Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN TRÊN THÚ ĂN THỊT TẠI THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN, HIỆU QUẢ TẨY TRỪ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ THỜI GIAN TÁI NHIỄM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN PHẠM MINH PHƯƠNG

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN TRÊN THÚ ĂN THỊT TẠI
THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN, HIỆU QUẢ TẨY TRỪ CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ THỜI GIAN TÁI NHIỄM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN PHẠM MINH PHƯƠNG

TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN TRÊN THÚ ĂN THỊT TẠI
THẢO CẦM VIÊN SÀI GÒN, HIỆU QUẢ TẨY TRỪ CỦA
MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ THỜI GIAN TÁI NHIỄM

Chuyên ngành : Thú y
Mã số

: 60.62.50


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
1. TS. LÊ HỮU KHƯƠNG
2. TS. VÕ ĐÌNH SƠN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2010


TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN SÁN TRÊN THÚ ĂN THỊT TẠI THẢO CẦM
VIÊN SÀI GÒN, HIỆU QUẢ TẨY TRỪ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
VÀ THỜI GIAN TÁI NHIỄM

NGUYỄN PHẠM MINH PHƯƠNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch

: TS. NGUYỄN VĂN KHANH
Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM

2. Thư ký

: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC TUÂN
Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM

3. Phản biện 1

: TS. NGUYỄN HỮU HƯNG

Trường Đại học Cần Thơ

4. Phản biện 2

: PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG
Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch Tp. HCM

5. Ủy viên

: TS. LÊ HỮU KHƯƠNG
Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Phạm Minh Phương, sinh ngày 08 tháng 10 năm 1980, tại
Thành phố Hổ Chí Minh. Con Ông Nguyễn Quý và Bà Phạm Thị Êm.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Gia Định, Quận Bình
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
Tốt nghiệp Đại học ngành Thú Y hệ chính quy tại Trường Đại Học Nông
Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003.
Sau đó làm việc tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí
Minh, chức vụ chuyên viên phòng Giáo dục bảo tồn.
Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Thú Y tại Đại học Nông Lâm,
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chồng Phan Hoàng Ân năm kết hôn 2006, con Phan

Minh Khôi, sinh năm 2008.
Địa chỉ liên lạc: 294/10 đường Xô Viết Nghệ Tỉnh, phường 21, quận Bình
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0908.820.810
Email:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Phạm Minh Phương

iii


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lên Ba Mẹ
Người đã sinh thành, nuôi dưỡng, mong mỏi để cho con có được ngày hôm
nay.
Chân thành biết ơn TS. LÊ HỮU KHƯƠNG và TS. VÕ ĐÌNH SƠN đã tận
tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quí báu để em hoàn
thành luận án tốt nghiệp này.

Chân thành cảm ơn !
™ Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
™ Phòng Đào Tạo Sau Đại Học

™ Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi - Thú Y
™ Ban Giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn, ban chỉ huy Đội Động vật, lãnh
đạo Phòng Giáo dục bảo tồn và các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
™ Chân thành cảm ơn sinh viên Hà Thị Dung, BSTY. Trần Thị Thanh Hằng
cùng các anh chị em tổ thú dữ tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã hỗ trợ, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

iv


TÓM TẮT

Đề tài: “ Tình hình nhiễm giun sán trên thú ăn thịt tại Thảo Cầm Viên, hiệu
quả tẩy trừ của một số loại thuốc và thời gian tái nhiễm” được thực hiện từ tháng 4
năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi và lắng gạn của 65 thú thuộc 5
họ: họ chó (Canidae), họ gấu (Ursidae), họ chồn (Musteslidae), họ cầy (Viverridae)
và họ mèo (Felidae).
Có 42/65 thú nhiễm giun sán (64,62%) và phát hiện được 6 loài giun sán (3
loài giun tròn, 2 loài sán dây và 1 loài sán lá) với tỉ lệ nhiễm của từng loài:
Ancylostoma sp. 60%; Toxocara cati 13,8%; Toxascaris leonina 12,3%; Spirometra
mansoni 23,08%; Taenia sp. 1,54% và Echinochasmus perfoliatus 4,62%.
Các loài sói xám, gấu ngựa, chồn họng vàng, cầy mực, cầy giông sọc, mèo
rừng, mèo gấm, báo lửa, báo gấm, sư tử, cọp đông dương có tỉ lệ nhiễm giun sán
cao (100%); kế đến là cầy vòi hương 40%; gấu chó 33,33%; mèo cá 33,33%.
Hiệu quả tẩy sạch trứng của Albendazol-Stada với liều 8 mg/kg thể trọng đối
với giun móc và giun đũa trên cọp, sư tử, gấu chó và gấu ngựa đạt 100%. Ở nhóm
thú này, thời gian tìm thấy trứng Ancylostoma sp. xuất hiện trong phân cọp là sau 3
tuần và trên sư tử, gấu sau 8 tuần. Trứng của Toxocara cati cũng thấy ở phân cọp

sau 3 tuần và sư tử sau 9 tuần. Thời gian tái nhiễm Toxascaris leonina trên cọp là
sau 11 tuần và sư tử là 9 tuần.
Biaverm với liều 1 viên/5 kg cho mèo rừng, mèo gấm, báo lửa, mèo cá và
báo gấm có hiệu quả tẩy sạch 100% đối với Ancylostoma, Toxocara, Spirometra
mansoni và Echinochasmus perfoliatus trên báo lửa, báo gấm, mèo cá. Trên mèo
rừng, thuốc không tẩy được Spirometra mansoni; còn mèo gấm, hiệu quả của thuốc
đối với Ancylostoma sp. và Spirometra mansoni là 100% nhưng không tẩy được
Toxocara cati. Sau 2 tuần được tẩy bằng biaverm, trứng Ancylostoma sp. được tìm
thấy trong phân của báo lửa và trứng Toxocara cati trong phân báo gấm. Trứng của

v


Ancylostoma sp., Toxocara cati, Toxascaris leonina và Spirometra mansoni cũng
được tìm thấy ở phân cọp, báo lửa, báo gấm sau 3 tuần. Thời gian tái nhiễm của
Echinochasmus perfoliatus trên báo lửa là sau 12 tuần và trên mèo gấm là sau 16
tuần.
Dectomax với liều 0,3 mg/ kg thể trọng được sử dụng cho sói xám, cầy mực,
cầy vòi hương, cầy giông sọc, chồn họng vàng có hiệu quả tẩy sạch 100% đối với
Ancylostoma và Toxocara. Nhóm thú sử dụng doramectin có thời gian tái nhiễm
Ancylostoma sp. sau 12 tuần. Trứng Toxocara cati xuất hiện trong phân chồn họng
vàng sau 6 tuần.

vi


SUMMARY
The survey “The situation of helminth infestation on captive wild carnivores
at Saigon Zoo Botanical Gardens, the efficacy of some anthelmintics and the
parasitic reinfective time” was carried out from April 2009 to December 2009.

Feces of 65 animals belonging to 5 families (Canidae, Ursidae, Mustelidae,
Viverridae and Felidae) were examined by sedimentation method and floatation
method for detection of intestinal helminths.
Of 65 animals examined, 42 animals (64.62%) were infected with 6 helminth
species (3 nematode species, 2 cestode species and 1 trematode species) and the rate
of infection of each species was as follows: Ancylostoma sp. 60%, Toxocara cati
13.8%, Toxascaris leonina 12.3%, Spirometra mansoni 23.08%, Taenia sp. 1.54%
and Echinochasmus perfoliatus 4.62%.
All fecal samples of Asian wild dogs, Malayan sun bears, Yellow throated
martens, Binturongs, Large Indian civets, Leopard cats, Marbled cats, Golden cats,
Clouded leopards, Lions and Indochinese tiger were infected with worm eggs
(100%) while the rate of infection of Palm civet, Malayan sun bears and Fishing cat
was 40%, 33.33% and 33.33%, respectively.
Albendazol-Stada at the rate of 8 mg per kg of body weight was found to be
100% effective in eliminating Ancylostoma eggs and Toxocara eggs in Indochinese
tigers, lion, Malayan sun bears and Asiatic black bears. In this animal group, the
reoccurrence of fecal eggs of Ancylostoma sp. was 3 weeks post-treatment in tigers
and 8 weeks post-treatment in bears. The eggs of Toxocara cati were also found in
tiger feces by 3 weeks post-treatment and in lion feces by 9 weeks post-treatment.
The re-infestation of Toxascaris leonina in Indochinese tiger was 11 weeks posttreatment and in lion was 9 weeks post-treatment.
Biaverm at dosage 1 tablet per 5 kg of body weight was 100 percent effective
against Ancylostoma, Toxocara and Spirometra mansoni in Leopard cat, Marbled
cat, Golden cat, Clouded leopard and Fishing cat and 100 percent effective against

vii


Echinochasmus perfoliatus in Golden cats, Clouded leopards, and Fishing cats.
Biaverm was not effective in the treating Spirometra mansoni found in Leopard
cats. However, It was 100 percent effective in treating Ancylostoma sp. and

Spirometra mansoni found in Mabled cats but it had no efficacy on Toxocara cati.
By two weeks post-treament with Biaverm, the eggs of Ancylostoma sp. in Golden
cats feces and the eggs of Toxocara cati in Clouded leopard feces were found. The
eggs of Ancylostoma sp., Toxocara cati, Toxascaris leonina and Spirometra
mansoni were also detected in feces of Indochinese tigers, Golden cats and Clouded
leopards three weeks post treatment. The re-infestation of Echinochasmus
perfoliatus in Golden cats was 12 weeks post-treatment and in Mable cats was 16
weeks post-treatment.
Dectomax at the rate 0.3 mg per kg of body weight was 100 percent efficacy
against Ancylostoma and Toxocara in Asian wild dogs, Binturongs, Palm civet,
Large Indian civet, and Yellow throated marten. For the animal group treated with
doramectin, the reoccurrence of Ancylostoma sp. eggs was 12 weeks post-treatment
while Toxocara cati eggs were found by 6 weeks post-treatment in Yellow throated
marten feces.

viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG
Trang tựa
Trang Chuẩn Y

i

Lý lịch cá nhân

ii


Lời cam đoan

iii

Lời cảm ơn

iv

Tóm tắt

v

Summary

vii

Mục lục

ix

Danh sách các bảng

xii

Danh sách các hình, biểu đồ

xiii

1. ĐẶT VẤN ĐỀ


1

2. TỔNG QUAN

3

2.1. Giới thiệu sơ lược về Thảo Cầm Viên Sài Gòn

3

2.2. Giới thiệu sơ lược về bộ ăn thịt tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

3

2.3. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thú ăn thịt tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

6

2.4. Tình hình chăn nuôi thú y tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

8

2.5. Tình hình nghiên cứu giun sán trên thú ăn thịt trong và ngoài nước

11

2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

11


2.5.1.1 Các nghiên cứu trên chó và mèo nhà

11

2.5.1.2 Các nghiên cứu trên thú hoang dã ăn thịt

12

2.5.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

13

2.5.2.1 Các nghiên cứu trên chó và mèo nhà

13

2.5.2.2 Các nghiên cứu trên thú hoang dã ăn thịt

14

2.6. Giới thiệu một số loài giun sán ký sinh trên thú ăn thịt

17

2.6.1 Các loài sán lá (lớp Trematoda)

18

ix



2.6.2 Các loài sán dây (lớp Cestoda)

20

2.6.3 Các loài giun tròn (lớp Nematoda)

25

2.6.4 Tác hại của giun sán trên vật chủ

29

2.7. Sơ lược một số loại thuốc trị ký sinh trùng được thử nghiệm trong đề tài

30

2.7.1 Biaverm

30

2.7.2 Dectomax

34

2.7.3 Albendazol-Stada

36


3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

37

3.1. Thời gian và địa điểm

37

3.2. Vật liệu nghiên cứu

37

3.2.1 Dụng cụ

37

3.2.2 Hóa chất

37

3.2.3 Đối tượng khảo sát

37

3.3. Nội dung

38

3.3.1 Nội dung 1


38

3.3.2 Nội dung 2

39

3.3.3 Nội dung 3

40

3.4. Các bước tiến hành

40

3.5. Các phương pháp thí nghiệm

40

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

45

4.1. Tình hình nhiễm giun sán trên thú ăn thịt

45

4.1.1 Tỉ lệ nhiễm giun sán chung trên thú ăn thịt

45


4.1.2 Kết quả định danh

48

4.1.3 Tỉ lệ nhiễm theo lớp giun sán trên thú ăn thịt

53

4.1.4 Tỉ lệ nhiễm các loài giun tròn trên thú ăn thịt

56

4.1.5 Tỉ lệ nhiễm các loài sán dây, sán lá trên thú ăn thịt

60

4.2. Hiệu quả tẩy trừ của thuốc

64

4.2.1 Hiệu quả tẩy trừ của Albendazol-Stada

64

4.2.2 Hiệu quả tẩy trừ của Biaverm

65

x



4.2.3 Hiệu quả tẩy trừ của Dectomax

66

4.3. Tình hình tái nhiễm giun sán trên thú ăn thịt

67

4.3.1 Tình hình tái nhiễm Ancylostoma sp. trên thú ăn thịt

67

4.3.2 Tình hình tái nhiễm Toxocara cati trên thú ăn thịt

71

4.3.3 Tình hình tái nhiễm Toxascaris leonina trên thú ăn thịt

74

4.3.4 Tình hình tái nhiễm Spirometra mansoni trên thú ăn thịt

77

4.3.5 Tình hình tái nhiễm Echinochasmus perfoliatus trên thú ăn thịt

77

4.4 Đề nghị qui trình phòng trừ giun sán


80

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

82

5.1. Kết luận

82

5.2. Đề nghị

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

84

PHỤ LỤC

91

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG


Bảng 2.1 Số lượng động vật thuộc bộ ăn thịt tại Thảo Cầm Viên

5

Bảng 2.2 Tóm tắt các loại thức ăn của thú ăn thịt tại Thảo Cầm Viên

6

Bảng 2.3 Một số bệnh thường gặp trên thú tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
(2006 – 2008)

11

Bảng 3.1 Danh sách các loài động vật trong thí nghiệm

38

Bảng 3.2 Bố trí thử nghiệm một số loại thuốc trên thú ăn thịt

39

Bảng 4.1 Tỉ lệ nhiễm giun sán chung trên thú ăn thịt

47

Bảng 4.2 Các loài giun sán đã tìm thấy trên thú ăn thịt

51


Bảng 4.3 Tỉ lệ nhiễm theo lớp giun sán trên thú ăn thịt

54

Bảng 4.4 Tỉ lệ nhiễm các loài giun tròn trên thú ăn thịt

58

Bảng 4.5 Tỉ lệ nhiễm các loài sán dây, sán lá trên thú ăn thịt

62

Bảng 4.6 Hiệu quả tẩy giun tròn của Albendazol-Stada

64

Bảng 4.7 Hiệu quả tẩy giun sán của Biaverm

65

Bảng 4.8 Hiệu quả tẩy giun sán của Dectomax

66

Bảng 4.9a Tình hình tái nhiễm Ancylostoma sp. trên thú ăn thịt

69

Bảng 4.9b Tình hình tái nhiễm Ancylostoma sp. trên thú ăn thịt


70

Bảng 4.10a Tình hình tái nhiễm Toxocara cati trên thú ăn thịt

72

Bảng 4.10b Tình hình tái nhiễm Toxocara cati trên thú ăn thịt

73

Bảng 4.11a Tình hình tái nhiễm Toxascaris leonina trên thú ăn thịt

75

Bảng 4.11b Tình hình tái nhiễm Toxascaris leonina trên thú ăn thịt

76

Bảng 4.12a Tình hình tái nhiễm Taenia sp., Spirometra mansoni và
Echinochasmus perfoliatus

78

Bảng 4.12b Tình hình tái nhiễm Taenia sp., Spirometra mansoni và
Echinochasmus perfoliatus

xii

79



DANH SÁCH HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Trứng của Clonorchis sinensis

19

Hình 2.2 Vòng đời của Clonorchis sinensis

19

Hình 2.3 Trứng của Dipylidium caninum

21

Hình 2.4 Vòng đời của Dipylidium caninum

21

Hình 2.5 Trứng của Spirometra mansoni

22

Hình 2.6 Vòng đời của Spirometra mansoni

23


Hình 2.7 Trứng của Taenia taeniaeformis

24

Hình 2.8 Vòng đời của Taenia taeniaeformis

24

Hình 2.9 Trứng của Ancylostoma sp.

25

Hình 2.10 Vòng đời của Ancylostoma sp.

26

Hình 2.11 Trứng của Toxascaris leonina

27

Hình 2.12 Vòng đời của Toxascaris leonina

28

Hình 2.13 Trứng của Toxocara mystax

28

Hình 2.14 Vòng đời của Toxocara mystax


29

Hình 3.1 Trọng lượng của 3 miếng thịt được nhét thuốc

42

Hình 3.2 Cách nhét thuốc vào miếng thịt để cho thú ăn

43

Hình 3.3 Dụng cụ gồm ống chích và kim tiêm

43

Hình 3.4 Cách bơm thuốc và bơm hơi vào ống chích

44

Hình 3.5 Cách cấp thuốc qua đường tiêm

44

Hình 4.1 Trứng của Ancylostoma sp.

49

Hình 4.2 Trứng của Toxocara cati

49


Hình 4.3 Trứng của Toxascaris leonina

49

Hình 4.4 Trứng của Taenia sp.

49

Hình 4.5 Trứng của Spirometra mansoni

49

Hình 4.6 Trứng của Echinochasmus perfoliatus

50

xiii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ nhiễm giun sán chung của các họ thuộc bộ thú ăn thịt

46

Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ nhiễm theo lớp giun sán trên thú ăn thịt

55

Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ nhiễm các loài giun tròn theo họ trên thú ăn thịt


57

Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ nhiễm các loài sán dây, sán lá theo họ trên thú ăn thịt

61

xiv


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn là nơi đang nuôi dưỡng và bảo tồn các
loài động vật hoang dã quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong đó, động vật ăn
thịt là nhóm có số lượng loài phong phú và đều có trong sách đỏ Việt Nam. Vì vậy,
vấn đề nghiên cứu về bệnh, để bảo tồn các loài thú này là rất cần thiết. Những bệnh
trên động vật hoang dã đang được quan tâm nhiều chính là bệnh ký sinh trùng, đây
là bệnh xảy ra khá phổ biến trên các loài động vật, chiếm tỉ lệ cao trên thú ăn thịt
(như báo lửa, báo gấm, mèo rừng, mèo gấm, …) và có thể gây ra những tác hại
nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của thú. Điều kiện lây lan chính là các loài thú này
sống trong môi trường nuôi nhốt làm cho chúng dễ tiếp xúc với các loài giun sán
qua đường tiêu hóa, da và các ký chủ tích trữ.
Nhiều tác giả đã khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên thú ăn thịt tại Thảo
Cầm Viên như: Vũ Thị Liên (2007) ghi nhận tỉ lệ nhiễm giun sán trên thú ăn thịt là
49,28% và tỉ lệ nhiễm trên nhóm thú họ mèo 70 – 100%; Phạm Anh Dũng (2008)
cho biết tỉ lệ nhiễm giun sán trên báo lửa là 100% ; Hà Thị Dung (2009) cũng có
nhận xét về tỉ lệ nhiễm giun sán trên thú họ mèo là 80%. Tại vườn thú Thủ Lệ - Hà
Nội, Phạm Sỹ Lăng (1990) cũng cho biết tỉ lệ nhiễm giun tròn trên thú ăn thịt rất
cao từ 50 – 100%.
Việc phòng trừ giun sán trên thú ăn thịt tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn

được phòng trừ thường xuyên nhưng tình hình nhiễm giun sán ở động vật ăn thịt
vẫn gia tăng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trên thú hoang dã vẫn chưa được điều
tra, đánh giá đúng mức, chủ yếu dựa trên liều dùng điều trị cho chó, mèo, gia súc và
thiếu những thông tin về hiệu quả tẩy trừ trên thú hoang dã. Do đó việc thử nghiệm
một số thuốc tẩy trừ giun sán, xác định liều dùng và đề nghị 1 liệu trình thích hợp

1


để đạt hiệu quả cao, đảm bảo được sức khỏe của thú và tiết kiệm được chi phí và
thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng thú cũng là yêu cầu cấp bách đối với công tác thú
y tại vườn thú.
Từ những yêu cầu thực tế trên thúc đẩy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
này. Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi -Thú Y, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học,
Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh và dưới sự đồng ý hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình của TS. Lê Hữu Khương và TS. Võ Đình Sơn, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Tình hình nhiễm giun sán trên thú ăn thịt tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn,
hiệu quả tẩy trừ của một số loại thuốc và thời gian tái nhiễm”.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Khảo sát tình hình nhiễm giun sán, hiệu quả tẩy trừ của một số thuốc và thời
gian tái nhiễm trên thú ăn thịt để có cơ sở khuyến cáo xây dựng nên quy trình phòng
bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho thú ăn thịt được nuôi tại
Thảo Cầm Viên.
1.2.2 Yêu cầu
- Khảo sát tình hình nhiễm giun sán trên thú ăn thịt.
- Đánh giá hiệu quả tẩy trừ của một số thuốc.
- Ghi nhận thời gian tái nhiễm một số loài giun sán thường gặp.
- Đề xuất qui trình tẩy trừ giun sán trên thú ăn thịt.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Thảo Cầm Viên Sài Gòn được thành lập vào năm 1864 và vị giám đốc đầu
tiên là ông Louis Pierre (1833 – 1905) người Pháp. Vườn thú nằm đối diện với Dinh
Thống Nhất cách khoảng 2 km. Với diện tích rộng 17 ha, đây là công viên lớn nhất
ở trung tâm thành phố, trưng bày bộ sưu tập động vật và thực vật có chọn lọc ở
trong nướcvà khu vực trong đó có nhiều loài quý hiếm. Ngày nay, Thảo Cầm Viên
là một trong những vườn động, thực vật cổ nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Trải qua gần 145 năm hình thành và phát triển, đến nay bộ sưu tập thực vật
của Thảo Cầm Viên có 2.100 cây thân gỗ thuộc 360 loài, thực vật có gần 989 loài,
trong đó có 107 loài thuộc lớp thực vật hai lá mầm, 35 loài thuộc lớp thực vật một
lá mầm và thảm cỏ xanh. Bộ sưu tập động vật có hơn 850 cá thể thuộc 117 loài,
trong đó có 52 loài thú, 48 loài chim, 17 loài bò sát. Chính vì sự đa dạng các loài
động thực vật, lại ở ngay trong lòng thành phố, Thảo Cầm Viên Sài Gòn không
những là nơi nuôi dưỡng, nghiên cứu và bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm
mà còn là nơi vui chơi giải trí của người dân thành phố và của du khách trong và
ngoài nước, là một trường học sinh động giúp học sinh và mọi người tìm hiểu về thế
giới thiên nhiên kỳ thú.
2.2 Giới thiệu sơ lược về bộ ăn thịt tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Ở Việt Nam, bộ ăn thịt hiện có khoảng 39 loài thuộc 24 giống trong 5 họ,
trong đó có 22 loài được xếp vào diện quí hiếm, đặc hữu. Hiện nay, bộ ăn thịt
(Carnivora) tại Thảo Cầm Viên có 18 loài thuộc 5 họ bao gồm họ Cầy (Viverridae),
họ Chó (Canidae), họ Chồn (Mustelidae), họ Gấu (Ursidae) và họ Mèo (Felidae).
Họ Cầy bao gồm những thú cỡ nhỏ hay trung bình, thân dài mảnh, chân
ngắn, đuôi dài rậm, thường có khoanh. Bộ răng ít chuyên hóa. Đi bằng ngón hay


3


nửa bàn. Tuyến hậu môn phát triển, có tuyến xạ ở giữa hậu môn và cơ quan sinh
dục tiết ra một chất thơm dùng làm xạ hương. Họ cầy bao gồm 75 loài trong 36
giống, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới Châu Á và Châu Phi, 2
loài phân bố ở Nam Tây Âu.
Họ Chó là những thú ăn thịt nguyên thủy nhất, có kích cỡ trung bình, thích
nghi với việc săn mồi bằng cách đuổi bắt (chạy nhanh và dai sức), chân cao, đi bằng
ngón chân, vuốt không co lên được nên dễ bị cùn, đuôi dài gần bằng than, răng thịt
phát triển, chủ yếu ăn thịt. Họ chó bao gồm khoảng 35 – 37 loài thuộc 14 giống
phân bố trên các châu lục trừ Châu Úc.
Họ Chồn gồm những thú ăn thịt cỡ nhỏ hoặc trung bình, chân ngắn, có 4
hoặc 5 ngón, có móng co lên được ít nhiều. Đi bằng ngón chân hoặc nửa bàn chân.
Có túi hậu môn tiết ra chất hôi khá phát triển. Họ chồn gồm khoảng 65 – 70 loài xếp
trong 24 – 29 giống phổ biến ở các châu lục trừ Châu Úc sống nhiều trên các môi
trường: trên cạn, sông, hồ, biển, …
Họ Gấu bao gồm những thú ăn thịt lớn, đuôi rất ngắn, đi bằng chân, ngón
chân có vuốt khỏe song không co lên được. Dáng đi nặng nề nhưng leo trèo rất giỏi.
Ăn tạp. Họ gấu gồm 7 loài trong 6 giống, phổ biến ở Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và
Bắc Phi, chỉ có một loài sống ở Nam Mỹ. Ở Việt Nam có 2 loài gấu: gấu ngựa
(Ursus thibetanus) và gấu chó (Ursus malayanus).
Họ Mèo bao gồm những thú ăn thịt có kích thước trung bình hoặc lớn, có cấu
tạo chuyên hóa, thích nghi nhất với lối săn mồi bằng cách rình và vồ: chân dài, đi
bằng ngón chân có vuốt sắc co được. Đầu tròn, mặt ngắn, nên hàm ngắn và rất
khỏe. Răng nanh và răng thịt rất phát triển. Họ mèo gồm 36 loài trong 4 giống, phân
bố trên các lục địa trừ Châu Úc và Mã Đảo.
Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, theo thống kê tính đến tháng 05 năm 2009,
trong bộ ăn thịt có 18 loài thuộc 5 họ (theo bảng 2.1).


4


Bảng 2.1 Số lượng động vật thuộc bộ ăn thịt tại Thảo Cầm Viên
Stt

Tên thông thường

Tên khoa học

Số


Giới tính
Đực

Cái



thể
I. Họ Mèo

Không

Family. Felidae

1

Mèo rừng


Felis bengalensis

6

2

2

2

2

Mèo gấm

Pardofelis marmorata

1

1

-

-

3

Báo lửa

Catopuma temmincki


8

4

4

-

4

Mèo cá

Prionailurus viverrina

3

1

2

-

5

Báo gấm

Pardofelis nebulosa

3


1

2

-

6

Sư tử

Panthera leo

4

2

2

-

7

Báo Hoa Mai

Panthera pardus

1

-


1

-

8

Cọp Đông Dương

Panthera tigris corbetti

4

2

2

-

1

-

1

-

II. Họ Chó
9


Sói xám

III. Họ Cầy

Family. Canidae
Canis aureus
Family. Viverridae

10

Cầy mực

Arctictis binturong

3

3

-

-

11

Cầy vòi hương

Paradoxurus

10


1

2

7

hermaphrodites
12

Cầy hương

Viverricula indica

1

1

-

-

13

Cầy giông sọc

Viverra megaspila

1

1


-

-

IV. Họ Chồn

Family. Mustelidae

14

Rái cá

Lutrogale perspicillata

7

1

-

6

15

Chồn họng vàng

Martes flavigula

1


1

-

-

16

Chồn bạc má

Melogale personata

2

-

-

2

V. Họ Gấu

Family. Ursidae

17

Gấu chó

Ursus malayanus


6

3

3

-

18

Gấu ngựa

Ursus thibetanus

3

1

2

-

5


2.3 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thú ăn thịt tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
2.3.1 Thức ăn, nước uống
Tại Thảo Cầm Viên, thú ăn thịt được cho ăn chủ yếu là thịt bò sống, thỉnh
thoảng có thể thay đổi bằng thịt heo sống. Thịt heo thì không tốt cho sức khỏe của

thú ăn thịt vì chứa quá nhiều mỡ. Thú ăn thịt heo có xu hướng béo phì và giảm khả
năng vận động, sinh sản, do vậy thú hoang dã ít khi được cho ăn thịt heo (Phan Việt
Lâm, 2010). Ngoài ra, thú còn được cho ăn thêm xương heo, xương bò vì xương có
tác dụng tốt cho răng, lợi và tạo được cách cho ăn phù hợp với tập tính thiên nhiên
của thú. Giờ cho ăn được quy định phù hợp với tập tính của từng loài. Thú được cho
ăn mỗi ngày 2 lần: buổi sáng lúc 9 giờ và buổi chiều lúc 15 giờ. Riêng đối với thú
họ mèo được cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều lúc 15 giờ. Trong một tuần, thú được
cho ăn thịt trong 5 ngày, nhịn đói 1 ngày để kích thích sự thèm ăn và ngày hôm sau
cho ăn thú sống (thỏ, gà, vịt, chuột bạch, cút…) để duy trì khả năng săn mồi của
thú.
Bảng 2.2 Tóm tắt các loại thức ăn của thú ăn thịt tại Thảo Cầm Viên
Thức ăn

Chuối sứ
Chuối bom
Gạo
Khoai lang
Trứng gà
Đu đủ
Bí đỏ
Carot
Thỏ
Thịt bò
Mật ong
Chuột bạch
CaCO3
Dầu cá (viên)
Vitamin E (viên)
Thịt gà


Họ mèo
x

Họ chó

Động vật
Họ gấu

Họ cầy

Họ chồn
X

x

x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x

x

x

6

x
x

x

x


Nguồn thực phẩm sống cung cấp cho thú được đặt mua tại công ty Vissan,
điều này cho thấy nguồn thực phẩm này có thể đảm bảo không bị nhiễm ký sinh
trùng. Đối với thú sống được đặt mua của tư nhân thì đây có thể là nguồn dễ lây lan
ký sinh trùng cho thú ăn thịt khi chúng ăn nguyên con mồi sống. Những con mồi
này có thể là ký chủ trung gian hay ký chủ tích trữ của một số loài giun sán và có
khả năng truyền lây cho thú. Việc vận chuyển, bảo quản, chế biến thực phẩm, công
nhân chế biến và khu chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh, sát trùng sau mỗi buổi
làm việc để hạn chế việc lây lan nguồn bệnh ký sinh trùng. Khâu chế biến thực
phẩm và nguồn cung cấp thức ăn cho thú tại vườn thú rất quan trọng vì đây có thể là
nguồn dễ lây lan mầm bệnh cho thú nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Thức ăn chỉ cung cấp được 25% nhu cầu nước của cơ thể nên cần phải cung
cấp nước thường xuyên và đủ cho thú. Cho nên thú còn được cung cấp nước sạch
thường xuyên và được cho uống tự do tại các máng nước được đặt trong chuồng.
Các máng nước được vệ sinh và thay nước mới hằng ngày.

2.3.2 Quản lý chăm sóc
Trong điều kiện nuôi nhốt, công tác quản lý và kiểm dịch động vật tại vườn
thú được thực hiện đúng qui trình. Theo dõi hồ sơ quản lý động vật bao gồm những
thông tin các lần tiêm chủng, bệnh tật, các chi tiết về phẫu thuật, gây mê, các vấn đề
ký sinh trùng, các loại thuốc đã dùng … để có thể loại trừ những thú bệnh. Tiến
hành cách ly động vật mới nhập trong thời gian 30 ngày. Công việc này được bắt
đầu từ giai đoạn kiểm dịch và tiếp tục trong suốt thời gian thú sống tại vườn thú và
trong trường hợp thú chết thì biên bản khám tử cũng đưa vào hồ sơ bệnh án. Sử
dụng hố sát trùng ở lối ra vào khu kiểm dịch để tránh lây nhiễm mầm bệnh cho thú
mới nhập, tránh lây nhiễm mầm bệnh ra ngoài, cho người nuôi và cho động vật.
Tại vườn thú, vấn đề nhập thú mới và thực hiện chế độ kiểm dịch rất quan
trọng. Nếu không đây có thể là nguồn dễ lây lan mầm bệnh cho những loài thú
khác, đặc biệt là bệnh ký sinh trùng. Vì vậy vấn đề này cần được chú trọng để hạn
chế tỉ lệ nhiễm giun sán trên thú và hạn chế được số lượng các loài giun sán nhiễm

7


trên thú do thú nhập thường đến từ nhiều vùng khác nhau nên tình hình nhiễm giun
sán cũng khác nhau.
Điều kiện chuồng nuôi thú ăn thịt tại vườn thú vừa là nền xi măng vừa là nền
đất, có trồng cỏ nên thú ăn thịt có thể nhiễm các trứng giun sán. Khó khăn hiện nay
là việc tiêu diệt trứng và ấu trùng trong chuồng nuôi. Thời hạn kiểm dịch 30 ngày
là đủ để phát hiện thời kỳ nung bệnh của hầu hết các bệnh truyền nhiễm và đủ thời
gian để kiểm tra ký sinh trùng nhiều lần và có biện pháp phòng trừ kịp thời cho thú.
Đối với động vật bắt được từ rừng có thể phải thực hiện thời gian kiểm dịch lâu hơn
để điều trị ký sinh trùng.
Hàng ngày người công nhân phải quan sát và theo dõi biểu hiện bên ngoài,
sự hoạt động, ăn uống và các chất thải của con vật trong chuồng và làm vệ sinh
chuồng trại, quét dọn phân, rác 2 lần/ngày. Định kỳ sát trùng chuồng trại hàng tuần

bằng thuốc sát trùng Virkon S hoặc Lenka. Khi có trường hợp bất thường xảy ra thì
người chăn nuôi phải báo ngay với tổ thú y để kịp thời xử lý và có hướng điều trị
thú thích hợp.
2.4 Tình hình chăn nuôi thú y tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
2.4.1 Tình hình chăn nuôi
Theo thống kê tại Thảo Cầm Viên tính đến tháng 01 năm 2009, tổng số thú
đang được nuôi dưỡng là 857 cá thể thuộc 117 loài gồm 3 lớp: lớp thú (Mammalia),
lớp chim (Aves) và lớp bò sát (Reptilia).
Lớp thú gồm có 4 bộ:
- Bộ linh trưởng (Primates): 31 cá thể
- Bộ ăn thịt (Carnivora): 86 cá thể
- Bộ guốc lẻ (Perissodactyla): 8 cá thể
- Bộ guốc chẵn (Artiodactyla): 215 cá thể
Lớp chim: Thảo Cầm Viên là nơi có số lượng lớn các loài chim quí hiếm
như: sếu đầu đỏ, trĩ sao, cao cát, hồng hoàng, .... với tổng số lượng 335 cá thể.
Lớp bò sát: gồm các loài như rùa, ba ba, cá sấu, trăn, kỳ nhông, kỳ đà, ...
với tổng số 182 cá thể.

8


Chuồng nuôi thú ăn thịt có 2 phần: chuồng ép và sân chơi, giữa hai phần có
vách ngăn và cửa kéo để có thể tách thú ra hai nơi khác nhau khi vệ sinh chuồng
hằng ngày. Chuồng được bọc bằng lưới B40 chắc chắn, kể cả nóc chuồng đặc biệt là
các chuồng dành cho thú họ mèo vì đa số chúng đều có khả năng leo trèo và nhảy
khá cao. Nền chuồng của thú vừa là nền xi măng vừa là nền đất, có trồng cây cỏ
trong chuồng hay đặt khúc gỗ, phiến đá để thú ẩn nấp, mài móng vuốt hoặc nằm
phơi nắng. Có một số đồ chơi như xích đu (gấu), dàn cây leo và những hốc cây,
bọng cây để thú có thể vận động và nghỉ ngơi (thú họ mèo) hoặc xây dựng những
hang nhỏ cho thú trú ẩn (rái cá, sói xám) hoặc bố trí sạp nằm bằng gỗ (thú họ mèo).

Phía ngoài chuồng có hệ thống ròng rọc để đóng, mở cửa an toàn và thuận lợi. Bên
cạnh đó còn có những hồ nước cho những thú có tập tính thích ngâm mình dưới
nước (rái cá, cọp, …) và nước hồ tắm 2 ngày được thay 1 lần.
Để việc nuôi thú đạt hiệu quả, tất cả các loại thức ăn đã được tổng hợp, chế
biến và xử lý kiểm tra tại khu nhà chế biến của Thảo Cầm Viên trước khi phân phối
cho mỗi chuồng thú để tránh vấy nhiễm hóa chất hay vi sinh vật gây bệnh.
Hiện nay, thú trong điều kiện nuôi nhốt tại vườn thú rất dễ nhiễm ký sinh
trùng vì diện tích chuồng trại hẹp, ký sinh trùng dễ tồn tại trong môi trường đất và
dễ dàng lây nhiễm trở lại cho thú nuôi. Ngoài ra những loài động vật sống hoang
như chuột, chim, mèo nhà và các loài động vật khác từ ngoài chui vào chuồng thú
đều có thể là những nguồn lây nhiễm giun sán. Đây là vấn đề khó khăn mà hiện nay
vườn thú chưa thể kiểm soát được.
2.4.2 Công tác thú y
Tại Thảo Cầm Viên, động vật mới nhập phải được nhốt riêng, xác định rõ
nguồn gốc, hồ sơ bệnh lý và thực hiện chế độ kiểm dịch trong thời gian 30 ngày, bố
trí người chăm sóc riêng và vệ sinh sát trùng khu kiểm dịch. Trong thời gian kiểm
dịch, thú được theo dõi liên tục và tiến hành kiểm tra ký sinh trùng khoảng 2 - 3 lần
qua việc lấy mẫu phân xét nghiệm. Nếu phát hiện có ký sinh trùng, tiến hành tẩy xổ
với các loại thuốc thích hợp trước khi cho thú nhập đàn.

9


×