Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNGLÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT,PHẨM CHẤT TRÁI CỦA DÂU TÂY TRỒNGTHUỶ CANH TRONG NHÀ MÀNGỞ ĐỨC TRỌNG – TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

NGUYỄN THỊ VÂN KHANH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT,
PHẨM CHẤT TRÁI CỦA DÂU TÂY TRỒNG
THUỶ CANH TRONG NHÀ MÀNG
Ở ĐỨC TRỌNG – TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

NGUYỄN THỊ VÂN KHANH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT,
PHẨM CHẤT TRÁI CỦA DÂU TÂY TRỒNG
THUỶ CANH TRONG NHÀ MÀNG
Ở ĐỨC TRỌNG – TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật Trồng trọt
Mã số



: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
TS. TRẦN THỊ DUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2010


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT,
PHẨM CHẤT TRÁI CỦA DÂU TÂY TRỒNG
THỦY CANH TRONG NHÀ MÀNG
Ở ĐỨC TRỌNG – TỈNH LÂM ĐỒNG

NGUYỄN THỊ VÂN KHANH

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG
Đại học Nông Lâm TP.HCM

2. Thư ký:

TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN
Đại học Nông Lâm TP.HCM


3. Phản biện 1:

PGS.TS. PHẠM VĂN HIỀN
Đại học Nông Lâm TP.HCM

4. Phản biện 2:

TS. BÙI MINH TRÍ
Đại học Nông Lâm TP.HCM

5. Ủy viên:

TS. TRẦN THỊ DUNG
Đại học Nông Lâm TP.HCM

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Thị Vân Khanh, sinh ngày 26 tháng 10
năm 1978 tại Vĩnh Long. Con Ông Nguyễn Thành Lượng và Bà Lê
Thị Mai Hoa.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường phổ thông Trung học Lạc
Nghiệp, Tỉnh Lâm Đồng, năm 1996.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001.
Sau đó làm việc tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh.
T h á n g 1 0 n ă m 2 0 0 6 t h e o h ọ c C a o h ọ c n g à n h K ỹ t h u ậ t Tr ồ n g
trọt tại Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

T ì n h t r ạ n g g i a đ ì n h : C h ồ n g l à N g u y ễ n N g ọ c Tr ì , k ế t h ô n
năm 2002. Con là Nguyễn Nhật Quang, sinh năm 2004.
Địa chỉ liên lạc: 51/95 Cao Thắng Phường 3 Quận 3 Tp. Hồ
Chí Minh.
Điện thoại: 08-37220294 (Cơ quan), 0918250293 (Di động).
E-mail:

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Ký tên

Nguyễn Thị Vân Khanh

iii


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành chương trình học và luận văn này, tôi xin trân
trọng ghi ơn và cảm tạ những người sau đây:
B a n G i á m H i ệ u , Vi ệ n N g h i ê n c ứ u C ô n g n g h ệ S i n h h ọ c v à
Môi trường, Khoa Nông học, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Sau
Đại học Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đ ã tạo điều
kiện cho tôi tham gia khóa học.
T S . Tr ầ n T h ị D u n g đ ã t r ự c t i ế p h ư ớ n g d ẫ n v à k h u y ê n b ả o t ô i

trong quá trình thực hiện đề tài.
Các Thầy Cô giáo tham gia giảng dạy đã truyền bá kiến thức
cho tôi.
Anh, chị, bạn bè trong và ngoài lớp.
Đặc biệt là Ba mẹ, chồng, con và anh em tôi đã động viên tôi
học tập và thực hiện luận văn.
Nguyễn Thị Vân Khanh

iv


TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng lên sự sinh trưởng phát
triển và năng suất phẩm, chất trái của dâu tây trồng thủy canh trong nhà màng ở
Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành tại xã Hiệp Thạnh - huyện Đức
Trọng - tỉnh Lâm Đồng. Thời gian tiến hành từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 05
năm 2010. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn
yếu tố với các nội dung sau đây:
Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của GA3, NAA, BA, Paclobutrazol và Alar
đến sinh trưởng phát triển của cây dâu tây.
Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 đến khả năng đậu trái và
chất lượng trái dâu tây.
Nội dung 3: Khảo sát ảnh hưởng của Paclobutrazol, Alar và GA3 đến màu
sắc, chất lượng trái dâu tây.
Nội dung 4: Khảo sát ảnh hưởng của SA đến khả năng bảo quản trái dâu tây
sau thu hoạch.
* Kết quả thu được như sau:
- Xử lý các chất ĐHST NAA, BA, GA3, Pac và Alar vào giai đoạn sớm của
cây dâu ảnh hưởng rất nhiều đến các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây dâu
tây, làm tăng năng suất trái dâu thương phẩm rất có ý nghĩa so với nghiệm thức

không xử lý.
- Xử lý NAA và GA3 tốt nhất vào giai đoạn hoa nở vì NAA được phun vào
giai đoạn hoa nở giúp tăng tỷ lệ đậu trái và tăng tỷ lệ trái thương phẩm; phun GA3
vào lúc hoa nở giúp tăng số hoa các lứa sau đó. Bên cạnh đó, xử lý NAA và GA3
vào giai đoạn hoa nở đã làm tăng năng suất trái dâu thương phẩm so với đối chứng
nhưng độ ngọt trái và màu sắc trái có kém hơn đối chứng.
- Xử lý Pac và Alar vào 15 ngày sau khi trái đậu giúp màu trái đẹp hơn so với
đối chứng.
- Xử lý phun SA lên cây dâu và trái vào giai đoạn trước thu hoạch một tuần
giúp trái dâu bảo quản được lâu hơn.

v


SUMMARY
“Effects of growth plant regulators on growth, development, fruit yield and
quality of strawberry grown in green house in Duc Trong - Lam Dong Province”
has been conducted from January 2009 to May 2010 in Hiep Thanh Ward, Duc
Trong District, Lam Dong Province. These experiments were laid out in randomized
complete block design (RCBD) with three replications.
Experiment 1: Studies on effects of GA 3, NAA, BA, Paclobutrazol and Alar
on growth and development of strawberry.
Experiment 2: Studies on effects of NAA and GA 3 on fruit set and fruit
quality of strawberry.
Experiment 3: Studies on effects of Paclobutrazol, Alar and GA 3 on fruit
color and fruit quality of strawberry.
Experiment 4: Studies on effects of SA on storage time of fruit.
Results of the study indicated that NAA, BA, GA 3, Paclobutrazol and Alar
early treatment by foliar spray significantly influence grown and development of
strawberry. The marketable fruit yield of treatment plants were significantly higher

than of control plants.
The application of NAA and GA3 at flowering period increased total
marketable fruit yield due NAA application increased fruit set and total marketable
number of fruits, GA3 application increased flower number. However, fruit color
and fruit brix may be reduced.
The application of Alar and Paclobutrazol at 15 days after fruit set increased
color of strawberry fruit
The application of SA by foliar and fruit spray at one week before harvest
increased storage time.

vi


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y

i

Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii


Lời cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

vii

Danh sách các chữ viết tắt

ix

Danh sách các hình

x

Danh sách các bảng

xi

1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục đích yêu cầu

2

1.2.1 Mục đích

2

1.2.2 Yêu cầu

2

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Cây Dâu tây

3

2.1.1 Phân loại

3

2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây dâu tây

4


2.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của dâu tây

6

2.1.4 Tình hình sản xuất dâu tây trên Thế giới và Việt Nam

6

2.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng trên cây dâu tây

8

2.2.1 Ảnh hưởng của auxin

8

2.2.2 Ảnh hưởng của của gibberellins (GA)

9

2.2.3 Ảnh hưởng của cytokinins ngoại sinh

12

vii


2.2.4 Ảnh hưởng của ethylene (Ethephon)


14

2.2.5 Ảnh hưởng của ABA

15

2.2.6 Ảnh hưởng của các chất ức chế GA

15

2.3 Acid salicylic (SA) và kháng tập nhiễm SAR

19

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

3.1 Địa điểm-thời gian thí nghiệm

22

3.2 Vật liệu nghiên cứu

22

3.2.1 Thiết bị và dụng cụ dùng trong nghiên cứu

22


3.2.2 Giống cây Dâu tây

22

3.3 Điều kiện và mô hình trồng cây thí nghiệm

23

3.4 Phương pháp và nội dung các thí nghiệm

23

3.5 Giải thích, công thức tính các chỉ tiêu, số liệu

26

3.6 Phương pháp xử lý số liệu

20
28

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

30

4.1 Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của GA3, NAA, BA,
Paclobutrazol và Alar đến sinh trưởng phát triển của cây dâu tây.

30


4.1.1 Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến chỉ tiêu sinh trưởng dinh
dưỡng của cây dâu tây

30

4.1.2 Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến các chỉ tiêu sinh trưởng sinh
thực của cây dâu

38

4.2 Nội dung 2: Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 đến khả năng
đậu trái và chất lượng trái dâu tây

47

4.3 Nội dung 3: Khảo sát ảnh hưởng của Paclobutrazol, Alar và GA3
đến màu sắc, chất lượng trái dâu tây

53

4.4 Nội dung 4: Khảo sát ảnh hưởng của SA đến khả năng bảo quản
trái dâu tây

55

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

57

5.1 Kết luận


57

5.2 Đề nghị

57

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Alar (SADH): Daminozide (N-dimethylaminosuccinamic acid)
BA: Benzyladenin
CTV: Cộng tác viên
ĐHST: Điều hòa sinh trưởng
FAO: Food and Agriculture Organization
GA: Gibberellin
GA3: Acid Gibberellic
LLL: Lần lập lại
HR: Hypersensitive Reaction (Phản ứng siêu mẫn cảm)
NAA: Napthalene acetic acid
NST: Ngày sau trồng
NT: Nghiệm thức
Pac: Paclobutrazol
PR-protein: Pathogenesis Related protein (Protein liên quan đến quá trình sinh
bệnh)
SA: Salicylic Acid
SAR: Systemic Acquired Resistance (Kháng tập nhiễm)
TN: Thí nghiệm
TP: Thương phẩm


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 3.1 Mô hình khung treo trồng dâu tây thủy canh

29

Hình 3.2 Trái dâu thương phẩm

29

Hình 3.3 Cây dâu bắt đầu cho trái

29

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG


Bảng 3.1 Thống kê sản xuất dâu tây trên thế giới

6

Bảng 3.2 Thống kê sản xuất dâu tây ở Tỉnh Lâm Đồng

7

Bảng 4.1 Số ngó/cây ở các nghiệm thức qua ba lần theo dõi

31

Bảng 4.2 Đường kính thân và chiều dài thân bò ở các nghiệm thức vào
120 NST

33

Bảng 4.3 Số lá /cây ở các nghiệm thức qua bốn lần theo dõi

34

Bảng 4.4 Diện tích lá (cm2)/cây ở các nghiệm thức qua bốn lần theo dõi

35

Bảng 4.5 Các chỉ tiêu ngày ra hoa và thu hoạch ở các nghiệm thức

39

Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về số hoa ở các nghiệm thức


40

Bảng 4.7 Các chỉ tiêu về trái ở các nghiệm thức

42

Bảng 4.8 Các chỉ tiêu năng suất ở các nghiệm thức

44

Bảng 4.9 Các chỉ tiêu sinh trưởng sinh thực ở các nghiệm thức

47

Bảng 4.10 Các chỉ tiêu về trái ở các nghiệm thức

49

Bảng 4.11 Các chỉ tiêu năng suất/ô ở các nghiệm thức

50

Bảng 4.12 Các chỉ tiêu độ Brix và màu sắc trái ở các nghiệm thức

52

Bảng 4.13 Các chỉ tiêu về trái ở các nghiệm thức

53


Bảng 4.14 Các chỉ tiêu năng suất ở các nghiệm thức

54

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của các nồng độ SA xử lý trước thu hoạch 1 tuần
đến chất lượng và thời gian bảo quản trái dâu

xi

55


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Dâu tây (Fragaria x ananassa Duch.) là cây ăn trái thuộc họ hoa hồng. Theo
thống kê đến năm 2007, dâu tây hiện được trồng ở ít nhất 78 quốc gia với tổng diện
tích 256.108 ha, sản lượng đạt 3.822.989 tấn, năng suất trung bình đạt 14,93 tấn/ha.
Mỹ là nước sản xuất dâu tây lớn nhất với tổng diện tích 22.000 ha và sản lượng đạt
1.115.000 tấn; đồng thời cũng là nước có năng suất dâu tây cao nhất 50,69 tấn/ha
(FAO, 2009). Ở Việt Nam, dâu tây đã được du nhập từ lâu và hiện đang trồng nhiều
nhất ở Đà Lạt - Lâm Đồng nhưng diện tích cũng còn ít và năng suất còn thấp.
Biện pháp kỹ thuật chính trong canh tác dâu tây hiện nay là dùng các phương
pháp kích thích ra hoa và đậu trái nhằm gia tăng năng suất, đồng thời đáp ứng nhu
cầu dinh dưỡng cây trồng để gia tăng chất lượng trái dâu tây.
Ở cây dâu tây, những yếu tố tác động lên quá trình cảm ứng sự ra hoa bao
gồm mật độ cây trồng, chế độ dinh dưỡng, các chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST),
nhiệt độ và ánh sáng. Bên cạnh ánh sáng và nhiệt độ, chất ĐHST được dùng để điều

khiển sinh trưởng và phát triển cây dâu tây. Chất ĐHST ngoại sinh có thể thay thế
hay cải thiện tác dụng của quang kỳ lên sinh trưởng và phát triển cây dâu tây.
Những tác động này đã được nghiên cứu rộng rãi, nhưng mối tương tác giữa ánh
sáng, nhiệt độ, và chất điều hòa sinh trưởng lên trạng thái sinh trưởng của cây dâu
tây vẫn chưa được làm sáng tỏ.

1


Sự hiểu biết về ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến quá trình
cảm ứng ra hoa của cây dâu tây trồng theo một quy trình cụ thể ở một địa phương
nào đó sẽ giúp cho việc quản lý sản xuất tốt hơn, đặc biệt là sản xuất dâu tây theo
phương pháp canh tác không cần đất là một phương pháp mới ở Lâm Đồng - Việt
Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các chất điều
hòa sinh trưởng lên sự sinh trưởng phát triển và năng suất, phẩm chất trái của dâu
tây trồng thủy canh trong nhà màng ở Đức Trọng – Tỉnh Lâm Đồng”.
1.2 Mục đích yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng để điều khiển sinh trưởng và phát
triển của cây dâu tây trồng theo phương pháp thủy canh trong nhà có mái che nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng trái dâu tây.
1.2.2 Yêu cầu
Qua quá trình theo dõi, nắm được các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng
suất và phẩm chất của cây dâu tây trên từng công thức thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1 Cây Dâu tây
2.1.1 Phân loại
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Ngành (division): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Rosales
Họ (familia): Rosaceae
Phân họ (subfamilia): Rosoideae
Chi (genus): Fragaria
Loài (species): Fragaria x ananassa Duch
Cây dâu tây có tên khoa học Fragaria x ananassa Duch., là kết quả của sự
lai ghép giống F. Chiloensis Duch và F. Virginiana Duch.. Fragaria có nghĩa là
"thơm", để chỉ phần cùi thịt có hương thơm của trái. Ngày nay người Anh gọi dâu
tây là “strawberry” còn người Pháp gọi là “fraisier”. “Straw ” có nghĩa là rơm vì
trước đây khi trồng dâu tây người ta thấy nông dân thường phải tủ rơm xung quanh
gốc để hạn chế thối trái (Martin, 1973). Khi đem về Việt Nam vì có nguồn gốc từ
Pháp nên được gọi là “dâu tây”.

3


2.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây dâu tây
Dâu tây là cây thân thảo lâu năm, phản ứng với quang chu kỳ. Có thể chia
thành 3 nhóm quang chu kỳ là ngày dài, ngày trung bình và ngày ngắn. Phần lớn
các giống dâu tây sản xuất hiện nay là giống ngày ngắn (Oleg, 2008).
2.1.2.1 Thân
Cây dây tây có một thân chính hay đỉnh sinh trưởng gọi là “crown”, từ đó sẽ
mọc lên lá, rễ, thân bò và những chồi hoa. Thường từ thân chính sẽ phát sinh thêm

nhiều thân con nữa góp phần vào năng suất của cây dâu tây sau này. Nhưng trong
sản xuất lấy trái người ta chỉ để 2 đến 3 thân trên một cây, số thân từ 8 đến 10 sẽ
làm cho cây không ra hoa.
Dâu tây có 2 kiểu thân là thân chính (crown) và thân bò (runner). Thân bò
hay còn gọi là ngó bao gồm 2 đốt, những cây con sẽ được tạo thành ở đốt thứ hai và
được gọi là “daughter”. Mắt đốt thứ nhất ở dạng ngủ nghỉ hoặc hình thành một
nhánh mới sinh ra một cây con khác nhưng có thân nhỏ và yếu hơn cây con được
hình thành ở mắt đốt thứ hai. Mỗi cây con ở dạng ngó có thể tiếp tục sản sinh ra cây
ngó tiếp theo (Fletcher, 1917).
2.1.2.2 Lá
Lá phát sinh xung quanh thân và được sắp xếp theo hình xoắn trôn ốc, lá thứ
6 có phương trùng với lá đầu tiên. Lá dâu tây thông thường có cuống dài, lá kép
hình lông chim với 3 lá chét. Chúng có lớp biểu bì bao quanh và những lớp thịt lá
đặc thù của cây hai lá mầm. Mép lá có hình răng cưa và nhiều hay ít tùy thuộc vào
các giống khác nhau. Lá của hầu hết các giống dâu tây chỉ sống được từ 1 - 3 tháng
rồi rụng. Vào mùa lạnh giá cây dâu thường vẫn tồn tại nhưng hầu như chúng không
có lá, duy chỉ có loài Fragaria chilogensis Duch (dâu tây Chile) vẫn còn một vài lá,
và cây được thay lá trong mùa xuân (Fletcher, 1917).

4


2.1.2.3 Rễ
Rễ cơ bản được phát sinh từ đỉnh sinh truởng và sau đó mọc trực tiếp xuống
dưới đất. Khi còn non rễ chia thành 2 phần rõ rệt, chóp rễ có màu trắng, phần còn
lại có màu hồng nhạt dần dần chuyển sang màu trắng khi rễ trưởng thành. Những rễ
nhánh phát sinh từ các rễ cơ bản thường dài từ 2 - 5 cm và nếu được cung cấp nước
đầy đủ chúng sẽ chuyển sang dạng bó sợi.
Rễ cây dâu tây phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ đất là 25 0C. Rễ
có vai trò cố định cây, giúp cây hấp thụ nước và dinh dưỡng. Rễ dâu tây có chu kì

sống khoảng 4 tuần (Fletcher, 1917).
2.1.2.4 Hoa
Kiểu phát hoa của cây dâu tây là một cụm được giới hạn trên một chồi phát
hoa nguyên thuỷ. Các hoa trên cùng một chồi phát hoa không phát sinh cùng lúc.
Từ chồi phát hoa nguyên thuỷ có 2 hoa thuộc thế hệ thứ hai, có 4 hoa thuộc thế hệ
thứ ba và có 8 hoa thuộc thế hệ thứ tư. Một bông có 10 lá đài nhỏ màu xanh nằm
dưới các cánh hoa, 5 cánh hoa màu trắng, 20 - 30 nhị đực và từ 60 - 600 nhụy cái
màu vàng, đế hoa hình nón. Hoa dâu tây là hoa lưỡng tính vì vậy là cây tự thụ.
Phấn hoa đã thành thục trước khi bao phấn nở và không phát tán ra ngoài
trước khi hoa nở. Hạt phấn có thể sống được từ 2 - 3 ngày và núm nhụy có thể tiếp
nhận phấn hoa hiệu quả trong vòng 8 - 10 ngày. Sự thụ phấn xảy ra sau 24 - 48 giờ
tính từ lúc nhụy tiếp nhận hạt phấn (Fletcher, 1917)
2.1.2.5 Trái
Thực chất trái dâu tây vẫn thường gọi đó là trái giả, nó được phình ra từ đế
hoa. Trái thật là những trái bế thường gọi là hạt. Số lượng trái bế nhiều, nhỏ, hình
elip bao phủ bề mặt trái. Phôi của trái dâu tây chứa hai lá mầm hình ½ elip bên
trong chứa protein và chất béo, không chứa tinh bột, phía chính giữa là lõi. Sau khi

5


hai lớp vỏ được tách ra bởi các bó mạch thì hạt yêu cầu chất dinh dưỡng để phôi
phát triển.
Trái dâu tây thường phát triển sau khi hoa nở và trái chín sau đó khoảng 20
đến 30 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. Thường thì dâu tây ra trái theo chùm, xếp
hình sim gồm trái đầu tiên, thứ cấp và sau thứ cấp vì vậy kích thước cũng như thời
gian chín cũng khác nhau. Trái đầu có kích thước lớn nhất, trái thứ cấp có kích
thước nhỏ hơn, số lượng trái bế cũng ít hơn, nhưng là trái thu hoạch chính làm nên
năng suất (Fletcher, 1917).
2.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của dâu tây

Dâu tây là loại trái có mùi thơm quyến rũ, có vị ngọt thanh pha lẫn vị chua
nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Khả năng cung cấp năng lượng của dâu tây
không cao (100g dâu tây cho khoảng 34 calo) nhưng cung cấp nhiều loại sinh tố cần
thiết cho cơ thể con người. Trái dâu tây chứa nhiều loại sinh tố: A, B1, B2 và đặc
biệt là sinh tố C khá cao, hơn cả cam và dưa hấu. Đây là tính ưu việt của trái dâu
giúp tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress.
2.1.4 Tình hình sản xuất dâu tây trên thế giới và Việt Nam
Dâu tây thích nghi nhiều loại sinh thái khác nhau: ôn đới, Địa Trung Hải, cận
nhiệt đới và á ôn đới.
Bảng 3.1 Thống kê sản xuất dâu tây trên thế giới

Chỉ tiêu

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007


Diện tích (ha)

251.318

255.224

233.636

243.657

250.858

260.830

262.665

256.108

Năng suất (Hg/ha)

131.017

126.226

138.720

137.568

145.752


145.293

148.819

149.272

3.292.703 3.221.612

3.241.016

3.351.942

3.656.307

3.789.701

3.908.978

3.822.989

Sản lượng(tấn)

(FAO, 2009)

6


Ở nước ta, vùng trồng dâu tây chủ lực tập trung chính ở Lâm Đồng. Thời vụ
trồng dâu tây tại Lâm Đồng trước đây thường vào khoảng tháng 8, 9. Mùa thu

hoạch chính từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau với năng suất bình quân 7 tấn/ha.
Hiện nay, việc ứng dụng kỹ thuật mới trong canh tác dâu tây được chú trọng như:
trồng từ cây cấy mô, trồng phủ nilon, trồng trong nhà kính, nhập giống mới đã làm
tăng năng suất lên 11-13 tấn/ha và có thể trồng quanh năm. Lâm Đồng là tỉnh có
nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp công nghệ cao với những công nghệ mới
và đầu tư lớn cho nhà kính, nhà lưới. Hình thức thủy canh đang được nghiên cứu
ngày càng phổ biến, trong đó cây dâu tây là một đối tượng nghiên cứu quan trọng
và nó cũng là một cây trồng chiến lược cho vùng trong tương lai (Việt Báo, 2006).
Hiện nay, ở Đà Lạt có 3 giống dâu tây được trồng nhiều nhất đó là giống dâu
Selva hay còn gọi là dâu Mỹ đá, giống dâu Pajero hay còn gọi là Mỹ hương và
giống dâu New Zealand (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2002)
Bảng 3.2 Thống kê sản xuất dâu tây ở Tỉnh Lâm Đồng
Năm

2005

2006

2007

2008

2009
(ước tính)

Chỉ tiêu
Diện tích (ha)

75,0


90,0

120,0

155,8

160

Năng suất (tạ/ha)

80,0

82,0

85,0

85,0

90,0

600,0

738,0

1.020,0

1.324,3

1.440,0


Sản lượng (tấn)

(Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Lâm Đồng, 2009)
Hiện nay ở Việt Nam thì ngoài Lâm Đồng, bắt đầu có những vùng trồng thử
nghiệm để đưa vào sản xuất thương mại như Gia Lâm (Hà Nội), Mộc Châu (Sơn
La), Hưng Yên và một số tỉnh ở đồng bằng Sông Hồng.

7


2.2 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng trên cây dâu tây
Các chất điều hòa sinh trưởng là điểm then chốt trong việc kiểm soát một số
tiến trình trong vòng đời của cây dâu tây.
2.2.1 Ảnh hưởng của auxin
Có rất nhiều nỗ lực trong sự thiết lập mối quan hệ giữa mức độ auxin, sự
kích thích ra hoa và sinh trưởng sinh dưỡng ở cây dâu tây. Theo Moore và Hough
(1962), mức độ auxin trong chồi ngọn cây dâu tây dưới điều kiện cảm ứng cho quá
trình ra hoa đã giảm sau 15 chu kỳ cảm ứng, nhưng nồng độ auxin này được phục
hồi lại nhanh chóng. Các tác giả đã chỉ ra sự dao động này như một kết quả hơn là
nguyên nhân gây ra hiện tượng cảm ứng ra hoa. Họ đã mô tả sự giảm sinh trưởng lá
trong suốt giai đoạn ngày ngắn nhưng họ đã xác định không có mối gắn kết nào
giữa sự sinh trưởng lá và mức độ auxin. Tuy nhiên, họ kết luận rằng quang chu kỳ
kiểm soát mức độ auxin ở những giống dâu ngày ngắn.
Những thí nghiệm khác cũng mô tả rằng khi xử lý auxin ngoại sinh như
naphthoxyacetic acid (NOA) trên những giống dâu ngày ngắn được đặt trong điều
kiện quang kỳ ngắn sẽ không có ảnh hưởng đến số lượng hoa và trái bế (Tafazoli và
Vince-Prue, 1978). Nói cách khác, auxin là chất điều hòa then chốt của tiến trình
chín của trái dâu tây khi mức độ auxin trong trái giảm đáng kể, ở giai đoạn trái dâu
tây đã sinh trưởng hoàn chỉnh. Điều này được củng cố bằng những thí nghiệm xử lý
auxin trên trái, thấy rằng auxin làm trì hoãn sự hình thành màu của trái dâu tây

(Archbold và Dennis, 1984; Perkins-Veazie, 1995). Sự đậu trái dâu tây và quá trình
phát triển trái được kiểm soát bằng indolacetic acid (IAA) - một loại auxin tự nhiên
được tổng hợp trong trái bế- (Mudge và ctv, 1981). Ứng dụng naphthalene acetic
acid (NAA) và Napthaleneoxi acetic acid (NOA) để thay thế IAA trong trái đã bị
loại hết trái bế (Mudge và ctv, 1981) và trong các trái thụ phấn kém (Lopez-Galarza
và ctv, 1990), làm giảm phần trăm trái khuyết tật. Ứng dụng auxin quan trọng trong
việc gia tăng năng suất thương mại ở điều kiện nhiệt độ mùa đông thấp (Castro và

8


ctv, 1976), trong điều kiện ít gió, hoặc thiếu côn trùng thụ phấn, là những yếu tố
ngăn cản sinh tổng hợp auxin và làm giảm sinh trưởng trái (Hancock, 1998).
2.2.2 Ảnh hưởng của gibberellin (GA)
Ảnh hưởng của gibberellin (GA) đã được nghiên cứu trên cây dâu tây và cho
thấy có liên quan tới sự kiểm soát sự sinh trưởng của cây dâu tây (Guttridge và
Thompson, 1959; Guttridge, 1985). Hầu hết các nghiên cứu cho thấy cây có cảm
ứng khi xử lý các chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh GA, các bộ phận khác nhau
của cây dâu tây sẽ có những cảm ứng khác nhau.
Ảnh hưởng sinh trưởng lá: Ứng dụng GA ngoại sinh đã làm gia tăng chiều
dài cuống lá, ở điều kiện ngày ngắn sẽ có ảnh hưởng giống như đối với quang kỳ
dài lên sự phát triển cuống lá (Porlingis và Boynton, 1961; Guttridge và Thompson,
1964). Guttridge và Thompson (1959) cho rằng cuống lá cảm ứng phát triển bằng
GA ngoại sinh có sự gia tăng cả chiều dài và số lượng tế bào biểu bì. Hơn thế nữa,
khi xử lý GA ngoại sinh ở nồng độ cao ta thấy sự phát triển của cuống lá nhanh hơn
(Porlingis và Boynton, 1961; Choma và Himlrick, 1984), mặc dù thời gian cần thiết
để từ khi lá xuất hiện đến khi đạt kích thước tối đa không bị ảnh hưởng (Guttridge,
1970). Có sự giãn nở lá và gia tăng số lượng lá khi ứng dụng GA ngoại sinh
(Waithaka và ctv, 1978), việc ứng dụng GA ngoại sinh cũng làm gia tăng diện tích
lá (Tafazoli và Vince-Prue, 1978). Trọng lượng tươi và trọng lượng khô của những

cây có xử lý GA tốt hơn nhiều so với những cây không xử lý (Weidman và Stang,
1983).
Ảnh hưởng của gibberellin tới sự hình thành và phát triển thân bò: GA
ngoại sinh kiểm soát sự hình thành thân bò ở cây dâu tây. GA ngoại sinh được hấp
thụ thông qua lá và chuyển tới mầm ở nách lá. Trong điều kiện ngày dài, sự phát
triển các mầm ở nách lá tạo ra thân bò nhiều hơn trong điều kiện ngày ngắn
(Porlingis và Boynton, 1961). Vì vậy, sử dụng GA ngoại sinh ở nồng độ cao rất cần
thiết cho việc kiểm soát hình thành thân bò trong điều điều kiện ngày ngắn (Blatt và

9


Crouse, 1970). Theo Kender và ctv (1971), xử lý GA ngoại sinh ở trạng thái sinh
dưỡng sẽ mẫn cảm hơn so với trạng thái ra hoa. Ảnh hưởng của GA đối với sự sản
sinh thân bò có liên quan tới giống, một số giống ít mẫn cảm hơn so với một số
giống khác, điều này có thể liên quan tới khả năng hình thành thân bò (Singh và ctv,
1960) hoặc mức độ của GA nội sinh (Barritt, 1974).
Theo Moore và Scott (1965); Dennis và Bennett (1969); Braun và Kender
(1985); Dale và ctv (1996), GA ngoại sinh có thể kiểm soát số thân bò đối với
những giống dâu ngày ngắn, ngày trung bình và ngày dài. Bên cạnh đó, việc sử
dụng GA cũng làm gia tăng chiều dài thân bò (Leshem và Koller, 1966), số lượng
các nhánh trên thân bò (Singh và ctv, 1960) và số lượng cây con (Moore và Scott,
1965; Dennis và Bennett, 1969; Choma và Himelrick, 1984). Số lượng cây con
được xác định bằng số thân bò hình thành bởi những cây mẹ, bằng số thân bò ở các
nhánh bên và bằng số lượng cây con hình thành ở mỗi thân bò (Barritt, 1974).
Ảnh hưởng của gibberellin tới phát triển gốc: Theo Foster và Janick
(1969), GA làm tăng chiều dài trục chính (gốc, thân) ở các giống dâu tây trồng
cũng như các giống dâu hoang dại (Guttridge và Thompson, 1964). Chiều dài gốc
gia tăng khi gia tăng nồng độ GA mà không phụ thuộc vào quang kỳ (Singh và ctv,
1960). Tuy nhiên, quang kỳ dài hơn sẽ ảnh hưởng tốt hơn khi xử lý GA (Tafazoli và

Vince-Prue, 1978). Giống có ảnh hưởng đến việc xử lý GA ngoại sinh đến chiều dài
thân (Weidman và Stang, 1983), thân thấy được rõ ràng khi cây dâu mất đi đặc tính
mọc lá thành chùm tự nhiên (Guttridge, 1985). Có sự kéo dài thân nhưng không đề
cập tới việc gia tăng trọng lượng khô của thân cây (Weidman và Stang, 1983). Tuy
nhiên, theo Dale và ctv (1996), GA ngoại sinh không ảnh hưởng đến đường kính
thân cũng như số lượng các nhánh bên.
Ảnh hưởng của gibberellin tới sự phát triển cuống hoa: Theo Leshem và
Koller (1966), xử lý GA ngoại sinh làm gia tăng chiều dài cuống hoa. Sự kéo dài
cuống hoa theo sau hiện tượng ra hoa giống như cảm ứng của GA tới những bộ
phận khác (cuống lá, thân bò, và thân), sự kéo dài đốt giữa của cuống hoa ở mùa

10


đông sau khi xử lý GA giống như trong mùa hè không xử lý GA. Có mối tương
quan giữa mức độ GA nội sinh và quang kỳ (Foster và Janick, 1969). Castro và ctv
(1976) đã báo cáo rằng việc xử lý GA nồng độ thấp ở những cây dâu nhóm ngày
ngắn sẽ kiểm soát sự kéo dài cuống hoa, giúp quá trình thu hoạch được thuận tiện
hơn.
Ảnh hưởng của gibberellin tới đặc tính, hình thức trái dâu tây: GA
ngoại sinh có ảnh hưởng đến số lượng, trọng lượng và hình thức trái dâu tây. Việc
sử dụng GA trong sản xuất đã giúp rút ngắn thời gian thu hoạch tính từ lúc bắt đầu
trồng cho tới lúc thu hoạch đợt trái đầu tiên, làm gia tăng năng suất đợt trái đầu tiên,
năng suất tổng cộng và kéo dài chu kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, theo Singh và ctv
(1960), Tehranifar và Battey (1997), trọng lượng trái có thể bị giảm khi xử lý GA.
Choma và Himelrick (1984), việc xử lý GA đối với những giống dâu tây ngày ngắn,
trung tính, ngày dài làm gia tăng trọng lượng và số lượng trái nhưng khi sử dụng ở
nồng độ quá cao sẽ cho kết quả đối nghịch (Dennis và Bennett, 1969; Weidman và
Stang, 1983; Tehranifar và Battey, 1997). Một số giống dâu ngày ngắn tạo ra số
lượng hoa tối ưu khi được tiếp tục chiếu sáng và xử lý GA (Tafazoli và Vince-Prue,

1978). Lượng trái đợt đầu sau khi phun GA góp phần lớn trong sự gia tăng tốc độ
chín của trái dâu tây. Vì vậy, ở nồng độ thích hợp được sử dụng khi xử lý GA ở
nồng độ cao hơn sẽ cho thu hoạch sớm hơn (Turner, 1963). Tuy nhiên, sử dụng GA
một lần trong điều kiện ấm hay phun lặp lại có thể gây ra sự kéo dài của đế hoa,
điều đó dẫn đến hiện tượng giảm kích thước trái và tăng trái dị tật (Porlingis và
Boynton, 1961; Turner, 1963). Theo Lopez-Galarza và ctv (1989), xử lý GA ở
những cây ngày ngắn sẽ cho đợt trái đầu tiên sớm hơn nhưng không ảnh hưởng tới
năng suất tổng cộng, trọng lượng trái, độ cứng, độ Brix, và acid hữu cơ.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng số lượng hoa sau khi phun GA
nhưng trong nhiều trường hợp tất cả hoa đều bị biến dạng (Porlingis và Boynton,
1961; Guttridge, 1985). Castro và ctv (1976) thấy rằng ở những giống dâu ngày
ngắn khi xử lý GA ba lần lặp lại ở nồng độ thấp sẽ làm tăng sản lượng trái sớm và

11


sản lượng trái tổng cộng. Số lần xử lý GA và sự ra hoa có ý nghĩa giảm đi ở những
giống dâu tây ngày ngắn được xử lý GA dưới điều kiện ngày ngắn (Smith và ctv,
1961). Leshem và Koller (1966) đề nghị xử lý GA ở nồng độ 50ppm khi mầm hoa
đã xuất hiện nhằm cảm ứng tạo ra trái sớm. Số lần phun GA rất quan trọng, nó ảnh
hưởng đến sự chín sớm của quả. Một số nhà vườn trồng dâu từ những nước như
Argentina, Italy, và Nhật đã sử dụng GA để quản lý việc kiểm soát sản lượng trái
thu hoạch sớm (Oda, 1991). Theo Maroto và ctv (1993), GA tổ hợp với một số chất
điều hòa sinh truởng khác cũng làm gia tăng năng suất trái sớm, Lopez-Galarza và
ctv (1990 và 1993) cũng thấy rằng sử dụng hợp chất GA và phenothiol (este ethylic
của methyl chloro phenoxyacetic acid) để cải thiện sự chín sớm mà không ảnh
hưởng tới kích thước trái.
2.2.3 Ảnh hưởng của cytokinin ngoại sinh
Theo cấu trúc hóa học, cytokinin được xếp vào nhóm: diarylurea hoặc urea
cytokinin, và adenine cytokinin (Shaw, 1994). Những dạng thuộc urea cytokinin là

dạng nhân tạo, trong khi adenines là dạng tự nhiên.
Ảnh hưởng của cytokinin ngoại sinh tới sự phát triển lá: xử lý cytokinin
ngoại sinh trên cây dâu tây làm cuống lá dày, ngắn và làm giảm diện tích lá. Những
ảnh hưởng này được biểu hiện rõ hơn khi gia tăng nồng độ xử lý cytokinin
(Weidman và Stang, 1983). Trong môi trường nuôi cấy in-vitro, việc sử dụng
cytokinin đã làm tăng hệ số nhân cây dâu tây.
Ảnh hưởng của cytokinin ngoại sinh tới sự hình thành và phát triển thân
bò: Khi xử lý cytokinin trên những cây đặt trong điều kiện quang kỳ dài và có nhiệt
độ dao động từ 300C tới 150C (ngày/đêm), thì cytokinin làm gia tăng thân bò
(Waithaka và Dana, 1978; Pritts và ctv, 1986). Tuy nhiên, những giống khác nhau,
không chú ý đến loại quang kỳ sẽ có những phản ứng khác nhau sau khi xử lý
cytokinin (Braun và Kender, 1985; Kender và ctv, 1971). Pritts và ctv (1986) đã báo
cáo rằng khi xử lý cytokinin làm tăng số thân bò, nhưng khi xử lý cytokinin ở cùng

12


×