Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Dư luận xã hội về an toàn thực phẩm hiện nay (nghiên cứu tại hà nội) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.22 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

DƢ LUẬN XÃ HỘI VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 03 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. MAI QUỲNH NAM
Phản biện 1: ............................................................
Phản biện 2: ............................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp
tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: ...... giờ, ngày...... tháng....
năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viên Học viện Khoa học Xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An toàn thực phẩm tại Việt Nam là một vấn đề đang nóng lên
từng ngày đặc và đang trở thành vấn đề nhức nhối gây xôn xao dư luận
xã hội. Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
xuất hiện đầy rẫy trên các trang báo khiến người tiêu dùng hoang mang,
lo ngại. Xie Yu ngeng chuyên gia về ý kiến công chúng và phương tiện
truyền thông mới ở Thượng Hải Đại học Jiao Tong nhận xét về an toàn
thực phẩm tại Việt Nam ông cho rằng: "Việt Nam đã phải đối mặt với
những cuộc khủng hoảng khác nhau của dư luận. Đồng thời, sự xuất
hiện các công cụ truyền thông mới được đẩy dư luận thường xuyên hơn
so với trước đây, đặc biệt là những liên quan đến an toàn thực phẩm,
giáo dục và chăm sóc sức khỏe”. Các vụ bê bối thực phẩm những năm
gần đây (thịt bò điên, cúm gia cầm,...vv), các chất hóa học được sử
dụng trong nông nghiệp, và việc sử dụng rộng rãi các chất phụ gia thực
phẩm tổng hợp trong thực phẩm sản xuất đã làm suy giảm nghiêm trọng
niềm tin của người tiêu dùng trong thực phẩm.
Trong thời gian gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về an
toàn thực phẩm nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu dư luận xã
hội về an toàn thực phẩm tại Hà Nội. Việc nghiên cứu dư luận xã hội về
an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của người dân đồng thời
giúp họ điều chỉnh hành vi an toàn thực phẩm để trở thành những người
tiêu dùng thông thái. Từ nhận thức về lý luận cũng như thực tiễn,
Nghiên cứu sinh thấy vấn đề dư luận xã hội về an toàn thực phẩm hiện
nay là rất cần thiết. Đây là mảng đề tài mới cần xã hội học quan tâm
nghiên cứu.
Với những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Dư
luận xã hội về an toàn thực phẩm hiện nay" (Nghiên cứu tại Hà Nội),

cho luận án của mình. Những kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ là
những tài liệu cần thiết để đánh giá vai trò của người tiêu dùng trong
bối cảnh vấn đề an toàn thực phẩm đang là được cộng đồng xã hội quan
tâm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
1


Phân tích dư luận xã hội (DLXH) về an toàn thực phẩm (ATTP) tại
Hà Nội và các yếu tố tác động đến tình trạng đánh giá của người tiêu dùng về
ATTP. Phân tích DLXH và kiểm soát xã hội (KSXH) về ATTP tại Hà
Nội. Phân tích mối quan hệ giữa truyền thông và DLXH đối với vấn đề
về ATTP tại Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nâng cao
công tác quản lý, kiểm soát về ATTP.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích DLXH về ATTP trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Nhận
thức của người TDTP về ATTP. Đánh giá của người tiêu dùng về: Mức
độ ATTP về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm; Mức độ ATTP tại các địa
điểm mua/bán thực phẩm; Mức độ ATTP trong các khâu chế biến, bảo
quản, xử lý trong quá trình sản xuất. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
DLXH về ATTP: Nhận thức, trình độ học vấn, thu nhập/kinh tế, nơi cư
trú, sự ảnh hưởng của truyền thông.
Phân tích DLXH và KSXH về ATTP: Kiểm soát thông qua hệ
thống pháp luật và các cơ quan quản lý về ATTP; KSXH về ATTP
thông qua DLXH. Mối quan hệ giữa truyền thông và DLXH: Phân tích
ảnh hưởng của TTĐC đến DLXH về ATTP; Ảnh hưởng của DLXH đến
TTĐC về ATTP.Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý,
kiểm soát về ATTP tại Hà Nội: Nhóm giải pháp liên quan đến người
sản xuất, cung cấp, kinh doanh thực phẩm; Nhóm giải pháp liên quan

đến người tiêu dùng thực phẩm (TDTP); Nhóm giải pháp liên quan đến
cơ chế chính sách pháp luật về ATTP; Nhóm giải pháp liên quan đến
đội ngũ cán bộ thực thi công vụ về ATTP; Nhóm giải pháp liên quan
đến chính sách pháp luật về ATTP; Nhóm giải pháp liên quan đến
TTĐC.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Dư luận xã hội về ATTP tại Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Kiểm soát xã hội về ATTP tại Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Truyền thông về ATTP có ảnh hưởng như thế nào đến DLXH
về ATTP tại Hà Nội?
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
- Dư luận xã hội cho rằng mức độ ATTP tại Hà Nội tương đối thấp
- Kiểm soát xã hội có tác động tích cực trong việc đảm bảo ATTP tại
2


Hà Nội.
-Truyền thông đại chúng về ATTP có ảnh hưởng mạnh trong việc
hình thành DLXH, hơn việc DLXH có ảnh hưởng đến TTĐC về ATTP
tại Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu
4.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dư luận xã hội về an toàn thực phẩm tại
Hà Nội.
4.1.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Người tiêu dùng thực phẩm Quận Đống
Đa, huyện Thạch Thất, huyện Đông Anh tại Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu chính của luận án là Hà Nội,

bao gồm: Quận Đống Đa, huyện Thạch Thất, huyện Đông Anh.
Về thời gian nghiên cứu: Vào tháng 11, 12 năm 2015.
Nghiên cứu DLXH về ATTP là một vấn đề rộng. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá của
người tiêu dùng ở một số vấn đề liên quan đến ATTP đó là:
- Dư luận xã hội về mức độ ATTP tại Hà Nội. Kiểm soát xã hội
ATTP tại Hà Nội. Mối quan hệ giữa truyền thông và DLXH về ATTP :
Ảnh hưởng của TTĐC đến DLXH về ATTP; Ảnh hưởng của DLXH
đến TTĐC về ATTP
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng lý thuyết về dư luận xã hội, lý thuyết về truyền
thông đại chúng và các khái niệm thực dư luận xã hội, phẩm, an toàn
thực phẩm, dư luận xã hội về an toàn thực phẩm để đi nghiên cứu và
giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách khách quan nhất.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả kết hợp phương pháp định tính và định lượng với các
phương pháp thu thập thông tin phân tích tư liệu, phương pháp phân
tích và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 19.0, Excel để nhập, mã hóa,
3


làm sạch và chuẩn bị số liệu cho phân tích. Quá trình này được thực
hiện ngay sau khi kết thúc khảo sát thực địa.
5. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần phong phú thêm sự vận dụng lý thuyết về
DLXH, lý thuyết truyền thông vào thực tiễn.
- - Luận án góp phần hoàn thiện hiểu biết về DLXH và các quy
trình ATTP, khái niệm thực phẩm, an toàn thực phẩm.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung vào nguồn tài

liệu về DLXH về ATTP, TTĐC về ATTP tại Việt Nam. Đồng thời căn cứ
vào ý kiến đánh giá của người TDTP giúp cho các cơ quan chức năng quản
lý, KSXH về ATTP có những giải pháp phù hợp.
6. Kết cấu luận án
Phần mở đầu: Giới thiệu sự cần thiết của nghiên cứu, mục đích
và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa và thực tiễn của luận án, cơ cấu luận án.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu: Điểm qua và phân
tích một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Một số khái niệm
công cụ, các lý thuyết sử dụng trong luận án.
Chương 3: Dư luận xã hội người tiêu dùng về tình trạng ATTP
tại Hà Nội.
Chương 4: Dư luận xã hội và KSXH về ATTP tại Hà Nội
Chương 5: Mối quan hệ giữa TTĐC và DLXH đối với vấn đề ATTP
tại Hà Nội
Phần kết luận: Trình bày kết luận và một số giải pháp để nâng
cao công tác quản lý, kiểm soát về ATTP
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới
Dư luận xã hội và ATTP là vấn đề quan trọng được các nhà
nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm. Qua tìm hiểu đã cho thấy các tài
4


liệu nghiên cứu trên thế giới đề cập đến các khía cạnh khác nhau về

DLXH và ATTP. Tuy nhiên, trong luận án này, chỉ xin trình bày một số
công trình nghiên cứu trong phạm vi tác giả tiếp cận được.
Lý thuyết về DLXH xuất phát từ nền tảng tư tưởng của các nhà
triết học cổ điển Đức như I. Kan, G.W.F Hegel, và triết học khai sáng
Pháp J.J.Roausseau.
Hegel là người đề xuất đầy đủ lý thuyết về DLXH. Trong cuốn “
triết học pháp quyền” ông đi sâu vào giải thích bản chất của DLXH,
định nghĩa DLXH và những điều kiện và yếu tố hình thành và thể hiện
DLXH. Theo quan điểm của Hegel cho rằng, DLXH phản ánh “ các
khuynh hướng đúng đắn của thực tế” đồng thời ông còn đưa ra các
nguyên tắc của DLXH. Bên cạnh đó Hegel còn chỉ ra bản chất mâu
thuẫn của DLXH. Ông đã chỉ ra trong ý kiến của quần chúng nhân dân
không chỉ có “ những suy luận” và “ những sai lầm vô tận” mà còn có
cả chân lý. Bên cạnh đó ông cũng phản bác chính thể chuyên chế đã
không cho phép người dân tranh luận công khai và bảo vệ quan điểm
của mình về các vấn đề liên quan đến lợi ích mà họ quan tâm.
Đánh giá của người tiêu dùng về ATTP, Wilcock, A; Pun, M;
Khanona (2004), nghiên cứu đã nhấn mạnh đến thái độ của người tiêu
dùng rất đa dạng đối với ATTP. Sự đa dạng của người tiêu dùng dựa
trên nhiều yếu tố, bao gồm cả nhân khẩu học và tình trạng kinh tế xã
hội.
Liên quan đến đánh giá với chuyên nghiệp và tiêu dùng phụ gia
thực phẩm, của Gabor Tar Navolgyi (2009), là một công trình nghiên
cứu toàn diện đầu tiên về thái độ của người tiêu dùng được thực hiện ở
Hungary đối với phụ gia thực phẩm. Nghiên cứu tập trung phân tích
thái độ chuyên nghiệp đối với phụ gia thực phẩm, thái độ của người tiêu
dùng đối với phụ gia thực phẩm.
Kết quả khi phỏng vấn và khảo sát về đánh giá của người tiêu
dùng về các chất phụ gia thực phẩm. Đa số người tiêu dùng được hỏi
trong trong nhóm tập trung cơ bản có cảm xúc tiêu cực về sử dụng các

chất phụ gia thực phẩm.
Nhận thức và đánh giá về ATTP trong tiêu dùng, nhóm các nhà
nghiên cứu Safdar Muhammad, Sherin Sherif, và Mohamed Gheblawi
5


(2010), đưa ra giả thuyết rằng các nhóm dân tộc khác nhau cảm nhận
ATTP khác nhau với một số lí do. Nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình
Aprobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức thái độ đối
với các mối quan tâm và thực hành ATTP chính của người tiêu dùng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các thực hành ATTP
phổ biến được đọc hết ngày hết hạn, ngộ độc thực phẩm là mối quan
tâm ATTP thường xuyên nhất, Bác sĩ gia đình là nguồn đáng tin cậy
nhất của thông tin và các hộ mình là trách nhiệm nhất thực thể liên quan
đến ATTP. Mức trả lời sự giáo dục và dân tộc của họ là yếu tố quyết
định chính của họ thái độ đối với các mối quan tâm ATTP lớn . Dựa
trên các dữ liệu điều tra dân số cho thấy công dân dưới 14 tuổi chiếm
38,1% và 51,1% là dưới 20 tuổi. Tuy nhiên 48,8% của công dân thuộc
độ tuổi 25-40 nhóm. Nhìn chung 52,9% tổng dân chính là giữa 20 và 39
tuổi. Việc giới thiệu dân số trên là khá quan trọng cho nghiên cứu này
khi nghiên cứu xoay xung quanh con người. Các nước Tiểu vương quốc
Ả rập Thống nhất nhập khẩu hơn 95% thực phẩm của nước và các
nguồn khác nhau trên thế giới. Nhu cầu đối với hầu hết hàng hóa tiêu
dùng và đặc biệt là thực phẩm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không
được coi là quan trọng trong số các nước trong khu vực.
Stewart Lockie và Juliet Pietsch (2012), đề cập ý kiến của công
chúng qua một nghiên cứu về:" Ý kiến công chúng về an ninh lương
thực”, nghiên cứu tập trung vào các hướng nghiên cứu: thói quen ăn ở
ngoài; sức khỏe và ATTP; thực phẩm biến đổi gen; hộ gia đình an ninh
lương thực. Kết quả khảo sát cho thấy bất chấp cảnh báo của một cuộc

suy thoái trong nền kinh tế và tăng chi phí hộ gia đình, 37% số người
được hỏi ăn tại các nhà hàng nhiều hơn một lần một tuần. Tại đầu kia
17% phần trăm số người được hỏi không bao giờ ăn tại các nhà hàng và
46% ăn tại các nhà hàng thường xuyên hoặc ít hơn một lần một tuần.
Trong khi 81% người được hỏi cho rằng các sản phẩm thực thấy tự tin
với sự an toàn của các sản phẩm nhập khẩu từ châu Á.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Quý Thanh trong công trình nghiên cứu “Xã hội
học về DLXH”, đã tiếp cận tổng hợp và hệ thống về DLXH dưới góc
nhìn của xã hội học cơ bản. Trong công trình tác giả đã chỉ ra hệ vấn đề
6


của xã hội học về DLXH và các cách tiếp cận nghiên cứu DLXH; phân
tích bản chất của DLXH, phân tích các yếu tố cấu thành DLXH như chủ
thể, khách thể của DLXH, đưa ra những chỉ báo làm rõ những khác biệt
của DLXH với “tin đồn’’, “chuẩn mực xã hội”.
Nghiên cứu về thực trạng công tác đảm bảo ATTP,tác giả
Nguyễn Hữu Huyên, (1998 -2002). Nghiên cứu tập trung phân tích kiến
thức, đánh giá thực hành về VSATTP. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
kênh truyền hình là kênh truyền tải thông tin về vệ sinh ATTP được
nhiều người xem nhất, qua kênh truyền hình thì có 91,3% người tiêu
dùng biết được kiến thức về vệ sinh ATTP và 90.5% biết thế nào là
NĐTP.
Trong nghiên cứu “Kiến thức, thực hành về vệ sinh ATTP của người
nội trợ chính trong gia đình ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng Hà Nội, (2006) của tác giả Cao Thị Hoa và các cộng sựkhảo sát 132/132 hộ
gia đình cho thấy: mức độ thực hành vệ sinh ATTP của người nội trợ chưa đi
đôi với kiến thức đã đạt; mức độ kiến thức tốt đạt 76,5%, trong khi đó thực
hành đạt yêu cầu chỉ có 65,1%.
Năm (2013) Hà Thị Oanh với nghiên cứu về: "Nhận thức và

hành vi của phụ nữ về an toàn thực phẩm” tiến hành nghiên cứu với
301 mẫu được thu thập tại xã Đông Kết và xã Tân Châu, huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên. Kết quả phân tích mẫu điều tra cho thấy hầu hết
phụ nữ được hỏi đều có nhận thức tốt về các quy định thực phẩm an
toàn, trung bình có đến hơn 90% số người được hỏi hiểu biết đúng về
thực phẩm an toàn. Thông qua các kênh truyền thông cung cấp về thông
tin, kiến thức về thực phẩm an toàn thì phụ nữ có nhận thức tốt hơn.
Hơn 90% phụ nữ được hỏi hiểu rõ về các hành vi vi phạm ATTP. Tuy
nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm tuổi, nghề nghiệp
và trình độ học vấn về nhận thức và hành vi ATTP. Kết quả nghiên cứu
cho thấy có đến 91% số phụ nữ được hỏi cho biết họ được tập huấn về
ATTP và cách lựa chọn thực phẩm an toàn. Kết quả cho thấy nhận thức
của người tiêu dùng về ATTP chiếm tỉ lệ rất cao, tuy nhiên sự nhận thức
này chủ yếu thông qua các cuộc tập huấn tại địa phương .
CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
7


2.1. Các khái niệm sử dụng trong luận án
2.1.1. Khái niệm dư luận xã hội
Theo từ điển Xã hội học OXFORD, do nhóm dịch giả Bùi Thế
Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa cho rằng: “Dư luận xã
hội là một khái niệm thiếu chặt chẽ được dùng theo nhiều cách nhưng
có lẽ theo thông thường nhất, nó đề cập đến sự chấp thuận hay không
chấp thuận một bộ phận xác định trong xã hội trước những vị trí hay
ứng xử có thể quan sát công khai và “ thường” được đo lường thông qua
các cuộc thăm dò DLXH. Do đó DLXH thường được đánh đồng với
những gì mà các cuộc thăm dò DLXH đưa ra”.
2.1.2. Khái niệm truyền thông

Theo từ điển xã hội học TTĐC là toàn bộ những kĩ thuật lan
truyền thông tin tới những công chúng lớn. Chủ yếu bằng báo chí, điện
ảnh, phát thanh, truyền hình, sạch, đĩa, áp phích...
2.1.3. Khái niệm thực phẩm
Theo điều 2 - luật ATTP năm 2010 quy định: “Thực phẩm là sản
phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế biến,
bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử
dụng như dược phẩm”.
Theo quy định tại khoản 2 Luật ATTP, thì thực phẩm được chia làm
7 nhóm sau: Thực phẩm tươi sống; Thực phẩm tăng cường vi chất dinh
dưỡng; Thực phẩm chức năng; Thực phẩm biến đổi gen; Thực phẩm đã
qua chiếu xạ; Thức ăn đường phố; Thực phẩm bao gói sẵn,
- Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt,
trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế
biến.
- Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ
sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự
thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ
thể trong cộng đồng.
- Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng
của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề
kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực
phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
8


- Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành
phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.
- Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng
nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.

- Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống
ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán
trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
- Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn
chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để
ăn ngay.
2.1.4. Khái niệm an toàn thực phẩm
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO - World Health
Organnization), an toàn thực phẩm là sự chắc chắn rằng thực phẩm sẽ
không nguy hiểm đến người tiêu dùng khi thực phẩm đó được chế biến
hoặc sử dụng.
Theo điều 2 - luật ATTP của Việt Nam năm 2010 quy định: “ An
toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây độc hại, vô hại
và tuân thủ với các yêu cầu dinh dưỡng hợp lý, và đảm bảo thực phẩm
không gây ra bất cứ mối nguy hiểm cấp tính, tạm thời hoặc kinh niên
nào cho sức khỏe con người.
2.1.5. Khái niệm dư luận xã hội về an toàn thực phẩm
Từ khái niệm “ Dư luận xã hội”, “ An toàn thực phẩm” như trên
luận án đưa ra cách hiểu về “ Dư luận xã hội về an toàn thực phẩm ”
như sau: DLXH về ATTP là thể hiện nhận thức, thái độ, quan điểm
được phản ánh qua ý kiến đánh giá về các vấn đề liên quan đến ATTP
của người tiêu dùng.
2.2. Các lý thuyết sử dụng trong luận án
2.2.1. Lý thuyết dư luận xã hội
Các nhà nghiên cứu DLXH ở Nga định nghĩa là: sự phán xét,
đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng xã hội đối với các vấn đề
mà họ quan tâm. Cùng quan điểm nhà nghiên cứu Young người Mỹ
(1923), định nghĩa DLXH như sau: “Công luận là sự phán xét đánh giá
của các cộng đồng xã hội đối với các vấn đề có tầm quan trọng, được
hình thành sau khi có sự tranh luận công khai”. Nhà nghiên cứu

9


Warner [1939], cho rằng: "Công luận là kết quả tổng hợp ý kiến trả lời
của mọi người đối với các câu hỏi nhất định, dưới điều kiện của cuộc
phỏng vấn”. Một nghiên cứu rất phổ biến của Childs (1956) định nghĩa
: "Công luận là tập hợp các ý kiến cá nhân ở bất kỳ nơi đâu mà chúng
ta có thể tìm được”.
Dư luận xã hội là thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, nhu cầu, nguyện
vọng, nhận thức của xã hội đồng thời phản ánh những quan điểm, ý
kiến, đánh giá của các của tầng lớp nhân dân trước các vấn đề, sự kiện,
hiện tượng có tính thời sự, có động chạm đến lợi ích chung của họ.
2.2.2. Các lý thuyết về truyền thông
2.2.2.1.Thuyết Viên đạn thần kỳ (Hypodermic needles"or “magic
bullet").
Nhà nghiên cứu: Laswell (1927) và Hovland et.al (1953), trong
cách đặt vấn đề của thuyết này chịu ảnh hưởng bởi tâm lý học hành vi,
cho rằng cùng một kích thích sẽ tạo ra cùng một loại phản ứng giống
nhau ở đám đông (Williams K., 2003).
Thuyết “Mũi kim tiêm"(hypodermic needle model) hay thuyết
“Viên đạn ma thuật"(magic bullet) cho rằng người xem thì thụ động và
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông. Họ mặc nhiên
chấp nhận những thông điệp mà họ nhận được từ các phương tiện
truyền thông mà không cần phải xem xét lại.
Mặc dù có nhiều tranh luận về học thuyết này, nhưng mô hình “mũi
kim tiêm"vẫn chứa đựng các sự thật trong nó. Harold Lasswell (1927) là
nhà lý luận nổi bậc nhất về mô hình này. Lasswell cho rằng các phương
tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh vô cùng lớn. Chúng gây ảnh
hưởng và thống trị dư luận xã hội. Bằng chứng là trong suốt chiến tranh thế
giới II, các hoạt động truyền thông (mang tính chính trị) luôn được sử dụng

để tẩy não đám đông" [118].
2.2.2.2. Thuyết đóng khung (Framing theory)
Thuyết đóng khung có gốc rễ từ trong lĩnh vực tâm lý học và xã
hội học. Goffman (1974:10-11) định nghĩa “KHUNG” là chính là
những giản đồ diễn giải cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định
dạng và dán nhãn cho vô số những sự biến diễn ra trong cuộc sống của
họ”.
10


Khung được định nghĩa là “ý tưởng tổ chức cốt lõi” giúp “giải
nghĩa về các sự kiện liên quan, cũng như gợi ý xem đâu mới là vấn đề
cần xem xét”. Việc đóng khung chính là quá trình “quyết định xem cái
gì được chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì được nhấn mạnh. Nói tóm lại,
tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đã được đóng gói. ” (Gamson,
1985).
Khán giả cũng có “khung” nhận thức riêng của riêng họ, do kinh
nghiệm và kiến thức cá nhân trước đó của họ. Khán giả sử dụng khung
của họ để giải thích các thông điệp truyền thông. Vẫn còn sự tranh luận
về cách đóng khung của nhà báo với cách diễn giải theo khung của khán
giả.
2.2.2.3. Lý thuyết về chức năng ( thiết lập chương trình nghị sự)
Theo McCombs & Shaw’s study (1972), thuyết Agenda setting
cho rằng các cơ quan báo chí truyền thông (dựa vào giá trị quan và mục
đích tôn chỉ, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tế để) “lựa chọn”
vấn đề hoặc nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công
chúng, chứ không phải cung cấp những thông tin mà công chúng cần.
McCombs (1994), gần đây cho rằng hiệu ứng của thuyết này rất
mạnh khi khán giả không biết hay không có kinh nghiệm trực tiếp về
vấn đề, khi họ phụ thuộc nhiều hơn vào các phương tiện truyền thông

để hiểu tình hình. Đây là một chức năng của TTĐC nó có thể lèo lái
công chúng phải quan tâm đến một vấn đề nào đó.Việc sử dụng lý
thuyết về chức năng “ thiết lập chương trình nghị sự” nhằm đo lường
khả năng ảnh hưởng của TTĐC đối với tâm tư và suy nghĩ của người
tiêu dùng thực phẩm đến vấn đề ATTP hiện nay.
CHƢƠNG 3
DƢ LUẬN XÃ HỘI CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ TÌNH TRẠNG
AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và tình trạng an toàn thực phẩm tại
Hà Nội
3.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp
các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và
11


Phú Thọ. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng,
vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá,
khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Diện tích tự
nhiên 3.323.6 km2, dân số 2012 là 6.844.1 nghìn người (theo niên giám
thống kê năm 2012). Toàn thành phố có 12 quận, 17 huyện trong đó có
quận Đống Đa, huyện Đông Anh, huyện Thạch Thất là điểm nóng về
ATTP.
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc
điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và
mùa đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm
tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.
Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8
kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC. Do chịu

ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm
tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng
nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí
hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng,
lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình
mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời
tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại
có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ
bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà
Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng.
Nằm ở vị trí có điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong
phú và diện mạo riêng đã tạo nên cho Thành phố Hà Nội một không
gian hấp dẫn. Thành phố hội tụ các dạng loại hình: đồi núi, đồng bằng,
song hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên – đô thị - văn
hóa lý tưởng.
3.1.2. Thực trạng an toàn thực phẩm tại Hà Nội
Thủ Đô Hà Nội hiện có 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã,
phường, thị trấn với tổng dân số khoảng gần 10 triệu người (gồm cả ngụ
cư và khách vãng lai). Về lĩnh vực An toàn thực phẩm (ATTP) đây là
lĩnh vực liên quan đến nhiều lĩnh vực trong hoạt động xã hội. Hiện
thành phố có số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống,
12


thức ăn đường phố rất lớn và ngày càng tăng (năm 2011 có 47.840 cơ
sở, năm 2015 có 58.092 cơ sở). Nhu cầu về thực phẩm trung bình mỗi
năm cần khoảng 890 nghìn tấn gạo, 139 nghìn tấn thịt lợn, 42 nghìn tấn
thịt gà, 900 triệu quả trứng các loại, 54 nghìn tấn hải sản tươi sống và
chế biến, 900 nghìn tấn rau trong đó Hà Nội cung cấp khoảng 69%
nhu cầu thịt gia súc các loại, 32% cá các loại, 97,7% trứng gia cầm,

19% sữa, 38% gạo tẻ, 60% rau củ tươi và 18% quả tươi các loại
Về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, tính riêng 6
tháng đầu năm 2016 có 63.898 lượt cơ sở được thanh kiểm tra, phát
hiện 11.546 cơ sở vi phạm ATTP, phạt tiền 3.672 cơ sở, các cơ sở vi
phạm đã được xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Lấy 1.764 mẫu
thực phẩm (cùng kỳ năm 2015: 960 mẫu) gửi xét nghiệm, phát hiện 107
mẫu không đạt về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học và theo hồ sơ cơ sở tự
công bố. Xét nghiệm nhanh đạt 137.531/152.693 mẫu (90,1%) (cùng kỳ
năm 2015 xét nghiệm 141.722 mẫu). Xét nghiệm 191 mẫu nước tiểu lợn
phát hiện 7/191 mẫu dương tính với Salbutamol. Đã triển khai thí điểm
thanh tra chuyên ngành tại 10 xã/phường theo Quyết định số
38/2015/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết quả sau 06 tháng thực
hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm 2563 cơ sở
được kiểm tra. Tỷ lệ cơ sở vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính cao hơn
so với 6 tháng cùng kỳ trước khi thực hiện thí điểm (21,2% so với
17,6%), số tiền phạt cao hơn (750.300.000 đồng so với 222.980.000
đồng).
3.2. Nhận thức của ngƣời tiêu dùng về an toàn thực phẩm
3.3.1. Nhận thức về các yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn
thực phẩm an toàn
Kết quả phân tích tương quan thể hiện có sự khác biệt giữa nam
và nữ trong quá trình lựa chọn thực phẩm. Các bà nội trợ vẫn có nhiều
chú ý hơn đối với nam giới trong quá trình lựa chọn thực phẩm cho gia
đình. Cụ thể trong nghiên cứu thể hiện các những người nữ thường chú
ý đến mức độ tươi ngon của thực phẩm và thành phần dinh dưỡng của
thực phẩm hơn nam giới.
Xét theo chiều cạnh thu nhập thì có nhiều sự khác biệt hơn đối
với yếu tố giới tính. Các yếu tố như: Ngon miệng; Thực phẩm tươi;
13



Thành phần; Nội dung mỡ trong máu thấp; An toàn thực phẩm; Quốc
gia/ nơi xuất xứ; Bao bì. Có ý kiến của chuyên gia có sự khác biệt giữa
các nhóm thu nhập. Những người có thu nhập cao thường có xu hướng
quan tâm đến các yếu tố trên nhiều hơn. Những người có thu nhập cao
thường chú ý nhiều hơn trong quá trình lựa chọn các loại thực phẩm cho
gia đình. Những người có thu nhập cao thường là những người ở đô thị
do đó nguồn thực phẩm của gia đình chủ yếu là mua nên các gia đình
thường có xu hướng lựa chọn thực phẩm một cách kỹ càng hơn các hộ
gia đình nông thôn.
3.3.2. Nhận thức của người tiêu về dùng quá trình bảo quản, chế biến thực
phẩm an toàn
Như vậy, có thể thấy, dù nhận thức của người tiêu dùng tương
đối rõ ràng về thực phẩm an toàn nhưng vẫn gặp phải những khó khăn
nhất định trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn cho gia đình. Từ
những khó khăn đó, người được hỏi cần có những biện pháp khác như
trau dồi thêm kiến thức, dành thời gian nhất định để lựa chọn thực
phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người thân trong gia đình.
3.3.3. Phân khúc tiêu dùng dựa trên dư luận xã hội về an toàn thực
phẩm.
Người tiêu dùng đánh giá rất cao nguyên nhân làm cho thực phẩm
không an toàn do chính người sản xuất với mức điểm cao nhất. Tiếp đó là
những khâu trong quá trình sản xuất khi người ta đã sử dụng những loại
hóa chất làm cho thực phẩm không còn an toàn khi sử dụng và nguyên
nhân được đánh giá thấp nhất là do bản thân thực phẩm đó có chứa các chất
không phù hợp với người sử dụng.
Thông qua nghiên cứu đã minh chứng một điều những người có
giới tính nữ thường có những đánh giá các vấn đề sâu sắc và chú ý đến
ATTP hơn nhóm nam giới. Đồng thời những người có trình độ học vấn
cao thường có những nhận thức tốt hơn và phức tạp hơn và có hiểu biết

rộng hơn những người khác...
3.4. Đánh giá của ngƣời tiêu dùng về tình trạng an toàn thực phẩm tại Hà
Nội
3.4.1. Về nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm
Kết quả khảo sát DLXH về mức độ ATTP ngay từ khâu sản xuất
14


đã thể hiện mức độ tin tưởng của người tiêu dùng tương đối thấp với
các mặt hàng sản xuất trong nước. Đối với các mặt hàng có xuất sứ từ
nước ngoài người tiêu dùng có mức độ tin tưởng tương đối cao đối với
thực phẩm từ các nước Mỹ, Autralia, đối với Thái Lan có mức độ tin
tưởng trung bình và đối với hàng Trung Quốc người tiêu dùng có mức
độ tin tưởng thấp.
3.4.2 Về địa điểm mua, bán thực phẩm
Như vậy, đi sâu vào phân tích DLXH về mức độ an toàn của các
loại thực phẩm được bán ở các địa điểm khác nhau thể hiện người tiêu
dùng hiện nay có mức độ tin tưởng tương đối thấp với các loại thực
phẩm.
3.4.3. Về khâu chế biến, bảo quản thực phẩm và xử lý các chất độc
hại khi sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm
DLXH thể hiện người tiêu dùng ít tin tưởng vào mức độ ATTP
trong quá trình sản xuất cũng như bảo quản, xử lý các chất độc hại có
trong thực phẩm. Tuy người tiêu dùng ít tin tưởng vào chất lượng thực
phẩm nhưng họ vẫn sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc ở các chợ
cóc, chợ vỉa hè...
3.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội về an toàn thực
phẩm
Kết quả nghiên cứu thể hiện người tiêu dùng có nhận thức tương
đối cao về ATTP, các chất gây ô nhiễm cũng như những hành động

đúng trong bảo quản, chế biến thực phẩm tại gia đình. Có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến DLXH về ATTP như: Chú ý đến quốc gia, nơi xuất
xứ, mức độ quan tâm đến các thông tin về thực phẩm, hành vi vệ sinh
khu vực chế biến, trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Tuổi có mức độ ảnh
hưởng khác nhau đến DLXH về ATTP.
CHƢƠNG 4
DƢ LUẬN XÃ HỘI VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI VỀ AN TOÀN
THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI
4.1. Kiểm soát về an toàn thực phẩm thông qua các cơ quan thực thi
pháp luật
4.1.1. Kiểm soát về Luật thực phẩm
Như vậy qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy có đến trên
15


80.0% cho rằng rất cần thiết và cần thiết phải kiểm soát về Luật ATTP
trong giai đoạn hiện nay. Đây là một đóng góp quan trọng của nghiên
cứu để có thể có những đề xuất giải pháp hợp lý nhằm tiến tới một nền
nông nghiệp thực phẩm sạch và bền vững.
4.1.2. Đánh giá về dịch vụ giám định
Thông qua khảo sát thực tế có 81.1% số người được hỏi cho rằng
cần có 2 hệ thống kiểm định về ATTP. Một hệ thống của Nhà nước và
bên cạnh đó là hệ thống độc lập. Khi có cùng 2 hệ thống hoạt động sẽ
giảm thiểu được những sai lầm trong quá trình quản lý. Đồng thời sẽ có
sự kiểm tra chéo cách thức hoạt động cũng như kết quả hoạt động của
nhau. Kết quả kiểm định được công bố cho người dân biết sẽ là cơ sở
nền tảng để người dân quyết định khi mua sản phẩm trên thị trường.
Tính hoạt động độc lập tương đối của cả 2 hệ thống sẽ giúp cho người
dân có thêm niềm tin tưởng vào kết quả được thẩm định và từ đó sẽ
giúp cho đảm bảo vệ sinh ATTP trong thời kỳ hội nhập.

4.1.3. Đánh giá về các dịch vụ phòng thí nghiệm: Giám sát thực phẩm
và dịch tễ học liệu
Kết quả khảo sát thể hiện chỉ có 18.2% đánh giá rất tốt, đánh giá
tốt là 30.9%, Yếu là 16.0 % và khó đánh giá là 34.9%. Như vậy dịch vụ
phòng thí nghiệm hiện nay chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa được
người dân biết đến, các hoạt động của phòng thí nghiệm hiện nay còn
yếu, chứ thực sự thu hút được sự chú ý của người dân. Có đến 34.9% số
người được hỏi chưa biết đến dịch vụ phòng thí nghiệm cũng như khó
trả lời về thông tin hoạt động của các phòng thí nghiệm hiện nay. Như
vậy dịch vụ phòng thí nghiệm hiện nay chưa thực sự phát huy hiệu quả,
chưa được người tiêu dùng biết đến, các hoạt động của phòng thí
nghiệm hiện nay còn yếu và chưa thực sự được DLXH tin tưởng và biết
đến.
4.1.4. Về quản lý, kiểm soát thực phẩm của các cơ quan chức năng
Đánh giá của người tiêu dùng chỉ có 10.9 % cho rằng các cơ quan
chức năng làm rất tốt nhiệm vụ của mình, 38.9% cho rằng làm tương
đối tốt. Số còn lại đánh giá là làm không tốt và khó trả lời. Không chỉ
thức ăn hè phố, trạng thực phẩm đã chế biến sẵn bán tại các chợ rất phổ
biến, trong khi đó, điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ chế biến và
16


vệ sinh cá nhân người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa bảo đảm mà
bên cạnh đó những loại thực phẩm đóng gói cũng bị làm giả, là những
loại thực phẩm kém chất lượng. Hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn
chưa quản lý được tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và chưa kiểm
định được hầu như các mặt hàng bán ra thị trường.
4.2. Kiểm soát về an toàn thực phẩm thông qua dư luận xã hội về an
toàn thực phẩm
4.2.1. Phản ứng của người tiêu dùng về các hành vi vi phạm an toàn thực

phẩm
Kết quả phân tích mô hình hồi qui các yếu tố ảnh hưởng đến sự
đánh giá về khả năng ảnh hưởng của việc kiểm soát ATTP hiện nay của
các cơ quan chức năng hiện nay thể hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Mô hình 1 bao gồm các nhân tố
là tiêu chí thể hiện thái độ và hành vi tiêu dùng thực phẩm của người dân
hiện nay. Mô hình 2 có thêm các yếu tố người tiêu dùng tìm kiếm và chia
sẻ các thông tin về ATTP.
4.2.2. Tác động của dư luận xã hội về an toàn thực phẩm đến hành
vi của người tiêu dùng
Như vậy thông qua phân tích chúng ta đã thấy được vai trò của
DLXH trong quá trình giáo dục hành vi của người tiêu dùng. Quá trình
giáo dục này bắt đầu từ việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết
về thực phẩm an toàn và tiếp đó là những kỹ năng trong việc lựa chọn,
mua bán thực phẩm và các hành vi ngăn chặn không để cho người thân,
bạn bè của mình sử dụng các loại thực phẩm bẩn.
4.2.3. Dư luận xã hội định hướng và tư vấn cho người tiêu dùng lựa chọn
thực phẩm an toàn
Như vậy thông qua DLXH đã giáo dục, định hướng hành vi tiêu
dùng của người dân. Thông qua quá trình trao đổi thông tin, sự ảnh
hưởng của các luồng ý kiến ngưởi tiêu dùng sẽ có những quyết định cho
việc mua các sản phẩm cho mình và cho gia đình để đảm bảo sức khỏe.
CHƢƠNG 5
TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI
VẤN ĐỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
5.1. Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dƣ luận xã hội về
17


an toàn thực phẩm

5.1.1. Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến dư luận xã hội về
an toàn thực phẩm
DLXH luôn là một vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội, nó đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, hình
thành, tồn tại và phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của
bản thân xã hội loài người. DLXH có sự tác động đối với lĩnh vực pháp
luật, nhưng đồng thời pháp luật cũng có sự tác động trở lại với
DLXH. DLXH là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét,
đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những
vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút
được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận
định hoặc hành động thực tiễn của họ. 5.1.2. Ảnh hưởng của dư luận
xã hội đến truyền thông đại chúng về an toàn thực phẩm
Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ giữa TTĐC và DLXH có
mối quan hệ mật thiết với nhau. TTĐC có ảnh hưởng đến việc hình
thành và thể hiện DLXH và ngược lại DLXH ảnh hưởng đến TTĐC về
ATTP.
5.2. Ảnh hƣởng của thông điệp về an toàn thực phẩm trên truyền
thông đại chúng đến quyết định hành vi mua hàng của ngƣời tiêu
dùng.
4.2.1. Nội dung, hình thức truyền thông về an toàn thực phẩm
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đánh giá của người tiêu dùng về
các thông tin ATTP trên các PTTTĐC còn nhiều hạn chế, chưa thật sự
thu hút người dân tham gia lựa chọn, sử dụng, đánh giá thực phẩm an
toàn, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và người thân. Kết quả nghiên cứu
đặt ra một vấn đề đối với truyền thông là: nội dung, hình thức, chất
lượng, độ tin cậy của các thông tin về ATTP cần phải nâng cao hơn
nữa.
5.2.2. Nội dung, thông tin về an toàn thực phẩm trên các phương tiện
truyền thông đại chúng

Theo kết quả nghiên cứu về nhu cầu có kênh thông tin riêng dành
cho người TDTP có 85% người tiêu dùng đặt ra nhu cầu cần phải có
kênh thông tin riêng dành cho người tiêu dùng. Hiện nay với sự phát
18


triển của công nghệ thông tin và sự đa dạng của các sản phẩm tiêu dùng
khách hàng luôn luôn có nhu cầu mong muốn hàng ngày, hàng giờ có
thông tin sự thật về các mặt hàng đảm bảo về an toàn thực phẩm. Nhiều
nước trên thế giới, hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm đã có từ lâu,
nhưng với nước ta, kênh thông tin về thực phẩm ở nước ta còn nhiều
hạn chế phục vụ thông tin cho người dân lựa chọn thực phẩm an toàn.
Kênh thông tin khi được xây dựng sẽ thường xuyên theo dõi, cập
nhật những thông tin cảnh báo về an toàn thực phẩm trên thế giới, từ
các phòng thí nghiệm, từ người dân phản ánh. Các doanh nghiệp biết
thông tin cảnh báo sẽ rà soát lại sản phẩm của mình và dần đi vào ý
thức tự giác hơn, người tiêu dùng cũng được an toàn khi sử dụng sản
phẩm thực phẩm.
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu: “ Dư luận xã hội về an toàn thực phẩm
hiện nay” tại Hà Nội cho thấy một cái nhìn tổng quan, khái quát về
thực trạng DLXH ở Hà Nội hiện nay. Nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề
cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản DLXH về
ATTP: (1) Nghiên cứu đã tổng quan các công trình khoa học trong nước
và ngoài nước liên quan đến đề tài đồng thời tham khảo kết quả nghiên
cứu, để xác định các thông tin cần thu thập và xây dựng khung phân tích.
Thứ hai, đưa ra các khái niệm DLXH, Truyền thông, thực phẩm,
ATTP; vận dụng lý thuyết DLXH, kiểm, lý thuyết truyền thông và các

phương pháp nghiên cứu cụ thể của Xã hội học để lý giải DLXH về ATTP.
Thứ ba,vận dụng phương pháp nghiên cứu DLXH để phân tích nhận
thức và đánh giá của người tiêu dùng về ATTP tại Hà Nội hiện nay.
Phân tích về nhận thức của người tiêu dùng thực phẩm về ATTP cho
thấy người tiêu dùng có nhận thức đầy đủ về các yếu tố tác động đến sự lựa
chọn thực phẩm.
Kết quả phân tích cho thấy xu hướng lựa chọn mua thực phẩm của
người tiêu dùng đó là các của hàng có uy tín và các siêu thị.Đồng thời
nghiên cứu cũng chỉ ra những người có trình độ học vấn cao thì có niềm tin
vào các loại thực phẩm được sản xuất theo khoa học kỹ thuật hơn những
19


người có trình độ thấp.
Thứ tư, nghiên cứu thể hiện đánh giá của người tiêu dùng về kiểm
soát ATTP thông qua các cơ quan chức năng và tác động của DLXH đến
hành vi người tiêu dùng tại Hà Nội.
DLXH về kiểm soát thực phẩm cho thấy người TDTP đặt niềm tin
vào quá trình kiểm soát của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, trong thực
tế người tiêu dùng đánh giá thấp khả năng thực hiện luật ATTP trong thực
tế đời sống xã hội. Điều đó cũng thể hiện quá trình kiểm soát thực
phẩmhiện nay còn nhiều vấn đề đặt ra, còn chưa thực sự chặt chẽ, chưa
đảm bảo được yêu cầu của người tiêu dùng đối với sự quản lý của Nhà
nước bằng pháp luật cũng như hoạt động có hiệu quả của các cơ quan chức
năng.
Kết quả mô hình hồi qui đã thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến
DLXH về ATTP cho thấy yếu tố đánh giá về sự cần thiết phải kiểm soát
thực phẩm có ảnh hưởng lớn nhất đến DLXH, thêm vào đó những người
càng chịu ảnh hưởng nhiều của các phương tiện truyền thông thì càng đánh
giá thấp về chất lượng, độ an toàn của thực phẩm hiện nay.

Nghiên cứu còn cho thấy tác động của DLXH lên hành vi của người
tiêu dùng thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy phản ứng của người tiêu
dùng đối với những cơ sở, nhà hàng không đảm bảo ATTP chưa cao. Điều
này cho thấy cơ chế thưởng và bảo vệ cũng như truyền thông về khuyến
khích người tiêu dùng tố giác những nơi họ phát hiện sản xuất, chế biến,
kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm không an toàn. Bên cạnh đó có tỷ lệ số
người góp ý với các cơ sở kinh doanh không đảm bảo ATTP chiếm tỉ lệ rất
thấp.
DLXH đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục hành vi của
người tiêu dùng thực phẩm từ việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng thực
hành, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nữ giới chịu sự tác động của DLXH về
ATTP hơn nam giới vì họ là nội trợ chính trong gia đình. Như vậy thông
qua những hành vi vi phạm chuẩn mực xã hội cho thấy chức năng KSXH
của DLXH về ATTP.
DLXH không chỉ có chức năng giáo dục hành vi người tiêu dùng mà
còn có chức năng điều tiết các mối quan hệ xã hội giữa người sản xuất,
20


người buôn bán, người tiêu dùng.
Thứ năm, DLXH và TTĐC có mối quan hệ với nhau. TTĐC
đóngvai trò đặc biệt trong việc hình thành và thể hiện DLXH về ATTP.
Người tiêu dùng tiếp nhận thông điệp về ATTP thông qua 2 kênh thông tin
khác nhau đó là thông qua các phương tiện TTĐC như: truyền hìn Internet,
báo viết, phát thanh, sách, tài liệu, băng đĩa, panoo áp phích và thông qua
những tương tác liên cá nhân như qua những người thân, họ hàng, đồng
nghiệp, hàng xóm Trong những kênh thông tin đó người tiêu dùng đánh
giá ti vi là nguồn thông tin mà họ thu nhận chủ yếu về ATTP. Đặc biệt tại
các khu vực dân cư các thông tin về ATTP được truyền đến người dân

thông qua nhiều hình thức khác nhau và hình thức chủ yếu người nhân đón
nhận là thông qua hệ thống loa truyền thanh tại địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu đã thấy rõ tác động của TTĐC đến
DLXH về VSATTP hiện nay nhưng bên cạnh đó DLXH cũng tác động
ngược trở lại truyền thông. DLXH là nguồn của truyền thông và có những
đòi hỏi đối với truyền thông trong quá trình truyền tải thông điệp cần phải
đúng sự thật
Xuất phát từ nhu cầu thực tế người tiêu dùng rất mong đợi một kênh
thông tin riêng biệt chuyên về thông tin ATTP dành cho người tiêu dùng và
đồng thời có người tiêu dùng thực phẩm cho rằng, cần thiết phải có 2 hệ
thống kiểm định ATTP hiện nay.
Luận án đã nỗ lực mở rộng nội dung nghiên cứu ra khỏi việc chỉ
đo lường nhận thức của người TDTP về ATTP mà tập trung vào nghiên
cứu đánh giá của người tiêu dùng về tình trạng ATTP tại Hà Nội. Kết quả
cho thấy người tiêu dùng nhận thức tốt về VSATTP nhưng hành vi còn phụ
thuộc vào các yếu tố tác động khác nhau. Đánh giá của người tiêu dùng về
mức độ ATTP tại Hà Nội ở mức thấp. Đồng thời nghiên cứu cũng đi sâu
phân tích chức năng kiểm soát xã hội về ATTP và mối quan hệ giữa TTĐC
và DLXH đối với vấn đề ATTP tại Hà Nội. Nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng
của truyền thông tác động mạnh mẽ đến DLXH về ATTP.
Giới hạn của luận án là chỉ đi phân tích nhận thức và đánh giá của
của người tiêu dùng về ATTP: Nhận thức về quá trình chế biến; Bảo quản
thực phẩm an toàn; sự phân khúc người tiêu dùng thực phẩm; Đánh giá về
nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm; Về địa điểm mua, bán thực phẩm; đánh
21


giá về khâu chế biến, về bảo quản thực phẩm; Về quá trình xử lí các chất
độc hại khi sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm; Chức năng kiểm soát
xã hội của DLXH về ATTP; Truyền thông và DLXH đối với vấn đề

ATTP. Hạn chế của luận án là chưa đi phân tích được tác động của mất
ATTP đến sức khỏe của người tiêu dùng, chưa phân tích đầy đủ các chức
năng của DLXH tác động đến vấn đền ATTP, chưa đi sâu vào phân tích tác
động của DLXH đến truyền thông về ATTP. Đó là những khoảng trống mà
luận án này chưa thực hiện được. Đó cũng là gợi mở hướng nghiên cứu
tiếp theo của tác giả và của các nhà khoa học khác có cùng mối quan tầm
về vấn đề ATTP.
Nghiên cứu: “ Dư luận xã hội về an toàn thực phẩm” với dung
lượng mẫu chưa lớn nhưng kết quả thu được có thể coi là cơ sở để những
nhà làm quản lý và các cơ quan chức năng tham khảo trong việc đề xuất và
thực thi về vấn đề ATTP ở Việt Nam hiện nay.
1. Giải pháp nâng cao công tác quản lý, kiểm soát và định hƣớng dƣ
luận xã hội
1.1. Nhóm giải pháp liên quan đến dư luận xã hội của người sản xuất,
cung cấp, kinh doanh thực phẩm.
Các cá nhân, tổ chức sản xuất, cung cấp, kinh doanh thực phẩm phải
tuân theo Luật các quy định về quảng cáo, tuyên truyền về thực phẩm của
mình trên các phương tiện TTĐC như: báo chí, truyền hình, phát thanh,
Facebook, internet... Phối hợp, hỗ trợ cùng với các cơ quan chức năng và
truyền thông khi có vấn đề mất VSATTP xảy ra để khắc phục, xin lỗi
người tiêu dùng và có phương án bồi thường đảm bảo lợi ích thỏa đáng của
người tiêu dùng.
Các phương tiện truyền thông cần có tuyên truyền về Luật ATTP,
các quy định về VSATTP, các quy định áp dụng trong sản xuất, các quy
định về tiêu chuẩn sản phẩm, các quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện vệ sinh ATTP để nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, cung cấp,
kinh doanh thực phẩm.
1.2. Nhóm giải pháp liên quan đến người tiêu dùng thực phẩm
Người tiêu dùng cần phải liên tục cập nhật và chia sẻ các thông tin
liên quan đến ATTP nhưng cần có chọn lọc. Ngày nay TTĐC phát triển

mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên người TDTP cần tìm
22


đến những nguồn thông tin chính thống hoặc những kênh TTĐC có uy tín
để tìm hiểu thông tin về ATTP. Việc cập nhật thông tin thường xuyên sẽ
giúp người TDTP nắm bắt kịp thời từ đó bổ sung được những kiến thức về
ATTP để có sự điều chỉnh trong sự lựa chọn, chế biến và bảo quản thực
phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Bên cạnh đó người TDTP
cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tố cáo những cơ
sở kinh doanh thực phẩm không an toàn đồng thời có sự chia sẻ đối với
người thân, bạn bè, hàng xóm .về những cơ sở kinh doanh không đảm
bảo ATTP.
Người tiêu dùng cần nắm rõ quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng
trong việc thực hiện các quy định về đảm bảo vệ sinh ATTP. Thường
xuyên tìm hiểu cũng như bổ sung những kiến thức về lựa chọn thực phẩm
an toàn, chế biến, bảo quản thực phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Cục
ATTP.
1.3 Nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế chính sách pháp luật về ATTP
Hiện nay các chế tài xử phạt vi phạm về ATTP vẫn còn nhiều kẻ
hở, sức răn đe chưa cao cho nên các đối tượng vi phạm trở nên chai lì,
nhờn luật. Các cơ quan chức năng cần có sự rà soát, bố sung, sửa đổi các
chế tài xử phạt đối với hành vi gây mất ATTP.
Nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn, thuế, cho các công ty, các cơ sở
hộ gia đình sản xuất thực phẩm theo tiêu chuẩn công nghệ của thế giới
như GlobalGap hay VietGap mở rộng và phổ biến mô hình này. Tăng
cường quản lý chặt chẽ chất lượng việc xuất nhập khẩu thực phẩm nước
ngoài trên thị trường.
1.4 Nhóm giải pháp liên quan đến đội ngũ cán bộ thực thi công vụ về
ATTP

Các cơ quan chức năng, đội ngũ thực thi công vụ về ATTP cần
phát huy vai trò, sự chủ động tham gia tích cực của nhân dân trong việc đấu
tranh, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm quy định ATTP.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động định hướng của các cơ quan báo
chí nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc thực hiện
ATTP trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Các PTTTĐC tích cực đưa tin về các
điển hình xuất sắc trong sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và
các vụ việc vi phạm ATTP.
23


×