Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh lứa tuổi 17, 18 trường THPT Lê Qúy Đôn - Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.38 KB, 82 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Ngơ Thanh Trang

1


Khóa luận tốt nghiệp

Ngơ Thanh Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘ
--------*****----

NGÔ THANH TR

NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG GHI NHỚ VÀ HỌC LỰC CỦA HỌC SIN
LÊ QUÝ ĐÔN - HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Giải phẫu – Sinh lý người và động vật

KHOÁ LUẬN TỐT NGH

Người hướng dẫn TH.S. NGUYỄN THỊ LAN

Hà Nội – 201

2


Khóa luận tốt nghiệp



Ngơ Thanh Trang

3


Lời cảm ơn!
Học tập và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi sinh
viên. Song hành trình tìm kiếm, khám phá tri thức là rất khó khăn và ln cần
sự giúp đỡ.
Để hồn thành khố luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới cô giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan - người đã tận tình hướng dẫn
em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khố luận.
Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm, các thày cô giáo khoa Sinh
_ KTNN, tổ Động vật đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập và nghiên cứu tại khoa.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, và các em học sinh trường
THPT Lê Quý Đôn _ Hải Phịng đã giúp đỡ em hồn thành đề tài nghiên cứu
của mình.

Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2010

Sinh Viên

Ngô Thanh Trang



Lời cam đoan
Để đảm bảo tính trung thực của đề tài, tôi xin cam đoan như sau:

1. Đề tài này tôi không hề sao chép từ bất cứ đề tài có sẵn nào.
2. Đề tài của tơi khơng trùng với một đề tài nào khác.
3. Thu được là do nghiên cứu thực tiễn, đảm bảo tính chính xác và trung
thực.

Sinh Viên

Ngô Thanh Trang



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT
IQ

: Chỉ số thơng minh

Trường THPT

: Trường trung học phổ thơng

TB

: Trung bình



DANH MỤC BẢNG

Trang


Bảng 1. Phân bố đối tượng……………………………………………..........16
Bảng 2. Kết quả nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác lứa tuổi 17………......20
Bảng 3. Kết quả nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thính giác lứa tuổi 17……......22
Bảng 4. Trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác theo hệ đào tạo…….….......23
Bảng 5. Kết quả nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thị giác lứa tuổi 18……..….. . .25
Bảng 6. Kết quả nghiên cứu trí nhớ ngắn hạn thính giác lứa tuổi 18……......26
Bảng 7. Trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác theo hệ đào tạo………........28
Bảng 8. Trí nhớ ngắn hạn thính giác lứa tuổi 17, 18 theo giới tính……........29
Bảng 9. Trí nhớ ngắn hạn lứa tuổi 17, 18 theo giới tính……………….........30
Bảng 10. Trí nhớ ngắn hạn thị giác lứa tuổi 17, 18 theo giới tính..................32
Bảng 11. Sự phân bố học sinh theo lực học cuối học kì I năm
2007 _ 2008……………………………………………………………........34
Bảng 12. Tương quan giữa lực học và khả năng ghi nhớ khối 12……..........37
Bảng 13. Tương quan giữa lực học và khả năng ghi nhớ khối 11……..........39
Bảng 14. Mối tương quan giữa lực học và khả năng ghi nhớ theo lứa tuổi....41



DANH MỤC
HÌNH

Trang

Hình 1. So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác theo giới tính…………….…........21
Hình 2. So sánh trí nhớ ngắn hạn thính giác theo giới tính…………….........23
Hình 3. So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác theo hệ đào tạo........24
Hình 4. Trí nhớ ngắn hạn về thị giác và thính giác theo giới tính……...........26
Hình 5. So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác theo giới tính……………….........27
Hình 6. So sánh trí nhớ ngắn hạn thính giác theo giới tính…………….........28
Hình 7. So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác theo hệ đào tạo........30

Hình 8. So sánh trí nhớ ngắn hạn thính giác theo giới tính……………….....31
Hình 9. So sánh trí nhớ ngắn hạn thị giác và thính giác theo giới tính...........32
Hình 10. Tỉ lệ phần trăm xếp loại học lực cuối kì I theo hệ đào tạo…..........36
Hình 11. Tỉ lệ phần trăm học lực học sinh theo lứa tuổi và giới tính….........37
Hình 12. Mối quan hệ giữa lực học và khả năng ghi nhớ lứa tuổi 18…........39
Hình 13. Mối quan hệ giữa lực học và khả năng ghi nhớ lứa tuổi 17............41
Hình 14. Mối quan hệ giữa lực học và khả năng ghi nhớ lứa tuổi………......42



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong lịch sử phát triển lồi người, giáo dục ln được coi là tài sản vơ
giá của mỗi con người cũng như của tồn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngay sau cách mạng tháng 8 thành
công cùng với nhiệm vụ “chống giặc ngoại xâm”, “giặc đói” chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chú tâm ngay đến “giặc dốt”. Giáo dục luôn là điều kiện tiên quyết
để phát triển đất nước. Nhưng tri thức không chỉ đơn thuần dừng lại ở sự hiểu
biết trong sách vở, câu chữ, mà tri thức còn phải là sự hiểu biết trực tiếp vào
cải tạo xã hội, thích ứng với tự nhiên, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội,
thơng qua đó là sự phát triển của mỗi cá nhân. Chỉ có như vậy tri thức khoa
học mới thực sự là, nguồn lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển xã hội. Thúc đẩy
sự phát triển giáo dục mỗi quốc gia cần phải hiểu về thực trạng giáo dục của
quốc gia đó. Để đánh giá được thực trạng của nền giáo dục nước ta hiện nay
thì chúng ta phải nắm bắt được năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ và lực học
của học sinh. Thông qua việc nắm bắt được thực trạng này để từ đó có những
phương pháp giáo dục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, điều
chỉnh nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, khả năng ghi nhớ. Chỉ số năng lực trí
tuệ cao giúp giải quyết cơng việc một cách nhanh chóng, chính xác. Khả năng
ghi nhớ tốt sẽ giúp việc nắm bắt khoa học, kĩ thuật, thành tựu khoa học của

những nước tiên tiến trên thế giới một cách nhanh chóng và chính xác.
Trong thời đại ngày nay thì khoa học, kĩ thuật càng là vấn đề bức thiết
và không thể thiếu. Nhưng để có những biện pháp giáo dục phù hợp khơng
phải là điều dễ, và đó cũng khơng phải là điều mà bất kì một quốc gia hay tỉnh
thành phố nào cũng có thể làm được. Biện pháp giáo dục phù hợp đi đôi với
việc chất lượng giáo dục cũng sẽ tăng, chỉ số năng lực trí tuệ, khả năng ghi



nhớ, lực học của học sinh từ đó cũng tăng theo.Việc đánh giá khả năng phát
triển của một quốc gia thơng qua việc đánh giá giáo dục của nước đó. Đất
nước ta từ một nước nghèo nàn, chậm phát triển muốn trở thành một nước
tiên tiến, khoa học kĩ thuật phát triển thì việc đầu tiên là chúng ta phải nâng
cao chất lượng giáo dục, nâng cao khả năng ghi nhớ và lực học cho học sinh.
Muốn nâng cao được những năng lực trên thì trước hết chúng ta cần phải nắm
bắt được thực trạng của nền giáo dục nước ta.
Để có thể góp phần đưa ra được những biện pháp giáo dục phù hợp
cho thế hệ trẻ, chúng tôi đã tiến hành điều tra khả năng nghi nhớ, học lực và
thu được kết quả ở Trường THPT Lê Quý Đơn Hải Phịng. Là một ngơi
trường với bề dày lịch sử và đạt trường chuẩn quốc gia thì thực trạng của họ
ra sao? Và họ đã có những biện pháp thế nào? Tiêu chí để đáng giá năng lực,
trí tuệ là chỉ số IQ, đánh giá khả năng ghi nhớ là khả năng ghi nhớ ngắn hạn
về thị giác và thính giác cịn về lực học là kết quả của mỗi học sinh ở cuối
mỗi kì học và mỗi năm học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng ghi nhớ ngắn hạn của học sinh Trường THPT Lê Quý Đơn,
Hải Phịng lứa tuổi 17-18.
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về khả năng ghi nhớ ngắn hạn đối với
năng lực học tập của học sinh được nghiên cứu.




PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. 1. Những vấn đề chung về trí tuệ
2.1.1 Các quan niệm về trí tuệ
Trí thông minh là một khái niệm khá trừu tượng và chẳng có gì ngạc
nhiên khi nó ln là chủ đề gây tranh cãi. Chúng ta cần phải phân biệt rõ sự
khác nhau giữa trí thơng minh và sự hiểu biết, tức là sự nhận thức về một
hoặc một số vấn đề nào đó, kiến thức... Trí thơng minh là khả năng tiếp thu
kiến thức nhanh, nhạy, chính xác, và khả năng tự tìm ra kiến thức mới. Sự
hiểu biết, hay kiến thức là những nhận thức về các vấn đề xảy ra trong thế
giới khách quan. Ta thường lầm tưởng đấy là trí thơng minh nhưng thực ra thì
đó khơng phải là trí thơng minh thực sự. Ta có sự lầm lẫn như vậy bởi vì có
trí thơng minh ẩn tàng trong nhận thức đó, nhưng nói như vậy khơng có nghĩa
là sự hiểu biết phản ánh trình độ của trí thơng minh trong một người nào đó.
Có nhiều thuật ngữ khác nhau được các nhà khoa học dùng để mơ tả
năng lực trí tuệ: Trí khơn, trí lực, trí thông minh… nhưng đều xuất phát từ
tiếng anh là: Intelligence [13], [14].
Trí tuệ là một phẩm chất rất quan trọng trong hoạt động của con người,
nó liên quan đến cả thể chất, tinh thần của họ [1] bởi vậy việc nghiên cứu trí
tuệ được coi là lĩnh vực liên ngành, đòi hỏi sự kết hợp của các nhà sinh lý
học, tâm lý học, toán học và các ngành khoa học khác.
Từ trước đến nay, trí tuệ (trí thơng minh) ln là vấn đề được quan tâm
và tranh luận sôi nổi. Có nhiều khuynh hướng và trường phái khác nhau
nghiên cứu về vấn đề này. Cho đến nay thì vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác
nhau về trí tuệ, trong đó ta có thể thấy rõ ba khuynh hướng chủ yếu:
- Khuynh hướng thứ nhất cho rằng: Giữa năng lực, trí tuệ và học tập có mối
liên quan tới nhau, điều này khơng hồn tồn chính xác. Bởi vì trong một




số trường hợp học sinh chỉ có kết quả học tập trung bình nhưng lại có chỉ số
cao về trí tuệ.
- Khuynh hướng thứ hai: coi năng lực trí tuệ là năng lực tư duy trìu tượng
[10] và chức năng của trí tuệ là việc sử dụng có hiệu quả các khái niệm và
biểu tượng. Đại diện cho khuynh hướng này là: L.Terman (1937).
- Khuynh hướng thứ ba: Coi trí thơng minh là năng lực thích ứng. Sự thích
ứng ở đây mang tính chủ động tích cực, có hiệu quả nhằm cải tạo mơi
trường cho phù hợp với mục đích của con người chứ khơng phải là sự thích
ứng thụ động [10]. Theo N.X.Rubinsein (1940) thì trí tuệ khơng phải là sự
thích ứng đơn giản mà là sự thích ứng có hiệu quả. Trong cơng trình nghiên
cứu của J.Piaget trí tuệ bộc lộ trong mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường,
theo ông sự cảm nhận thế giới khách quan ở trẻ trước hết phải qua các phản
xạ hành động.
Theo Nguyễn Kế Hào [4] cho rằng trí thơng minh là một phẩm
chất tổng hợp của trí thơng minh là phẩm chất tư duy tích cực, độc lập, linh
hoạt, sáng tạo trước những vấn đề thực tiễn và lý luận. Theo Phạm Hồng Gia
[3] bản chất của trí thơng minh là một phẩm chất của tư duy sáng tạo đưa đến
sự giải quyết vấn đề một cách mau lẹ và thích hợp trong trường hợp mới, cho
nên khơng chỉ thể hiện ở sự nhận thức mà còn biểu hiện cả trong hoạt động
thực tiễn. Bằng những biểu hiện đã có và được chứng minh là có căn cứ trên
cơ sở thực nghiệm Nguyễn Cơng Khanh [7] đề nghị xem trí thông minh như
là năng lực tổng thể hoặc một loạt các năng lực giúp cá nhân áp dụng các kĩ
năng nhận thức, xúc cảm và sự hiểu biết để học, để giải quyết vấn đề, để đạt
các mục đích có giá trị hoặc để sáng tạo ra các sản phẩm.Trong điều kiện văn
hố lịch sử cụ thể trí thơng minh là một cấu trúc phức hợp hoà nhập nhiều loại
năng lực, có tính độc lập tương đối, ổn định nhưng không tĩnh mà lại phát




triển nhờ sự trải nghiệm của cá nhân qua sự tương tác giữa các tố chất sinh
học và những cơ hệ do mơi trường sống của cá nhân đó tạo ra.
2.1.2. Các loại trí nhớ.
Được phân theo thời gian nhớ và nội dung thơng tin cần nhớ. Bao
gồm trí nhớ cực ngắn, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
Trí nhớ cực ngắn hay trí nhớ giác quan: Trí nhớ về hình ảnh, âm
thanh. Sau khi đã thấy một hình ảnh hoặc một âm thanh một cách có ý thức
hay khơng ý thức trong vịng 3 – 5 phần trăm giây, người ta có thể mơ tả lại
khá chính xác. Trí nhớ giác quan nhanh chóng mất đi, chỉ những phần quan
trọng được học nhẩm và lưu trữ thành trí nhớ ngắn hạn.
Trí nhớ ngắn hạn: Khả năng nhớ lại trong một khoảng thời gian
ngắn ( vài phút hoặc vài giờ) một thơng tin. Nó liên quan tới tiến trình chú ý.
Trí nhớ này cịn được gọi là trí nhớ công việc. Các thông tin sẽ được ghi nhớ
cho đến khi hồn thành cơng việc và thường xun qn đi khi đã xong công
việc. Tuy nhiên những thông tin quan trọng, được lặp đi lặp lại, có thể sẽ
được giữ lại thành trí nhớ dài hạn. Thuỳ trán trước đóng vai trị quan trọng
trong việc mã hố và lưu trữ trí nhớ cơng việc.
Trí nhớ dài hạn: Là những thơng tin được não lưu trữ lâu vì nó rất
quan trọng với bản thân người đó. Các thơng tin cơ bản được nhớ như tên
người trong nhà hay bạn bè, địa chỉ, cũng như những thông tin làm thế nào để
thi cử, ... Trí nhớ dài hạn được chia thành nhiều nhóm: Trí nhớ về tình tiết, trí
nhớ ngữ nghĩa, và trí nhớ về kỹ năng.
-Trí nhớ về tình tiết: Khi bạn cần nhớ về một câu chuyện, một
bộ phim, hay trả lời các câu hỏi tơi ăn gì tối qua, … Khi đó bạn đang vận
dụng trí nhớ về tình tiết. Hoạt động trí nhớ tình tiết cần có sự tham gia của
thuỳ thái dương trong, đồi thị, thuỳ trán.



-Trí nhớ ngữ nghĩa: Là sự kiện hoặc kiến thức in sâu trong

não, chúng ta không cần phải cố gắng suy nghĩ khi nhớ về nó. Ví dụ như một
năm có 12 tháng, sự khác nhau giữa cái lược và cái nĩa… Thuỳ thái dương
dưới ngồi chịu trách nhiệm chính cho trí nhớ này.
-Trí nhớ kỹ năng: Là những thơng tin giúp bạn có thể làm việc
mà khơng cần suy nghĩ như lái xe, đánh răng, … Trí nhớ kỹ năng giúp cho
công việc được tiến hành trôi chảy và nhanh chóng. Hạch nền, tiểu não và
vùng vận động thuỳ trán tham gia chính vào loại trí nhớ này.
2.1.3. Sự hoạt động của trí nhớ.
Trí nhớ là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều bộ phận tại não bộ,
mỗi bộ phận một nhiệm vụ. Trí nhớ của con người là một q trình hoạt động
phức tạp, có bản chất là việc hình thành các đường liên hệ tạm thời, lưu giữ
và tái hiện chúng khi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan tác động
vào chúng ta gây cảm giác đơn lẻ, não bộ đã phân tích tổng hợp để cho tri
giác trọn vẹn về sự vật, hiện tượng và để lại dấu vết của chúng trên vỏ não
[8]. Hay nói cách khác, trí nhớ là sự vận dụng các hiểu biết có liên quan về
vấn đề đó với sự tham gia của hệ thống thần kinh.
Não bộ nhận tín hiệu và ghi nhớ (encoding).
Hippocampus và vỏ não là nơi phân tích, lựa chọn và ghi nhớ điều
ta muốn nhớ.
Q trình hoạt động của trí nhớ gồm ba giai đoạn chính: Thu nhận
dữ kiện  ghi nhớ  gợi nhớ. Khi một trong ba giai đoạn này không làm việc
một cách hồn hảo, ta “qn” hoặc “khơng nhớ rõ”.
Giai đoạn I – Thu nhận: Những dữ kiện sau khi thu nhận, nếu con
người muốn nhớ, những dữ kiện này sẽ được sắp xếp và chuyển vào não bộ,
những bộ phân liên quan đến trí nhớ.



×