Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ QUẦN THỂ CỎ DẠI, SỰ LƯU TỒN HẠT CỎ TRONG ĐẤT VÀ SỰ CẠNH TRANH CỦA CỎ LỒNG VỰC TRÊN LÚA CAO SẢN SẠ ƯỚT TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
********************

VÕ HIỀN ĐỨC

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ QUẦN THỂ CỎ DẠI, SỰ LƯU
TỒN HẠT CỎ TRONG ĐẤT VÀ SỰ CẠNH TRANH CỦA CỎ
LỒNG VỰC [Echinochloa crus-galli (L.) Beauv.]
TRÊN LÚA CAO SẢN SẠ ƯỚT TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 8/2010

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************
VÕ HIỀN ĐỨC

NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ QUẦN THỂ CỎ DẠI, SỰ LƯU
TỒN HẠT CỎ TRONG ĐẤT VÀ SỰ CẠNH TRANH CỦA CỎ
LỒNG VỰC [Echinochloa crus-galli (L.) Beauv.]
TRÊN LÚA CAO SẢN SẠ ƯỚT TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG


Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số ngành: 60-62-10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Dương Văn Chín
PGS. TS. Lê Minh Triết

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 8/2010

ii


NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ QUẦN THỂ CỎ DẠI, SỰ LƯU TỒN
HẠT CỎ TRONG ĐẤT VÀ SỰ CẠNH TRANH CỦA CỎ
LỒNG VỰC [Echinochloa crus-galli (L.) Beauv.]
TRÊN LÚA CAO SẢN SẠ ƯỚT TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TIỀN GIANG

VÕ HIỀN ĐỨC

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

GS. TS. NGUYỄN THƠ
Hội Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam

2. Thư ký:


TS. VÕ THÁI DÂN
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

PGS. TS. TRẦN THỊ THU THỦY
Đại Học Cần Thơ

4. Phản biện 2:

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

PGS. TS. DƯƠNG VĂN CHÍN
Viện Nghiên Cứu Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên: Võ Hiền Đức, sinh ngày 17 tháng 08 năm 1971 tại huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang. Con ông Võ Hiền Năng và bà Đặng Thị Tứ.
Tốt nghiệp phổ thông trung học năm 1991 tại trường phổ thông trung học
Thiên Hộ Dương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Từ năm 1991 – 1995 là sinh viên trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.
Từ năm 1995 – 1996 tốt nghiệp Đại học ngành Nông Học, hệ chính quy tại
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Từ năm 1996 – 2007 công tác tại Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam,
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Tháng 9 năm 2007 theo học cao học ngành Bảo Vệ Thực Vật tại trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ liên lạc: 236k, đường Trương Công Định, khu II, thị trấn Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang.
Điện Thoại: 0918.369.448
Email:


iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Người viết cam đoan

Võ Hiền Đức

v


LỜI CẢM TẠ
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đạo tạo Thạc sĩ chuyên

ngành Bảo Vệ Thực Vật, hệ chính quy, tại trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS Dương Văn Chín – Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông
Cửu Long, trưởng Bộ Môn Cơ Cấu Giống Cây Trồng đã hết lòng hướng dẫn, tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại huyện Châu Thành,
tỉnh Tiền Giang.
PGS.TS Lê Minh Triết – Bộ Môn Cây Lương Thực, giảng viên Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt qua trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành biết ơn:
Các anh chị cán bộ viên chức Trung Tâm BVTV Phía Nam đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học, Khoa Nông Học trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, quý thầy cô, giảng viên đã tận tình truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.
Thành kính ghi ơn bố mẹ suốt đời tạn tụy vì con.
Tiền Giang ngày 17/08/2010
Trân Trọng

Võ Hiền Đức

vi


TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu sự phân bố quần thể cỏ dại, sự lưu tồn hạt cỏ trong đất
và sự cạnh tranh của cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) trên lúa cao sản sạ ướt tại
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang” được tiến hành nghiên cứu tại Trung Tâm Bảo
Vệ Thực Vật Phía Nam từ tháng 4/2009 đến tháng 3/2010.

Kết quả ghi nhận được sau khi hoàn tất quá trình nghiên cứu đề tài như sau:
- Thành phần cỏ dại trên ruộng lúa trong 2 vụ Hè Thu và Đông Xuân quan
sát lúc 20 NSS của 9 xã gồm 7 loài thuộc 3 nhóm cỏ. Trong đó, nhóm cỏ hòa bản có
2 loài: cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) và cỏ đuôi phụng (Leptochloa
chinensis), nhóm cỏ cháo chác cũng có 2 loài: cỏ cháo (Cyperus difformis) cỏ chác
(Fimbristylis miliacea) và nhóm cỏ lá rộng có 3 loài: rau mương đứng (Ludwigia
octovalvis), rau mác bao (Monochoria vaginalis) và cỏ xà bông (Sphenoclea
zeylanica). Mặc dù số lượng của các loại cỏ ở các xã có khác nhau nhưng tỷ lệ hiện
diện trung bình của nhóm hòa bản là cao nhất (48,5%), kế đến là nhóm cháo chác
(31,8%) và sau cùng là cỏ lá rộng (19,7%). Trong đó cỏ lồng vực trong nhóm cỏ
hòa bản chiếm ưu thế, mật độ trung bình của 2 vụ HT và ĐX là 2.229,2 cây/m2
chiếm 44,0%.
- Nguồn hạt cỏ trong tầng đất canh tác rất lớn trung bình khoảng 131.584,0
và 10.480,1 cây/m2 ở hai tầng đất từ 0 – 10 cm và 10 – 20 cm tương ứng. Nguồn hạt
cỏ biến thiên rất lớn giữa các loài và giữa các tầng đất. Trong 3 nhóm cỏ thì loài cỏ
lồng vực (E. crus-galli) trong nhóm cỏ hòa bản chiếm tỷ lệ cao nhất 17,04%, kế đến
loài cỏ chác (F. miliacea) trong nhóm cỏ cháo chác chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 29,46%
và sau cùng loài rau mương đứng (L. octovalvis) chiếm tỷ lệ cao nhất 7,05% và
lượng hạt cỏ giảm dần theo độ sâu của tầng đất.
- Cùng một thời điểm điều tra, chiều cao cây cỏ lồng vực cao gần gấp 2 lần
so với chiều cao cây lúa và số chồi hữu hiệu của lúa tỷ lệ nghịch với số chồi cỏ ở tất
cả các mật độ cỏ khác nhau.

vii


- Chỉ số diện tích lá và chỉ số diệp lục tố của lá lúa và lá cỏ đều giảm dần khi
mật độ cỏ càng cao. Điều này chứng tỏ rằng nhu cầu phân đạm của cỏ cao hơn lúa
nên sự hấp thu dinh dưỡng của cỏ mạnh hơn lúa.
- Năng suất lúa càng giảm khi mật độ cỏ lồng vực càng tăng. Nếu mật độ cỏ

lồng vực tăng từ 10 cây/m2 đến 110 cây/m2 thì năng suất lúa sẽ giảm dần từ 34,6%
đến 85,7% ở vụ Hè Thu và 33,7% đến 83,0% ở vụ Đông Xuân.

viii


ABSTRACT
The thesis “Study on the distribution of weed population, the soil weed seed
bank and the competition of Echinochloa crus-galli on the high yield wet seeded
rice in Chau Thanh district, Tien Giang province” was carried out at Southern
Regional Plant Protection Center from April – 2009 to March – 2010.
In Summer – Autumn season and Winter – Spring season, in 9 villages at 20
days after sowing (DAS), the observed lowland weeds were included 2 grasses
weeds: Echinochloa crus-galli and Leptochloa chinensis, 2 sedges: Cyperus
difformis, Fimbristylis miliacea and 3 broadleaved species: Ludwigia octovalvis,
Monochoria vaginalis, Sphenoclea zeylanica. The number of weed species recorded
was different between villages however the major family was Poaceae at 48,5% of
the total species identified, followed by Cyperaceae at 31.8%. The other families as
Onagraceae (1 species), Pontederiaceae (1 species), Sphenocleaceae (1 species) had
comprised 19.7% species indentified. Among grasses weed Echinochloa crus-galli
was predominant species and had the average number of plants in Summer-Autumn
and Winter-Spring season was 2,229 plants/m2 that comprised 44 % of grasses
weeds.
Numbers of weed seed in topsoil layer was very large, the mean value ranged
131,184.0 and 10,480.0 plants/m2 in layer of 0 – 10 cm and 10 – 20 cm,
respectively. Source of weed seed varied greatly between the species and soil
layers. Among 3 weed groups, E. crus-galli in grasses comprised the highest ratio
17.04%, followed by F. miliacea in the sedges comprised the highest ratio 29.46%
and the last was L. octovalvis comprised the highest ratio 7.05%. The quantity of
weed seed decreased gradually on the depth of soil layer.

At the same investigation time, the height of the species of E. crus-galli was
twice higher than of the rice plant. There was a negative correlation between
number of reproductive tiller of rice plant and tillers of species E. crus-galli in all
differentiated weed densities.

ix


The SPAD index of rice leaves and weed leaves were decreased gradually at
high weed density. That proved that nitrogen demand of weed was higher than rice
that leads to nutrition absorption of weed was stronger than that of rice.
Rice yield was reduced gradually when density of the species of E. crus-galli
increased gradually. If the density of species of E. crus-galli increased from 10
plants/m2 to 110 plants/m2, the rice yield would decrease gradually from 34,6% to
85,7% in Summer – Autumn season and from 33,7% to 83,0% in Winter – Spring
season.

x


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y

i


Lý lịch cá nhân

ii

Lời cam đoan

iii

Lời cảm tạ

iv

Tóm tắt

v

Mục lục

ix

Một số thuật ngữ được sử dụng trong luận văn

xiii

Danh sách chữ viết tắt

xiv

Danh sách các bảng


xv

Danh sách các sơ đồ và đồ thị

xviii

Danh sách các hình

xix

1. GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Yêu cầu của đề tài

3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3


1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1 Định nghĩa về cỏ dại

4

2.2 Giới thiệu cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)

4

2.2.1 Đặc điểm thực vật học của cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)

4

2.2.2 Phân loại cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)

6

2.2.3 Tác hại và lợi ích.


7

2.2.4 Những kết quả nghiên cứu có liên quan tới đề tài

xi

10


2.2.4.1 Sự phân bố cỏ lồng vực

10

2.2.4.2 Sinh học và sự cạnh tranh của cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)

10

2.2.4.3 Sự lưu tồn hạt cỏ lồng vực trong đất

21

2.2.4.4 Đặc điểm của sự lưu tồn hạt cỏ trong đất

23

2.2.5 Các biện pháp kiểm soát để làm giảm sự cạnh tranh của cỏ lồng vực

24

2.2.5.1 Các biện pháp làm đất


24

2.2.5.2 Biện pháp quản lý nước

26

2.2.5.3 Biện pháp sinh học

28

2.2.5.4 Biện pháp hóa học

29

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành khảo nghiệm

30

3.2 Đặc điểm đất ruộng thí nghiệm

30

3.3 Điều kiện khí hậu thời tiết trong quá trình tiến hành thí nghiệm

31


3.4 Vật liệu nghiên cứu

32

3.4.1 Giống thí nghiệm

32

3.4.1.1 Giống lúa trồng

32

3.4.1.2 Hạt giống cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)

33

3.4.2 Các loại vật tư

33

3.4.2.1 Phân bón

33

3.4.2.2 Hoá chất diệt cỏ sử dụng trong thí nghiệm

33

3.4.2.3 Một số dụng cụ khác


33

3.5 Quy trình canh tác

34

3.5.1 Chuẩn bị đất

34

3.5.2 Chuẩn bị giống

34

3.5.3 Phương pháp sạ hàng

34

3.5.4 Chăm sóc và bón phân

34

3.6 Nội dung nghiên cứu

35

3.7 Phương pháp thí nghiệm

35


3.8 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu

40

xii


3.8.1 Điều tra thành cỏ dại

40

3.8.2 Thí nghiệm 1

40

3.8.3 Thí nghiệm 2

40

3.8.4 Các chỉ tiêu về lúa trồng và cỏ

41

3.9 Phương pháp xử lý số liệu

43

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


44

4.1 Kết quả điều tra thành phần cỏ dại ở 9 xã

44

4.1.1 Sự phân bố của các nhóm cỏ ở 9 xã thuộc huyện Châu Thành

47

4.1.2 Diễn biến mật số cỏ hòa bản (cây/m2) trong 2 vụ HT và ĐX ở 9 xã của huyện
Châu Thành – Tiền Giang

49

4.1.3 Diễn biến mật số của nhóm cỏ chác lác (cây/m2) trong vụ HT và ĐX ở 9 xã
của huyện Châu Thành – Tiền Giang

51

4.1.4 Diễn biến mật số của nhóm cỏ lá rộng (cây/m2) trong vụ HT và ĐX ở 9 xã
của huyện Châu Thành – Tiền Giang

52

4.2 Kết quả nghiên cứu sự lưu tồn hạt cỏ trong đất

55

4.2.1 Tỷ lệ hiện diện của các loài cỏ dại ở tầng đất 0-10 cm và 10-20 cm


56

4.2.1.1 Mật số cỏ lồng vực mọc lại ở tầng đất 0-10 cm

57

4.2.1.2 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ hòa bản ở tầng đất 0-10 cm

59

4.2.1.3 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ cháo chác ở tầng đất 0-10 cm

61

4.2.1.4 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ lá rộng ở tầng đất 0-10 cm

61

4.2.1.5 Tổng mật số các loài cỏ dại ở tầng đất 0-10 cm

65

4.2.2 Mật số cỏ dại ở tầng đất 10 - 20 cm

65

4.2.2.1 Diễn biến của cỏ lồng vực ở tầng đất 10-20 cm qua 6 tháng theo dõi

65


4.2.2.2 Diễn biến của nhóm cỏ hòa bản ở tầng đất 10-20 cm qua 6 tháng theo dõi 68
4.2.2.3 Diễn biến của nhóm cỏ cháo chác ở tầng đất 10-20 cm qua 6 tháng theo dõi
68
4.2.2.4 Diễn biến của nhóm cỏ lá rộng ở tầng đất 10 - 20 cm qua 6 tháng theo dõi 70
4.2.2.5 Tổng số các loài cỏ ở tầng 10-20 cm

70

4.2.3 So sánh mật số cỏ dại giữa các tầng trong 6 tháng

73

xiii


4.3 Sự cạnh tranh của cỏ lồng vực với lúa trồng

77

4.3.1 Động thái tăng trưởng chiều cao lúa và cỏ lồng vực (cm)

77

4.3.2 Động thái đẻ nhánh lúa và cỏ lồng vực

85

4.3.3 Hàm lượng đạm tổng số


92

4.3.4 Chỉ số diện tích lá lúa và cỏ

94

4.3.5 Chỉ số diệp lục tố của lúa và cỏ

95

4.3.6 Trọng lượng khô của lúa và cỏ (g/m2)

98

4.3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất

100

4.3.8 Năng suất thực tế

102

4.3.9 Tỷ lệ lẫn tạp của hạt cỏ

105

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

108


5.1 Kết luận

108

5.2 Đề nghị

109

xiv


MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG
LUẬN VĂN
Sạ:

Biện pháp gieo vãi

Sạ chay: Biện pháp canh tác lúa không làm đất, mà chỉ rải rơm đốt ruộng sau đó
bơm nước vào rồi gieo vãi hạt giống đã được ngâm ủ cho nảy mầm
Sạ khô: Biện pháp sử dụng hạt giống khô, gieo vãi trên đất đã được cày xới sẵn sau
đó bừa lấp hạt giống. Khi mưa tới, hạt giống sẽ nảy mầm và phát triển.
Biện pháp này thường được áp dụng cho những vùng lúa nước nhờ nước
trời
Sạ ướt: Hạt giống đã ngâm ủ cho nảy mầm rồi gieo vãi trên đất được trục và đánh
bùn kỹ.
Sạ ngầm: Hạt giống được ngâm ủ cho nứt nanh rồi gieo vãi trong ruộng có độ sâu
ngập nước từ 20 – 40 cm. Biện pháp này thường được áp dụng cho những
vùng đầu nguồn có lũ về sớm.
Sạ hàng: Hạt giống được ngâm ủ cho nảy mầm, rồi đổ hạt giống vào từng hộc của
máy sạ hàng và kéo để hạt lúa rơi theo hàng trên đất đã trục và đánh bùn

kỹ.

xv


CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
ctv: Cộng tác viên
DMRT: Duncan's Multiple Range Test
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐX: Đông xuân
FAO: Food and Agriculture Organization
HT: Hè thu
ND: Nhũ dầu
IPM: Integrated Pest Management
IRRI: International Rice Research Institute
IWM: Integrated weed management
LAI: Leaf area index
NSS: Ngày sau sạ
RCBD: Randomized Complete Block Design

xvi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
CHƯƠNG

TRANG

Bảng 2.1 Năng suất lúa (T/ha) do ảnh hưởng cạnh tranh của cỏ

trên các nền phân N khác nhau

13

Bảng 2.2 Khả năng hấp thu dinh dưỡng N (kg/ha) của cỏ lồng vực và lúa

13

Bảng 2.3 Sự thất thoát về năng suất lúa do cạnh tranh của một số loài cỏ gây nên

15

Bảng 2.4 Ảnh hưởng cạnh tranh của cỏ tới sự thất thu năng suất
của một số cây trồng

16

Bảng 2.5 Tác động giữa mật độ lúa và cỏ dại đối với sự giảm năng suất lúa

17

Bảng 2.6 Ảnh hưởng của thời gian cạnh tranh giữa cỏ với lúa

18

Bảng 2.7 Thời gian cho phép cỏ cạnh tranh và thời kỳ cạnh tranh
gay gắt của một số cây trồng với cỏ dại

18


Bảng 2.8 Sự thất thoát năng suất lúa sạ hàng do cỏ lồng vực cạnh tranh
ở các mật độ khác nhau

19

Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất tại ruộng thí nghiệm
(Châu Thành, Tiền Giang, vụ Đông xuân 2009-2010)

30

Bảng 3.2 Số liệu khí hậu thời tiết từ tháng 5/2009 đến 3/2010 tại TP Mỹ Tho

31

Bảng 4.1 Tổng hợp thành phần và tỷ lệ hiện diện các loài cỏ dại
phổ biến trên ruộng điều tra của 9 xã

45
2

Bảng 4.2 Tổng hợp về mật độ của các nhóm cỏ vụ HT- ĐX (cây/m )

48

Bảng 4.3 Mật độ (cây/m2) và tỷ lệ hiện diện của nhóm cỏ Hòa bản ở vụ HT-ĐX

50

Bảng 4.4 Mật độ (cây/m2) và tỷ lệ hiện diện của nhóm cỏ cháo chác ở vụ HT- ĐX


53

Bảng 4.5 Mật độ (cây/m2) và tỷ lệ hiện diện (%) của nhóm cỏ lá rộng ở vụ HT-ĐX 54
Bảng 4.6 Thành phần và tỷ lệ hiện diện của các loài cỏ dại ở 0-10 cm và 10-20 cm 57
Bảng 4.7 Mật số cỏ lồng vực (cây/m2) ở tầng đất 0-10 cm qua 6 tháng theo dõi

58

Bảng 4.8 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ hòa bản (cây/m2) ở tầng đất 0-10 cm
qua 6 tháng theo dõi

60

Bảng 4.9 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cháo chác (cây/m2) ở tầng đất 0-10 cm

xvii


qua 6 tháng theo dõi

62

Bảng 4.10 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ lá rộng (cây/m2) ở tầng đất 0-10 cm
qua 6 tháng theo dõi

63

Bảng 4.11 Tổng mật số cỏ dại (cây/m2) ở tầng đất 0-10 cm qua 6 tháng theo dõi

64


Bảng 4.12 Mật số cỏ lồng vực (cây/m2) ở tầng đất 10-20 cm qua 6 tháng theo dõi

66

Bảng 4.13 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ hòa bản (cây/m2) ở tầng đất 10-20 cm
qua 6 tháng theo dõi

67

Bảng 4.14 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ cháo chác (cây/m2) ở tầng đất 10-20 cm
qua 6 tháng theo dõi

69
2

Bảng 4.15 Mật số cỏ dại thuộc nhóm cỏ lá rộng (cây/m ) ở tầng đất 10-20 cm
qua 6 tháng theo dõi

71

Bảng 4.16 Tổng mật số cỏ dại (cây/m2) ở tầng đất 10-20 cm qua 6 tháng theo dõi

72

Bảng 4.17 Chiều cao lúa và cỏ lồng vực giai đoạn 20, 30 và 40 ngày sau sạ
(NSS) vụ Hè Thu 2009 (cm)

79


Bảng 4.18 Chiều cao lúa và cỏ lồng vực giai đoạn 50, 60 và 70 ngày sau sạ
(NSS) vụ Hè Thu 2009 (cm)

80

Bảng 4.19 Chiều cao lúa và cỏ lồng vực giai đoạn 20, 30 và 40 ngày sau sạ (NSS)
vụ Đông Xuân 2009 – 2010

82

Bảng 4.20 Chiều cao lúa và cỏ lồng vực giai đoạn 50, 60 và 70 ngày sau sạ (NSS)
vụ Đông Xuân 2009 – 2010

83

Bảng 4.21 Số chồi lúa và cỏ lồng vực giai đoạn 20, 30 và 40 ngày sau sạ (NSS)
vụ Hè Thu 2009 (chồi/m2)

87

Bảng 4.22 Số chồi lúa và cỏ lồng vực giai đoạn 50, 60 và 70 ngày sau sạ (NSS)
vụ Hè Thu 2009 (chồi/m2)

88

Bảng 4.23 Số chồi lúa và cỏ lồng vực giai đoạn 20, 30 và 40 ngày sau sạ (NSS)
vụ ĐX 2009-2010 (chồi/m2)

90


Bảng 4.24 Số chồi lúa và cỏ lồng vực giai đoạn 50, 60 và 70 ngày sau sạ (NSS)
vụ ĐX 2009 – 2010 (chồi/m2)
Bảng 4.25 Hàm lượng đạm tổng số trong đất vụ Đông – Xuân 2009 – 2010

xviii

91
94


Bảng 4.26 Chỉ số diện tích lá của lúa và cỏ lồng vực vụ ĐX 2009-2010

96

Bảng 4.27 Chỉ số diệp lục tố lá của lúa và cỏ lồng vực vụ ĐX 2009-2010

97

Bảng 4.28 Trọng lượng khô của lúa và cỏ lồng vực
vụ Hè Thu 2009 và Đông Xuân 2009 - 2010 (g/m2)

99

Bảng 4.29 Các yếu tố cấu thành năng suất lúa

101

Bảng 4.30 Năng suất thực tế

103


Bảng 4.31 Tỷ lệ lẫn tạp của hạt cỏ trong 1 kg lúa

106

xix


DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
SƠ ĐỒ

TRANG

Sơ đồ thí nghiệm 1

38

Sơ đồ thí nghiệm 2

39

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tương quan giữa mật độ cỏ lồng vực và chiều cao lúa vụ Hè Thu

85

Biểu đồ 4.2 Tương quan giữa mật độ cỏ lồng vực và chiều cao lúa vụ Đông Xuân

85


Biểu đồ 4.3 Tương quan giữa mật độ cỏ lồng vực và số chồi lúa vụ HT

93

Biểu đồ 4.4 Tương quan giữa mật độ cỏ lồng vực và số chồi lúa vụ ĐX

93

Biểu đồ 4.5 Tương quan giữa năng suất và mật độ cỏ vụ Hè Thu ................................ 105
Biểu đồ 4.6 Tương quan giữa năng suất và mật độ cỏ vụ Đông Xuân

................... 105

ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Mật số tổng cộng các loài cỏ (cây/m2) thuộc ba nhóm ở hai tầng
trong 6 tháng

.................................................................................. 74

Đồ thị 4.2 Mật số cỏ lồng vực (cây/m2) của 6 tháng ở 2 tầng đất 0-10cm
Và10-20cm ................................................................................................... 74
Đồ thị 4.3 Mật số cỏ hòa bản (cây/m2) ở hai tầng của 6 tháng

. 75

Đồ thị 4.4 Mật số cỏ cháo chác (cây/m2) của 6 tháng ở 2 tầng đất 0-10cm
và 10-20cm

. 75
2


Đồ thị 4.5 Tổng số cỏ lá rộng (cây/m ) của 6 tháng ở 2 tầng đất 0-10 cm
và 10-20 cm .................................................................................................. 76
Đồ thị 4.6 Mật độ trung bình của 3 nhóm cỏ của 9 xã trong 2 tầng (0-10cm
và 10-20cm) trong 6 tháng

76

xx


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH ẢNH

TRANG

Hình 4.1 Tỷ lệ hiện diện của cỏ dại (%) trong vụ HT 2009 ..........................................46
Hình 4.2 Tỷ lệ hiện diện của cỏ dại (%) trong vụ ĐX 2009 – 2010 .............................. 46
Hình 1 Dụng cụ lấy mẫu đất ..........................................................................................119
Hình 2 Máy sạ hàng ........................................................................................................119
Hình 3 Máy đo diệp lục tố ..............................................................................................119
Hình 4 Máy đo diện tích lá ..........................................................................................119
Hình 5 Hạt cỏ lồng vực ..................................................................................................119
Hình 6 Mẫu đất ở các xã ................................................................................................19
Hình 7 Cỏ dại mọc lại sau khi cho vào chậu ................................................................120
Hình 8 Khu đất chuẩn bị làm thí nghiệm .......................................................................120
Hình 9 Khu đất gieo hạt cỏ lồng vực .............................................................................120
Hình 10 Ruộng thí nghiệm đã sạ hàng xong .................................................................120
Hình 11 Ruộng thí nghiệm ở giai đoạn 20 NSS .............................................................120
Hình 12 Cỏ lồng vực ở giai đoạn 20 NSS ......................................................................120

Hình 13 Lúa giai đoạn 40 NSS

...........................................................121

Hình 14 Lúa giai đoạn 85 NSS

...........................................................121

Hình 15 Giai đoạn lúa chuẩn bị thu hoạch ....................................................................121
Hình 16 Toàn cảnh khu thí nghiệm

.....................................................................121

xxi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là trọng điểm sản xuất lúa
của cả nước. Trong 3,9 triệu ha đất nông nghiệp, diện tích đất lúa chiếm khoảng 2,4
triệu ha. Diện tích trồng lúa nước chiếm 90%. Sạ thẳng là biện pháp canh tác chính
chiếm 94% diện tích, trong đó diện tích sạ ướt chiếm 54% (Chín. D. V và Sadohara,
1994). Trong vụ HT, diện tích lúa sạ khô lên tới 60% (Hồ Văn Chiến và ctv, 1997).
Một trong những trở ngại làm giảm năng suất lúa sạ là do sự cạnh tranh và
lấn át cỏ dại, đặc biệt là nhóm cỏ hòa bản, trong đó cỏ lồng vực (Echinochloa crusgalli) được coi là nguy hại nhất và kế đến là cỏ phụng (Leptochloa chinensis). Do
áp lực của thuốc diệt cỏ cùng với diện tích sạ ướt liên tục nhiều vụ đã xuất hiện
ngày một gia tăng loại cỏ hàng niên như cỏ lồng vực, phụng và lúa cỏ (Oryza
sativa), điều này gây khó khăn trong việc phòng trừ cỏ dại (Hoàng Anh Cung, 1981;
Tống Khiêm, 1993; Moody, 1993; Vongsaroj, 1994; Đào Xuân Cường, 1995 và

Mortimer, 1997).
Trên thế giới thiệt hại về năng suất cây trồng do cỏ lồng vực gây ra được coi
là nguy hại nhất cho lúa (Holm, 1977). Theo De Datta (1979) thì khả năng cạnh
tranh của cỏ lồng vực làm giảm năng suất lúa tới 76% trong khi đó nhóm cỏ lác và
nhóm lá rộng gây thiệt hại về năng suất 24%. Theo Lê Trường và Hoàng Anh Cung
(1974) cỏ lồng vực làm giảm năng suất khoảng 30%.
Moody (1993) kết luận năng suất giảm từ 44 – 100% tùy thuộc vào kiểu canh
tác. Năng suất lúa giảm do cỏ dại gây ra ở ĐBSCL ước tính lên tới 46% (Dương
Văn Chín và Sadohara, 1994).
Cỏ dại đã trở thành vấn đề bức xúc cần được giải quyết trong sản xuất nông
nghiệp. Ngoài yếu tố làm giảm năng suất lúa do cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng

1


và nước, cỏ dại còn là tác nhân chính làm giảm phẩm chất hạt gạo bởi sự lẫn tạp
của hạt cỏ dại trong sản phẩm chiếm 75,5% (Võ Mai, 1998).
Các biện pháp diệt cỏ chính ở nước ta hiện nay vẫn là sử dụng hóa chất diệt
cỏ, trong đó với 82,2% nông dân Nam bộ sử dụng thuốc diệt cỏ cho lúa, 17,8% sử
dụng nước để hạn chế cỏ dại (Võ Mai, 1998).
Những năm trước đây nông dân ĐBSCL thường có tập quán sử dụng thuốc
diệt cỏ 2,4D để trừ nhóm cỏ lác và nhóm cỏ lá rộng. Tuy nhiên, do việc dùng loại
thuốc này nhiều năm liên tục đã làm giảm mật nhóm cỏ lác và nhóm cỏ lá rộng,
nhưng mật số cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli) và cỏ phụng (Leptochloa
chinensis) lại tăng lên. Hiện nay, một tác nhân quan trọng nữa mới được xác định
gây ảnh hưởng nhiều tới năng suất lúa đó là lúa cỏ (Oryza sativa). Lúa cỏ xuất hiện
và đang lây lan cho nhiều vùng trồng lúa, đặc biệt trên vùng có tập quán sạ khô
hoặc làm đất không hoàn chỉnh. Việc sử dụng hóa chất nông nghiệp trong phòng trừ
dịch hại ngày một gia tăng trong đó có thuốc trừ cỏ, đã và đang là mối lo ngại về
vấn đề ô nhiễm môi trường, nơi mà đại đa số người dân ĐBSCL sử dụng nguồn

nước này cho sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra còn gây độc hại cho sinh vật thủy sinh.
Vì vậy, việc phòng trừ cỏ dại cần phải thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau và
sử dụng hóa chất diệt cỏ là biện pháp cuối cùng.
Để hạn chế đến mức thấp nhất sự thất thoát năng suất lúa do cỏ dại gây nên,
góp phần vào việc giữ vững an ninh lương thực quốc gia, an toàn cho môi trường và
sức khoẻ con người, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự phân
bố quần thể cỏ dại, sự lưu tồn hạt cỏ trong đất và sự cạnh tranh của cỏ lồng
vực [Echinochloa crus-galli (L.) Beauv.] trên lúa cao sản sạ ướt tại huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sự phân bố quần thể cỏ dại trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang.
Đánh giá sự lưu tồn hạt cỏ lồng vực và cỏ dại trong đất ở 09 xã của huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

2


Đánh giá sự cạnh tranh của cỏ lồng vực (E. crus-galli) đến sự sinh trưởng và
phát triển của lúa sạ ướt theo hàng.
1.3 Yêu cầu của đề tài
Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật canh tác cũng như các thao tác khi tiến
hành thí nghiệm.
Thu thập đầy đủ, chính xác các số liệu về sự phân bố cỏ lồng vực ở 09 xã,
chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lúa trồng và các chỉ tiêu về cỏ lồng vực
(Echinochloa crus-galli), cũng như sự lưu tồn của hạt cỏ lồng vực trong đất. Từ đó
rút ra những kết luận và đề xuất biện pháp phòng trừ loài cỏ nầy trên ruộng lúa của
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
1.4 Đối tượng và phạm vi khảo sát
1.4.1 Đối tượng khảo sát

Cây cỏ lồng vực (E. crus-galli) trên ruộng lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang.
Giống lúa trồng OM1490.
Sự lưu tồn hạt cỏ lồng vực (E. crus-galli) trong đất.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được giới hạn trong ba phạm vi nghiên cứu chủ yếu là:
- Điều tra sự phân bố quần thể cỏ dại ở 9 xã huyện Châu Thành, tỉnh Tiền
Giang.
- Nghiên cứu sự lưu tồn các loại hạt cỏ ở 2 tầng đất 0 – 10 cm và 10 – 20 cm.
- Sự cạnh tranh của cỏ lồng vực đối với sinh trưởng và phát triển của giống
lúa OM1490.
Các thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới và trên ruộng thí nghiệm của
Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam, tại Ấp Mới, xã Long Định, huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 4/2009 đến tháng 3/2010.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Định nghĩa về cỏ dại
Cỏ dại được định nghĩa theo nhiều cách, mỗi nhà khoa học có một định
nghĩa riêng biệt. Tuy nhiên tất cả đều nhấn mạnh tới các đặc điểm có liên quan đến
lợi ích của con người (Chu Văn Hách, 1999). Đã có rất nhiều định nghĩa về cỏ dại
được các nhà khoa học đưa ra.
- Cỏ dại là một cây mọc và phát triển ở những nơi mà con người không
mong muốn, không ưa thích (Klingman, 1982) luôn gây cản trở cho đất hoặc cho sự
phát triển của các cây trồng làm xáo trộn môi trường sống con người hoặc là một
cây mà công dụng của nó chưa được khám phá (Little và Coulson, 1973).
2.2 Giới thiệu cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)

Cỏ lồng vực có nhiều tên gọi khác nhau: Echinochloa crus-galli (L.) Beauv.
(Alex et al. 1980) cỏ barnyard, Echinochloa pied-de-coq (Alex và ctv 1980). Các
tên phổ biến khác: Summergrass, watergrass, cockspurgrass (Frankton và ctv
1970). Nòi sinh học frumentacea được gọi là Japanese millet hoặc cỏ triệu đô.
2.2.1 Đặc điểm thực vật học của cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli)
Nghiên cứu trong nước
Là loại cỏ hằng niên cạnh tranh rất mạnh, cao từ 1 – 2 mét, thân cứng, chắc,
mọc thành từng bụi, đứng thẳng, với nhiều dạng hình. Lá hẹp hình ngọn giáo dài tới
40 cm, rộng 5 – 15 mm, không có lá thìa, bông màu xanh tới đỏ tía ở ngọn, có từ 5
– 40 gié, hạt hình elip, có râu 3 – 4 mm hoặc không râu, trổ hoa quanh năm, sinh
sản bằng hạt. Thích hợp nơi đất ẩm, nhiều ánh sáng, giàu đạm, thường mọc trong
ruộng lúa, mương nước và đầm lầy. Cỏ lồng vực được xem là một trong những loại

4


×