Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Kế toán các khoản tiền vay tại doanh nghiệp Hoàng Phú.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.79 KB, 40 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại và được thực tập
tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Phú em đã hiểu rõ hơn công
việc của một người làm công tác kế toán. Đồng thời đợt thực tập này cũng
giúp em nắm bắt được tầm quan trọng của nguồn vốn vay và kế toán các khoản
tiền vay trong doanh nghiệp thương mại. Chuyên đề đã đề xuất những định
hướng cơ bản cũng như một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hơn trong kế
toán các khoản tiền vay nói riêng cũng như công tác kế toán nói chung .
Trong quá trình thực tập làm chuyên đề này, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ
bảo ân cần của các Thầy Cô giáo trong trường, các anh chị trong công ty, điều đó đã
giúp em được tiếp cận với thực tế và hoàn thành tốt chuyên đề của mình. Với lòng
biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, đặc biệt là TS. Vũ Mạnh
Chiến, là người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các anh chị trong Công ty Cổ
phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Phú đã nhiệt tình hướng dẫn cho em trong suốt
quá trình thực tập một cách có hiệu quả.
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Tuyết Lan
Mục lục
Lời cảm ơn..................................................................................................................1
1
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
Mục lục.......................................................................................................................2
Danh mục sơ đồ, hình vẽ............................................................................................4
Chương I: Tổng quan nghiên cứu về kế toán các khoản tiền vay tại doanh
nghiệp.........................................................................................................................5
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................5
1.1.1. Lý luận........................................................................................................5
1.1.2. Thực tế........................................................................................................6


1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề............................................................................6
1.3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................7
1.3.1. Về mặt lý thuyết..........................................................................................7
1.3.2. Về mặt thực tế.............................................................................................7
1.4. Phạm vi...........................................................................................................8
1.4.1. Đối tượng....................................................................................................8
1.4.2. Không gian nghiên cứu..............................................................................8
1.4.3. Thời gian nghiên cứu..................................................................................8
1.5. Một số khái niệm cơ bản và lý luận về kế toán các khoản
tiền vay tại doanh nghiệp.........................................................................................8
1.5.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................8
1.5.1.1. Các khái niệm .về các khoản tiền vay..........................................8
1.5.1.2. Nội dung các khoản tiền vay........................................................9
1.5.2. Phương pháp kế toán các khoản tiền vay tại doanh nghiệp....................11
1.5.2.1. Chứng từ sử dụng.......................................................................11
1.5.2.2. Tài khoản sử dụng......................................................................12
1.5.2.3. Trình tự hạch toán......................................................................12
1.5.2.4. Sổ kế toán...................................................................................15
Chương II: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng kế toán các khoản
tiền vay tại công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Phú.....................19
2.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................19
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................19
2.1.2. Phương pháp sử lý dữ liệu.......................................................................19
2
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
2.2. Đánh giá tổng quan về tình hình nhân tố môi trường ảnh hưởng
đến kế toán các khoản tiền vay tại doanh nghiệp Hoàng Phú...........................20
2.2.1. Tổng quan về công ty................................................................................20
2.2.2. Nhân tố môi trường ảnh hưởng................................................................22
2.2.2.1. Nhân tố bên trong.......................................................................22

2.2.2.2. Nhân tố bên ngoài.......................................................................23
2.2.3. Thực trạng công tác kế toán tại doanh nghiệp Hoàng Phú.....................23
2.2.3.1. Đặc điểm bộ máy kế toán...........................................................23
2.2.3.2. Kế toán vay ngắn hạn, vay dài hạn............................................24
2.2.3.2.1. Chứng từ..........................................................................24
2.2.3.2.2. Tài khoản.........................................................................24
2.2.3.2.3. Trình tự hạch toán...........................................................26
2.2.3.2.4. Sổ kế toán.......................................................................28
2.2.3.3. Kế toán chi phí đi vay.................................................................29
2.2.3.3.1. Chứng từ..........................................................................29
2.2.3.3.2. Tài khoản.........................................................................29
2.2.3.3.3. Trình tự hạch toán...........................................................30
2.2.3.3.4. Sổ kế toán........................................................................31
Chương III: Các kết luận và đề xuất về kế toán các khoản tiền vay..................32
3.1. Các kết luận......................................................................................................32
3.1.1. Về mặt lý thuyết...................................................................................32
3.1.2. Về mặt thực tế......................................................................................33
3.2. Các đề xuất và kiến nghị.................................................................................34
3.2.1. Những vấn đề liên quan đến vốn vay bao gồm nguồn vay
và hình thức vay.............................................................................................34
3.2.2. Những vấn đề trong công tác kế toán..................................................35
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................36
Phụ lục......................................................................................................................37
Danh mục sơ đồ, hình vẽ
3
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
Sơ đồ 1: Kế toán vay ngắn hạn và vay dài hạn bằng tiền Việt Nam
Sơ đồ 2: Kế toán vay ngắn hạn và dài hạn bằng ngoại tệ
Sơ đồ 3: Kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ vay ngắn hạn và vay dài hạn cuối kì
Sơ đồ 4: Kế toán chi phí đi vay được vốn hoá

Sơ đồ 5: Kế toán chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang khi ngừng vốn
hoá
Sơ đồ 6: Kế toán chi phí trong quá trình làm thủ tục vay và thu nhập từ đầu tư tạm
thời của khoản vay dùng cho mục đích chung
Sơ đồ 7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung
Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí – Chứng từ
Sơ đồ 9:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí – Sổ cái
Sơ đồ 10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 11: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
Sơ đồ 12: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Hoàng Phú
Sơ đồ 13: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Hoàng Phú
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN
CÁC KHOẢN TIỀN VAY TẠI DOANH NGHIỆP
4
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1. Lý luận
Khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, hội nhập quốc tế, vấn đề đặt ra cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vốn đề kinh doanh. Song không phải doanh nghiệp
nào nội lực cũng đủ vững mạnh để tự cung cấp cho chính mình ( nguồn vốn chủ sở
hữu). Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh
nghiệp phải vay vốn từ ngân hàng hoặc các đối tượng khác. Việc quản lý và kế toán
các khoản vay này là vô cùng khó khăn và phức tạp. Điển hình như một vài trường
hợp mà các doanh nghiệp hay gặp phải :
- Khi vay vốn cả ngắn hạn và dài hạn mà có gốc là ngoại tệ thì việc hạch toán
các khoản chênh lệch này không được rõ ràng
- Hay việc ra thông báo mới đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng về việc hạn chế sử dụng vốn huy động trung và
ngắn hạn cho vay dài hạn. Trong khi đó chính phủ Việt Nam lại khuyến khích các
doanh nghiệp vay vốn trung và dài hạn để đầu tư pháp triển công nghệ, kỹ

thuật...Điều này đã cho thấy mâu thuẫn giữa chính phủ và ngân hàng nhà nước. Vậy
các doanh nghiệp đang có nhu cầu vốn lớn cần phải có giải pháp gì trong tình hình
mới này
- Rồi một số vấn đề liên quan tới kế toán chi phí đi vay. Nếu theo VAS 16 thì không
quy định chênh lệch tỷ giá pháp sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ là chi phí đi vay.
Mà trong khi đó chuẩn mực kế toán quốc tế lại có quy định cho chi phí này vào chi
phí đi vay. Và IAS 23 thì quy định việc vốn hóa chi phí đi vay liên quan đến việc
hình thành các tài sản dở dang còn VAS 16 thì quy định chi phí đi vay liên quan trực
tiếp đến đầu tư xây dựng hoặc sản xuất dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó
( được vốn hóa) khi có đủ điều kiện qui định trong chuẩn mực này. Vậy trong quá
trình hội nhập quốc tế sẽ có sự khác biệt giữa các quy định trong nước và
quốc tế liệu các doanh nghiệp trong nước có gặp phải khó khăn gì không?
- Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách đã có sự thống nhất và rõ ràng chưa?
1.1.2. Thực tế
5
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
Các vấn đề còn tồn tại đó đã đặt ra cho các doanh nghiệp tìm những cách thức
giải quyết vấn đề và những con đường đi mà nhiều khi không đúng với các chuẩn
mực và chế độ kế toán đã đề ra.
Theo bảng điều tra Phỏng vấn một số kế toán và một số người thuộc ban quản
lý doanh nghiệp – Họ đã nêu lên vấn đề khó khăn và bức xúc đang gặp phải tại công
ty của mình đó là vấn đề về việc sử dụng các tài khoản chưa phản ánh được tính liên
hoàn của quá trình sản xuất kinh doanh, hay việc khó khăn trong việc sử lý các khoản
chi phí đi vay và việc hạch toán các khoản tiền vay có gốc ngoại tệ. Họ vẫn biết là
mình làm chưa đúng, song nhiều khi đó lại là một thói quen đã có trước mà ngại sữa
đổi, cũng có người thì cho là vấn đề hạch toán này họ không nhận thấy sai, hay họ
không biết cách sữa đổi vì hoàn cảnh thực tế tại doanh nghiệp không cho phép....Khi
tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp mới thấy có nhiều vấn đề xảy ra mà nhiều khi người
quản lý, người kế toán không hiểu rõ hay họ cố tình lờ đi.
1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề

Cùng với xu thế toàn cầu hoá, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô, đa
dạng về loại hình kinh doanh do đó càng cần nhiều nguồn vốn. Trong đó việc mua
bán các công nợ trên thị trường tài chính sẽ đa dạng và trở nên phổ biến hơn. Trong
chuyên đề này tôi chỉ xin đề cập đến một phần nhỏ trong kế toán công nợ phải trả tại
doanh nghiệp đó là vấn đề về kế toán các khoản tiền vay – bao gồm các khoản vay
ngắn hạn, các khoản vay dài hạn, các khoản chi phí lãi vay. Để thực hiện được
chuyên đề này, cần phải thực hiện các bước sau:
- Thứ nhất là tìm hiểu về chuẩn mực kế toán của Việt Nam. Đặc biệt là các
chuẩn mực số 10,15,16,18 và thông tư hướng dẫn đi kèm.
- Thứ hai là tìm hiểu rõ về công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàng
Phú, về bộ máy quản lý, về hoạt động kinh doanh, về công tác kế toán
- Thứ ba là khảo sát về nghiệp vụ kế toán các khoản tiền vay tại công ty, thực
trạng đang diễn ra và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục tình
Việc xác đinh các công việc chuẩn bị, các bước tiến hành khi nghiên cứu sẽ giúp
chúng ta thực hiện tốt chuyên đề này
1.3.Mục đích nghiên cứu
6
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
1.3.1. Về mặt lý thuyết
Thấy được tính cấp thiết của vấn đề kế toán các khoản tiền vay tại doanh nghiệp.
Vậy việc nghiên cứu đề tài này sẽ đạt được mục đích gì về mặt lý thuyết?
- Thứ nhất là chuyên đề này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về các chuẩn mực kế
toán của Việt Nam, đặc biệt là chuẩn mực số 10, 15, 16, 18, những quy định
chung và nội dung của các chuẩn mực
- Thứ hai là giúp chúng ta xác định được các khoản tiền vay là thuộc nguồn
vốn và thuộc vào công nợ phải trả của doanh nghiệp
- Thứ ba là các khoản tiền vay bao gồm những khoản nào
- Thứ tư là những quy định chung trong việc hạch toán các khoản tiền vay
theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam
1.3.2. Về mặt thực tế

Với việc nghiên cứu vấn đề này ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ mang lại mục
đích :
- Tìm hiểu được thực tế việc hạch toán các khoản tiền vay tại doanh nghiệp
đang diễn ra như thế nào? So sánh với chuẩn mực
- Thu thập ý kiến của nhân viên thuộc bộ phận kế toán và cả các bộ phận
khác, ban lãnh đạo về những vấn đề kế toán nói chung và kế toán các khoản
tiền vay nói riêng đang diễn ra tại doanh nghiệp cổ phẩn
- Nhưng vướng mắc, những sai sót trong việc hạch toán của doanh nghiệp so
với chuẩn mực
Mục đích về mặt lý thuyết sẽ phục vụ cho mục đích quá trình khảo sát tại doanh
nghiệp, đây sẽ là cơ sở làm chuẩn mực để xem xét vấn đề thực tế đang diễn ra. Và
quá trình khảo sát tại doanh nghiệp là điều kiện thực tế để chứng minh cho những gì
rút ra được từ mặt lý thuyết có đúng hay sai, những vấn đề bất cập còn tồn tại trong
thực tế mà lý thuyết chưa đề cập đến
1.4.Phạm vi:
1..4.1. Đối tượng
7
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán các khoản tiền vay, thuộc phân
hệ của Nợ phải trả trong phần nguồn vốn.
- Trong kế toán các khoản tiền vay đề tài này chỉ nghiên cứu các khoản vay
ngắn hạn, vay dài hạn, chi phí lãi vay trong khuôn khổ các chuẩn mực kế
toán số 10, 15, 16, 18 và chế độ kế toán của Việt Nam
1.4.2. Không gian nghiên cứu
- Là loại hình công ty Cổ phần
- Cụ thể là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Phú
1.4.3. Thời gian nghiên cứu
- Số liệu sử dụng được lấy tại doanh nghuệp Hoàng Phú trong 6 tháng
đầu năm 2009
- Thời gian nghiên cứu chuyên đề là 2 tháng

- Quá trình thu thập dữ liệu, điều tra, phỏng vấn trong vòng 2 tháng
1.5. Một số khái niệm cơ bản và lý luận về kế toán các khoản tiền vay tại doanh
nghiệp
1.5.1. Các khái niệm cơ bản:
1.5.1.1. Khái niệm về các khoản tiền vay:
Các khoản tiền vay bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả,
vay dài hạn, kế toán trái phiếu phát hành, kế toán chi phí đi vay. Là một phần trong
nợ phải trả tại doanh nghiệp.
- Vay ngắn hạn
1
: là những khoản tiền vay có thời hạn trả trong vòng một
chu kỳ sản xuất kinh doan bình thường hay trong vòng một năm tài chính. Nguồn vốn
này nhằm mục đích chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động: mua hàng hoá, vật tư,
trang trải các khoản chi phí...
- Vay dài hạn
2
: là những khoản tiền vay có thời hạn trả trên một chu kỳ sản
xuất kinh doanh bình thường hay trên một năm tài chính. Vay dài hạn được sử
1. Bộ Tài chính: Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nxb Giao thông vận tải, 2007, t1, tr352
2. Bộ Tài chính: Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nxb Giao thông vận tải, 2007, t1, tr371
Dụng chủ yếu cho mục đích đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, đầu tư cải tiến
kỹ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư dài hạn khác
8
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
- Theo quy định các thuật ngữ trong chuẩn mực số 16 - Chi phí đi vay ( Ban
hành và công bố theo quyết định số 165/1002/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002
của Bộ trưởng Bộ Tài chính) “ Chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát
sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp”
- Tài sản dở dang
3

: là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản
đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài ( trên 12 tháng ) để có thể
đưa vào sử dụng theo mục đích trước hoặc để bán
1.5.1.2. Nội dung các khoản tiền vay
Vay ngắn hạn và vay dài hạn là nguồn vốn vay được hình thành trên cơ sở hợp
đồng tín dụng, khế ước vay giữa doanh nghiệp với ngân hàng, với các tổ chức kinh tế
hoặc cá nhân khác
• Đặc điểm của các khoản tiền vay ngắn hạn
(

4)
:
- Trường hợp vay vốn theo từng lần ( Vay ngắn hạn theo món): Áp dụng trong
trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn thường xuyên hoặc vay có tính
chất thời vụ. Số tiền vay được giải ngân toàn bộ một lần theo hạn mức tín dụng ghi
trên hợp đồng tín dụng. Và trả nợ tiền vay một lần khi đáo hạn
- Trường hợp vay vốn theo hạn mức tín dụng: áp dụng trong trường hợp doanh
nghiệp có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có vòng quay vốn nhanh, có khả năng tài
chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng. Lúc này giữa doanh nghiệp và ngân
hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định
hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh. Không định kì hạn nợ trong mỗi lần giải ngân.
Gốc vay không cố định nên lãi tiền vay được tính và trả hàng tháng theo phương
pháp tích số
• Đặc điểm của khoản vay dài hạn
(5)
- Đối với vay dài hạn để đầu tư cho máy móc thiết bị, loại tài sản này sau khi
3: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực số 16
4: Bộ Tài chính: Chế độ kế toán doanh nghiệp. Nxb Giao thông vận tải, 2007, tr353
5: Bộ Tài chính: Chế độ kế toán doanh nghiệp. Nxb Giao thông vận tải, 2007, tr371
lắp đặt hoàn thành sẽ sử dụng ngay nên việc trả nợ được thực hiện theo định kỳ dựa

trên số tiền khấu hao định lì của máy móc thiết bị và một số nguồn khác
9
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
- Đối với vay dài hạn để đầu tư xây dựng cơ bản thì trong quá trình xây dựng
cơ bản để hoàn thành công trình, lãi tiền vay được tính vào giá trị công trình. Vì vậy
toàn bộ quá trình đi vay được chia làm hai giai đoạn
+ Gai đoạn vay vốn để đầu tư xây dựng cơ bản thông qua từng lần giải ngân
trong thời gian xây dựng cơ bản
+ Giai đoạn xác định lại số tiền vay sau khi hoàn thanh công trình sẽ bằng
tổng số tiền của các lần giải ngân cộng thêm lãi tiền vay tính đến thời điểm hoàn
thành công trình. Do vậy, sau khi hoàn thành công trình và quyết toán được duyệt,
doanh nghiệpu sẽ xác nhận chính thức với ngân hàng số nợ và kì hạn nợ, kế hoạch trả
nợ định kì theo số tiền khấu hao của công trình và các nguồn khác
• Đặc điểm của chi phí đi vay
(6)
:
Chi phí đi vay bao gồm: chi phí lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay trên các
khoản thấu chi; chi phí trong quá trình làm thủ tục vay; chi phí lãi thuê tài sản cố
định tài chính; phân bổ chiết khấu trái phiếu và phụ trội trái phiếu phát sinh khi
vay vốn bằng phát hành trái phiếu
- Chi phi đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
khi phát sinh trừ đi khi được vốn hoá theo đúng quy định hiện hành của chuẩn
mực kế toán
- Chi phí đi vay liên quan đến việc đầu tư xây dựng hoặc tài sản dở dang
khi có đủ điều kiện vốn hoá thì đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định tại chuẩn
mực kế toán “ chi phí đi vay”


(7)
về định nghĩa tài sản dở dang, xác định chi phí đi

vay được vốn hoá, thời điểm bắt đầu vốn hoá, tạm thời ngừng vốn hoá và chấm dứt
việc vốn hoá
- Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản
xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá), bao gồm:
+ Các khoản lãi tiền vay
+ Phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái phiếu
6, 7. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Chuẩn mực số 16
+ Các khoản chi phí phát sinh liên qua tới quá trình làm thủ tục vay
10
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
Doanh nghiệp phải xác định chi phí đi vay được vốn hoá theo đúng quy định
hiện hành của chuẩn mực kế toán cho hai trường hợp:
+Trường hợp 1: Khoản vay vốn riêng biệt sử dụng cho mục đích đầu tư xây
dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang
+ Trường hợp 2: Các khoản vốn vay chung trong đó có sử dụng cho mục
đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang
- Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình
đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ hi sự gián đoạn đó là
cần thiết.
- Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết
cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi
vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi
phát sinh
Chi phí đi vay Chi phí đi vay Thu nhập phát sinh
được vốn hoá = thực tế phát sinh của - từ hoạt động đầu tư
cho mỗi kỳ kế toán khoản vay riêng biệt tạm thời của khoản
chi phí đi vay Chi phí luỹ kế BQGQ
được vốn hoá = do đầu tư xây dựng cơ bản - Tỷ lệ vốn hoá
cho mỗi kỳ kế toán sản xuất tài sản dỡ dang
đến cuối kỳ kế toán

1.5.2. Phương pháp kế toán các khoản tiền vay tại doanh nghiệp
1.5.2.1. Chứng từ sử dụng:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay vốn
- Phiếu thu, báo có; phiếu chi, báo nợ
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Phiếu kế toán ( chứng từ tự lập)
1.5.2.2. Tài khoản sử dụng
11
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
- TK 311: “ Vay ngắn hạn”
- TK 341: “ Vay dài hạn”
- TK 635: “ Chi phí tài chính”
- TK 241: “ Xây dựng cơ bản dở dang”
- TK 627: “ Chi phí sản xuất chung
1.5.2.3. Trình tự hạch toán
Trình tự hạch toán các nghiệp vụ vay ngắn hạn, vay dài hạn bằng tiền Việt
Nam và ngoại tệ, chi phí đi vay được thể hiện qua các sơ đồ sau:.
Sơ đồ 1: Kế toán vay ngắn hạn và dài hạn bằng tiền Việt Nam
8
111,112 311, 341 111, 112
Vay về nhập quỹ
Trả nợ vay ngân hàng
152,153,156,241
511,512 Vay để mua hàng hoá
Trả nợ tiền khách hàng Vay cho đầu tư xây dựng
121,128,221,222,223,228
131,138 Vay để đầu tư tài chính
Trả nợ bằng các khoản phải thu 331,338,315
vay để trả nợ, mua TSCĐ

211, 213
Mua TSCĐ
8: Tác giả tự lập
Sơ đồ 2: Kế toán vay ngắn hạn và dài hạn bằng ngoại tệ
9
12
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
311,341 111,112
111,112
TGXQ TGGS Vay về nhập quỹ
TGTT
515

152,153,156,241
131,138
635 Vay để mua hàng hoá
TGGS

TK….
511

TGTT
Sơ đồ 3: Kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ vay ngắn hạn và dài hạn cuối kì
10
413 311,341
TGCK < TGGS
TGCK >TGGS
515 635

Kết chuyển Kết chuyển

9, 10 : Tác giả tự lập
Sơ đồ 4: Kế toán chi phí đi vay được vốn hoá
11
13
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
241,627
111,112
(1a) Trả lãi hàng kỳ , chi phí lãi vay

111,112
(1b)
Thu nhập
142,242
Trả lãi trước phân bổ lãi
Trả lãi sau 335 Hàng kỳ
Lãi vay quá hạn 811
Sơ đồ 5: Kế toán chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến tài sản dở dang
khi ngừng vốn hoá.
12
111, 112 635
Trả lãi hàng kỳ
142, 242
Trả lãi trước phân bổ
335
Trả lãi sau Phân bổ hàng kỳ
11, 12 : Tác giả tự lập
14
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
Sơ đồ 6: Kế toán chi phí trong quá trình làm thủ tục vay và thu nhập từ đầu tư tạm thời
của khoản vay dùng cho mục đích chung

13
515 111,112
635,627, 241

Đầu tư tạm thời Chi phí trong quá trình làm thủ tục vay
Trả ngay
142, 242
Trả trước phân bổ
1.5.2.4. Sổ kế toán
Có 5 hình thức ghi sổ trong kế toán đối với các tiền khoản vay, tuỳ theo mỗi
doanh nghiệp lựa chọn hình thức ghi sổ nào. Sau đây tôi xin được trình bày trình tự
ghi sổ của từng hình thức trong kế toán các khoản tiền vay qua các sơ đồ
13: Tác giả tự lập
15
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Tuyết Lan
Sơ đồ 7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi cuối tháng
Ghi hàng ngày
Đối chiếu
16
Chứng từ bao gồm:
- Hợp đồng tín dụng
- Phiếu chi, phiếu thu,
- Giấy báo nợ giấy báo có
Sổ kế toán
SỔ NHẬT KÍ CHUNG
Nhật kí thu tiền
Nhật kí chi tiền
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết các khoản vay, sổ

chi tiết chi phí
Bảng tổng hợp
SỔ CÁI CÁC TK
311, 341, 635, 241,
111, 112
Bảng cân đối SPS
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

×