Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

tiểu luận lao động nhà báo sưu tầm các tác phẩm báo chí về một sự kiện, nhân vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.57 KB, 52 trang )

Đề tài: Sưu tầm các tác phẩm báo chí về một sự kiện, nhân vật hoặc
một vấn đề thời sự trên báo chí năm 2012 và phân tích các góc nhìn của các
nhà báo khi thông tin về sự kiện, nhân vật hoặc vấn đề thời sự đó.
Đề tài lựa chọn để phân tích, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm cho
bản thân là: Vụ cưỡng chế đất ở thôn Cống Rộc- xã Vinh Quang- huyện Tiên
Lãng- T.p Hải Phòng.

1


I. Khái quát nội dung chính của sự kiện:
Đoàn Văn Vươn (1963) sinh sống tại Cống Rộc , xã Vinh Quang,
huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, từng phục vụ trong quân đội nhân
dân Việt Nam, là kĩ sư nông nghiệp tốt nghiệpĐại học Nông nghiệp Hà
Nội. Từ năm 1993, ông Vươn thực hiện việc quai đê lấn biển để nuôi trồng
thủy sản. Ông khởi nghiệp bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè, người
thân và ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình lấn biển, bao
gồm cái chết của con gái đầu 8 tuổi bị rơi xuống cống chết đuối trong một
lần theo bố mẹ ra đầm.
Cụ thể, năm 1993, huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho Đoàn
Văn Vươn diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh
Quang để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14
năm. Trong quá trình sử dụng ông đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt quá
diện tích được giao.
Từ năm 1995, ông đã xây được một con đê cao tạo thành bờ bao cho
một vùng đầm rộng lớn hàng chục ha cùng hàng ngàn cây sú, vẹt mọc lên
tạo thành cánh rừng chắn sóng. Gia đình ông đã có đầm nuôi tôm, cá để sinh
sống.
Tháng 3 năm 1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện
tích lấn biển ngoài diện tích được giao. Tháng 4 năm 1997, huyện Tiên Lãng
ra quyết định giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao,


thời hạn 14 năm. Tổng cộng ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi
trồng thủy sản.
Đê lấn biển của ông còn được cho rằng đã góp phần giúp nhân dân
trong vùng không phải lo vỡ đê mỗi khi bão lũ. Ông Vươn đã đắp được một

2


số đoạn đê để bảo vệ đầm thủy sản của mình, ví dụ như đoạn đê công vụ.
Chính quyền huyện sau này cũng đắp thêm được một số đoạn nhỏ của đê
công vụ, nhưng lại nhận rằng chính quyền đã có công đắp đê chứ không phải
ông Vươn. Việc này đã bị người dân địa phương phản đối.
Diễn biến:
Đến thời điểm hết hạn giao đất, năm 2009, huyện Tiên Lãng đã làm thủ
tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn
đã khiếu nại việc thu hồi 19,3ha đất lên huyện, sau đó không đồng tình quyết
định của huyện, ông khởi kiện lên Tòa án.
Ngày 27 tháng 1 năm 2010, Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm
và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên quyết định thu hồi. Đoàn
Văn Vươn tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm. Tóa án Nhân dân thành phố
Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa
thuận”: nếu ông rút đơn thì UBND huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.
Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19 tháng 4 năm 2010,
ông Vươn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, Tòa án Nhân dân
thành phố Hải Phòng quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành
chính này. Sau đó, huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với
ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn vẫn yêu
cầu huyện tiếp tục cho ông thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với
lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân

đội do phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế
nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả. Đoàn Văn Vươn vắng
mặt vì lúc đó bận lên Viện Kiểm sát nhân dân Hải Phòng kháng cáo nhưng

3


gia đình đã dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả nhằm vào lực lưỡng
cưỡng chế, hậu quả là 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị thương.
Kết quả:
Sau vụ cưỡng chế bất thành ngày 5 tháng 1, quyết định thu hồi đất bị
tạm hoãn, 4 người thuộc ngành công an và 2 thuộc ngành quân đội nhân dân
bị thương. Cơ quan công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết
người và chống người thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và các đối
tượng tham gia liên quan, các ông Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966); Đoàn
Văn Vươn (sinh năm 1963); Đoàn Văn Sinh (sinh năm 1957) và Đoàn Văn
Vệ (sinh năm 1974), ngôi nhà 2 tầng của Đoàn Văn Vươn dùng cố thủ bị phá
hủy, mà Phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung Thoại cho là do "nhân
dân bất bình nên vào phá" và người dân rất đồng tình với việc cưỡng chế
này. Cơ quan công an cũng khởi tố Phạm Thị Báu (sinh năm 1982) và
Nguyễn Thị Thương (sinh năm 1970, vợ ông Vươn) và đang truy tìm hai
người khác là Đoàn Văn Thoại (sinh năm 1970) và Phạm Văn Thái (sinh
năm 1977).
Tuy nhiên việc thu hồi đất đã bị hủy bỏ, chủ tịch UBND và Bí thư Đảng
ủy xã Vinh Quang cũng bị đình chỉ chức vụ. Ngày 10 tháng 2, thủ tướng
chính phủ đã yêu cầu chính quyền địa phương thi hành các thủ tục cho phép
gia đình ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất đã giao. Chiều ngày 23 tháng 2
năm 2012, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng bị cách chức.
Đây là diễn biến chính của sự kiện cưỡng chế đất ở Tiên Lãng. Nắm ro
đôi nét khái quát về vấn đề để kiểm chứng những thông tin được đăng trên

báo chí. Đồng thời phân tích đánh giá những gì đã làm được, làm tốt và
những gì báo chí ta còn yếu, còn thiếu khách quan trong toàn bộ sự kiện.

4


II. Vai trò và ý nghĩa của vấn đề
Sự kiện ở Tiên Lãng đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều độc giả và dĩ
nhiên nó là một đề tài nóng hổi mà báo chí muốn phản ánh, muốn mang đến
cho công chúng của mình.
Đây là sự kiện được đánh giá là đỉnh điểm của mâu thuấn đất đai ở Việt
Nam, nó vẽ nên hình ảnh chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở địa phương còn nhiều
bất cập và luật đất đai không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích thiết thực
cho người dân. Sự kiện này phơi bày những “thói hư” đang ăn sâu, bám rễ
trong bộ máy lãnh đạo của nước ta. Và báo chí góp một phần không nhỏ vào
việc lôi những sai lầm khuyết điểm của họ ra ánh sáng.
Nhưng phân tích một cách thấu đáo về vai trò của báo chí trong vụ việc
ở Tiên Lãng mơi có thể thấy rằng báo chí ta còn tồn tại nhiều điểm bất cập
lắm.
Tiên Lãng như một miếng mồi béo bở của báo báo chí. Ban đầu nó là
một thông tin mới mẻ về “giang hồ” đất Cảng. Sau nữa nó là những sai lầm
nguy hiểm, những thủ đoạn lưu manh của quan chức. Không chỉ thế, gia
cảnh của gia đình ông Vươn sau cưỡng chế, những công trạng của ông cũng
được khai thác không sót chi tiết nào….
Có rất nhiều đề tài được báo chí sử dụng trong sự kiện này, có đề tài
chuẩn xác, là thông tin đắt giá. Nhưng có những đề tài đọc lên đã không thể
chấp nhận được.
Trong số những bài viết ấy, có những tác phẩm đã làm tốt công tác
thông tin cho độc giả. Có những bài viết lại viết ra chỉ để độc giả đánh giá
năng lực báo chí của người viết, và cũng chỉ để đội ngũ nhà báo hiện đại

thấy xấu hổ vì lối làm việc thiếu nghiêm túc, thiếu cả kỹ năng, trí tuệ…
5


Điều thứ nhất báo chí làm được đó là thông tin về vụ việc một cách
nhanh chóng, kịp thời, cập nhật nhanh diễn biến của vụ việc.
Thứ hai, các nhà báo đã góp phần vạch trần những sai trái của bộ máy
lãnh đạo huyện Tiên Lãng. Nói hộ người dân những uất ức mà họ phải chịu
đựng trong suốt thời gian qua.
Thứ ba, đưa ra được chính kiến của các nhà chính trị gia, những vị
tướng tài về vụ việc này.
Thứ tư, điều quan trọng nhất là đã tạo ra được một làm sóng dư luận xã
hội để bênh vực ông Đoàn Văn Vươn. Buộc lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải
xem xét lại hệ thống quyền lực của chính mình để thay đổi và để làm khác đi
những gì đã có.
Em cho rằng như vậy là báo chí phần nào đã thể hiện được khả năng
của mình, và đã sử dụng tốt thứ được gọi là quyền lực thứ 4.
Công trình nghiên cứu của em được khảo sát trên các trang báo mạng
như: Vnmedia, Vnexpess, Dân trí, Giáo dục Việt Nam, Người Lao Động,
Thanh Niên, Tuổi trẻ online, Báo mới, Lao Động…
Sự kiện Tiên Lãng là một mảng đề tài cho phép nhà báo có nhiều góc
độ tiếp cận và khai thác thông tin. Tuy nhiên, để làm nổi bật được tác phẩm
của mình mỗi nhà báo cần những phong cách riêng và chuỗi kinh nghiệm,
hiểu biết sâu rộng về góc mà mình muốn tiếp cận.
Vụ việc ở Hải Phòng là vụ mà báo chí nước ta đã làm khá tốt, có đến
hơn 1.200 bài viết về vụ việc này mà góc độ tiếp cận cũng phong phú không
kém.
Tuy nhiên, như đã nhận định, không phải nhà báo nào tòa soạn báo
cũng hoàn thành tốt vai trò to lớn của mình trong việc định hướng thông tin.
6



Có những bài viết có cái nhìn phiến diện, không suy xét vấn đề một cách
thấu đáo làm độc giả ngả hoàn toàn theo một phía mà thiếu đi cái nhìn chuẩn
xác về sự việc. Nhà báo là người thông tin, nhưng đồng thời cũng là người
định hướng thông tin. Do vậy, trong mỗi bài viết đều cần có đánh giá khách
quan để không đẩy dư luận đi lệch hướng vấn đề. Nhà báo tuyệt đối không
thể là người “ăn theo, nói leo”.

III. Tiên Lãng và những góc độ tiếp cận của báo chí
Việt Nam.
Xin được phân tích các góc nhìn cơ bản của báo chí Việt Nam theo trình
tự của sự việc và đây cũng chính là trình tự thông tin trên các trang báo
mạng ở Việt Nam.
Ngày 5/1/2012 vụ cưỡng chế đất của ông Đoàn Văn Vươn nổ ra. Tổng
cộng có 6 tòa soạn báo đưa tin về vụ việc này đầu tiên: VOVNews, An ninh
Thủ đô, Thanh niên, Dân trí, Đất Việt và Tiền phong.

1. Sự kiện Tiên Lãng- nhìn từ phía chính quyền địa
phương.
Sau khi sự kiện xảy ra được một ngày, trên số ra ngày 6/1 trên báo
Người lao động có đăng bài:

Cưỡng chế thu hồi đất tại Hải Phòng: Sáu người bị bắn
trọng thương
Thứ Sáu, 06/01/2012 07:17
Đối tượng bị cưỡng chế đã chống đối bằng cách rải bom xăng tự
chế, bắn súng vào lực lượng chức năng

7



Lực lượng cảnh sát cơ động được điều đến hiện trường để bao vây những
đối tượng tấn công công an
Sáng 5-1, tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng đã xảy ra
một vụ dùng súng, mìn tự tạo để chống lại lực lượng chức năng tiến hành
cưỡng chế khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của hộ ông Đoàn Văn Vươn
(SN 1963, trú tại xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng). Trưởng Công an huyện
Tiên Lãng cùng 5 sĩ quan, chiến sĩ công an và quân đội bị bắn trọng thương.
Tại buổi họp báo vào chiều cùng ngày, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch
UBND huyện Tiên Lãng, cho biết: Việc thu hồi 38,5 ha đầm nuôi trồng thủy
sản tại bãi bồi sông Văn Úc, khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang do ông
Đoàn Văn Vươn quản lý đến nay đã hết thời gian giao đất theo thẩm quyền.
UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức lực lượng cưỡng chế gồm các ngành
chức năng của UBND huyện, có lực lượng công an, Ban Chỉ huy Quân sự
huyện tham gia.

8


Khoảng 7 giờ 30 phút cùng ngày, khi được lãnh đạo UBND huyện Tiên
Lãng mời ra trụ sở UBND xã Vinh Quang để tống đạt quyết định cưỡng chế
thu hồi đất đầm bãi nuôi trồng thủy sản, ông Vươn đã không ký.
Ngay sau đó, tổ công tác của UBND huyện Tiên Lãng ra hiện trường để
tổ chức thu hồi đất. Khi đoàn công tác cưỡng chế bí mật tiếp cận ngôi nhà
của ông Vươn xây dựng trên diện tích đất này thì bất ngờ một quả mìn tự
chế phát nổ hất văng 2 chiến sĩ Công an huyện Tiên Lãng.
Trước tình hình hết sức nghiêm trọng, Thượng tá Phạm Văn Mải,
Trưởng Công an huyện Tiên Lãng, dẫn đầu tổ công tác khác tiếp cận ngôi
nhà, kêu gọi đối tượng giao nộp vũ khí và chấp hành lệnh cưỡng chế.

Thế nhưng, từ trong nhà, nhiều đối tượng chĩa súng bắn đạn hoa cải liên
tiếp nhả đạn vào lực lượng chức năng, làm 4 chiến sĩ công an và một số bộ
đội bị thương.
Trong số này, nặng nhất là anh Vũ Anh Tuấn (33 tuổi, đại úy, quyền đội
trưởng Đội CSĐT TP về ma túy Công an huyện Tiên Lãng) bị nhiều vết
thương ở vùng cổ và ngực. Thượng sĩ Đỗ Xuân Trường (Đội CSĐT tội phạm
về ma túy) bị vỡ nhãn cầu trái. Thượng tá Phạm Văn Mải bị nhiều vết
thương vùng lưng và chân, trong đó có một viên đạn nằm giữa gan và
thận…
Hàng trăm cảnh sát đã được huy động xuống hiện trường, chia làm 3
mũi bao vây ngôi nhà nơi các đối tượng đang cố thủ. Tuy nhiên, các đối
tượng đã chuẩn bị đối phó từ trước, rải bom xăng tự chế, xăng, rơm, bình gas
kích nổ bằng kíp mìn khắp đường đi vào ngôi nhà.
Đến 12 giờ cùng ngày, lực lượng công an đã phải phóng lựu đạn cay
vào ngôi nhà rồi xông vào bên trong. Tuy nhiên, lúc này các đối tượng đã bỏ
trốn. Hiện cơ quan chức năng đang ráo riết truy lùng các đối tượng trên.
Mai Phương. Báo Nld.com.vn
9


Đây là bài viết thuật lại thông tin từ vụ cưỡng chế dựa vào những thông
tin khai thác được từ chính quyền. Khi đọc tác phẩm này công chúng đã có
những nhận đinh sau:
Bạn đọc: Xuan Ngoan - 06/01/2012 09:11
Nhân đạo với kẻ thù là tàn ác với chính mình, tàn ác với cả những
người xung quanh ta. Với những đối tượng như thế cứ tiêu diệt luôn, tôi nghĩ
mọi người sẽ ủng hộ thôi.
Lão hưu trí - 06/01/2012 04:20
Trước đối tượng cố thủ sử dụng hỏa lực, sau khi bắn cảnh cáo và kêu
gọi đầu hàng không được. Lực lượng vũ trang , phải sử dụng hỏa lực hạ thủ

ngay

.

Xin chia sẻ với các chiến sĩ bị trọng thương !
Quang Dũng - 06/01/2012 21:38
Tại sao lúc đó không nổ súng tiêu diệt đối tượng, để bây giờ phải đi
tìm...
nhuoc hue - 06/01/2012 21:34
những sự việc này chỉ có ở Hải Phòng!
nguyen van be - 06/01/2012 20:59
Vẫn thiếu cương quyết. Cho nó nếm mấy quả lựu đạn hơi cay sau 5' suy
nghĩ xem nào, sau đó chỉ cần 3 đặc nhiệm vào thôi - đào nền nhà nó luôn
được. Trấn áp kiểu này còn bị thương nhiều !
nguyenphananh - 05/01/2012 18:50
Lại vẫn là địa bàn Hải Phòng.Cần có biện pháp mạnh có tính răn đe cao
làm gương cho toàn quốc thì mới trị được căn bệnh chống người thi hành
công vụ được”
Đứng trên lập trường của chính quyền nhà báo đã nhìn thấy sự sai
phạm nghiệm trong của ông Đoàn Văn Vươn mà không hề chú đến lý do
10


phản kháng, hay những khúc mắc không dễ dàng tháo gỡ từ phía chính
quyền.
Thông tin mang tính một chiều này đã mang lại cái nhìn, cách đánh giá
không toàn diện từ phía công chúng. Đây không phải là cách làm của một
nền báo chí lành mạnh. Khi khai thác thông tin, nhà báo thực sự đã chưa đi
hết tận cùng của sự việc, khai thác thông tin trên một kênh duy nhất mà
không chú ý theo doi những ý kiến phản hồi của người dân.

Số lượng người bị thương là một con số đáng chú ý, chống người thi
hành công cụ cũng là một hiện tượng đáng phê phán nhưng không thể phớt
lờ những ý kiến của dư luận xung quan hiện trường vụ án. Báo chí là sự
tham gia và xung kích, nhưng đồng thời báo chí còn là kênh thông tin chính
xác, trung thực và đúng bản chất. Điều này, trong những ngày đầu báo chí
Việt Nam liệu đã làm tốt?

2. Sự kiện Tiên Lãng với góc nhìn đúng đắn về những sai
phạm của địa phương.
Sau đó, ngày 7/1 trên trang Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có một
bài viết bước đầu minh bạch được thông tin từ vụ cưỡng chế.

Vụ sáu cán bộ bị bắn khi tham gia cưỡng chế: Khởi tố vụ
án giết người
Yêu cầu thẩm phán giải trình về biên bản thỏa thuận. Huyện: Nếu
rút đơn kháng cáo sẽ cho thuê đất. Chánh án: “Biên bản không có giá
trị, có thể gây hiểu lầm!”.
Như đã thông tin, sáng 5-1, trong khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất
đầm nuôi trồng thủy sản tại khu cống Rộc (xã Vinh Quang, huyện Tiên
Lãng, Hải Phòng), bốn công an, hai bộ đội công binh đã bị bắn bằng súng
hoa cải.
Tìm hiểu hồ sơ vụ việc, chúng tôi phát hiện nhiều tình tiết đáng quan
tâm trong quá trình xử lý, thu hồi khu đầm này.
Huyện: Nếu rút đơn kháng cáo sẽ cho thuê đất
11


Vụ chống người thi hành công vụ nghiêm trọng này xảy ra khi UBND
huyện tổ chức cưỡng chế thu hồi đất theo quyết định thu hồi trước đó đã bị
các hộ dân kiện. Tuy nhiên, theo chánh án TP Hải Phòng, quá trình giải

quyết vụ án, thẩm phán cấp phúc thẩm đã ban hành một văn bản gây hiểu
lầm.
Tìm hiểu vụ việc trên, được biết sau khi UBND huyện Tiên Lãng ra các
quyết định thu hồi đất đầm thủy sản tại xã Vinh Quang, một số hộ dân đã
khởi kiện quyết định này ra TAND huyện Tiên Lãng. Năm 2009, TAND
huyện Tiên Lãng đã ra phán quyết bác đơn khởi kiện của các hộ dân, giữ
nguyên quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Tuy nhiên, các
hộ dân đã kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng.
Ngày 9-4, Thẩm phán Ngô Văn Anh, TAND TP Hải Phòng, đã tổ chức
cho đại diện UBND huyện Tiên Lãng và một số hộ dân, trong đó có ông
Đoàn Văn Vươn và ông Vũ Văn Luân gặp gỡ. Thẩm phán Ngô Văn Anh
lập Biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc
giải quyết vụ án, trong đó ghi nhận: Các hộ dân trình bày UBND huyện Tiên
Lãng giao đất cho các hộ dân chứ không phải cho thuê. Căn cứ theo Điều 37
Luật Đất đai, đất nuôi trồng thủy sản người dân được giao 20 năm, tính theo
mốc từ năm 1993. Vì vậy quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên
Lãng không tuân thủ theo quy định của luật. Ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng
phòng TN&MT, đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng,
nói nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định
của pháp luật.

Biên bản và văn bản trả lời thể hiện “nếu các hộ dân rút đơn thì huyện
sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp luật”. Ảnh: KIM LINH
12


Sau đó các hộ dân đã rút đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của
TAND huyện Tiên Lãng. Ngày 20-4-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh ra
quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính và bản án sơ
thẩm của TAND huyện Tiên Lãng có hiệu lực từ ngày ra quyết định này. Khi

ông Đoàn Văn Vươn có đơn kiến nghị gửi TAND TP Hải Phòng, ngày 25-62010, Thẩm phán Ngô Văn Anh đã có văn bản trả lời nêu: “Trong quá trình
giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, TAND TP Hải Phòng đã tạo điều kiện để
các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án… Để được thuê đất,
ông cần làm đơn (và hồ sơ xin thuê đất) gửi UBND huyện Tiên Lãng”.
Chánh án: “Biên bản không có giá trị, có thể gây hiểu lầm!”
Tháng 11-2011, ông Lê Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên
Lãng, ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất đầm tại Vinh Quang.
Trả lời câu hỏi vì sao không giải quyết vụ việc theo quy trình thi hành
biên bản nêu trên hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND
huyện Tiên Lãng, bà Nguyễn Thị Mai, Chánh án TAND TP Hải Phòng, cho
biết biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc
giải quyết vụ án mà Thẩm phán Ngô Văn Anh lập không có giá trị pháp lý
trong tố tụng hành chính. Biên bản chỉ là căn cứ để sau đó tòa ra quyết định
đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Về việc thi hành án, cơ quan thi hành án chỉ
thi hành phần liên quan đến tài sản trong vụ án. Còn quyết định hành chính
thì cơ quan nào ra quyết định, cơ quan đó thực hiện. Trong trường hợp thu
hồi đất thì cơ quan nào giao đất, cơ quan đó ra quyết định thu hồi.
Tuy nhiên, bà Mai thừa nhận biên bản thỏa thuận này có thể gây hiểu
lầm cho người dân khiến họ coi đó là căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc.
TAND TP Hải Phòng sẽ phải rút kinh nghiệm về việc này. TAND TP cũng sẽ
yêu cầu Thẩm phán Ngô Văn Anh báo cáo vụ việc, xem xét trách nhiệm của
tòa tới đâu. Nếu phát sinh tình tiết mới sẽ đề xuất hướng xử lý. Bà Mai nói
cũng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu phán quyết của TAND huyện
Tiên Lãng có vấn đề thì sẽ đề nghị tòa cấp trên ra kháng nghị theo trình tự
pháp luật nếu còn thời hạn.
Tạm giữ sáu nghi can
Truy bắt đối tượng trực tiếp nổ súng.
Trong số sáu cán bộ, chiến sĩ bị thương, Đại úy Vũ
Anh Tuấn và Trung sĩ Đỗ Xuân Trường (Công an
huyện Tiên Lãng) bị nặng nhất nên đã được đưa lên

13


Hà Nội điều trị. Đại úy Tuấn được đưa đến BV Việt
Đức và Trung sĩ Trường được chuyển đến BV Mắt
Trung ương.
Ngày 6-1-2012, Công an TP Hải Phòng đã ra quyết
định khởi tố vụ án giết người và tạm giữ hình sự ba
nghi can liên quan là Đoàn Văn Vươn (49 tuổi, ngụ
xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng), Đoàn Văn Vệ (em
trai Vươn) và Đoàn Xuân Quỳnh (con ruột Vươn).
Cả ba người này bị bắt tại một bờ đê cách khu đầm
nuôi trồng thủy sản vài trăm mét. Công an cũng tạm
giữ Đoàn Văn Tịnh (em trai Vươn), Nguyễn Thị
Thương (vợ Vươn), Phạm Thị Hiền (em dâu Vươn)
để phục vụ điều tra. Được biết, ông Vươn khai nhận
đã chỉ đạo người sử dụng vũ khí nóng tấn công lực
lượng cưỡng chế. Công an xác định nghi can trực
tiếp nổ súng bắn sáu cán bộ trong đoàn cưỡng chế bị
thương là Đoàn Văn Quý, em trai Vươn. Sau khi nổ
súng, Quý đã bỏ trốn.
Trước đó, ông Đoàn Văn Vươn không chấp thuận ký
biên bản cưỡng chế thu hồi diện tích 38 ha đầm nuôi
thủy sản và bỏ ra về. Khi lực lượng cưỡng chế đến
khu đầm, bất ngờ một quả mìn tự tạo phát nổ. Bốn
cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Tiên Lãng cùng hai
bộ đội công binh tiếp cận khu đầm để tháo dỡ mìn tự
tạo liền bị bắn nhiều phát súng hoa cải vào người
khiến cả sáu người bị thương.
HUY HOÀNG

Bài báo đã mở đường cho một sự kiện đình đám hơn cả việc chống
người thi hành công vụ. Từ đây tất cả những khuất tất sai lầm đều được làm
sáng tỏ. Trả lại sự công bằng của luật pháp và giúp người dân củng cố niền
tin vào luật pháp.
Trên phương diện báo chí em thấy rằng trong bài viết này tác giả đã có
góc nhìn mới mẻ mang lại thông tin hữu ích của độc giả. Dựa trên cơ sở
phân tích thấu đáo các chii tiết, sự kiện, văn bản pháp luật đã có trước đó tác
14


giả đã có cái nhìn sâu sắc hơn về vụ việc. Đồng thời, tránh việc độc giả nhận
định sai lầm về hành vi của công Đoàn Văn Vươn. Đây cũng chính là lời giải
oan cho hành vi của ông Vươn, bởi nó buộc nhà cầm quyền phải nhìn nhận
vấn đề một cách công tâm, có phán quyết và hành động phù hợp để không
đẩy người dân đến đường cùng.
Trên trang Facebook của nhà báo Huy Đức, độc giả Méc đã có đôi dòng
như sau: “Lừa dân thế này, dồn dân thế này, thì làm sao mà họ không biến
Tiên Lãng thành một ‘Đồng Nọc Nạn’. Khi vụ thu hồi đất bị dân kháng cáo
lên tòa Thành phố, Huyện thấy đuối lý nên yêu cầu hòa giải. Tại buổi hòa
giải, Ông Phạm Xuân Hoa, đại diện huyện Tiên Lãng, nói: ‘Nếu các hộ dân
rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất’. Các hộ dân nghe theo đã rút đơn
kháng cáo. Thế là huyện trở mặt, coi như bản án Tòa Huyện có hiệu lực,
Chủ tịch huyện ra lệnh cưỡng chế. Bắt người chống người thi hành công vụ
là cần thiết, nhưng Hải Phòng cần lập một cơ quan điều tra độc lập, điều
tra những khuất tất đằng sau vụ cưỡng chế này và nên, ngay lập tức, đình
chỉ chức vụ của tay Chủ tịch Huyện. Buồn thay, trừ báo Pháp Luật TP
HCM, các báo đã, chủ yếu, lấy tin từ Chính quyền Tiên Lãng”
Bài báo này đã nhận được sự tán thưởng của độc giả trên cả nước. Hành
động “chống người thi hành công vụ” của ông Đoàn Văn Vươn lúc này ít ra
đã được bạn đọc thầu hiểu và đánh giá đúng bản chất chứ không chỉ là

những lời phê bình đơn thuần như trước.
Không dừng lại ở dó bài viết còn là tiền đề để chúng ta xem xét lại
những điều khoản trong bộ luật đất đai của Việt Nam. Những điều đang tồn
tại trong hệ thống pháp luật liệu có là phục vụ lợi ích của nhân dân hay chỉ
phục vụ mục đích của những người mà Osin Huy Đức gọi là lớp “Cường
hào mới”?.

15


Vụ cưỡng chế đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho chính quyền và đặc
biệt là cho gia đình ông Vươn. Căn nhà bị phá, thủy sản trong đầm bỗng
nhiên mất sạch, 2 anh em ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý ngồi tù, cả
nhà lâm vào khủng hoảng. Nghiêm trọng hơn, từ một người đàn ông có tri
thức, một người đổ mồ hôi và cả máu để khai hoang, lấn biển bỗng trở thành
một tên tội phạm. Một người dân lương thiện bị bức ép đến đường cùng…
chuyện tưởng như chỉ xảy ra trong những tác phẩm của thể loại văn học hiện
thực phê phán 30-45.
Báo chí lại đổi chiều, phân tích những sai phạm của chính quyền…
Ông Vươn, thoát khỏi thân phận một tội nhân đối với công chúng.
Những ngày tiếp theo báo chí Việt Nam đưa tin rầm rộ về vụ việc này,
tất cả các thông tin liên quan đều được báo giới khai thác một cách triệt để,
không bỏ sót dù là một lỗ hỏng nào.

3. Sự Kiện Tiên Lãng- khuất tất sau vụ cưỡng chế thu hồi
đất.
Trên trang Vietnamnet ra ngày 6/2 có đăng một bài viết chỉ ro những sai
phạm trong việc thu hồi và cưỡng chế đất ở Tiên Lãng.

Thu hồi đầm của ông Vươn để giao cho

ai?
Vụ việc cưỡng chế tại Tiên Lãng (Hải Phòng) đang gây sự chú ý
của dư luận. Nhiều đoàn kiểm tra của các Bộ, ngành, UBND TP Hải
Phòng đã vào cuộc và Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo sát sao.
Tuy nhiên, trước khi có kết luận vụ việc của cơ quan chức năng, một
thông tin khá quan trọng mà nhiều người muốn biết là: huyện Tiên
Lãng cưỡng chế và thu hồi đầm nuôi trồng thuỷ sản của Đoàn Văn
Vươn để giao cho ai? PV VietNamNet đã đi tìm câu trả lời...
16


Ngày 2/2, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với người phát ngôn của
UBND huyện Tiên Lãng, Chánh văn phòng UBND huyện Ngô Ngọc Khánh.
Ông Khánh khẳng định: việc cưỡng chế thu hồi đất đầm bãi của Đoàn Văn
Vươn của UBND huyện Tiên Lãng là đúng luật định.

Chánh văn phòng Ngô Ngọc Khánh.
Ông Khánh cho hay: “Chúng tôi khẳng định việc thu hồi đất của huyện
Tiên Lãng hoàn toàn đúng đắn và đúng theo quy định của pháp luật. Ông
Vươn được giao đất từ năm 1993, thời hạn 14 năm và đến nay đã hết thời
hạn. Căn cứ quy định, chúng tôi sẽ phải thu hồi đất. Trên cơ sở đó, chúng tôi
chuyển hình thức từ giao đất cho ông Vươn sang thuê đất.
Huyện đã nhiều lần làm việc với ông Vươn nhưng ông này đều kiên
quyết yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng phải giao đất, chưa bao giờ có ý kiến
về việc sẽ trao trả đất lại cho Nhà nước.
Do chưa có đất của ông Vươn trả lại nên chúng tôi chưa thể có đất cho
ông Vươn tiếp tục thuê sử dụng được. Về mặt nguyên tắc, đã hết hạn sử
dụng phải trả lại Nhà nước thì mới có đất để cho thuê. Cũng như người dân

17



vay tiền ngân hàng, khi đến hạn thì phải trả tiền và muốn vay tiếp thì phải
làm các thủ tục vay”.
Khi được hỏi, nếu huyện có ý định tiếp tục cho ông Vươn thuê đất sao
cần phải sử dụng đến biện pháp cưỡng chế để thu lại, rồi lại giao tiếp, ông
Khánh giải thích: Chúng tôi thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của
pháp luật vì đến 8 lần có thông báo và trực tiếp đối thoại với ông Vươn,
nhưng ông ấy vẫn cương quyết rằng huyện phải tiếp tục giao đất. Nếu giao
đất mà chưa thu hồi thì ro ràng huyện lại vi phạm pháp luật đất đai.
Về nguồn gốc đất, ông Khánh giải thích: Đất này là đất bãi bồi ven
biển. Tại đây những năm trước có dự án Vinh Quang 2 nhằm di dân kinh tế
mới. Do vậy, chủ trương của huyện lúc bấy giờ chỉ giao thời hạn 14 năm để
đảm bảo quy hoạch chung về sử dụng các vùng đất bãi bồi ven sông, ven
biển.
Tương tự, với nội dung tại sao thu hồi mà không đền bù, trong khi
người dân phải đầu tư rất nhiều tiền của, công sức để cải tạo, xây dựng đầm
bãi, ông Khánh cho hay: hợp đồng cho thuê đất của huyện với các hộ nuôi
trồng có điều khoản khi hết hạn sẽ bị thu hồi mà không đền bù. Như vậy,
huyện cứ căn cứ vào hợp đồng này mà thực hiện.
“Vẫn sử dụng biện pháp cưỡng chế…”
Theo ông Khánh, diện tích đầm bãi đã thu hồi của Đoàn Văn Vươn đã
được giao cho UBND xã Vinh Quang quản lý. Xã sẽ xây dựng phương án
cho thuê vẫn với mục đích nuôi trồng thủy sản. Hình thức mới được lựa
chọn sẽ là tổ chức đấu thầu để tăng nguồn thu cho ngân sách.

18


Việc huyện Tiên Lãng thu hồi mà không đền bù trong khi người

dân đã phải bỏ ra rất nhiều tiền của, công sức để cải tạo, xây dựng
đầm bãi đang khiến việc làm ăn, đầu tư của người dân nơi đây chênh
vênh?

Như thế, tính đến thời điểm hiện tại, “chủ đầm” tiếp quản phần diện
tích hơn 40ha đầm bãi của Đoàn Văn Vươn là UBND huyện Tiên Lãng. Tuy
nhiên trước đó, trao đổi với báo chí, chủ tịch xã Vinh Quang Lê Văn Liêm
cho hay: xã vẫn chưa nhận bàn giao thực địa!?
Ngoài hộ Đoàn Văn Vươn (đã cưỡng chế), hộ Vũ Văn Luân (đã có
thông báo cưỡng chế), Tiên Lãng đã có quyết định thu hồi hàng trăm ha đầm
bãi của hàng chục hộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
Ông Ngô Ngọc Khánh cho biết, trong trường hợp các hộ vẫn kiên quyết
không chịu bàn giao, huyện vẫn phải xem xét biện pháp cưỡng chế, nhưng

19


sẽ làm chặt chẽ, cẩn trọng hơn, tránh để lặp lại điều đáng tiếc như vụ Đoàn
Văn Vươn.
Kèm theo những QĐ thu hồi đất đầm bãi từ năm 2007 là thông báo yêu
cầu các chủ đầm dừng đầu tư vào đầm bãi. Hầu hết các hộ dân đều không
bàn giao, nhiều người đi theo con đường khiếu kiện quyết định hành chính.
Việc giằng co giữa người bị thu hồi và cơ quan thu hồi kéo dài gần 5
năm đã gây lãng phí trong việc sử dụng đất khi hàng trăm ha đầm bãi bỏ
không, chỉ khai thác thủy sản tự nhiên.
Vấn đề này, ông Khánh phân trần: “Đúng là huyện cũng chưa có chỉ
đạo gì về vấn đề này. Tuy nhiên, thiếu sót này do các cơ quan chuyên môn
tham mưu giúp việc cho lãnh đạo huyện”.
“Trước vụ việc cưỡng chế đầm bãi của Đoàn Văn Vươn, UBND huyện
Tiên Lãng cũng đã từng thực hiện cưỡng chế 70ha đầm của một hộ dân tại

xã Tiên Hưng. Hộ dân này khiếu kiện lên tận cấp giám đốc thẩm, tuy nhiên
cuối cùng, đơn kiện của hộ dân này vẫn bị bác bỏ và huyện thực hiện cưỡng
chế thành công. Phần diện tích này được “xé nhỏ” để nhiều hộ dân được
thuê” – ông Khánh cho biết.
“Tiên Lãng là vùng nông nghiệp. Nuôi trồng thủy sản mang lại nguồn
lợi kinh tế rất lớn cho các hộ dân, nếu như không nói là siêu lợi nhuận. Các
hộ này có đời sống kinh tế cao hơn nhiều các hộ khác” – người phát ngôn
UBND huyện nhận định.
Không riêng xã Vinh Quang, nhiều xã khác tại huyện Tiên Lãng có diện
tích đầm bãi tự nhiên cho các hộ dân thuê cũng đều bị thu hồi khi hết thời
hạn. Hầu hết việc cho thuê có thời hạn dưới 20 năm và thu hồi không đền
bù.
Theo báo cáo của Tiên Lãng, huyện đã giao 515ha đất cho 56 hộ gia
đình. Đây là những khu vực do huyện quản lý theo thẩm quyền.
20


Khi thu hồi, nhiều phần trong số diện tích này được giao cho cấp xã
quản lý để tiếp tục cho thuê. Về tính chất đất và thẩm quyền của cấp xã, đây
không thuộc quỹ đất 5% nên xã không có thẩm quyền được cho hộ gia đình,
cá nhân thuê.
Theo ông Khánh, huyện đã xây dựng dự án tổng thể về quản lý, cho
thuê đối với diện tích đầm bãi nên mới tiến hành thu hồi trên diện rộng toàn
huyện.
Nhưng như thế, có nghĩa là Tiên Lãng sẽ tiếp tục vi phạm Luật Đất
đai?!
Ngày 2/2, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội
phạm (Tổng Cục VI, Bộ Công an) đã có buổi làm
việc với Giám đốc Công an TP Hải Phòng – Đại tá
Đỗ Hữu Ca trong nội dung làm ro một số vấn đề

liên quan đến vụ án “giết người”, “chống người thi
hành công vụ” trong vụ cưỡng chế đất đầm tại Tiên
Lãng.
Trước đó, Trung tướng Phan Văn Vĩnh (Tổng
cục trưởng Tổng cục VI) nhận định trên nhiều tờ
báo: đây là vấn đề phức tạp nên cần được nghiên
cứu kỹ. Trung tướng Vĩnh còn nhấn mạnh trong vụ
việc này, trách nhiệm trước hết là ở UBND huyện
Tiên Lãng, sau đó là UBND TP Hải Phòng.
Ngày 2/2, Đoàn công tác của Thanh tra Chính
phủ đã làm việc với lãnh đạo UBND huyện Tiên
Lãng về những nội dung liên quan đến vụ việc.
Như thế, tính đến thời điểm hiện tại, rất nhiều các

21


cơ quan, ban ngành Trung ương đã vào cuộc vụ
cưỡng chế thu hồi đầm tại Tiên Lãng.
Kiên Trung
Trên cơ sở những sai phạm đã được lôi ra ánh sáng bài viết trên báo
Viêtnamnet ngày 6/2 đã một lần nữa cho công chúng hiểu ro bản chất vấn
đề, những sai trái trong cách thi hành luật ở địa phương này.
Đứng ở góc độ pháp lý và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhà
báo đã cho công chúng thấy hết được những khúc mắc, khuất tất trong vụ
cưỡng chế đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn và nhiều hộ gia đình khác ở
Tiên Lãng.
Báo chí đã tực sự thể hiện tính xung kích của mình trong vai trò của
một người thông tin cho độc giả. Những chứng cứ, phân tích trên báo làm ro
bản chất của sự kiện để không chỉ mang lại công bằng cho ông Đoàn Văn

Vươn mà còn là lời cảnh báo cho những địa phương nào còn có hướng giải
quyết các tranh chấp đất đai thiếu lý- thiếu tình như Tiên Lãng.
Tuy nhiên, báo chí Việt Nam lại có rất nhiều cách làm thiếu khoa học.
Muốn tạo được ấn tượng với bạn đọc thì thông tin thôi chưa đủ mà thông tin
đó còn phải sâu sắc, chính xác, lạ và mới mẻ. Song cũng từ vụ việc này báo
ta cũng để lộ nhiều yếu kém. Thông tin luôn ở trong tình trạng trùng lặp, báo
này “trích nguồn” báo kia, thiếu sự khai thác, thiếu phân tích cá nhân sâu sắc
và có trách nhiệm.

4: Ông Đoàn Văn Vươn- “giang hồ đất cảng”

22


Có một bài viết trên trang VNExpress khi vừa được đăng tải đã gặp
phải phản ứng vô cùng gay gắt của độc giả. Ban đầu bài viết có tên: “Những
vụ án rúng động của giang hồ đất cảng.”
/>Trong bài viết này ông Đoàn Văn Vươn bị liệt vào là một trong những
giang hồ của đất cảng Hải Phòng.
Bài viết vô tình đã đẩy người đàn ông vì mồ hôi công sức lấn biển mà
phản kháng gtrở thành một trng những tên “giang hồ” trộm cắp giết người.
Sau khi đăng tải, vì dư luận qua phẫn nộ và có phản ứng gay gắt nên
trang báo này đã có nhiều thay đổi mag theo Ba Sàm thì bao gồm 5 thay đổi
cơ bản như:
“1- đổi tựa bài, 2- đổi đường link liên kết, 3- gỡ bớt ảnh, 4- xóa bỏ đoạn
văn coi những người trong vụ Đoàn Văn Vươn là trong giới “giang hồ” và 5bỏ đoạn coi ông Đoàn Văn Vươn có trực tiếp tham gia nổ súng vào lực
lượng công an, khác với thông tin nhiều báo khác đưa là “ông Vươn cùng
vợ và con trai đứng ngoài hiện trường, không tham gia vụ việc”.”
Chưa kể khi đưa thông tin sai trái này, nhận được phản hồi không hay
từ công chúng và từ các trang mạng xã hội khác, VNExpress đã không hề có

một lời xin lỗi nào tới độc giả, tới gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Cách “sửa
sai” duy nhất của họ là lặng lẽ thay đổi nội dung và cả hình thức. Như vậy
liệu có phảo là việc làm của những người làm báo chân chính?
Một hiện tượng khác không kém phầm đáng buồn là việc các nhà báo
chạy theo thông tin đến mù quáng. Một sự kiên xảy ra, cái gì công chúng
quan tâm? Điều gì có lợi cho những người trong cuộc? Điều gì có thể giúp
sự thật được lộ diện? Những ai sẽ liên quan trực tiếp đến vụ việc đó? Và
những nhân vật tầm cỡ, lời nói của ai có giá trị thực tiễn trong sự kiện này?
23


Nhà báo phải nhận định ro nhất những gì mình sẽ nói. Một tác phẩm được
đăng tải trên báo chí cho hàng vạn người đọc liệu có thể qua loa, không thể
hiện được bản chất vấn đề. Kiểu làm báo hời hợt, “té nước theo mưa” ấy liệu
có thể được đón nhận?

5. Tiên Lãng- góc nhìn của nhà báo trên kỹ năng của một
nhà văn.
Bài viết dưới đây có thể được xem như là một ví dụ đặc sắc cho một
góc nhìn và hường giả quyết vô cùng kỳ lạ. Đọc bài này, chắc người đọc khó
nén tiếng thở dài…

Hỏi xoáy đáp xoay sự kiện Tiên Lãng
Thứ Ba, 31/01/2012, 08:00 PM (GMT+7)
Sự kiện: Cưỡng chế ở Tiên Lãng
(Tin tuc) - Cho đến nay, TP Hải Phòng chưa khẳng định là chính
quyền hay dân phá nhà ông Vươn. Ai phá nhà ông Vươn vẫn là một câu
hỏi lớn. Đầu xuân năm mới, chúng tôi xin đăng mẩu đối thoại vui về sự
kiện ở Tiên Lãng (Hải Phòng) trên báo Tuổi Trẻ.
năm thôi- Ai phá nhà ông Vươn ở Tiên Lãng?

- Dễ ẹt, thế mà cũng đố. Dân người ta bức xúc thì người ta phá, ông phó
chủ tịch UBND thành phố bảo thế.

- Vậy tại sao ông chủ tịch huyện trả lời báo chí bảo là ngôi nhà bị phá vì đó
là nơi các đối tượng chống đối ẩn nấp?

- Huyện sao to bằng thành phố, chính ông quan thành phố mới đây cũng
24


khẳng định là chưa làm ro được ai phá nhà ông Vươn, còn dân phá chính là
do huyện báo cáo lên mà.

- Tôi hỏi tiếp ông, tại sao người dân lại nói với đoàn giám sát của mặt trận
tổ quốc trung ương rằng chính quyền cho xe máy xúc vào phá nhà ông
Vươn...
- Dân người ta bị đổ thừa nên người ta phản pháo lại chứ gì?
- Tôi hỏi ông tiếp nhé, ngôi nhà hai tầng nằm trên khu đất trống, có công an,
dân phòng canh gác nghiêm ngặt. Vậy dân nào mà vào phá được?
- Ơ cái ông này, miệng ông giống miệng nhà quan thế, hôm nay truy vấn tôi
sát sàn sạt nhỉ?

- Tôi chỉ hỏi ông cho vui đầu, thế mà ông cáu lên với tôi à? Vậy tôi xin lỗi
ông nhé, bao giờ người ta tìm ra thủ phạm tôi sẽ chiêu đãi ông một chầu tôm
cua cá ghẹ... nhé!

- Ông này sang ghê nhỉ?

- Không, tôi và ông ăn để nhớ đến cái đầm mà nhà ông Vươn khai phá nuôi
thủy sản, không hiểu ai vào vớt sạch cả ông ạ.


25


×