Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THAM LUAN HOI NGHI VAN HOA GIA DINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.04 KB, 4 trang )

Tham luận:
VĂN HÓA GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG TRONG GIA ĐÌNH CHO THẾ HỆ TRẺ
- Kính thưa đồng chí: ………………………………………………………………………………………………………………………..
- Cùng các đồng là Lãnh đạo Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch!
- Thưa toàn thể hội nghị!
Trong tiến trình vận động và phát triển, gia đình luôn có một vị trí và vai trò rất
quan trọng trong việc bảo vệ và giữ gìn các giá trị văn hóa. Gia đình là nơi tiếp nhận, kế
thừa và chuyển giao những giá trị truyền thống của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Trải qua 4000 năm lịch sử, những di sản quý báu của dân tộc Viêt Nam như lòng
yêu nước, tình cảm đoàn kết thương yêu nhau trong cộng đồng, sự say mê trong lao
động, sáng tạo, ý chí kiên trì nhẫn nại vượt qua mọi khó khăn, thử thách; lòng chung
thuỷ, hiếu nghĩa đã được truyền dạy trong gia đình và cộng đồng từ thời tổ tiên ông bà
cho tới đời cháu con trong suốt dòng lịch sử. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều thế hệ
cách mạng ở nước ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã
được nuôi dưỡng bởi những giá trị truyền thống từ gia đình, không quản ngại khó khăn
gian khổ, hy sinh quên mình vì tổ quốc; thành công của cách mạng Việt Nam luôn gắn
liền với những đóng góp mẫu mực của biết bao “ gia đình có công với cách mạng”, “Gia
đình thương binh liệt sỹ”, “ Gia đình các Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
Hiện nay dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và tiến trình hội
nhập, toàn cầu hoá nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình Việt Nam đang có
những vận động và biến đổi. Bên cạnh việc xuất hiện nhiều giá trị mới của xã hội hiện
đại thì nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình Việt Nam đang có nguy
cơ bị xâm hại và dần mai một đi. Nhiều nơi, nhiều gia đình đã có những dấu hiệu của sự
khủng hoảng, các mối quan hệ truyền thống trong gia đình vốn tốt đẹp và bền vững ngày
càng trở nên lỏng lẻo; phong cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình trở nên thô
kệch, thiêu văn minh; nhiều quan điểm, cách sống, lối sống xa lạ, lệch chuẩn đang được
manh nha dần, đặc biệt là trong lớp trẻ; xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, sùng bái
đồng tiền, đề cao lợi ích cái nhân vô tình đã quay lưng lại với các giá trị truyền thống
trong gia đình đó là lòng nhân ai, vị tha, sự đồng cảm, chia sẻ, quan tâm lẫn nhau; lối
sống buông thả trong quan hệ nam - nữ, xem thường tính nghiêm túc trong quan hệ hôn


nhân với các biểu hiện như sống vội, sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, ngoại
tình, mại dâm, … đã và đang là một trong những biểu hiện xuống cấp của đạo đức


truyền thống trong hôn nhân và gia đình. Tình trạng con cháu ngược đải ông bà, cha mẹ;
vợ chống lăng mạ, đánh đập nhau; tỷ lệ ly hôn, lý thân ngày càng cao; nạn buôn bán phụ
nữ và trẻ em; tình trang trẻ hoá tuổi đời phạm tội và mắc phải tệ nạn xã hội của các
thành viên trong gia đình ngày một gia tăng; …
Qua những nhận định trên cho chúng ta thấy, sự sụt giảm các chức năng cơ bản
của gia đình đặc biệt là chức năng giáo dục con cái và các thành viên trong gia đình,
nhất là giáo dục các chuẩn mực đạo đức, lối sống và khuôn mẫu hành vi ứng xử trong
gia đình và xã hội.
Thưa quý vị đại biểu, cùng toàn thể Hội nghị!
Nếu như ngày xưa, “gia phong, gia giáo, gia lễ” là những quy chuẩn chủ yếu để
tạo dựng một gia đình, trong đó “gia phong” là lề thói mà các thành viên trong gia đình
phải noi theo, là bản sắc văn hoá của một gia đình; “gia lễ” là những quy định chặt chẽ
về cách ăn, nét ở của mỗi thành viên trong gia đình từ lời nói, cách ăn mặc đến cử chỉ,
điệu bộ và cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và xã hội; “gia giáo” là cách
giáo dục các thành viên trong gia đình, trong đó nội dung chủ yếu là giáo dục về đạo
đức, phẩm chất và lối sống. Thì ngày nay, do nhịp sống của xã hội phát triển và cơ chế
thị trường đang quấn hút các thành viên trong gia đình vào vòng xoáy của cơn lốc kiếm
tiền, làm giàu mà sao lãng vai trò chia sẻ, quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái; phó
mặc vai trò đó cho nhà trường và xã hội, hoặc có chăng cũng chỉ quan tâm đến kết quả
học tập về mặt kiến thức ở trường, ở lớp chứ chưa thực sự quan tấm giáo dục đạo đức,
lối sống. Điều đó cũng dễ dàng lý giải rằng tại sao những năm gần đây nhiều vấn đề bức
xúc, tiêu cực đã và đang nãy sinh và lan rộng trong quan hệ xã hội, cộng đồng và gia
đình mà chúng ta không thể kiểm soát nổi, đó là do hệ quả của sự lãng quên hoặc từ bỏ
nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm gì?
Làm thế nào? để gia đình, nhà trường và xã hội có được sự thống nhất chung về lý luận,
phương pháp luận và một cơ chế vận hành phối hợp để có thể phát huy tối đa vai trò của

mình trong việc giáo dục và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình.
Thứ nhất: Cần nhận thức rõ rằng, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống
trong gia đình có ý nghĩa rất quan trong trong việc bảo vệ các thành viên trong gia đình
tránh được các tệ nạn xã hội và nhiều vấn đề tiêu cực khác nãy sinh trong cuộc sống, là
nền tảng để thể hệ trẻ trong gia đình tự xác định được đầu là giá trị đích thực, văn minh,
tiến bộ trong xã hội hiện đại cần phải được tiếp thu, học hỏi và đâu là những vấn đề tiêu
cực, lai căng đi ngược với xu thế văn minh, tiến bộ; là cơ sở để thế hệ trẻ xây dựng nhân
cách mới, hợp với xu thế hiện đại, nhưng cũng không có nghĩa là quay lưng hoàn toàn
với quá khứ, mà quá khứ sẽ được chắt lọc, mài rũa, đổi thay cho phù hợp với điều kiện
mới, tiến bộ và văn minh hơn.


Luôn tạo được môi trường sống trong gia đình lành mạnh, một không gian văn
hóa gia đình ấm cúng, tràn đầy tính truyền thống, các thành viên trong gia đình luôn yêu
thương, đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau, hy sinh cho nhau, chứ không phai là sự so đo, ganh
tỵ, không đặt lợi ích cá nhân, mục đích kinh tế, tiền bạc trên các mối quan hệ, ứng xử
trong gia đình. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, làm cho các thành viên trong gia
đình ý thức được rằng việc tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thông trong gia đình đó
không chỉ là nghĩa vụ của mỗi người mà còn là nhu cầu cần thiết của cuộc sống.
Ngày này, với xu hướng phát triển của gia đình hạt nhân, một mặt nó phát huy
được tính năng động, tích cực của gia đình trong xã hội công nghiệp, mặt khác lại mất đi
vai trò chia sẻ, truyền thụ và giáo dục các giá trị truyền thống của lớp người cao tuổi đối
với thế hệ trẻ trong gia đình; hơn nữa, lớp trẻ ngày nay dành quá nhiều thời gian cho
việc học tập và sinh hoạt ngoài xã hội, ít có thời gian để vui chơi và chia sẽ với người
cao tuổi trong gia đình. Vì vậy, cần giáo dục cho các bậc làm cha, làm mẹ trong gia đình
nhận thúc rõ vai trò của người cao trong việc giữ gìn và giáo dục các giá trị văn hoá
truyền thống của gia đình đối với thế hệ con, cháu; biết sắp xếp và định hướng thời gian
học tập, sinh hoạt cân đối, tạo nhiều thời gian hơn nữa để lớp trẻ hấp thụ những chuẫn
mục, giá trị truyền thống từ thế hệ lớn tuổi trong gia đình.
Thứ hai: Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến việc giữ

gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, nhiều chiến lược, chính sách liên quan đến công
tác xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc đã được ban hành; các nhà
khoa học xã hội cũng đã bắt đầu nói tới việc phải giữ gìn bản sắc riêng biệt, độc đáo của
mỗi dân tộc, trong đó đề cao việc giữ gìn và phát huy bản sắc, tính bền vững của văn
hóa gia đình. Thế nhưng cho đến nay, truyền thống văn hóa nói chung và văn hóa gia
đình nói riêng chưa được thống nhất, xem đâu là cái lạc hậu, bảo thủ không hợp với xu
hướng hiện đại, tiến bộ của xã hội cần phải được loại bỏ, lên án và đâu là những giá trị,
chuẩn mực truyền thống hợp với xu thế tiến bộ cần phải được tiếp thu, kế thừa và phát
triển. Vì vậy, để có được sự thống nhất chung trong việc lựa chọn những giá trị truyền
thống để truyền dạy cho thế trẻ trong gia đình, nhà trường và xã hội thì nhất thiết chúng
ta phải có một khung lý luận, phương pháp luận và những tiêu chuẩn cụ thể để xem xét,
đánh giá những gì nên giữ lại, phát huy, những gì nên loại bỏ.
Thứ ba: Trong những năm gần đây nội dung giáo dục văn hóa truyền thống
trong gia đình đã được tích hợp và lồng ghép giáo dục trong nhiều môn học ở nhà
trường. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những nội dung chưa được chú ý tương xứng
với tầm quan trọng của nó; nhiều chỉ báo xã hội học đã khẳng định một cách đáng buồn
là “sự hiểu biết các giá trị truyền thống cứ giảm dần theo từng nhóm tuổi từ cao xuống
thấp”. Vì vậy, để nhà trường trở thành một cơ sở giữ gìn và giáo dục có hiệu quả truyền


thống văn hóa, thì nhất thiết phải đẩy mạnh các hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống
phù hợp với tâm lý, tình cảm của từng lứa tuổi; thông qua các hoạt động ngoại khoá, các
hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống; đẩy mạnh hơn nữa các phong
trào hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa, … nhằm tạo môi trường thuận lợi để các em
tự hấp thụ, tự hiểu và tự nguyện tham gia từ đó đi đến ham thích các hoạt động tìm hiểu
các giá trị truyền thống; Nghiên cứu và đưa nội dung giáo dục đời sống, hôn nhân và gia
đình vào cấp học cuối cùng của chương trình trung học phổ thông.
Thứ tư: Ngày này, với sự sôi động của xã hội hiện đại, những bản nhạc đầy màu
sắc và tiếng gõ rỗi rã của nhạc Rap, điệu nhảy hip-hop, lối sống tôn thờ chủ nghĩa tự do
thái quá, cùng với sức mạnh của đồng tiền và sức mạnh của bộ máy truyền thông nó có

thể làm thay đổi không mấy khó khăn những cảm xúc chưa thất sâu sắc của giới trẻ đối
với các giá trị văn hóa truyền thống, và quả thức chúng ta không thể lường hết được
những hậu quả của nó nếu chúng ta không có được một chiến lược rõ ràng nhằm phát
triển các hình thức và phương tiện truyền thông, nghiên cứu, lựa chon những vấn đề
truyền thông có nội dung phong phú, phù hợp với những đòi hỏi của công cuộc xây
dựng con mới, xã hội mới nhằm định hướng cho sự phát triển nhận thức, nhân cách và
các giá trị văn hóa trong gia đình, xã hội.
Thứ năm: Có chiến lược xây dựng và phát triển các khu vui chơi giải trí lành
mạnh, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, quản lý các sản phẩm văn
hóa; tăng cường các phong trào nêu gương người tốt, việc tốt, đẩy mạnh và nâng cao
chất lượng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa; có chính sách hợp lý hỗ trợ phát
triển kinh tế gia đình, giáo dục nâng cao dân trí; …
Tóm lại: Để xây dựng con người mới, nền văn hóa mới “tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc” thì việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình
là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó không chỉ là vai trò của gia đình, nhà trường
mà là của cả cộng đồng và toàn xã hội.
Xin chân thành cảm ơn sự lắng nghe của quý vị đại biểu cùng toàn thể Hội nghị!
Chúc Hội nghị “Hội thảo văn hóa gia đình” của chúng ta thành công tốt đẹp!
Xin chân thành cảm ơn!



×