Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Bài tập môn lao động nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.41 KB, 38 trang )

PHẦN A: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA BA PHƯƠNG PHÁP
I.

Khái quát chung về phương pháp quan sát, phương pháp nghiên

cứu tư liệu, phương pháp phỏng vấn
1.
Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các
cơ quan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn.
Hoạt động quan sát thường đi kèm với hoạt động của tư duy nên đem lại những thông
tin có đặc tính mô tả vừa thể hiện được khả năng phân tích, phán đoán của tác giả.
Điều quan trọng ở việc quan sát, để bảo đảm tính chất khách quan, là nó cần
phải được quan sát trong tổng thể, không được bỏ qua một góc cạnh nào, ngay cả
những góc cạnh có vẻ tầm thường, nhỏ nhoi, vô nghĩa, nếu không, sự quan sát sẽ thành
phiến diện thiếu vô tư. Đôi khi chính qua những nét có vẻ nhỏ đó lại ẩn chứa nhiều
điều quan trọng.
Quan sát trực tiếp là phương pháp đáng tin cậy nhất để thu lượm thông tin.
Không cần dựa vào nhân chứng vì họ có thể không nhớ hết hoặc chính xác được các
chi tiết. Quan sát là cách tốt để xác minh tuyên bố của một người nào đó. Tự mình
thấy thì sẽ biết tuyên bố đó đúng hay không.
Một nhà báo giỏi sử dụng mọi giác quan của mình: nhìn, ngửi, nghe, sờ, thậm
chí nếm và “cảm nhận”. Nhưng không phải tất cả chi tiết mình quan sát thấy đều đưa
hết vào bài viết mà phải có sự lựa chọn. Bởi vì không phải tất cả mọi chi tiết mình
quan sát thấy đều lien quan đến sự kiện…
2.

Phương pháp nghiên cứu tư liệu

Tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trong sách, báo, internet,
băng đĩa, các văn bản giấy tờ


Phương pháp nghiên cứu văn bản là việc thu thập, phân tích, xem xét các thông
tin trong văn bản để rút ra những thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động sang tạp tác
phẩm của phóng viên.
Việc nghiên cứu cũng như trích dẫn các tư liệu văn bản có vai trò rất lớn trong
việc tạo nên một tác phẩm báo chí hấp dẫn, hơn nữa nó tạo ra sự tin tưởng cũng như
tính thuyết phục của bài viết
3.

Phương pháp phỏng vấn
1


Phỏng vấn là một hoạt động quan trọng trong quá trình tác nghiệp của nhà báo.
Thông qua trao đổi, nói chuyện, nhà báo thu thập và khai thác được thông tin cần thiết
phục vụ cho hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí của mình.
Thực tế cho thấy một tác phẩm báo chí càng có nhiều phỏng vấn thì càng đáng
tin cậy và thuyết phục được bạn đọc. Đối tượng trong phỏng vấn cũng rất đa dạng. Đó
có thể là người tham gia trực tiếp vào sự kiện, nắm giữ thông tin về sự kiện. Họ có thể
là nhân tố dẫn truyền, lưu giữ thông tin từ các nguồn khác. Con người còn mang thông
tin về chính bản thân mình, về thế giới nội tâm của chính cá nhân họ.
Do phỏng vấn là phương pháp chủ lực tromg hoạt động thu thập tư liệu sáng tạo
tác phẩm báo chí của phóng viên nên nếu thực hiện không tốt hoặc phóng viên không
có phương pháp tiếp cận với những đối tượng liên quan đến sự việc thì không thể có
được một bài báo hay.
II.

Nhận xét vai trò của các phương pháp ( phân tích 3 tác phẩm, sưu

tầm 10 tác phẩm)
1.

Làm giấy tờ tùy thân số đẹp: Chuyện như đùa
Đây là một bài viết điển hình trong việc lấy thông tin từ phương pháp thu thập tư
liệu và phỏng vấn.
1.1
Phương pháp thu thập tư liệu
Tư liệu ở đây cho thấy là hình chụp của thẻ tài khoản ngân hàng và giấy phép lái
xe. Những tư liệu này nhằm chứng minh cho luận điểm của tác giả: giấy tờ tùy thân số
đẹp. Điều này có nghĩa là trong cuộc sống thường nhật, có sự tồn tại của những giấy tờ
tùy thân số đẹp và đang trở thành trào lưu trong một bộ phần công dân

1.2
Phương pháp phỏng vấn
Có thể nhận thấy những câu nói trực tiếp xuất hiện dày đặc trong bài này,
2


2.
2.1

Sức khỏe mua rẻ… như bèo
Phương pháp thu thập tư liệu

Có thể nói nghiên cứu tư liệu văn bản giúp cho phóng viên có được những thông
tin nền trước khi tìm hiểu đối tượng. trong bài viết này, các thông tin thu được ban đầu
qua sự phản ánh của người dân đã giúp tác giả xác định được đề tài của tác phẩm là
thực trạng bán giấy khám sức khỏe trái phép mà trong đó, trước cộng bệnh viện đa
khoa Hà Đông là điển hình nhất.
Dựa vào các thông tin lấy được trên internet và những văn bản hành chính có liên
quan đến vấn đề được ban hành, đã góp phần khẳng định tính chính xác của vấn đề mà
người dân phản ánh và đây được coi là một căn cứ xác đáng tin cậy trước công chúng.

Thông qua công văn của chính ban giám đốc bệnh viện đa khoa ha đông và quy định
của bộ y tế, rõ ràng thực trạng bán giấy khám sức khỏe trái phép đã trở thành một
điểm nóng trong quản lý của ngành y tế và cần chấn chỉnh ngay.
2.2
Phương pháp phỏng vấn
2.2.1 Phỏng vấn người trong cuộc
Ngay từ đầu tác phẩm, lời của những cò mồi đã dẫn lối mở ra bài viết, những câu
thoại phỏng vấn mà như không phỏng vấn đã dựng lại một quá trình làm giả giấy
khám sức khỏe một cách tự nhiên nhất:
“cháu đi làm giấy khám sức khỏe lái xe hay đi làm, bác bảo cô L. cô ấy làm
cho, tội gì vào BV chờ đợi cả buổi chả đến lượt”.
“làm sức khỏe gì đưa chị làm cho, chị chỉ lấy chút tiền công thôi còn giá khám
như trong BV, vài phút có ngay”.
Bằng phương pháp phỏng vấn, tác giả đã có điều kiện tiếp xúc với những người
trong cuộc, đó là các bác sĩ ở các bệnh viện. Điều này giúp cho bài viết đưa ra được
những hệ lụy xấu đối với các bệnh viện mà điều đầu tiên đó là uy tín. Các đối tượng sử
dụng giấy khám giả của các bệnh viện bán cho người dân, khi việc bị phát hiện rõ ràng
nơi đầu tiên mà các cơ quan chức năng tìm tới chính là các bệnh viện.
2.2.2

Phỏng vấn người có thẩm quyền

“Ông Nguyễn Khắc Hiền - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế đã
có công văn chỉ đạo tất cả các đơn vị trong và ngoài công lập nghiêm túc thực hiện
việc khám sức khỏe theo các quy định chuyên môn hiện hành. Đồng thời giao
Thanh tra Sở Y tế xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh, kiểm tra công tác khám,
cấp giấy chứng nhận sức khỏe tại các cơ sở khám sức khỏe trong và ngoài công
3



lập. Điều quan trọng nhất là phải siết chặt kỷ luật công tác khám sức khỏe từ trong
chính BV, xử lý nghiêm hành vi tuồn giấy chứng nhận sức khỏe đã đóng dấu ra
ngoài hoặc cấp giấy chứng nhận sức khỏe không đúng quy định.
Cũng theo ông Hiền, nhiều BV hiện vẫn đóng sẵn dấu đỏ trên 2 mặt giữa của
tờ giấy chứng nhận khám sức khỏe trước khi bán cho người bệnh đi khám sức
khỏe tại các phòng chức năng. Việc này dễ bị các “cò mồi” lợi dụng để làm giả giấy
chứng nhận, bán ra cho người bệnh tự điền các thông số sức khỏe mà không cần
khám. Sắp tới, Sở sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm siết chặt thực trạng này.”
Phóng viên đã cung cấp thêm cho độc giả những thông tin xoay quanh vấn đề
nhờ vào cuộc phỏng vấn với người có thẩm quyền mà ở đây là ông Hiền- phó giám
đốc sở y tế hà nội. để quản lý chăt chẽ và đẩy lùi tình trạng này, các cơ quan chức năng
và có thẩm quyền đã vào cuộc và có những biện pháp mạnh tay. Bên cạnh đó, ông hiền
cũng thể hiện quan điểm của mình, các bệnh viện hiện nay còn một số vẫn đóng sẵn
dấu đỏ trên tờ giấy chứng nhận khám sức khỏe. điều này rất dẽ bị các đối tượng cò
mồi lợi dụng để làm giả.
2.3

Phương pháp quan sát

“Thế nhưng có mặt tại đây vào ngày 8-9, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh
mồi chài bán giấy khám sức khỏe của các “cò mồi” trước cổng BV vẫn diễn ra khá
tự do, công khai”
“Đường Cù Chính Lan dẫn thẳng vào cổng BV dài chỉ chừng 50m”
Nhờ phương pháp quan sát, tác giả đã “vẽ” lại khung cảnh nơi bệnh viện một
cách rõ nét, nhằm chuyển tải tới bạn đọc không khí trung thực nhất đang diễn ra tại
BV Đa khoa Hà Đông.
Bằng những hình thức quan sát, đối tượng khác nhau. Đặc biệt với việc nhập vai
một người đi mua khám sức khỏe, phóng viên đã cho bạn đọc thấy được một bức tranh
thực trạng sống động. Tình trạng mồi chài người đến khám bệnh là rất phổ biến và
công khai. Lực lượng cò mồi đông đảo và hoạt động nhanh gọn, chỉ cần vài câu giới

thiệu và dăm phút đi lại, người mua đã có giấy khám sức khỏe đầy đủ chứng nhận của
bệnh viện, dấu đỏ của bác sĩ. Không những bán trực tiếp tại bệnh viên, rất nhiều cá
nhân tổ chức còn rau bán giấy khám sức khỏe trên mạng với hàng chục số điện thoại
liên lạc
3. Hai chữ “đi tù” trong hộ khẩu
4


Trong bài viết này, các phóng viên của báo Tuổi trẻ muốn đề cập đến tình trạng
những người đã được xóa án tích nhưng trong hộ khẩu vẫn ghi hai chữ “đi tù” khiến
người trong cuộc gặp nhiều khó khăn. Thông qua đó gây, các tác giả tác động đến cơ
quan chức năng nhằm tìm kiếm giải pháp khắc phục tình trạng trên.
3.1
Phương pháp thu thập tư liệu
3.1.1 Văn bản đời thường: Lá thư
Mở đầu cho bài báo là phần trích đăng từ một lá thư của bạn đọc gửi tới tòa soạn:
“Một lá thư của bạn đọc gửi về tòa soạn bức xúc: “Trong lúc đi thi hành án thì tôi
bị cắt hộ khẩu và ghi trong hộ khẩu là “đi tù”. Khi chấp hành án xong, tôi về địa
phương nhập lại hộ khẩu, hai chữ “đi tù” vẫn còn nguyên trong đó, kể cả bây giờ
khi tôi đã được xóa án tích. Tôi không làm sao xin được việc làm khi nộp đơn xin
việc kèm theo sổ hộ khẩu này”.
Mặc dù hình thức văn bản này (thư tay) có tính pháp lý không cao nhưng cũng có
vai trò đóng góp rất độc đáo cho bài viết. Nó là phần dẫn nhập rất thuyết phục nêu ra
một vấn đề khó khăn của những con người vốn có một quá khứ đen tối. Những câu
chữ trong lá thư chứng tỏ đây là một vấn đề rất cần được quan tâm để đem lại lợi ích
chính đáng cho người trong cuộc. Tuy nhiên nếu lá thư này được chụp hình (có thể
giấu tên nhân vật, trích đăng một đoạn) và đăng tải trên báo thì không chỉ tăng tăng
tính thuyết phục cho bài viết mà còn tạo được tính rõ ràng, tính thẩm mỹ chung cho
bài báo. Còn việc nêu một bức thư không có địa chỉ cụ thể rất dễ khiến độc giả nghi
ngờ về sự xác thực của thông tin.

3.1.2 Văn bản pháp lý: Sổ đỏ
Tư liệu thứ 2 mà các phóng viên sử dụng làm chủ đề chính cho bài viết chính là
cuốn sổ đỏ có 2 chữ “đi tù”. Để tăng thêm tính thuyết phục và minh bạch, cuốn sổ đỏ
được đăng hình rõ ràng, phần chữ “đi tù” còn được khoanh lại nhằm tạo điểm nhấn
cho hình ảnh.

5


Trang hộ khẩu của ông T. với phần ghi chú: “đi tù” - Ảnh: Đức
Tuyên
Sổ đỏ vốn là dạng tư liệu pháp luật có tính pháp lý cao. Cuốn sổ đỏ có hai chữ
“đi tù” chính là căn cứ không thể phủ nhận về những kẽ hở của luật pháp gây khó khăn
cho những người đã hoàn lương nhưng vẫn gặp phải trở ngại trong quá trình hòa nhập
với cộng đồng đặc biệt là trong việc làm ăn kinh tế. Luận điểm này cùng với box thông
tin phía bên cạnh về câu chuyện của một luật gia càng khiến nó trở nên rõ ràng. Căn
cứ này làm tăng sức nặng của bài viết và có sức thuyết phục cao với người đọc. Từ đó
các phóng viên của Tuổi trẻ đã có cơ sở để phát triển vấn đề ở phần sau của bài viết.
3.1.3 Văn bản luật
Các tác giả đã trích dẫn các văn bản pháp luật khác như: Luật cư trú; thông tư số
11/2005/TT-BCA-C11 ngày 7-10-2005 của Bộ Công an; hướng dẫn số 06/HD-CATP
(PC13) ngày 7-4-1998; điểm a mục 5 phần II thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày
1-7-2007 của Bộ Công an. Những trích dẫn về văn bản luật này được thể hiện qua các
đoạn như: “Trước ngày 1-7-2007, ngày Luật cư trú có hiệu lực, những người chấp
hành án phạt tù giam (gọi tắt là đi tù) sẽ bị xóa tên trong sổ hộ khẩu gia đình (theo
thông tư số 11/2005/TT-BCA-C11 ngày 7-10-2005 của Bộ Công an). Không có văn
bản của trung ương hướng dẫn chi tiết cách ghi lý do xóa hộ khẩu đối với những
người đi tù, riêng tại TP.HCM, Công an TP có hướng dẫn số 06/HD-CATP (PC13)
ngày 7-4-1998.”
Rồi: “Liệu có thể áp dụng điểm a mục 5 phần II thông tư số 06/2007/TT-BCAC11 ngày 1-7-2007 của Bộ Công an, theo đó, các trường hợp đã cấp sổ hộ khẩu gia

đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể theo quy định trước đây vẫn tiếp tục có
6


giá trị sử dụng, từ ngày 1-7-2007 nếu có nhu cầu đổi sang sổ hộ khẩu theo mẫu mới
thì được đổi lại?”
Có thể thấy, bài viết này nằm trong mục pháp luật nên yêu cầu các dẫn chứng
hoặc ý kiến đưa ra phải rất rõ ràng dựa trên những căn cứ cụ thể. Do vậy việc đưa ra
những văn bản pháp luật như trên đã giúp người viết khẳng định được tính thuyết phục
của những luận điểm. Đồng thời khẳng định, tác phong làm việc của những phóng
viên này rất chuyên nghiệp, kiến thức nền tốt. Họ có am hiểu về luật pháp đặc biệt là
những văn bản pháp luật quy định về vấn đề đang tìm hiểu được trích đăng rõ ràng,
đầy đủ từ những thông tư, hướng dẫn cho đến các khoản mục nhỏ nhất (điểm a mục 5
phần II thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 1-7-2007 của Bộ Công an).
3.2

Phương pháp quan sát

Bài báo này cũng sử dụng các chi tiết quan sát nhằm bổ trợ đắc lực cho hai
phương pháp chủ lực trên.
“Ông T. bị án tù 16 năm và bị cắt hộ khẩu từ tháng 3-1997. Trong hộ khẩu tại
phần ghi chú “nơi chuyển đến”, các cán bộ để trống nhưng riêng chỗ lý do chuyển
đi có ghi rất cụ thể: “đi tù”.
“Không có văn bản của trung ương hướng dẫn chi tiết cách ghi lý do xóa hộ
khẩu đối với những người đi tù, riêng tại TP.HCM, Công an TP có hướng dẫn số
06/HD-CATP (PC13) ngày 7-4-1998.
Theo đó, phía dưới trang ghi tên người bị xóa trong sổ hộ khẩu ở phần ghi
“Chuyển đi ngày... Nơi chuyển đến...”, cơ quan quản lý hộ khẩu địa phương sẽ ghi
lý do bị xóa khẩu như: “đi chấp hành án phạt tù”, “chấp hành bản án phạt tù”
hoặc “đi tù về tội danh...”.

“Tuy nhiên, hiện có một số địa phương tiến hành đổi sổ cũ sang sổ mới cho
người dân theo kiểu đại trà, hoặc đổi cuốn chiếu theo từng phường, xã, khu vực để
đồng loạt người dân trên địa phương mình dùng chung mẫu sổ mới, mà không căn
cứ vào việc người dân “có nhu cầu” hay không.”
Các chi tiết quan sát trong bài báo này chủ yếu là quan sát để tìm ra những điểm
thiếu hợp lý, tìm ra những mâu thuẫn trong luật và việc ứng dụng luật vào đời sống xã
hội

7


Phần quan sát về cách thực hiện đổi sổ cũ sang sổ mới tại các địa phương là quan
sát tổng hợp (quan sát ở nhiều nơi, trong một quá trình dài) từ đó đúc rút vào một chi
tiết quan sát làm tăng độ tin cậy cho thông tin.
Ngoài ra, bài báo còn sử dụng một vài chi tiết quan sát về cử chỉ, điệu bộ của
nhân chứng: “ông T. tâm sự rồi thở dài”. Chỉ một chi tiết thôi nhưng cũng đủ cho thấy
sự buồn bã chán nản của nhân chứng khi ước mong hoàn lương cũng gặp phải vô vàn
cản trở.
3.3
3.3.1

Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn người trong cuộc

“Điều này có vẻ gì đó phân biệt chúng tôi. Theo tôi nghĩ, khi đã chấp hành
xong án phạt cải tạo thì tôi phải được đối xử như một công dân bình thường. Việc
vẫn để ghi chú “đi tù” trong hộ khẩu sẽ gây không ít khó khăn cho những người đã
cải tạo xong như chúng tôi khi đi xin việc cũng như hòa nhập cộng đồng” - ông T.
nói.”
“Trước đây từng làm họa viên nên tôi muốn kiếm việc gì đó thích hợp để làm

và tính học thêm ngành đồ họa để mong kiếm tiền, ổn định cuộc sống. Tôi mơ ước
có được dàn máy vi tính cũ để học đồ họa. Nhà cũng khó khăn, tôi có nghĩ đến việc
đi làm thủ tục vay tiền ngân hàng để mua máy vi tính nhưng lại sợ gặp rắc rối nên
đành thôi - ông T. tâm sự rồi thở dài - Mình đã lỗi lầm, mất cả một khoảng thời
gian dài đi cải tạo, giờ chỉ muốn sống tốt, làm ăn, nuôi mẹ già và con cái để bù lại
những hi sinh mất mát của mọi người...”.
Những đoạn phỏng vấn và trả lời của nhân chứng giúp bạn đọc hình dung một
cách rõ nét nhất những khó khăn mà người trong cuộc gặp phải trong quá trình hoàn
lương, hòa nhập cộng đồng. Nó còn cho thấy một kẽ hở của luật pháp đang ảnh hưởng
đến rất nhiều người sau khi đã chấp hành xong án phạt cải tạo. Nếu không có những
quy định rõ ràng hơn thì chính luật pháp đã tạo ra một cản trở không nhỏ khiến gia
tăng sự kỳ thị của cộng đồng với những người này. Đặc biệt khi họ đã cố gắng tìm
kiếm những cơ hội việc làm, có những mong ước chính đáng “sống tốt, làm ăn, nuôi
mẹ già và con cái để bù lại những hi sinh mất mát của mọi người” chứng tỏ ý thức
hoàn lương rất cao, nếu cứ liên tục bị từ chối chỉ vì 2 chữ “đi tù” trong hộ khẩu biết
đâu sẽ có lúc “ngựa quen đường cũ”. Đó cũng chính là thông điệp mà bài báo gửi tới
các cơ quan chức năng.
8


3.3.2

Phỏng vấn cơ quan chức năng

“Khi chúng tôi đề cập việc liệu người được ra tù có quyền đề nghị cơ quan
chức năng đổi sổ hộ khẩu NK3a (gọi tắt là sổ cũ) sang sổ hộ khẩu theo mẫu mới
HK08 (gọi tắt là sổ mới) để không còn bị ai thấy phần trang của sổ cũ có hai chữ
“đi tù”, thì một số cán bộ có chức năng thực hiện việc cấp, đổi sổ hộ khẩu cho rằng
chưa thể thực hiện. Bởi lẽ cơ quan quản lý cư trú không thể cấp sổ mới nếu sổ cũ
không bị mất, không bị hư hỏng.

Liệu có thể áp dụng điểm a mục 5 phần II thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11
ngày 1-7-2007 của Bộ Công an, theo đó, các trường hợp đã cấp sổ hộ khẩu gia
đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể theo quy định trước đây vẫn tiếp tục có
giá trị sử dụng, từ ngày 1-7-2007 nếu có nhu cầu đổi sang sổ hộ khẩu theo mẫu mới
thì được đổi lại?
Những đoạn phỏng vấn này làm tăng thêm tính xác thực, thuyết phục của những
luận điểm mà các tác giả đã đưa ra. Đọc những đoạn phỏng vấn này, độc giả chắc chắn
sẽ tin cậy vì đó là tiếng nói của những người có trách nhiệm, những chuyên gia trong
lĩnh vực luật pháp.
Chính những đoạn phỏng vấn ngắn cộng thêm việc sử dụng những văn bản pháp
lý tới không chỉ làm nên tính chính xác, thuyết phục, minh bạch để độc giả nhìn nhận
rõ vấn đề mà còn tạo căn cứ cho các phóng viên nhìn nhận toàn diện vấn đề từ đó chỉ
ra những điều còn chưa hợp lý của luật và kiến nghị cách giải quyết.
Đó cũng là lý do khiến cho sau khi bài báo được đưa lên mạng đã xuất hiện hàng
chục bình luận của người đọc về vấn đề này.
Tuy nhiên, để nâng cao độ chính xác thông tin thì phần phỏng vấn các cán bộ
chức năng nên có thông tin đầy đủ về những người được phỏng vấn (tên, chức danh,
cơ quan làm việc…)

9


PHẦN B: NHẬN XÉT LAO ĐỘNG CỦA NHÀ BÁO TRONG VIỆC PHÁT
HIỆN VÀ TÌM KIẾM ĐỀ TÀI
1.

Nhanh nhạy, sáng tạo

Hiện nay vấn đề tranh chấp tại biển Đông được cho là mối quan tâm lớn nhất của
mỗi công dân Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về vấn đề này, các phong

viên cũng tập trung khai thác và đưa tin một cách nhanh nhạy, kịp thời.
1.1

Trung Quốc phát tín hiệu cứng rắn về biển Đông?

Đây có lẽ là thông tin khiến nhiều công dân Việt Nam quan tâm bởi tình hình
quan hệ Việt-Trung đang diễn ra căng thẳng. Mọi động thái của Trung Quốc đều là
thỏi nam châm thu hút lượng độc giả lớn.
Theo phát ngôn chính thức, Trung Quốc muốn giải quyết mọi việc trong “hòa
bình”. Tuy nhiên, trong bài viết này đã chỉ ra rằng Trung Quốc đang làm trái lại với
những điều mình đã khẳng định.
Mặt khác, bài viết cũng đề cập tới chủ trương, tinh thần làm theo công ước Luật
biển của Việt Nam cũng như ứng xử hòa bình, thiện chí về vấn đề biển Đông
1.2

7 nước ASEAN ra lời kêu gọi chung về Biển Đông?

Bài viết đưa tin về cuộc họp mặt tại Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS.
Trong đó có đề cập đến phát ngôn của trưởng đoàn Việt Nam trong việc tôn
trọng quyền quốc gia ven biển cũng như những phát biểu của các đại diện quốc gia
khác
2.

Tinh tế

Vấn đề Biển Đông là một chủ đề nhạy cảm, liên quan tới chính trị. Vì vậy, các
bài viết về chủ đề này chủ yếu dưới dạng đưa tin, các bài bình luận hoặc có những lời
nhận xét được cho là hiếm thấy.
Đây là qui định mà bất cứ nhà báo nào khi vào nghề cùng cần nắm được. Việc
đưa tin cần trong khuôn khổ, khách quan, tránh đưa những thông tin có ý kiến chủ

quan hoặc đưa những ý kiến kích động ngược với chủ trương, hướng đi của dân tộc.

10


PHẦN C: PHỤ LỤC
I.

Sưu tầm các bài báo sử dụng phương pháp quan sát, thu thập tư

liệu, phỏng vấn trong quá trình hình thành tác phẩm
1.
Làm giấy tờ tùy thân số đẹp: Chuyện thật như đùa

Làm giấy tờ tùy thân số đẹp: Chuyện như đùa
“Chẳng có gì là không thể thay đổi, anh có thể thay đổi ngày cấp giấy phép lái
xe, ngày cấp giấy đăng ký, thậm chí là cả ngày làm chứng minh thư mới…” gã cò say
sưa liệt kê.
Những tưởng chỉ có ở thời “các cụ”, người ta mới để ý đến chuyện xem ngày
xem giờ để làm những việc đại sự như cất nhà, cưới vợ… Nhưng ngay cả giới trẻ bây
giờ cũng đã bắt đầu tìm đến “dịch vụ” để mong có được “ngày đẹp” in trên các loại
giấy tờ tùy thân, tuy nhiên, phần lớn không phải để “cầu may”, mà là để “ra oai”.
“Giờ có nhiều người thích làm giấy tờ vào ngày đẹp lắm. Mà đã có nhu cầu rồi
thì ắt sẽ có những nhân vật sẵn sàng đứng ra để đáp ứng các nhu cầu đó”, gã cò tên T.
khẳng định. “Dân làm ăn và những thiếu gia có tiền hiện muốn chứng tỏ đẳng cấp theo
rất nhiều cách khác nhau. Họ muốn bất cứ loại giấy tờ nào đi kèm với mình đều phải
đặc biệt. Thông thường, với những loại như tài khoản ngân hàng, mã số thuế cá nhân,
tài khoản chứng khoán thì số phải đẹp, bằng lái, giấy phép lái xe thì họ đòi hỏi sự đặc
biệt ở… số thứ tự, thậm chí những thứ khó làm như chứng minh nhân dân, họ cũng
muốn phải làm vào ngày đẹp”.


TK ngân hàng VCB dễ làm hơn cả vì phổ biến và một người có thể sở hữu nhiều
tài khoản.
Loại số được ưa làm nhất hiện là tài khoản ngân hàng. Không ít lời rao làm tài
khoản số đẹp đã được phát tán trên các diễn đàn dành cho các doanh nhân, dân làm ăn
11


ở các lĩnh vực khác nhau, những người sẽ không tiếc tiền để có được dãy số đẹp để đối
tác nể phục trong làm ăn.
“Trong kinh doanh, chỉ cần khi giao dịch với khách hàng, khách hàng nhìn thấy
số tài khoản bạn đưa cho họ để chuyển tiền quá đẹp là đã đủ để nâng giá trị giao dịch.
Đối tác sẽ nghĩ là ‘Ngay cả số tài khoản mà cũng VIP thế, chắc làm ăn sẽ được lắm’.
Điều đáng nói là từ trước tới nay, hầu hết những người có số tài khoản đẹp thường là
khách hàng trung thành của ngân hàng và số tiền họ gửi trong nhà băng cũng thường
tầm vài tỉ đồng”, một nhân viên ngân hàng Vietcombank khẳng định.
Anh này khẳng định có thể dễ dàng tạo mới, tạo thêm tài khoản VCB, Visacard,
Mastercard, ATM và thậm chí là tài khoản của các ngân hàng khác như Đông Á,
SEAbank… với các loại số đẹp được phân loại theo giá tiền.
“Số ngẫu nhiên dễ nhớ thì chỉ khoảng từ 300.000 đến 1 triệu đồng thôi. Nhưng
nếu muốn các loại số như tam hoa, tứ quý, ngũ quý, lục quý, trùng với ngày tháng năm
sinh, số điện thoại hoặc chứng minh thư nhân dân thì sẽ phải trả cao hơn một chút”.
“Tôi là làm thử rồi, nhanh lắm”, anh Phan, chủ tài khoản 00x1xx1.888.666, một
nhà đầu tư chứng khoán ở TP HCM quả quyết với người viết. “Tôi chỉ cần đặt số
muốn có và gửi thông tin cá nhân cho người làm. Hôm sau anh ta gọi lại bảo đã có số
tài khoản như ý. Tôi chỉ cần gửi tiền vào là đã có thể sử dụng được dễ dàng. Trước khi
làm anh ta dặn đi dặn lại là chỉ khi có số tài khoản thì mới chuyển tiền, còn nếu không
chuyển sau 2 ngày thì tài khoản đó sẽ bị hủy.
Với chứng minh thư nhân dân, mỗi người chỉ được cấp một số duy nhất, thì dân
chơi số quay qua làm ngày cấp đẹp.


12


Giấy phép lái xe có... số thứ tự đẹp như mơ.
“Thủ tục này tưởng khó nhưng lại đơn giản lắm. Việc cấp lại chứng minh thư là
bình thường. Bạn chỉ cần mang chứng minh thư cũ đến địa điểm làm chứng minh và
nêu lý do hình ảnh của mình đã thay đổi nhiều so với hình ảnh trong giấy chứng minh
cũ. Tất nhiên, khi đó bạn đã có ‘làm việc’ với người môi giới trước để được đăng ký
vào ngày đẹp”, T. nói. Anh này cho biết vụ bội thu nhất của anh ta là vào ngày
09/09/2009 vừa qua. Lượng người đăng ký làm chứng minh thư hôm đó tăng đột biến
khiến hàng chục triệu đồng chảy vào túi T.
Thông thường khi làm chứng minh thư ngày đẹp, “cò” chỉ có thể làm được các
ngày trong tương lai gần, nghĩa là trong vòng 1,2 tháng sau khi nhận “đơn đặt hàng”.
Bằng quan hệ của mình, T. khẳng định có thể làm nhanh và lấy chứng minh cho
khách… trước cả ngày cấp đó vài ngày (nếu ngày đẹp trùng vào ngày nghỉ, nơi cấp
không làm việc). “Với điều kiện là người đó không được mang ra sử dụng trước khi
tới ngày đó”.
Không ít người còn tìm đến T. để nhờ làm cả chứng minh thư nhân dân cấp mới
có dãy số đẹp cho con cái hoặc cho… con sếp. “Thường những lúc như thế, tôi sẽ phải
xem số chứng minh lúc đó đang cấp đến đầu số nào, sau đó sẽ tư vấn cho khách. Con
số này sẽ theo con cái họ cả đời nên nhiều người sẵn sàng chịu chi lắm”.
Tuy nhiên, theo T., không phải lúc nào “công việc” của anh ta cũng suôn sẻ. Vẫn
có những chuyện “bể mánh”, nhận tiền của khách rồi nhưng lại không có được số ưng
ý, chủ yếu là vì mối quan hệ của anh ta có sự thay đổi hoặc những dãy số đẹp đã có
người khác… đặt trước.
Giấy phép lái xe và giấy đăng ký xe có vẻ như lại là những loại giấy tờ dễ làm số
đẹp hơn cả. Bởi dãy số duy nhất xuất hiện trên những tấm thẻ này (ngoài ngày cấp) là
“số thứ tự” và từ trước đến nay chẳng mấy ai để ý đến dãy số này vì chúng chẳng có
giá trị sử dụng nào cả. Nhưng với dân chơi số, đẳng cấp thể hiện ở mọi con số.

“Nhờ các mối quan hệ, chúng tôi có thể nhờ làm được các loại giấy tờ này ở
những số thứ tự rất đẹp cách xa đến hàng chục ngàn so với số thứ tự thực tế. Và giá
làm những loại số này cũng rất rẻ. Khách hàng đôi khi chỉ phải trả thêm vài trăm ngàn
đồng là đã có được những chiếc bằng lái ưng ý”.
Nguồn: vctv.vn
Thứ sáu, ngày 05/05/2010
13


2.

Sức khỏe mua rẻ… như bèo
Sức khỏe mua rẻ… như bèo
(ANTĐ) - Chuyện tưởng đùa nhưng đã và đang tồn tại suốt nhiều năm

qua trên địa bàn các thành phố lớn mà chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.
Chúng tôi muốn nói đến tình trạng bán giấy chứng nhận sức khỏe (giấy khám
sức khỏe) trái phép, kéo theo nó nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

Các BV luôn quá tải nên nhiều người
sẵn sàng bỏ tiền mua giấy khám sức khỏe
(ảnh minh họa)
Từ bán trực tiếp
Một trong những điểm nóng về bán giấy chứng nhận khám sức khỏe trên địa
bàn Hà Nội đã được phản ánh nhiều trong thời gian gần đây là khu vực trước cổng
BV ĐK Hà Đông. Mới đầu tháng trước, lãnh đạo BV ĐK Hà Đông đã phải ra một
công văn yêu cầu các cán bộ, y bác sĩ trong BV phối hợp cùng chính quyền địa
phương chấn chỉnh hoạt động này. Thế nhưng có mặt tại đây vào ngày 8-9, chúng
tôi tận mắt chứng kiến cảnh mồi chài bán giấy khám sức khỏe của các “cò mồi”
trước cổng BV vẫn diễn ra khá tự do, công khai.

Đường Cù Chính Lan dẫn thẳng vào cổng BV dài chỉ chừng 50m. Thấy tôi
tay cầm tập hồ sơ xin việc lững thững đi qua, bà bán hàng nước kiêm trông giữ xe
vỉa hè gọi với “gửi xe, khám sức khỏe không?”. Tạt vào uống cốc nước để tìm hiểu
thực hư, bà chủ hàng tiếp tục đon đả giới thiệu “cháu đi làm giấy khám sức khỏe
lái xe hay đi làm, bác bảo cô L. cô ấy làm cho, tội gì vào BV chờ đợi cả buổi chả
14


đến lượt”. Bà này chưa dứt câu thì người phụ nữ có tên L., chạc hơn 30 tuổi đang
ngồi ở cửa nhà tiếp lời “làm sức khỏe gì đưa chị làm cho, chị chỉ lấy chút tiền công
thôi còn giá khám như trong BV, vài phút có ngay”.
Tôi tỏ ý nghi ngờ, hỏi lại “khám sức khỏe để xin việc, chị làm được không?
Mà đây là làm ngoài hay làm trong BV, giấy khám sức khỏe của BV thật chứ?”.
Chị L. lên giọng khẳng định “tất nhiên là giấy chứng nhận của BV, chữ ký bác sĩ,
dấu đỏ của BV đàng hoàng. Nếu em làm thì chị lấy 120.000 đồng, ngồi đợi lấy
luôn không cần khám”. Để có sức thuyết phục hơn, chị L. chào tiếp “nếu em làm
thì ngồi đợi mấy phút, chị đi lấy giấy chứng nhận về thì đưa tiền cũng được, đảm
bảo giấy của BV hợp lệ 100%”… Tìm hiểu thêm tôi được biết, ở khu vực này tồn
tại khá nhiều “cò mồi” như L. Cơ quan chức năng của địa phương đã có lần rà soát,
xử phạt gần chục đối tượng bán giấy chứng nhận sức khỏe trái phép trước cổng BV
ĐK Hà Đông, nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa giải quyết được.
… Đến rao bán qua mạng
Ngoài hình thức bán giấy khám sức khỏe trực tiếp một cách “chui lủi” trước
cổng các BV lớn, rất nhiều cá nhân, tổ chức còn đăng thông tin bán giấy khám sức
khỏe trái phép trên các trang mạng internet. Chỉ cần vào trang tìm kiếm của
“google” dễ dàng tìm thấy hàng chục số điện thoại của những cá nhân rao thông tin
làm, bán giấy khám sức khỏe mà không cần khám. Cũng chính điều này đã
dẫn đến nhiều hệ lụy, nhiều câu chuyện bi hài, gây thiệt hại không nhỏ cho
cộng đồng, xã hội.
Các bác sĩ Khoa Khám bệnh - Cấp cứu, BV Việt Đức kể lại câu chuyện vừa

xảy ra tại BV này 2, 3 tháng trước. Một công ty phản ánh đến BV về một trường
hợp nhân viên vừa xin vào lao động tại công ty. Theo đó, trong giấy chứng nhận
khám sức khỏe của nhân viên này do BV Việt Đức cấp có ghi thông tin sức khỏe
người được khám tốt, không có gì bất thường, song thực tế người nhân viên được
khám sức khỏe này chỉ có 1 cánh tay, 1 cánh tay còn lại đã bị cụt từ nhỏ. Như thế
có thể nói các bác sĩ khám sức khỏe cho người nhân viên này đã… không hề khám.
Các bác sĩ Khoa Khám bệnh - Cấp cứu của BV Việt Đức phải lập tức đến xác minh
lại trường hợp này và phát hiện, giấy khám sức khỏe của người nhân viên trên là
giấy giả, con dấu không phải là dấu của BV Việt Đức.
Sau vụ việc trên, một nam điều dưỡng viên của khoa đã truy tìm thông tin
15


trên mạng và phát hiện có nhiều người rao bán đầy đủ giấy khám sức khỏe của tất
cả các BV lớn. Anh này đã trực tiếp gọi đến 1 số điện thoại của một người rao bán
trên mạng để hẹn gặp nhằm mua 1 giấy khám sức khỏe của BV Việt Đức với giá
60.000đ, kết quả hóa ra các loại giấy khám sức khỏe này đều dùng dấu giả. Tình
trạng này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của cơ sở y tế, lợi ích của các cơ quan
tuyển dụng lao động, học sinh hay đào tạo lái xe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi ích của người mua giấy khám sức khỏe trái phép.
Cần siết chặt
Theo quy định, chỉ các BV, cơ sở y tế có đủ điều kiện khám sức khỏe đã được
cơ quan chức năng của Nhà nước thẩm định thì mới được tổ chức khám, cấp giấy
chứng nhận sức khỏe cho người dân. Việc quản lý, cấp giấy chứng nhận sức khỏe
cũng phải được thực hiện một cách chặt chẽ. Quy định mới nhất của Bộ Y tế vừa
ban hành tháng 4-2010 về tăng cường kiểm tra công tác khám sức khỏe nhấn mạnh,
những trường hợp cố tình vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận sức khỏe, cấp
giấy chứng nhận bừa bãi, không đúng sự thật có thể bị xử phạt hành chính hoặc
truy tố. Giám đốc các cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả
khám sức khỏe, cũng như các hành vi vi phạm quy trình khám sức khỏe ở cơ sở

mình. Tuy nhiên việc thực hiện quy định không hề dễ dàng.

Nhiều BBV luôn đóng sẵn dấu đỏ ở mặt trong tờ giấy khám sức khỏe
Ông Nguyễn Khắc Hiền - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế đã
có công văn chỉ đạo tất cả các đơn vị trong và ngoài công lập nghiêm túc thực hiện
16


việc khám sức khỏe theo các quy định chuyên môn hiện hành. Đồng thời giao
Thanh tra Sở Y tế xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh, kiểm tra công tác khám,
cấp giấy chứng nhận sức khỏe tại các cơ sở khám sức khỏe trong và ngoài công
lập. Điều quan trọng nhất là phải siết chặt kỷ luật công tác khám sức khỏe từ trong
chính BV, xử lý nghiêm hành vi tuồn giấy chứng nhận sức khỏe đã đóng dấu ra
ngoài hoặc cấp giấy chứng nhận sức khỏe không đúng quy định.
Cũng theo ông Hiền, nhiều BV hiện vẫn đóng sẵn dấu đỏ trên 2 mặt giữa của
tờ giấy chứng nhận khám sức khỏe trước khi bán cho người bệnh đi khám sức khỏe
tại các phòng chức năng. Việc này dễ bị các “cò mồi” lợi dụng để làm giả giấy
chứng nhận, bán ra cho người bệnh tự điền các thông số sức khỏe mà không cần
khám. Sắp tới, Sở sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm siết chặt thực trạng này.
Duy Tiến
3.

Hai chữ “đi tù” trong hộ khẩu

Báo Tuổi trẻ
Thứ Ba, 30/11/2010, 06:33 (GMT+7)
Hai chữ “đi tù” trong hộ khẩu
TT - Án tích đã được xóa từ lâu - xem như chưa bị kết án, nhưng trong
hộ khẩu vẫn còn ghi hai chữ “đi tù” khiến nhiều người gặp trở ngại trên
đường hoàn lương.


Trang hộ khẩu của ông T. với phần ghi chú: “đi tù” - Ảnh: Đức
Tuyên
Một lá thư của bạn đọc gửi về tòa soạn bức xúc: “Trong lúc đi thi hành án thì
17


tôi bị cắt hộ khẩu và ghi trong hộ khẩu là “đi tù”. Khi chấp hành án xong, tôi về địa
phương nhập lại hộ khẩu, hai chữ “đi tù” vẫn còn nguyên trong đó, kể cả bây giờ
khi tôi đã được xóa án tích. Tôi không làm sao xin được việc làm khi nộp đơn xin
việc kèm theo sổ hộ khẩu này”.
“Đi tù” suốt đời?
Một trường hợp khác là ông N.Đ.T., ngụ quận 3, TP.HCM. Ông T. bị án tù 16
năm và bị cắt hộ khẩu từ tháng 3-1997. Trong hộ khẩu tại phần ghi chú “nơi
chuyển đến”, các cán bộ để trống nhưng riêng chỗ lý do chuyển đi có ghi rất cụ
thể: “đi tù”. Nhờ cải tạo tốt, ngày 2-9-2010 ông T. được đặc xá, tha tù trước thời
hạn. Ông T. đã tới Công an quận 3 xin nhập hộ khẩu lại và làm giấy chứng minh
nhân dân mới. Ông T. cho biết những cán bộ tại quận rất nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ và ông đã được đăng ký lại hộ khẩu vào ngày 15-10-2010. Thế nhưng phần ghi
chú lý do “đi tù” thì vẫn giữ nguyên trong hộ khẩu.
“Điều này có vẻ gì đó phân biệt chúng tôi. Theo tôi nghĩ, khi đã chấp hành
xong án phạt cải tạo thì tôi phải được đối xử như một công dân bình thường. Việc
vẫn để ghi chú “đi tù” trong hộ khẩu sẽ gây không ít khó khăn cho những người đã
cải tạo xong như chúng tôi khi đi xin việc cũng như hòa nhập cộng đồng” - ông T.
nói.

18


Không ít lần ông T. đi xin việc làm và bị từ chối

khéo khi người ta biết ông mới ra tù. “Trước đây từng

Định kiến còn nặng
Tại buổi lễ ra mắt

làm họa viên nên tôi muốn kiếm việc gì đó thích hợp Quỹ hoàn lương ở
để làm và tính học thêm ngành đồ họa để mong kiếm TP.HCM cuối tháng 8 vừa
tiền, ổn định cuộc sống. Tôi mơ ước có được dàn máy qua, ông Phạm Quốc Anh,
vi tính cũ để học đồ họa. Nhà cũng khó khăn, tôi có chủ tịch Hội Luật gia VN,
nghĩ đến việc đi làm thủ tục vay tiền ngân hàng để kể câu chuyện để dẫn
mua máy vi tính nhưng lại sợ gặp rắc rối nên đành chứng việc tạo điều kiện
thôi - ông T. tâm sự rồi thở dài - Mình đã lỗi lầm, mất cho người hoàn lương tái
cả một khoảng thời gian dài đi cải tạo, giờ chỉ muốn hòa nhập cộng đồng không
sống tốt, làm ăn, nuôi mẹ già và con cái để bù lại phải dễ dàng: ở một tỉnh,
những hi sinh mất mát của mọi người...”.

có hơn chục người được ra

Trước ngày 1-7-2007, ngày Luật cư trú có hiệu tù cùng nhau lập nhóm xe
lực, những người chấp hành án phạt tù giam (gọi tắt là ôm chở khách, chở hàng
đi tù) sẽ bị xóa tên trong sổ hộ khẩu gia đình (theo với giá rẻ, làm việc tận
thông tư số 11/2005/TT-BCA-C11 ngày 7-10-2005 tâm, trung thực nên đắt
của Bộ Công an). Không có văn bản của trung ương khách. Thế rồi đến một
hướng dẫn chi tiết cách ghi lý do xóa hộ khẩu đối với ngày, một số người dân
những người đi tù, riêng tại TP.HCM, Công an TP có quanh vùng biết được dĩ
hướng dẫn số 06/HD-CATP (PC13) ngày 7-4-1998.
vãng đi tù của họ, đã rỉ tai
Theo đó, phía dưới trang ghi tên người bị xóa nhau không đi xe ôm nữa
trong sổ hộ khẩu ở phần ghi “Chuyển đi ngày... Nơi vì biết đâu sẽ bị nhóm
chuyển đến...”, cơ quan quản lý hộ khẩu địa phương cướp giật, lừa đảo... nên

sẽ ghi lý do bị xóa khẩu như: “đi chấp hành án phạt chẳng bao lâu sau nhóm
tù”, “chấp hành bản án phạt tù” hoặc “đi tù về tội này phải tan rã. Điều đó
danh...”.

cho thấy định kiến của xã

Hướng dẫn này, bên cạnh điểm thuận lợi là giúp hội vẫn còn rất nặng đối
địa phương dễ dàng biết được những người đi tù thì với những người đã được
có mặt hạn chế là dù muốn dù không đã làm phát sinh ra tù.
nỗi đau khổ đeo bám dai dẳng những người có quá
khứ ở tù. Có khi những dòng chữ ấy “sống” bên họ trọn đời. Nó trở nên nặng nề
hơn, khoét sâu thêm sự mặc cảm khi những người này và gia đình họ có giao dịch
19


nào đó (xin việc làm, mua bán nhà, đi chứng thực, chứng nhận giấy tờ...) mà cần
đến sổ hộ khẩu.
Khó được đổi hộ khẩu mới
Ngày 1-7-2007, Luật cư trú có hiệu lực. Một trong những điểm tiến bộ của
luật này là có sự thay đổi về cơ chế quản lý cư trú. Cụ thể là những trường hợp
“chấp hành án phạt tù trong các trại giam” sẽ không bị xóa tên trong sổ hộ khẩu
như trước đây. Tức là trong sổ hộ khẩu của những người này không có dấu vết gì
về việc họ từng đi tù. Điều đó đã góp phần xua tan mặc cảm cho những người đi tù
về vì không phải bị phơi bày trong sổ hộ khẩu và cũng là điều kiện thuận lợi để họ
nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng.
Từ năm 2000 đến nay, ở nước ta có hơn 132.433 người được đặc xá, tha tù
trước thời hạn. Như vậy nhiều người trong số họ vì đi tù trước ngày 1-7-2007 nên
đã bị ghi trong sổ hộ khẩu hai chữ “đi tù”.
Khi chúng tôi đề cập việc liệu người được ra tù có quyền đề nghị cơ quan
chức năng đổi sổ hộ khẩu NK3a (gọi tắt là sổ cũ) sang sổ hộ khẩu theo mẫu mới

HK08 (gọi tắt là sổ mới) để không còn bị ai thấy phần trang của sổ cũ có hai chữ
“đi tù”, thì một số cán bộ có chức năng thực hiện việc cấp, đổi sổ hộ khẩu cho rằng
chưa thể thực hiện. Bởi lẽ cơ quan quản lý cư trú không thể cấp sổ mới nếu sổ cũ
không bị mất, không bị hư hỏng.
Liệu có thể áp dụng điểm a mục 5 phần II thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11
ngày 1-7-2007 của Bộ Công an, theo đó, các trường hợp đã cấp sổ hộ khẩu gia
đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể theo quy định trước đây vẫn tiếp tục có
giá trị sử dụng, từ ngày 1-7-2007 nếu có nhu cầu đổi sang sổ hộ khẩu theo mẫu mới
thì được đổi lại?
Một số cán bộ chức năng cho biết không áp dụng được vì hiện không có quy
định hướng dẫn thế nào thì được xem là “nếu có nhu cầu”, nhu cầu nào thì được
đổi sang sổ mới, thủ tục đổi sổ thực hiện ra sao... Do đó ở một số nơi, cơ quan quản
lý cư trú hiểu rằng “nếu có nhu cầu” là khi sổ cũ bị hư hỏng, chữ bị mờ, bị nhòe,
hoặc bị mất...
Tuy nhiên, hiện có một số địa phương tiến hành đổi sổ cũ sang sổ mới cho
người dân theo kiểu đại trà, hoặc đổi cuốn chiếu theo từng phường, xã, khu vực để
đồng loạt người dân trên địa phương mình dùng chung mẫu sổ mới, mà không căn
20


cứ vào việc người dân “có nhu cầu” hay không.
Theo chúng tôi, nên chăng có quy định cho phép những người đã ra tù được
đổi sổ hộ khẩu mới khi họ có nhu cầu vì đó là một yêu cầu hết sức chính đáng của
người dân.
BẢO TRÂM - LỆ THU - ĐỨC TUYÊN
4.

“Đăng kí kết hôn” với chị nhưng… cưới em
"Đăng ký kết hôn" với chị nhưng... cưới em
Trong cuốn sổ lưu đăng ký kết hôn tại xã Diễn Vạn (Diễn Châu, Nghệ


An) mang tên người em, nhưng trong tờ giấy chứng nhận kết hôn lại đứng tên
người chị ruột.
Như TS đã phản ánh trong bài viết "Lời kêu cứu từ người mẹ chịu án ngoại
tình bị bắt con", chị Trần Thị Hòa (SN 1986) ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
kết duyên cùng Nguyễn Văn Công (SN 1979, quê Diễn Châu, Nghệ An) từ năm
2003.
Cuộc sống vợ chồng của chị Hòa chỉ kéo dài được 3 năm và sau đó hai người sống
cuộc sống ly thân bởi anh Công ghen tuông, nghi chị Hòa ngoại tình mặc dù chưa
lần nào bắt được quả tang hay có chứng cứ kết tội vợ, tất cả chỉ dừng lại mức...
nghe đồn. Khi cuộc hôn nhân của chị Hòa chưa được tòa án giải quyết thấu đáo thì
người chồng đã nhanh chóng lấy vợ khác.
Bức xúc trước hành động của gia đình chồng, chị Hòa đã gửi đơn đến các cơ
quan chức năng nhờ giúp đỡ. Qua tìm hiểu, cuộc hôn nhân của vợ chồng Công Hòa, phóng viên phát hiện ra nhiều tình tiết bất thường từ cơ quan tư pháp.
Thời điểm anh Công và chị Hòa đến với nhau thì chị Hòa vẫn chưa đủ tuổi kết hôn,
nhưng chính quyền xã Diễn Vạn lại tác hợp cho họ thành vợ thành chồng. Trao đổi
với ông Hoàng Minh Long, Chủ tịch xã Diễn Vạn về vấn đề này, ông Long...
không tin: "Không có chuyện đó được vì Tư pháp ở xã làm việc rất nghiêm túc".

21


Ông Hùng, cán bộ tư pháp kiểm tra lại giấy tờ đăng ký hôn nhân của vợ
chồng anh Công - chị Hòa.
Nói đoạn, ông Long cầm điện thoại gọi ông Hoàng Ngọc Hùng, cán bộ tư
pháp của xã Diễn Vạn, đưa giấy tờ, sổ sách liên quan đến cặp vợ chồng Công - Hòa
lên chứng minh.
Theo cuốn sổ đăng ký kết hôn mã số 01 TP/HT-1999-B mở ngày 6/1/2000 và
khóa ngày 1/10/2003, ở số thứ tự 28 trang 48 có ghi ngày anh Công, chị Hòa đăng
ký kết hôn là 21/8/2003. Nhưng ngày tháng năm sinh lưu sổ chị Hòa không phải

năm sinh 1986 mà ghi "khống" hơn 2 năm: 12/2/1984.
Phía sau phần khai báo họ tên và quê quán của chị Hòa, mục 9 trang này
(giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ hợp lệ thay thế, số, nơi cấp, ngày cấp - pv) ghi
chú thích duy nhất chỉ có 1 tờ khai. Tuy nhiên, ông Hùng cho biết tờ khai này hiện
chưa tìm thấy do bị thất lạc: "Lúc chị Hòa đăng ký kết hôn có một tờ giấy giới
thiệu từ Quảng Bình, nhưng do chuyển văn phòng mấy lần nên bị lưu lạc" (?!)

22


Giấy chứng nhận kết hôn mang tên và CMT chị Trần Thị Hiền nhưng đã bị
sửa lại tên Hòa.
Tuy nhiên sự việc không đơn giản như vị cán bộ tư pháp nói, bởi khi anh
Công đưa tờ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ra cho mọi người xem thì nội dung
họ tên đã bị tẩy xóa không giống với tờ giấy đăng ký kết hôn đã được photo sẵn,
còn số chứng minh thư đăng ký hoàn toàn không trùng với số 194901688 của chị
Hòa ghi trong sổ hộ khẩu. Ngược lại, nó lại trùng với... chị Trần Thị Hiền ngày
sinh 12/2/1983, số chứng minh thư 194139351, là chị gái ruột của chị Hòa.

23


Số chứng minh thư trong giấy hôn nhân trùng với số chứng minh thư chị
Trần Thị Hiền.
Một thủ tục đăng ký kết hôn thật sự có vấn đề, thế mà chính tay ông Hùng
cán bộ tư pháp và ông Phạm Khắc Tường giữ chức vụ chủ tịch lúc bấy giờ (năm
2003) chấp thuận cho cuộc hôn nhân nhân nằm trong diện "tảo hôn"!
Trường hợp anh Công và chị Hòa liệu đã phải là duy nhất xảy ra trên địa bàn xã
Diễn Vạn? Vì sao ông chủ tịch và cán bộ tư pháp lúc bấy giờ đặt bút ký chấp thuận
cho hai chị em ruột Hòa - Hiền "nên duyên" cùng với anh Công trong cùng một

ngày? TS xin nhường những câu trả lời lại cho các bộ phận chức năng liên quan.
5.

“Cảm ơn cô đã đuổi học em”
'Cảm ơn cô đã đuổi học em...'
Cập nhật lúc 17/05/2011 01:45:00 PM (GMT+7)
- “Những dòng lưu bút, lời tri ân của học trò có thể nhiều năm sau

mình mới nhận được từ các học trò. Nhưng đó thực sự là tấm lòng chân thành
nhất, xúc động nhất, là vinh dự, tự hào nhất cũng là niềm động viên lớn lao để
những giáo viên như mình gắn bó với nghề” – Cô Trần Thị Hải Yến, Phó Hiệu
trưởng Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm (Hà Nội) tâm sự.

24


Cô Trần Thị Hải Yến
Thời nào cũng vậy, theo cô Hải Yến, chia tay học trò nào cũng bịn rịn, lưu luyến.
Tình cảm gắn bó ấy là không bao giờ đổi thay. “Chỉ có điều khác là hiện nay các
em có thêm công nghệ thông tin, điều kiện để lưu giữ các kỉ niệm thông qua công
nghệ thôi”.
Nhân chuyện lưu bút thưở học trò, cô Hải Yến bùi ngùi nhớ lại và sẻ chia hai
câu chuyện “mãi không thể quên” về những lời tri ân các học trò đã dành cho
mình.
“Lời tri ân gần đây nhất mình nhận được là của học sinh tôi dạy hồi mới ra trường
(năm 1993). Tôi dạy Hóa và chủ nhiệm lớp em học sinh trên.
Những clip độc đáo mùa bế giảng
Đầu năm nay các em họp lớp, em đã ra ôm lấy tôi, hỏi tôi còn nhớ tên không.
Tôi nói đúng tên em. Và cậu ấy xúc động nói: “Cô ơi, hôm nay em phải nói với cô,
giờ học

vị của em là hơn cô rồi. (bạn ấy đã là Tiến sĩ) nhưng em sẽ không bao giờ
trưởng thành được như ngày hôm nay nếu không có cô.
Cô làm cho em một thứ mà cô không làm cho những người khác. Cô đã đóng
tiền học phí cho em suốt 3 năm, dạy thêm cho em mà không hề lấy tiền. Nhà em
nghèo lắm, không có cô em có lẽ đã không tới trường được”.
Cô Hải Yến nhớ lại: “Nhưng đâu phải mình chỉ làm giúp em. Với nhiều em
25


×