhiều đoạn ngập sâu 1-2m. Cảnh sát giao thông
chốt chặn, cấm tất cả các phương tiện qua lại trên tuyến đường này. Toàn bộ học
sinh các cấp trên địa bàn tạm thời không đến lớp do mưa lũ.

Chủ tịch huyện Tây Giang Bling Mia cho biết tuyến đường 37km từ trung tâm
huyện lên bốn xã miền núi A Xan, Ga ry, Ch’um, Tr’hy đang thi công nhiều chỗ
bị hư hỏng và ách tắc giao thông hoàn toàn. Suối A Bang ngập cao và cầu tạm bị
hỏng nên người dân không thể qua lại.
Ông Mia cho hay năm nay huyện đã chủ động cung cấp hơn 30 tấn lúa, hơn 100
tấn hàng hóa và gạo thóc dự trữ cho người dân vùng cao nên không còn tình
trạng thiếu đói như những năm trước.
Quảng Ngãi: đêm nay lũ vượt báo động 3
Sáng 17-10, ông Nhâm Xuân Sỹ, phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng
thủy văn Quảng Ngãi, cảnh báo mưa lớn đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và không loại trừ khả năng tối nay sẽ xuất hiện
một đợt lũ lớn.

25


×