NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Tiếng việt hiện nay
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ, Tiếng Việt, trong vai trò ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã có những
thay đổi nhanh chóng xét trên nhiều phương diện. Một trong những thay đổi dễ nhận
thấy nhất và luôn dành được sự quan tâm của xã hội, đó là ngôn ngữ của giới trẻ -
những chủ nhân tương lai của đất nước. Vấn đề càng trở nên “nóng” hơn khi gần đây,
trên các phương tiện thông tin đại chúng, những ý kiến trái chiều về vấn đề này được
đưa ra bàn luận sôi nổi. Có nhiều ý kiến bênh vực cho xu thế phát triển tự nhiên của
ngôn ngữ của giới trẻ, nhưng đa phần đều cho rằng sự phát triển đó là “lệch lạc”,
“đáng báo động”, thậm chí “không thể chấp nhận được” [3] Vậy thực chất của vấn đề
là gì; Nó nghiêm trọng đến mức nào; và cần nhìn nhận ra sao? đang là những câu hỏi
thu hút được sự quan tâm của xã hội, của các nhà nghiên cứu. Trong khuôn khổ, phạm
vi của một bài báo, chúng tôi không có tham vọng trình bày đầy đủ diện mạo của vấn
đề mà chỉ trình bày tóm lược một số nét chính, cũng như những nhận xét có tính chủ
quan của cá nhân về vấn đề này.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mang đến cho con người nhiều điều
kiện hơn để thay đổi chính cuộc sống của mình. Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm trở
lại đây những tiến bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông đã làm thay
đổi mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên
miền ngược. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi
này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay
đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng: thế hệ “8X”,
“9X”, “những công dân @” hay “tuổi teen”. Trong phạm vi này, chúng tôi dùng khái
niệm giới trẻ để cùng nói về những cách gọi tên ở trên. Ở đây chúng tôi cũng chia hai
phạm vi để trình bày thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ. Đó là ngôn ngữ của giới trẻ
trong đời sống thực (thế giới thực) và ngôn ngữ của giới trẻ trong đời sống ảo(thế giới
ảo).
Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa sức
xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó
nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những
phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt gặp
những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ. Về cơ bản, chúng tôi tổng hợp
được những xu thế ngôn ngữ “chat” của giới trẻ như sau:
Xu hướng đơn giản hóa. Đây là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua
những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn) chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp
những kiểu diễn đạt như: wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu);
lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko,k
(không); u (bạn, mày), ni (nay), en(em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao), hem
(không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.
Việc việc đơn giản hóa không phải không có nguyên nhân chủ quan khách quan
của nó. Đây cũng không phải xu hướng phát triển mới lạ bây giờ mới xuất hiện mà đó
là một thực tế, một quy luật có tính phổ biến trong sự phát triển của ngôn ngữ- quy
luật tiết kiệm. Đó là quy luật không ai có thể phá vỡ nổi, không có đạo luật nghiêm
khắc nào có thể ngăn chặn, can thiệp được, dù ghét nó người ta cũng vẫn phải nhượng
bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế đó là trong chính tả của
Tiếng Việt vẫn còn tồn tại sự bất hợp lý khi sử dụng nhiều ký hiệu để biểu thị cùng
một âm vị: K,Q, C cùng để biểu thị âm vị / K/; hay Z, d, gi cùng để biểu thị âm /z/.v.v.
Ngoài ra, khuynh hướng này còn bắt nguồn từ việc viết tắt, đây cũng là một trong
những cách thức thường gặp khi giao tiếp bằng văn bản và điều này đã được giới trẻ
vận dụng “triệt để” trong thế giới ảo của mình: “đi” thành “dj”; “không” thành “0”,
“ko”, “k”, “kh”, “kg”, ; “bây giờ” thành “bi h”; “biết rồi” thành “bit rui”; Chữ “qu”
thành “w”; Chữ ““gì” thành “j”; Chữ “ơ” thành “u”; Chữ “ô” thành “u”; Chữ “ă”
thành “e”; Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”; M = E = em. N = A = anh hay Chèn
tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, : g9 (Good night – chúc buổi tối vui vẻ),
2 (hi- chào).v.v
Xu hướng phức tạp hóa. Xu hướng này tuy không phát triển mạnh mẽ như xu
hướng thứ nhất nhưng nó vẫn tồn tại như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành
điệu”của giới trẻ: dzui (vui), thoai (thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) ><in (xin),
lÔ0~i(lỗi), em4jl (email).v.v. Trong xu hướng phức tạp hóa một trong những nét đặc
trưng cần phải nhấn mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội dung văn bản. Với mong
muốn được thể hiện, khẳng định bản thân (do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế,
càng được phát huy mạnh mẽ. Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng
loạt các biểu đạt tình cảm đi kèm :( buồn; :(( , T _ T khóc; :) cười; :))))) rất buồn
cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; :x yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn được thể
hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy
nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). Xu
hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khi cũng
không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân
nhu vậy. Dương Đăng Trúc tác giả phần mềm v2V (phần mềm dịch ngôn ngữ “chat”)
đã phải liên tục cập nhật phần mềm nhưng chính tác giả cũng thừa nhận không thể
theo kịp xu hướng phát triển của loại ngôn ngữ này. Dưới đây là một đoạn trích từ
yahoo [4] được phần mềm v2V dịch lại:
Trên đây chúng ta đã phần nào khảo sát hoạt động giao tiếp của giới trẻ, trong
môi trường mà chúng ta tạm gọi là thế giới ảo. Vậy những gì đang diễn ra trong thế
giới ảo đó có ảnh hưởng đến đời sống thực tại của giới trẻ hay không? Nếu có, nó đã
ảnh hưởng đến mức độ nào? Trong phạm vi này, chúng tôi chưa có điều kiện để trả lời
đầy đủ, chính xác những câu hỏi trên chỉ xin trích dẫn một số những biểu hiện cụ thể.
Qua đó giúp chúng ta thấy được phần nào diện mạo của vấn đề.
Nổi lên như một cách giao tiếp thời thượng được đông đảo bạn trẻ cổ xúy mà
chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày từ nhà ra ngõ, từ công sở đến trường học: ''Đi gì
mà đầu lâu thế?'' - ''Ừ, tại đường Hà Đông quá!''; ''Bắc Cạn đi, các ông ơi!''; ''Cả lớp
ơi, Lệ Quyên vào đi chơi thôi!''; ''Em cà-rốt quá chị ạ, biết tay ấy Lê Văn Sỹ thế thì em
phải việc gì phải mở nhiều bia cho hắn Lục Tốn!''; ''Trần Tiến lên đi, không có anh
hùng Núp đâu!'' ''Này, hết bao nhiêu đấy, để còn Campuchia?''; ''Từ đây đến đấy còn
Natasa không mày?''; ''Thôi, tôi Lương Văn Can ông, đừng đến đấy!''; ''Hôm nay trông
hơi nhà vệ sinh đấy!''; ''Lát nữa có đê tiện đi siêu thị, nhớ mua hộ chai nước mắm
nhé!''. “Bố mua đồ chơi hoành tá tràng (hoành tráng) quá!”; “Bạn A. trình còi, đạp xe
đạp không bằng con đâu mẹ ạ!”.v.v.
Thậm chí những sáng tạo này, còn được các phương tiện truyền thông “tiếp
sức” khi sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ
điển: ''một cảm giác rất yomost'', ''một phong cách thật xì-tin''. Bên cạnh đó những
cách diễn đạt đã ăn sâu đến mức là câu “cửa miệng” của không nhỏ bộ phận giới trẻ:
từ “vãi” +… kiểu như: mệt vãi chưởng, buồn ngủ vãi, xinh vãi.v.v.
Chữ viết vốn là một công cụ để ghi lại ngôn ngữ, vì thế những biểu hiện lệch
lạc trong ngôn ngữ nói lâu dần sẽ được phản ánh trong ngôn ngữ viết. Với những thực
tế như trên hẳn sẽ không còn là điều ngạc nhiên khi mới đây một học sinh lớp 10
trong lá đơn xin nghỉ học của mình đã trình bày “rất thật” những lỗi chính tả khiến
nhiều người cho là “ngoài sức tưởng tượng’.