Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

VAI TRÒ CỦA CÁ CẢNH BIỂN ĐỐI VỚI NGƯỜI KINH DOANH VÀ NGƯỜI NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN NGỌC QUYẾN

VAI TRÒ CỦA CÁ CẢNH BIỂN ĐỐI VỚI
NGƯỜI KINH DOANH VÀ NGƯỜI NUÔI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN NGỌC QUYẾN

VAI TRÒ CỦA CÁ CẢNH BIỂN
ĐỐI VỚI NGƯỜI KINH DOANH VÀ NGƯỜI NUÔI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành

: Nuôi trồng Thủy sản

Mã số



: 60 62 70

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH ĐỨC

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2010

i


VAI TRÒ CỦA CÁ CẢNH BIỂN ĐỐI VỚI NGƯỜI KINH DOANH VÀ
NGƯỜI NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NGỌC QUYẾN

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. NGUYỄN PHÚ HÒA
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN VĂN TRAI
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:


TS. NGUYỄN THANH TÙNG
Viện Kinh Tế và Quy Hoạch Thủy Sản

4. Phản biện 2:

PGS. TS. NGUYỄN TƯỜNG ANH
Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

TS. NGUYỄN MINH ĐỨC
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Ngọc Quyến sinh ngày 29 tháng 07 năm 1983 tại huyện
Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Con Ông Nguyễn Văn Duyến và Bà Nguyễn Thị
Thoi.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh
Quảng Ninh năm 2001.
Tốt nghiệp Đại học nghành Nuôi Trồng Thủy Sản hệ chính quy tại Đại học
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Sau đó làm việc tại thành phố Nha Trang trong vai trò phụ trách kỹ thuật
nuôi Tôm sú thương phẩm theo hình thức công ngiệp.

Tháng 09 năm 2008 theo học Cao học nghành Nuôi Trồng Thủy Sản tại Đại
học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Hiện chưa lập gia đình.
Địa chỉ liên lạc: Đội 8, thôn 6, xã Hải Tiến, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng
Ninh.
Điện thoại: 0979 786551; 0333 786551
Email:

Nguyễn Ngọc Quyến

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Đề tài này cũng là một phần của đề tài “Đánh giá vai
trò của cá cảnh đối với người nuôi giải trí và người sản xuất
ở TP HCM và xác định một số đối tượng cá cảnh chủ lực
có triển vọng phát triển ở thị trường nội địa” do TS.
Nguyễn Minh Đức làm chủ nhiệm đề tài.

Nguyễn Ngọc Quyến

iv


CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm tạ Ban Giám hiệu trường Đại học Nông

Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm khoa Thủy Sản
cùng các thầy, cô đã giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tại
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tôi gửi lời cám ơn sâu
sắc tới TS. Nguyễn Minh Đức đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tiếp theo, tôi cám ơn các nhà cung cấp tại Nha Trang và Bình Thuận, các
cửa hàng kinh doanh, những người nuôi cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh đã
giúp tôi trong quá trình thu thập số liệu thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cám ơn các bạn học viên lớp Cao học Thủy Sản 2008 về những giúp đỡ của
các bạn trong thời gian học tập cùng nhau tại trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh.
Cuối cùng, tôi gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ và các anh, các chị tôi,
những người đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi cả vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá
trình học tập.
Dù rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong
người đọc góp ý để luận văn hoàn thiện hơn.

Nguyễn Ngọc Quyến

v


TÓM TẮT
Đề tài “Vai trò của cá cảnh biển đối với người kinh doanh và người nuôi tại
thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Khánh Hòa và Bình Thuận từ tháng 01/2010 – 10/2010. Số liệu được thu thập qua
ba đợt khảo sát bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.
Tất cả các nhà cung cấp và cửa hàng kinh doanh đều hài lòng với tình hình
kinh doanh của mình. Nuôi cá cảnh biển không những làm cho không gian sống đẹp
hơn mà còn còn giúp cho người nuôi vui vẻ và hạnh phúc, kinh doanh thuận lợi

hơn.
Bằng mô hình hồi quy đa biến với biến giả đã xác định các yếu tố tác động
lên tổng chi phí nuôi cá cảnh biển gồm: Chi phí mua cá cảnh, chi phí mua bể nuôi
và chi phí mua các loại sinh vật cảnh biển khác, địa điểm nuôi cá cảnh tại gia đình,
vai trò làm giảm stress của nuôi cá cảnh biển, nuôi cá cảnh biển với mục đích giải
trí, mục đích kinh doanh và tiêu chí ngoại hình để chọn mua cá cảnh biển, mức thu
nhập của người nuôi từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
Mô hình binary logistic đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ
hài lòng của người nuôi cá cảnh biển bao gồm: Tổng chi phí, vai trò làm giảm căng
thẳng của nuôi cá cảnh biển, tiêu chí hoạt động bơi lội để lựa chọn cá cảnh biển,
khó khăn không có nhiều thời gian chăm sóc bể cá cảnh, địa điểm nuôi tương tác
với thời gian nuôi và tổng chi phí, thời điểm cho cá ăn vào buổi chiều, hình thức
nuôi tương tác với tổng chi phí, địa điểm nuôi tương tác với hình thức nuôi.
Kết quả hồi quy binary logistic cho thấy địa điểm nuôi, tổng chi phí và tương
tác giữa thời gian nuôi với mức thu nhập làm tăng vai trò làm giảm stress của nuôi
cá cảnh biển. Tương tác giữa thời gian nuôi với địa điểm nuôi làm giảm vai trò này.

vi


ABSTRACT
The thesis "The role of marine ornamental fish for businessmen and
hobbyists in Ho Chi Minh city" had been conducted in Ho Chi Minh City, Khanh
Hoa province, and Ninh Thuan province, Binh Thuan province from January, 2010
to September, 2010. Data were collected through three periods of using the survey
questionnaire.
All providers and store owners were satisfied with their business situation.
Keeping marine ornamental fish not only made living space more beautiful, but also
helped hobbyist’s feel more cheerful and happier. Also, it made their business more
favorable.

Linear regression model with dummy variables identified the factors
affecting total cost of the keeping marine ornamental fishes, including cost for
buying ornamental fishes, aquaria and other kinds of marine ornamental creatures;
places to locate aquaria, hobbyist’s of perception keeping marine fishes as a method
to reduce stress; and income level.
Through binary logistic model, researchers identified the factors affecting the
satisfaction of marine ornamental fish hobbyist’s, including total cost, the role of
keeping marine ornamental fish in stress reduction, criteria for swimming activity to
select marine ornamental fish, time to care about aquarium.
The results show that keeping sites, total cost and the interaction between
experience and income increased the reducing-stress role of marine ornamental fish
hobby, interaction between experience and keeping sites reduced this role.

vii


MỤC LỤC
DANH MỤC

TRANG

Trang tựa

i

Trang Chuẩn Y

ii

Lý Lịch Cá Nhân


iii

Lời Cam đoan

iv

Cảm tạ

v

Tóm tắt

vi

Mục lục

viii

Danh sách chữ viết tắt

xi

Danh sách các bảng

xii

Danh sách các hình

xiv


Chương 1: MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2: TỔNG QUAN

3

2.1 Điều kiện kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh

3

2.2 Một số vùng biển phong phú cá cảnh biển tại Việt Nam

6

2.3 Hiện trạng cá cảnh biển tại TP HCM

6

2.3.1 Các loài cá cảnh biển được kinh doanh


6

2.3.2 Thông tin các cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển

8

2.3.3 Thị hiếu người chơi cá cảnh biển

10

2.3.4 Tình hình xuất nhập khẩu cá cảnh biển

11

2.4 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá cảnh biển

12

2.5 Phương pháp hồi quy logistics và ứng dụng

13

2.5.1 Hồi quy logistics

13

2.5.2 Ứng dụng hồi quy logistics trong nghiên cứu thủy sản

14


viii


Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

16

3.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

16

3.2.1 Thu thập số liệu sơ cấp

16

3.2.2 Thu thập số liệu thứ cấp

16

3.2.3 Phương pháp lập bảng câu hỏi điều tra

16

3.2.4 Xây dựng mô hình thực nghiệm


16

3.2.4.1 Xây dựng mô hình binary logistic thực nghiệm

16

3.2.4.2 Xây dựng hàm chi phí thực nghiệm

19

3.2.5 Mã hóa thông tin và xử lý số liệu

20

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

21

4.1 Nhà cung cấp cá cảnh biển cho thị trường TP HCM

21

4.2 Hiện trạng kinh doanh cá cảnh biển

24

4.2.1 Lao động

24


4.2.2 Thời gian và mặt bằng kinh doanh, vồn đầu tư ban đầu

25

4.2.3 Hình thức kinh doanh

26

4.2.4 Mặt hàng kinh doanh

27

4.2.5 Các dịch vụ cung cấp cho khách hàng

31

4.2.6 Mức độ hài lòng của việc kinh doanh cá cảnh biển

31

4.3 Hiện trạng nuôi cá cảnh biển tại TP HCM

33

4.3.1 Thông tin chung

33

4.3.2 Các loại sinh vật biển được nuôi


35

4.3.2.1 Cá cảnh biển

35

4.3.2.2 Các loại sinh vật biển khác

35

4.3.3 Thông tin về kỹ thuật nuôi

37

4.3.3.1 Sở thích nuôi cá cảnh biển

37

4.3.3.2 Tiêu chuẩn chọn cá cảnh biển

40

4.3.3.3 Quản lý chất lượng nước

42

4.3.3.4 Thức ăn

45


ix


4.3.3.5 Dịch bệnh cá nuôi

46

4.3.3.6 Nguồn thông tin kỹ thuật

46

4.3.4 Các yếu tố tác động lên chi phí nuôi cá cảnh biển

48

4.3.4.1 Chi phí nuôi cá cảnh biển

48

4.3.4.2 Mô hình các yếu tố tác động lên chi phí

49

4.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng

52

4.3.5.1 Mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển

52


4.3.5.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng

54

4.4 Lợi ích và vai trò nuôi cá cảnh biển

57

4.4.1 Lợi ích tinh thần

58

4.4.2 Vai trò thẩm mỹ

61

4.4.3 Lợi ích tâm linh

61

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

63

5.1 Kết luận

63

5.2 Đề nghị


63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

64

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VNĐ: Việt Nam đồng
USD: Đô la Mỹ
HKD: Đô la Hồng Kông
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
QLCL: Quản lý chất lượng
BVNL: Bảo vệ nguồn lợi
LĐNN: Lao động người nhà
LĐTM: Lao động thuê mướn
N: Số mẫu
Min: Nhỏ nhất
Max: Lớn nhất
Sum: Tổng số
Mean: Trung bình
SE: Sai số chuẩn
KD: Kinh doanh
ppt: Phần ngàn

xi



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 GDP của TP HCM từ năm 2001 đến năm 2008

3

Bảng 2.2 GDP bình quân/người /năm của người dân TP HCM

4

Bảng 2.3 Cơ cấu dân số sống ở khu vực thành thị và nông thôn

5

Bảng 2.4 Mức độ phổ biến các loài cá cảnh biển

8

Bảng 2.5 Diện tích mặt bằng kinh doanh cá cảnh biển

8

Bảng 2.6 Mặt hàng kinh doanh tại các cửa hàng cá cảnh biển

9


Bảng 2.7 Kinh nghiệm kinh doanh của các cửa hàng

10

Bảng 2.8 Tính ưa chuộng các loài cá cảnh biển

10

Bảng 2.9 Sản lượng và kim nghạch xuất khẩu cá cảnh của TP HCM

12

Bảng 4.1 Thời gian, mặt bằng kinh doanh của nhà cung cấp

21

Bảng 4.2 Các mặt hàng cung cấp cho thị trường TP HCM

22

Bảng 4.3 Hình thức cung cấp cá cảnh biển cho thị trường TP HCM

23

Bảng 4.4 Lực lượng lao động trong các cửa hàng cá cảnh biển

24

Bảng 4.5 Thời gian kinh doanh và mặt bằng kinh doanh của cửa hàng


25

Bảng 4.6 Hình thức kinh doanh

26

Bảng 4.7 Các dịch vụ của cửa hàng

31

Bảng 4.8 Sở thích nuôi cá cảnh biển

38

Bảng 4.9 Chỉ tiêu chọn cá cảnh biển

40

Bảng 4.10 Vật liệu dùng trong bể lọc

43

Bảng 4.11 Thức ăn và thời điểm cho cá ăn

45

Bảng 4.12 Nguồn thông tin kỹ thuật nuôi cá cảnh biển

47


Bảng 4.13 Chi phí nuôi cá cảnh biển

48

Bảng 4.14 Chi phí nuôi cá cảnh biển của nhóm nuôi tại gia đình

49

Bảng 4.15 Chi phí nuôi cá cảnh biển của nhóm nuôi tại quán cà phê

49

Bảng 4.16 Các yếu tố tác động lên chi phí nuôi cá cảnh biển

50

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định ý nghĩa chung của mô hình

51

xii


Bảng 4.18 Những khó khăn khi nuôi cá cảnh biển

52

Bảng 4.19 Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng


55

Bảng 4.20 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

55

Bảng 4.21 Kiểm định chung mô hình

55

Bảng 4.22 Mức độ dự báo của mô hình

56

Bảng 4.23 Vai trò và lợi ích của nuôi cá cảnh biển

57

Bảng 4.24 Các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò làm giảm căng thẳng

59

Bảng 4.25 Kiểm định sự phù hợp mô hình vai trò làm giảm căng thẳng

60

Bảng 4.26 Kiểm định chung mô hình vai trò làm giảm căng thẳng

60


Bảng 4.27 Mức độ dự báo mô hình vai trò làm giảm căng thẳng

61

xiii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Dân số TP HCM từ năm 2001 đến 2008

4

Hình 4.1 Mặt hàng kinh doanh

28

Hình 4.2 Nguồn cung cấp cá biển cho các cửa hàng tại TP HCM

29

Hình 4.3 Mạng lưới phân phối cá cảnh biển và sinh vật biển khác

30

Hình 4.4 Sự thay đổi số lượng khách hàng


32

Hình 4.5 Thu nhập của người nuôi cá cảnh biển tại TP HCM

33

Hình 4.6 Địa điểm nuôi cá cảnh biển

33

Hình 4.7 Mục đích nuôi cá cảnh biển

34

Hình 4.8 Các loại sinh vật biển nuôi làm cảnh

36

Hình 4.9 Tỉ lệ các hình thức nuôi cá cảnh biển

36

Hình 4.10 Thang hệ thống cấp bậc nhu cầu Maslow

37

Hình 4.11 Một số hình ảnh điều tra

39


Hình 4.12 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người mua

40

Hình 4.13 Yếu tố quyết định mua cá biển

41

Hình 4.14 Kích thước bể nuôi

42

Hình 4.15 Tần số thay nước

44

Hình 4.16 Tỉ lệ nước mỗi lần thay

44

Hình 4.17 Lắp đặt và trang trí bể nuôi

47

Hình 4.18 Tỉ lệ thay đổi loài cá nuôi

53

Hình 4.19 Mức độ hài lòng của người nuôi cá cảnh biển


54

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất của Việt
Nam, mặc dù chỉ chiếm 7,5 % dân số của nước ta nhưng TP HCM đóng góp tới
24,3 % tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. GDP của TPHCM tăng liên tục qua
các năm, năm 2001 GDP là 84852 tỷ đồng thì đến năm 2008 đạt 289550 tỷ đồng.
Mức tăng trưởng GDP của TP HCM liên tục tăng và giữ ở mức hai con số từ năm
2001 cho đến năm 2007 (Cục Thống kê TP HCM, 2010). Đời sống của người dân
thành phố ngày càng được nâng cao và ổn định. Thu nhập bình quân trên đầu người
không ngừng tăng lên dẫn tới nhu cầu vật chất của người dân TPHCM nói chung và
nhu cầu các mặt hàng thủy sản nói riêng cũng tăng lên, nhu cầu về đời sống tinh
thần theo đó cũng ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Hiện nay, nhiều gia đình
cũng xem bể cá cảnh như một thứ không thể thiếu trong nhà để tăng thêm vẻ tươi
mát, duyên dáng cho không gian mỗi căn phòng, góc làm việc mà còn là một liệu
pháp giải trí giúp cho tâm hồn trở nên thư thái. Hơn thế, một số người còn tin rằng
nuôi cá cảnh sẽ đem lại nhiều may mắn, an lành và thịnh vượng (Nguyễn Văn
Chinh và Trần Thị Phượng, 2009).
Trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người nuôi cá cảnh biển vào mục đích giải
trí hoặc kinh doanh, giá trị giao dịch thương mại cá cảnh biển từ 200 – 300 triệu
USD mỗi năm (Dowling, 2004). Do vị trí nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam
Á nên Việt Nam thuộc về một trong ba trung tâm cá cảnh của thế giới. Nước ta có
nhiều tiềm năng sản xuất và kinh doanh cá cảnh do có khí hậu nhiệt đới, bờ biển trải
dài với nguồn tài nguyên thủy sản phong phú. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm
cá cảnh của Việt Nam vì có khí hậu nhiệt đới thuận lợi và lịch sử sản xuất, kinh

doanh cá cảnh từ lâu.

1


Những nghiên cứu về cá cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh trước đây có nhiều
nhưng chủ yếu tập trung vào các đối tượng cá cảnh nước ngọt. Nghiên cứu về cá
cảnh biển ít hơn và tập trung vào nghiên cứu phân loại, kỹ thuật sinh sản nhân tạo
hay kỹ thuật thuần dưỡng cá cảnh biển tự nhiên. Thông tin về thị trường kinh doanh
và người nuôi cá cảnh biển còn hạn chế.
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Thủy Sản, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Vai trò
của cá cảnh biển đối với người kinh doanh và người nuôi tại thành phố Hồ Chí
Minh”. Kết quả nghiên cứu của đề tài không những sẽ cung cấp những thông tin
tổng quát về hiện trạng kinh doanh, người chơi cá can biển mà còn cung cấp thông
tin hữu ích cho các nhà khoa học, nhà quản lý và bảo tồn nguồn lợi nói chung và
nguồn lợi cá cảnh biển nói riêng.
1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung:
Xác định vai trò, lợi ích của cá cảnh biển đối với người kinh doanh và người
nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu cụ thể:
Xác định hiện trạng kinh doanh cá cảnh biển tại TP HCM.
Xác định hiện trạng nuôi cá cảnh biển tại TP HCM.
Xác định vai trò, lợi ích của cá cảnh biển đối với người kinh doanh và người
nuôi tại TP HCM.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất của Việt
Nam, mặc dù chỉ chiếm 0,6 % diện tích và 7,5 % dân số của Việt Nam nhưng đóng
góp tới 24,3 % tổng sản phẩm quốc nội của cả nước (tính đến năm 2007). GDP của
TP HCM tăng liên tục qua các năm từ mức 84852 tỷ đồng năm 2001 đến 289550 tỷ
đồng năm 2008 (bảng 2.1). Mức tăng trưởng GDP của TP HCM liên tục tăng từ
năm 2001 cho đến năm 2007 và liên tục giữ ở mức hai con số, năm 2008 giảm một
chút so với các năm trước do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính
toàn cầu nhưng vẫn giữ được ở mức cao. Từ những số liệu trên chứng tỏ TP HCM
là địa phương có mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, xứng đáng là đầu tàu kinh
tế, thương mại của cả nước.
Bảng 2.1: GDP của TP HCM từ năm 2001 đến năm 2008
Năm

Tổng sản phẩm xã hội (Tỷ đồng)

Mức tăng trưởng GDP (%)

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008

84852

96403
113291
137087
169559
196046
228795
289550

9,5
10,2
11,4
11,7
12,2
12,2
12,6
10,7

Nguồn: Cục thống kê TP HCM, 2010

Bên cạnh sự tăng trưởng của GDP, GDP bình quân trên đầu người của người
dân TP HCM cũng không ngừng tăng lên (bảng 2.2). Qua đây cho thấy đời sống của

3


người dân thành phố ngày càng được nâng cao và ổn định, thu nhập bình quân trên
đầu người không ngừng tăng lên dẫn tới nhu cầu vật chất của người dân cũng tăng
lên, nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân TP HCM theo đó cũng ngày càng
phong phú, đa dạng hơn.
Bảng 2.2: GDP bình quân/người /năm của người dân TP HCM

Năm

GDP (ngàn đồng)

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

15841
16590
19654
28440
29700
30000
35316

Nguồn: Cục thống kê TP HCM, 2010

Triệu người
7
6

5,29

5,45


5,63

2001

2002

2003

6,12

6,24

6,42

2004

2005

2006

6,65

6,84

5
4
3
2
1
0


2007

2008 Năm

Hình 2.1: Dân số TP HCM từ năm 2001 đến 2008 (Cục thống kê TP HCM, 2010)
Dân số của TP HCM tính đến năm 2008 là 6,84 triệu người, so với năm 2007
tăng 0,19 triệu người, nếu so với năm 2001 tăng 1,55 triệu người (hình 2.1). Trung
bình từ 2001 – 2008 dân số TP HCM tăng thêm 0,22 triệu người/năm. Dân số khu
vực thành thị năm 2008 chiếm 83,19 %, nông thôn chiếm 16,81 % (bảng 2.3) nếu so

4


với năm 2000 thì cơ cấu dân số thành thị và nông thôn có sự thay đổi, tỉ lệ dân số
sống ở thành thị tăng lên nhanh chóng ngược lại dân số sống ở nông thôn giảm
xuống.
Dân số và thu nhập của người dân TP HCM ở mức cao và liên tục tăng
chứng tỏ TP HCM là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn đồng thời cũng là thị trường
lớn cho ngành kinh doanh cá cảnh nói chung và cá cảnh biển nói riêng. Khu vực nội
thành là nơi hoạt động kinh tế diễn ra nhộn nhịp và mạnh mẽ nên thu hút một lượng
lớn dân cư sinh sống, đồng thời là nơi có mức sống, thu nhập của người dân cao
hơn khu vực ngoại thành. Điều này sẽ thúc đẩy nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh
ngày càng phát triển và nó cũng giải thích vì sao hầu hết các cửa hàng kinh doanh
cá cảnh chủ yếu ở khu vực nội thành.
Bảng 2.3: Cơ cấu dân số sống ở khu vực thành thị và nông thôn
của TP HCM từ năm 2000 đến năm 2008
Năm
Toàn thành
Dân

Thành thị
số
Nông thôn

2000

2005

5248701 6239938
4259322 5240516
98938
999422

2006

2007

2008

6424519 6650942 6810461
5387338 5564975 5665719
1037181 1085967 1144742

Nguồn: Cục thống kê TP HCM, 2010

Dân số và thu nhập là hai trong những yếu tố thúc đẩy nhu cầu đối với các
mặt hàng thủy sản (Clont và Jolly, 1993; Nguyễn Minh Đức, 2009). Các sản phẩm
thủy sản không chỉ là nguồn cung cấp tới một phần tư nhu cầu Protein cho con
người mà còn là nguồn thức ăn chính đối với các nước đang phát triển (Jame,
1986). Ngoài vai trò làm thực phẩm thì những đóng góp quan trọng của thủy sản đối

với phát triển kinh tế còn làm tăng thu nhập, tăng nhu cầu việc làm và tăng sinh kế
của người dân (Clont và Jolly, 1993). Hơn thế, Vogel (2007) còn cho rằng thu nhập
càng tăng thì chi phí dành cho hoạt động giải trí cũng tăng lên.

5


2.2 Một số vùng biển phong phú cá cảnh biển tại Việt Nam
Việt Nam có khoảng 100 loài cá cảnh biển có ý nghĩa kinh tế, trong đó
khoảng 50 – 60 loài thường gặp. Nguồn lợi cá cảnh biển nước ta đa dạng, phong
phú nhưng số lượng loài có ý nghĩa khai thác chỉ tập trung vào một số họ như
Pomacentridae, Chaetodontidae, Caesionidae, Acathuridae (Nguyễn Văn Quân và
Nguyễn Nhật Thi, 2007).
Khu vực biển vịnh Bắc Bộ, khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng có số lượng
loài lớn nhưng số cá trong cùng loài ít nên không có giá trị khai thác làm cảnh.
Ngược lại, khu vực đảo Hòn Mê (Thanh Hóa) tuy chỉ có 51 loài nhưng số lượng cá
thể trong cùng loài thuộc một số họ Pomacentridae, Apogonidae, Holocentridae lại
lớn nên giá trị khai thác làm cảnh lớn.
Vùng biển miền Trung có khoảng 110 loài, số lượng cá trong cùng loài lớn.
Đặc biệt vùng Nha Trang nhóm cá nhỏ kích thước nhỏ hơn 10 cm chiếm tỉ trọng lớn
(78,3%) đa

phần thuộc

các

họ Pomacentridae, Apogonidae, Labridae,

Chaetodontidae. Mật độ cá trong rạn san hô 131 con/500 m2 trong đó có 16 loài
thường gặp.

Cá cảnh trong vùng biển Côn Đảo chủ yếu thuộc các họ Chaetodontidae,
Pomacentridae, Scorpaennidae, Zancnidae, Labridae, Tetraodonidae, Balistidae.
Các loài cá thuộc họ cá Thia có mật độ rất cao (2481 con/500 m2)
Nguồn lợi cá cảnh vùng biển An Thới (Kiên Giang) nghèo hơn các vùng
khác trong cả nước. Mật độ trung bình 176 – 854 con/500 m2. Họ cá Thia chiếm 70
– 80 % số lượng loài.
Vùng biển Trường Sa có thành phần cá rạn San hô phong phú, có khoảng
525 loài. Mật độ các loài cao, cá Thia 850 con/500 m2, cá Đuôi gai 417 con/500 m2.
2.3 Hiện trạng cá cảnh biển tại TP HCM
2.3.1 Các loài cá cảnh biển được kinh doanh
Bùi Thế Bình (2008) khảo sát 16 cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển tại TP
HCM thấy có khoảng 70 loài cá cảnh biển với đầy đủ màu sắc, hình dạng và kích
thước khác nhau được bày bán. Nhiều nhất là là các loại cá thuộc họ cá Khoang cổ,

6


Nàng đào, Thia, Đuôi gai, Bò, Bống và họ cá Thiên thần. Các loài thuộc họ cá Mó,
Nóc, Thìa vôi ít gặp hơn nếu gặp số lượng rất ít.
Số lượng mỗi loài cá trong cùng một họ cũng rất khác nhau. Các loài cá
Khoang cổ sọc trắng, Khoang cổ hồng, Khoang cổ đỏ chiếm ưu thế so với các loại
cá Khoang cổ khác.
Họ cá Đuôi gai gồm có cá Đuôi gai, Mặt khỉ môi son, Mặt khỉ xanh, Bắp nẻ
xanh, Bá tước đuôi gai, Chim dù sọc và Chim dù vàng. Trong đó các loại cá Bắp nẻ
xanh, Đuôi gai, Chim dù sọc được kinh doanh nhiều hơn các loài khác trong cùng
họ.
Cá Bống cờ xuất hiện nhiều hơn các loại cá Bống sọc, Bống đầu vàng. Các
loài cá thuộc họ cá Thia có kích thước nhỏ, thích hợp nuôi trong bể có San hô nên
có nhiều người nuôi loài cá này. Họ cá Thia có số lượng loài phong phú được bày
bán trong các cửa hàng bao gồm Thia lá mạ, Thia xanh, Thia hồng, Thia vàng lưng

xanh và Thia tím.
Các loài cá Thiên thần chia thành hai loại có kích thước khác nhau. Những
loài kích thước lớn gồm cá Hoàng đế, Chim xanh, Thái tử, Hoàng hậu. Những loài
kích thước nhỏ bao gồm cá Mỹ nhân, Hoàng yến, Sim tím, Sim vàng, Sim bạc. Các
loài cá thuộc họ cá Thiên thần có giá trị nhất trong các loài cá cảnh biển vì chúng có
màu sắc đẹp.
Các loài cá thuộc họ cá Nàng đào chỉ thích hợp nuôi trong bể cá có San hô
nên ít cửa hàng bán các loài cá này. Họ cá Nàng đào bày bán trong các cửa hàng
bao gồm Nàng đào học trò, Nàng đào sọc chéo, Nàng đào chim sâu.
Các loại cá Chuồn chuồn, Sơn đá, Phèn vàng, cá Nóc màu sắc không đẹp nên
ít được cửa hàng kinh doanh. Cá Ngựa được nuôi làm cảnh từ lâu nhưng không thu
hút người chơi nên ít cửa hàng. Cá Bò bông bi và cá Bò Picasso mỗi cửa hàng chỉ
có từ một đến hai con được bày bán.
Vũ Thị Thúy (2009) khảo sát 13 cửa hàng và 3 trại cá trên địa bàn TP HCM
được 155 loài cá cảnh biển khác nhau. Trong đó số lượng mỗi loài xuất hiện tại các
cửa hàng khác nhau do quy mô của mỗi cửa hàng khác nhau (bảng 2.4).

7


Bảng 2.4 : Mức độ phổ biến các loài cá cảnh biển khảo sát
Mức độ phổ biến

Số loài

Tỉ lệ (%)

Nhiều
Trung bình
Ít

Hiếm

17
38
55
45

11
24,6
35,5
28,9

Nguồn: Vũ Thị Thúy (2009)

Những loài cá xuất hiện nhiều gồm có các loài thuộc họ cá Khoang cổ, Thia
lá mạ, Mó bác sĩ, Rô đá, các loài này xuất hiện quanh năm và số lượng lớn. Những
loài xuất hiện theo mùa với số lượng trung bình gồm có họ cá Thiên thần, Nàng
đào, Bắp nẻ. Những loài xuất hiện ít với số lượng hạn chế gồm có cá Mó, Chuột,
Phèn và một số loại trong họ Nàng đào.
2.3.2 Thông tin các cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển
Trên địa bàn TP HCM có khoảng 100 cửa hàng bán cá cảnh nước ngọt, tập
trung chủ yếu trên đường Nguyễn Thông và đường Lưu Xuân Tín (Luong và ctv,
2002). Cá cảnh biển có khoảng 16 cửa hàng và phân bố tập trung ở các quận nội
thành cụ thể: quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức, quận 3, quận 7, quận
8, quận 11 mỗi quận có một cửa hàng, quận 10 có hai cửa hàng, quận 5 có ba cửa
hàng và quận Tân Bình có bốn cửa hàng (Bùi Thế Bình, 2008).
Diện tích các cửa hàng kinh doanh thường 10 – 20 m2, trung bình 13,6 m2.
Những cửa hàng trên 20 m2 chiếm tỉ lệ thấp và thường kinh doanh chung với các
mặt hàng khác. Một số cửa hàng có diện tích nhỏ hơn 10 m2 (bảng 2.5).
Bảng 2.5: Diện tích mặt bằng kinh doanh cá cảnh biển

Số cửa hàng

Diện tích (m2)

Tỉ lệ (%)

5
8
3

< 10
10 – 20
> 20

31,25
50
18,75

Nguồn: Bùi Thế Bình (2008)

8


Trung bình mỗi cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển có hai người tham gia vào
công việc kinh doanh. Trong đó, số cửa hàng có hai lao động trở lên chiếm 18,75
%, đây là những cửa hàng có diện tích lớn hơn 20 m2. Đa số các cửa hàng kinh
doanh cá cảnh biển chỉ có một người vừa quản lý vừa bán hàng, khi cần thêm lao
động các cửa hàng này sẽ huy động lao động trong gia đình (Bùi Thế Bình, 2008).
Các mặt hàng kinh doanh tại các cửa hàng (bảng 2.6) đa dạng, nhiều chủng
loại nhằm đáp ứng nhu cầu của người chơi cá cảnh biển. Ngoài mặt hàng chính là cá

cảnh biển thì các loại sinh vật biển người chơi thường nuôi ghép cũng được bán phổ
biến. San hô ngoài làm cảnh còn có tác dụng lọc sinh học và duy trì hệ sinh thái bền
vững nên là đối tượng kinh doanh của hầu hết các cửa hàng. Việc kinh doanh dịch
vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi cá đồng thời cũng làm gia tăng thêm thu
nhập cho người kinh doanh.
Bảng 2.6: Mặt hàng kinh doanh tại các cửa hàng cá cảnh biển
Mặt hàng

Số cửa hàng Tỷ lệ (%)

Cá cảnh biển
Cá cảnh nước ngọt
Nguồn nước mặn
San Hô sống
Hải Quỳ
Đá San Hô
San Hô vụn
Tôm biển
Sao biển
Hải Sâm
Thức ăn tự nhiên
Thức ăn nhân tạo
Thuốc chữa bệnh
Vật liệu trang trí
Dịch vụ
Bể kiếng
Giá đỡ
Trang thiết bị khác

16

1
16
13
13
10
5
10
3
2
1
13
13
1
16
5
3
13

Nguồn: Bùi Thế Bình (2008)

9

100
6,25
100
81,25
81,25
62,5
31,25
62,5

18,75
12,5
6,25
81,25
81,25
6,25
100
31,25
18,75
81,25


Kinh nghiệm kinh doanh được người kinh doanh đúc kết trong quá trình lâu
dài đặc biệt là các yếu tố giúp họ thành công. Từ kết quả điều tra của Bùi Thế Bình
(2008) thấy rằng nghề kinh doanh cá cảnh biển tại TP HCM mới chỉ phát triển vài
năm trở lại đây nên kinh nghiệm kinh doanh của các chủ cửa hàng còn hạn chế vì
vậy sẽ gây khó khăn cho các chủ cửa hàng kinh doanh mặt hàng này (bảng 2.7).
Bảng 2.7: Kinh nghiệm kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh cá cảnh biển
Thời gian kinh
doanh (năm)
<3

Số cửa hàng

Tỉ lệ (%)

7

43,75


3–5

6

37,5

>5

3

18,75

Nguồn: Bùi Thế Bình (2008)

2.3.3 Thị hiếu người chơi cá cảnh biển
Các loài cá thuộc họ cá Thia có số lượng phong phú, kích thước nhỏ và thích
hợp nuôi với cả hai loại bể San hô, bể đá tự nhiên nên là đối tượng nuôi chính của
người chơi. Bên cạnh cá Thia thì cá Nàng đào cũng là đối tượng nuôi chính nhưng
chỉ thích hợp nuôi trong bể có San hô. Các loại cá Chuồn chuồn, Sơn đá, Phèn
vàng, cá Nóc và cá Ngựa màu sắc không đẹp nên không thu hút người chơi. Cá
Mao tiên có giá cả phù hợp nên nhiều người chơi. Tôm biển và San hô khói dễ nuôi,
giá rẻ và phù hợp nuôi ghép nên đa số người chơi cá cảnh biển chọn mua (Bùi Thế
Bình, 2008).
Bảng 2.8: Tính ưa chuộng các loài cá cảnh biển
Tính ưa chuộng

Số loài

Tỉ lệ (%)


Nhiều
Trung bình
Ít

26
115
14

16,77
74,19
9

Nguồn: Vũ Thị Thúy (2009)

10


×